1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 8 bài 52: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện

3 118 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 25,47 KB

Nội dung

- HS trình bày được quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ, điều kiện cần khi thành lập phản xạ có điều kiện.. - HS trình bày được ý nghĩa của phản xạ có điều ki

Trang 1

Bài 52:

PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN

XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

I Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt:

1 Kiến thức:

- HS phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

- HS trình bày được quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ, điều kiện cần khi thành lập phản xạ có điều kiện

- HS trình bày được ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống

2 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

3 Thái độ:

- Có ý thức học tập bộ môn

II Đồ dùng dạy học :

- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H52.1, H52.2, H52.3, bảng phụ

- HS: Đồ dùng học tập

III Tiến trình dạy học :

1 Kiểm tra:

8b: ………

8c: ………

*Bài cũ:

- Trình bày cấu tạo của tai?

- Trình bày chức năng thu nhận sóng âm của tai?

2 Bài mới:

Trang 2

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu phản xạ có

điều kiện và phản xạ không có điều kiện

- GV yêu cầu HS làm bài tập mục sau

đó chữa bài trên bảng

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Phản xạ không điều kiện là gì?

+ Phản xạ có điều kiện là gì?

HS thảo luận sau đó trình bày, nhận

xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành

phản xạ có điều kiện

+ VĐ 1: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ

có điều kiện

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm

của Paplốp và yêu cầu HS trình bày thí

nghiệm

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Để thành lập phản xạ có điều kiện

cần những điều kiện nào?

+ Thực chất của việc thành lập phản xạ

có điều kiện?

HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên

bảng trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

+ VĐ 2: Tìm hiểu sự ức chế phản xạ có

điều kiện

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo

I Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản

xạ không có điều kiện:

- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh

ra đã có, không cần phải học tập rèn luyện

- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, phải học tập và rèn luyện mới có

II Sự hình thành phản xạ có điều kiện.

1 Hình thành phản xạ có điều kiện

- Điều kiện để thành lập phản xạ cos diều kiện:

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không có điều kiện + Quá trình đó được lặp lại nhiều lần

- Thực chất của việc hình thành phản xạ

có điều kiện là hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau

2 Ức chế phản xạ có điều kiện

- Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ sẽ mất dần

- Ý nghĩa: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi, hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người

Trang 3

+ Nếu chỉ bật đèn và không cho chó ăn

nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

+ ý nghĩa của việc ức chế phản xạ có

điều kiện kiện?

* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khác nhau

và giống nhau giữa phản xạ có điều kiện

và không có điều kiện

- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành

bài tập ở bảng 52.2 trang 168

HS đọc thông tin, thảo luận sau đó

lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

III So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

- Nội dung ghi như phiếu học tập

3 Kiểm tra đánh giá:

- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

- Trình bày điều kiện cần để hình thành một phản xạ có điều kiện? Sự ức chế phản

xạ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người?

4 Hướng dẫn học ở nhà;

- Học bài

- Đọc mục: Em có biết

- Soạn bài mới

Ngày đăng: 22/12/2018, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w