-Dạy học theo dự án (Project based learning) được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học giữ vai trò trung tâm thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án, có ứng dụng CNTT, dưới dự hướng dẫn, hỗ trợ, cộng tác của giáo viên .
Trang 1Chương 1
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.Sự cần thiết hình thành giải pháp 3
2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 5
3.Mục tiêu của giải pháp 6
3.1.Mục tiêu dạy học theo dự án 6
3.2 Mục tiêu giải pháp 7
4.Căn cứ đề xuất giải pháp 7
5 Phương pháp thực hiện 8
6 Đối tượng và phạm vi áp dụng 8
Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1.Quá trình hình thành giải pháp 9
1.1 Mục tiêu dạy học theo dự án 9
1.2 Đặc điểm dạy học dự án 10
2.Nội dung giải pháp 11
2.1 Một số quy trình dạy học dự án 11
2.2 Xây dựng quy trình dạy học dự án trong dạy học tin học 17
2.3 Một số bài dạy theo phương pháp dạy học theo dự án 25
Chương 3 HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 1.Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp 43
2.Hiệu quả đạt được 43
3.Khả năng triển khai, áp dụng các giải pháp 44
Trang 2Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 45 2.Đề xuất, kiến nghị 46
* Tài liệu tham khảo: 47
Trang 3đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mớiphương pháp dạy học Theo quan điểm của CNTT, để đổi mới phương pháp dạy
học, người ta tìm những “ phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”
-Như chúng ta thấy, giáo dục truyền thống vẫn là một phương pháp đangđược dạy và học trong thời đại ngày nay Việc học tập của học sinh không thể làthụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên mà phải là sự tham gia tích cực vàohoạt động học tập để tạo một tâm thế có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất
và xã hội sau này Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ta thấy rằng giáo dục hiện đạiđang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội Việc làm sao để cóthể cải tạo phương pháp truyền thống trở thành một phương pháp mới hiệu quả
có tác dụng tốt trong quá trình dạy học đã và đang được rất nhiều nhà giáo dụcquan tâm Để làm được điều này chúng ta cần phải đổi mới toàn diện các nhiệm
vụ dạy học: nội dung, phương tiện, phương pháp…
-Hoà vào nhu cầu chung của sự phát tiến bộ xã hội, đáp ứng yêu cầu củamột con người mới, Tin học học cũng có những đổi mới trong dạy học về cácmặt:
+ Xác định mục tiêu bài học;
+Tổ chức hoạt động học tập;
+Sử dụng thiết bị dạy học;
+Đánh giá kết quả học tập của HS;
+ Soạn giáo án (lập kế hoạch bài học)
Trang 4-Để làm được điều này, chúng ta cũng vạch ra những định hướng để đổimới PPDH Tin học Nên nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì
sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được Ông bà ta xưa có câu
"Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm Như vậy,trong sự đổi mới phương pháp dạy học tin học phải hướng tới việc tạo điều kiệncho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực tế và cao hơnnữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống Do đó đểphát huy vai trò của HS, có những định hướng đổi mới như sau:
+ Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh
+Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên sang phương
pháp nặng về tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩnăng
+Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp
tác
+ Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học
+ Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức + Đổi mới cách soạn giáo án, tăng cường sử dụng giáo án điện tử và các ứngdụng công nghệ thông tin
-Một phương pháp có thể làm được điều đó, có thể nói đến là dạy học theo
dự án Đây là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, chính vì vậy nó sẽ làmcho học sinh tham gia tích cực vào bài học, làm thay đổi vai trò của giáo viên vàhọc sinh Giáo viên giờ đây chỉ là người hướng dẫn giúp cho học sinh tự tìm ratri thức cho mình Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu phương pháp dạy họcnày Đặc biệt, vận dụng nó thế nào vào dạy học các kiến thức tin học trong
chương trình THCS đó chính là nội dung của đề tài: “DẠY HỌC THEO DỰ
ÁN TRONG MÔN TIN HỌC 9 ”
2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Trang 5+ Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinhlàm trung tâm, học sinh tiếp thu những kiến thức thông qua tình huống thực tế
mà cái chính là người thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
+Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinhlàm trung tâm, hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng thông quaviệc đóng một hay nhiều vai trò để giải quyết vấn đề (gọi là dự án) mô phỏngnhững hoạt động có thật của xã hội chúng ta Những hoạt động này giúp họcsinh thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn
+ Dạy học theo dự án là dạy học có sử dụng các phương pháp tích cực vàứng dụng CNTT vào bài giảng, có tính chủ động Dạy học theo dự án là giáoviên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và trình bày lại bằng sản phẩm! Dạy học
dự án là một phương pháp dạy học khá mới ở Việt Nam Là một phương phápdạy học hiện đại và cách dạy học này sẽ phát huy rất nhiều điểm mạnh của họcsinh, hình thành cho học sinh những kỹ năng mà chúng ta hay gọi là kỹ năng củathế kỷ 21 hay kỹ năng mềm
+ Là một kiểu dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm Quá trìnhgiảng dạy luôn định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắnliền với thực tế Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải quyết cácvấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, khả năng giảiquyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế
+Đây là phương pháp dạy học kết hợp có hiệu quả việc sử dụng máy tính vớicác chương trình dạy học hiện có, giúp các giáo viên phát huy khả năng sáng tạocủa mình và phát triển trí tưởng tượng của học sinh ra ngoài phạm vi học đường,học tập kết hợp với thực hành
Ta có thể hiểu dạy học theo dự án như sau:
-Dạy học theo dự án (Project based learning) được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học giữ vai trò trung tâm thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành,
có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, Làm việc nhóm là hình
Trang 6thức cơ bản của dạy học dự án, có ứng dụng CNTT, dưới dự hướng dẫn, hỗ trợ, cộng tác của giáo viên
3.Mục tiêu của giải pháp
3.1 Mục tiêu dạy học theo dự án
*Về kiến thức
-Hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết nội dung bài học với thực tế -Về kĩ năng
- Phát triển cho học sinh kĩ năng:
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề + Tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá…) từ các nguồn
thông tin, tư liệu thu thập được
- Rèn luyện nhiều kĩ năng:
+ Tổ chức kiến thức + Kĩ năng sống + Kĩ năng làm việc nhóm + Kĩ năng giao tiếp
- Cho phép HS làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế
- Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm
-Về thái độ
- Giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn
- Nhận thấy những giá trị của hoạt đông nhóm, chấp nhận những quanđiểm khác nhau, phát triển tư duy phê phán, không ngừng nỗ lực học tập
3.2 Mục tiêu giải pháp
-Nâng cao chất lượng dạy - học và tạo hứng thú của học sinh trong quátrình dạy học
-Xây dựng quy trình dạy học theo dự án
-Xây dựng một số dự án mẫu để làm tư liệu giảng dạy
4.Căn cứ đề xuất giải pháp
Trang 7-Hoà vào nhu cầu chung của sự phát tiến bộ xã hội, đáp ứng yêu cầu củamột con người mới, Tin học học cũng có những đổi mới trong dạy học về cácmặt:
+ Xác định mục tiêu bài học;
+Tổ chức hoạt động học tập;
+Sử dụng thiết bị dạy học;
+Đánh giá kết quả học tập của HS;
+ Soạn giáo án (lập kế hoạch bài học)
-Để làm được điều này, chúng ta cũng vạch ra những định hướng để đổimới PPDH Tin học Nên nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì
sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được Ông bà ta xưa có câu
"Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm Như vậy,trong sự đổi mới phương pháp dạy học tin học phải hướng tới việc tạo điều kiệncho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực tế và cao hơnnữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống Do đó đểphát huy vai trò của HS, có những định hướng đổi mới như sau:
+ Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh
+Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên sang phương
pháp nặng về tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩnăng
+Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp
tác
+ Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học
+ Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến kiếnthức
5.Phương pháp thực hiện
-Tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn, trao đổi với các giáo viên tin học
để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong thực tế
Trang 8-Tham khảo các dự án của đồng nghiệp, diễn đàn để đưa ra quy trình xâydựng dự án cụ thể phù hợp với thực tiễn.
-Xây dựng một số dự án tham khảo
-Tham khảo thêm các bài viết về dạy học theo dự án để tích lũy thêm kinhnghiệm
-Thực nghiệm trong dạy học trên các lớp dạy và so sánh kết quả đạt đượcvới lớp đối chứng
1.6.Đối tượng và phạm vi áp dụng
-Đối tượng áp dụng là các tiết dạy tin học lớp 9 cho học sinh các lớp cấptrung học cơ sở của trường trung học cơ sở Hùng Vương
Trang 9Chương 2QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1.Quá trình hình thành giải pháp
-Như chúng ta thấy, hai từ “Dự án” thường được sử dụng phổ biến trongnhững lĩnh vực kinh tế - chính trị: trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoahọc cũng như trong quản lý xã hội Qua thời gian, khái niệm “dự án” đã dần dần
đi vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triểngiáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học.Khái niệm “Dự án” được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc - xây dựng ở Ý
từ cuối thế kỷ XVI Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngànhkiến trúc Đến cuối thế kỉ XVIII chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và đượccoi là một bộ phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới Sự lantruyền từ châu Âu sang châu Mĩ và từ ngành kiến trúc đến ngành cơ khí có ảnhhưởng quan trọng đến việc sử dụng và trang bị cơ sở lí luận cho các phươngpháp dạy học theo dự án
-Có thể nói, bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX, cácnhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phương pháp dự án (The ProjectMethod) và coi đó là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểmdạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy họctruyền thống Ban đầu, phương pháp dự án được áp dụng chủ yếu đến môn họcthực hành mang tính chất kĩ thuật Sau đó, được vận dụng vào các môn xã hộirồi tất cả các môn Hiện nay, được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông
và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển
1.1 Mục tiêu dạy học theo dự án
- Về kiến thức
-Hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết nội dung bài học với thực tế
- Về kĩ năng
- Phát triển cho học sinh kĩ năng:
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề
Trang 10+ Tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá…) từ các nguồnthông tin, tư liệu thu thập được
- Rèn luyện nhiều kĩ năng:
+ Tổ chức kiến thức + Kĩ năng sống + Kĩ năng làm việc nhóm + Kĩ năng giao tiếp
- Cho phép HS làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức vàcho ra những kết quả thực tế
- Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sảnphẩm
-Về thái độ
+Giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn
+Nhận thấy những giá trị của hoạt đông nhóm, chấp nhận những quanđiểm khác nhau, phát triển tư duy phê phán, không ngừng nỗ lực học tập
1.2 Đặc điểm dạy học dự án
-Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra.Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phươngpháp dạy học này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của dạy học theo dự án: địnhhướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm Có thể cụ thể hoá cácđặc điểm của DHDA như sau:
+ Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huốngcủa thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm
vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng củangười học
+Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc họctập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lýtưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực
Trang 11+ Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nộidung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú củangười học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án
+ Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnhvực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
+ Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợpgiữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn,thực hành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũngnhư rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học
+ Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA, người học cần tham giatích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi
và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học Giáo viên chủ yếuđóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợpvới kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ Cộng táclàm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sựcộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa cácthành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội kháctham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo
ra Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, màtrong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất củahoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố,giới thiệu
2.Nội dung giải pháp
2.1 Một số quy trình dạy học dự án
-Hiện nay, có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về PP DHTDA Mỗitác giả lại thuộc những lĩnh vực khác nhau, do đó khi nghiên cứu về PPDHTDA, họ nghiên cứu nhìn nhận nó dưới góc độ các lĩnh vực khoa học khácnhau với mục đích phục vụ cho chuyên ngành mà họ đang đảm nhận chính Vì
Trang 12thế, từ trước đến nay chưa có một tác giả nào đưa ra một qui trình chung để vậndụng PP DHTDA cho tất cả các môn học Có chăng, chỉ đưa ra qui trình áp dụngvào một môn học cụ thể hay một lĩnh vực hẹp nào đó Dưới đây là một số quitrình dạy học theo dự án của một số tác giả
Savoie và Hunghes miêu tả quá trình dạy học theo dự án gồm các bước như sau:
1 Xác định một vấn đề phù hợp với học sinh
2 Liên kết vấn đề với thế giới của các em học sinh
3 Tổ chức chủ đề xung quanh vấn đề /dự án chứ không phải môn học
4 Tạo cho học sinh cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học đểgiải quyết vấn đề
5 Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra nhóm học tập
6 Yêu cầu tất cả học sinh trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự
án hoặc một chương trình
- Qua cách miêu tả của Savoie và Hunghes thì trong qui trình trên, cho thấy
cái nhìn khái quát về một dự án cần tổ chức cho học sinh thực hiện Cụ thể, thìtheo tác giả thì một dự án có thể đem lại hiệu quả khi dự án đó phù hợp vớingười học, có liên hệ với thực tiễn cuộc sống và đặc biệt dự án không chỉ góigọn trong một bài học, môn học mà có thể mở rộng sang nhiều môn học, mangtính liên ngành Ngoài ra, qui trình trên cho thấy sự chuẩn bị là hết sức quantrọng khi tổ chức dạy học theo phương pháp này Trong quá trình chuẩn bị,người học cần được trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch, xác định phươngpháp làm việc Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta luôn khuyến khích sựcộng tác làm việc theo nhóm của học sinh Tuy nhiên, qui trình trên chưa chỉ rõđược tiến trình thực hiện một dự án cụ thể
- Theo tác giả Nguyễn Đức Chỉnh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) đưa ra quy trình như sau:
+Chọn dự án: Trước hết giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu sự cầnthiết cũng như mục tiêu của dự án trước khi lựa chọn một chủ đề cụ thể Sau đótừng học sinh hay cả nhóm có thể lựa chọn dự án
Trang 13+ Lập kế hoạch dự án: Để đạt được mục đích của dự án, học sinh phải lập
kế hoạch Trong kế hoạch này, học sinh cần phải xem xét dự án của mình cóphù hợp với khóa học, kết quả thu được từ dự án có khích lệ họ trong học tậphay không Bên cạnh đó, phương pháp tiến hành, tài liệu tham khảo hay cácphương tiện để hoàn thành cũng cần phải được cân nhắc kỹ
+ Thực hiện dự án: Học sinh ở các cấp học cao có thể thực hiện các hoạtđộng của dự án mà không cần nhiều sự hướng dẫn hay giám sát của giáo viên.Ngược lại học sinh ở các cấp dưới lại cần có sự hướng dẫn cụ thể Trong quátrình thực hiện dự án, học sinh có thể tổ chức các buổi thảo luận để tìm kiếm cácgiải pháp
+ Đánh giá dự án: Khi dự án đến giai đoạn kết thúc, giáo viên và học sinhcùng nhau đánh giá những gì đã đạt đượcvà rút kinh nghiệm để lần sau làm tốthơn
-Đối với quy trình này, ta nhận thấy vai trò của HS được nhấn mạnh Tuynhiên trong chọn dự án thì tác giả đề cập đến mục tiêu dự án trước rồi sau đóchọn dự án thực hiện ta thấy nếu những dự án mà HS lựa chọn không hứng thúthì HS không thể tham gia tích cực được, nên đưa ra vấn đề hấp dẫn liên quanđến nội dung bài học đáp ứng mục tiêu bài học GV đã đưa ra Phần đánh giá dự
án, tác giả chưa nêu lên những tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá Tuy nhiên đây
là một quy trình rõ ràng, cho thấy vai trò trung tâm của học sinh trong việc tựtìm tri thức dưới dự hướng dẫn của GV Vì vậy, đây có thể xem là một quy trìnhtham khảo để ta có thể xây dựng quy trình ở phần sau
Theo Tác giả Vũ Thị Kim Oanh lên kế hoạch thực hiện dạy học theo dự án thành các giai đoạn như sau:
+ Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đềxuất, xác định đề tài và mục đích của dự án Cần tạo ra một tình huống xuấtphát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú
ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Cần chú ý đếnhứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài GV có thể giới thiệumột số hướng đề tài để học viên lựa chọn và cụ thể hoá Trong trường hợp thích
Trang 14hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS Giai đoạn nàyđược K.Frey mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận sángkiến
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫncủa GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án Trongviệc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dựkiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trongnhóm
+ Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã
đề ra cho nhóm và cá nhân Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trítuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác độngqua lại lẫn nhau Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thửnghiệm qua thực tiễn Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mớiđược tạo ra
+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm : kết quả thực hiện dự án có thểđược viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn… Trong nhiều dự án các sảnphẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩm của dự án cũng
có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch,việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội Sản phẩm của dự án
có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhàtrường, hay ngoài xã hội
+ Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũngnhư kinh nghiệm đạt được Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiệncác dự án tiếp theo Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài.Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc
dự án Ở đây tác giả cũng nêu khá rõ và đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạyhọc theo phương pháp dự án
-Trong qui trình trên, tác giả vẫn chưa làm rõ được những nội dung cầnthực hiện trong bước lập kế hoạch thực hiện dự án Thành công của một dự ánkhông phải là việc ta đưa ra một quy trình chung mà phải có sự chi tiết trong
Trang 15từng giai đoạn và được chuẩn bị chu đáo Tuy nhiên, đây là qui trình có giá trịgiúp làm tài liệu tham khảo quan trọng để em đưa ra qui trình vận dụng phươngpháp dạy học theo dự án trong dạy học vật lí cho học sinh trung học phổ thông
-Theo Tác giả Trần Thị Thanh Thủy đưa ra qui trình của PP DHTDA
có ứng dụng CNTT trong dạy học như sau:
Bước 1: Tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra chung quanh cuộc sống của học
sinh Các vấn đề này phải có tác động rất rõ nét đối với cuộc sống thường nhậtcủa các em Những vấn đề này có thể không giống nhau đối với mọi đối tượnghọc sinh
Bước 2: Tìm kiếm những vấn đề lớn mà thế giới đã và đang phải đối mặt Bước 3: Tìm trong chương trình GV đang dạy có những bài (phần) nào có
nội dung liên quan đến các vấn đề ở trên Điều này rất quan trọng vì việc GVxác định được các nội dung đó sẽ giúp họ lựa chọn được các nội dung phù hợp
để tiến hành dạy bằng PP DHTDA có đạt hiệu quả hay không
Bước 4: Lựa chọn một bài, nhiều bài hoặc một phần mà GV thấy có khả
năng sử dụng được PP DHTDA
Bước 5: Xác định mức độ tư duy của người học, các GV cần phải xác
định được mức độ nhận thức của người học để từ đó xác định được dự án phùhợp với trình độ các em
Bước 6: Xác định mục tiêu của dự án.
Bước 7: Xác định dự án GV cần lưu ý khi thực hiện bước này bởi vì nội
dung của dự án sẽ chi phối sản phẩm dự án từ đó chi phối các hoạt động của HSnhằm thực hiện các dự án đó Chính vì cậy, dự án phải có nội dung bao trùm lêntoàn bộ bài hoặc phần mà GV lựa chọn, đồng thời cũng phải phù hợp với trình
độ nhận thức và tư duy của người học, tránh để diễn ra tình trạng dự án quá khóhoặc quá dễ đối với các em
Bước 8: Xác định sản phẩm của dự án – đó là một (hay nhiều) sản phẩm
cụ thể mà người học phải hoàn thành khi thực hiện dự án, đồng thời khi hoànthành được sản phẩm thì người học sẽ đạt được các mục tiêu mà GV đề ra
Trang 16Bước 9: GV tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy của bản thân và
cho quá trình học của người học
Bước 10: GV lập các phiếu đánh giá bài tập của người học, GV sẽ phát
cho các em các phiếu đánh giá này trước khi tiến hành thực hiện dự án
Bước 11: GV phân nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 em ở các trình độ khác
nhau
Bước 12: GV lập kế hoạch sử dụng máy tính, truy cập mạng internet, Kế
hoạch này phải được GV sắp xếp một cách cẩn thận và tùy thuộc vào điều kiện
cơ sở vật chất của từng trường, của từng địa phương mà GV có kế hoạch cụ thể
Bước 13: GV tổ chức một buổi để nêu ý tưởng dự án, giao nhiệm vụ cho
các nhóm, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, lịch hoạt động của phòng máytính, thời hạn hoàn thành các sản phẩm dự án, Trong suốt quá trình người họclàm việc, GV cần thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cho các em và giúp đỡ khicần thiết
Bước 14: Tổ chức một buổi tổng kết để các em báo cáo sản phẩm của mỗi
2.2 Xây dựng quy trình dạy học dự án trong dạy học tin học
* Những khó khăn khi áp dụng DHDA vào dạy học Tin học
-Có thể nói dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học mới tuy đãđược áp dụng ở một số môn học nhưng chưa phổ biến Chính vì thế, khi áp dụngvào dạy học môn Tin học sẽ gặp phải không ít khó khăn:
- Phương pháp này, đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy “cổ điển” của cả GV
và HS, bởi lẽ dạy học truyền thống đã in sâu trong cách dạy và học của thầy vàtrò, chính điều này là một trở ngại cho phương pháp học và dạy mới Do đó,phương pháp này đòi hỏi GV phải lập kế hoạch và nội dung dự án khá công phu,phải thực sự tâm huyết với nghề Đối với HS cần thay đổi nhận thức đây là một
Trang 17phương pháp học mới đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sángtạo và khả năng hợp tác làm việc trong nhóm
- Việc chuẩn bị và tiến hành dạy và học theo dự án đòi hỏi thời gian nhiềuhơn so với thời gian chuẩn bị dạy theo kiểu truyền thống _với sự chuẩn bị chuđáo của GV- vai trò trung tâm thì việc dạy học không có gì là nặng nề, trong khi
đó với thời lượng 2 đến 3 tiết một tuần thì quả là không dễ dàng cho cách dạynày
-Hiện nay, không phải trường nào cũng có đầy đủ kinh phí và cơ sở vậtchất phục vụ dạy và học, ở một số trường nông thôn còn nghèo nàn, lạc hậu rấtnhiều Vì vậy, để triển khai vận dụng phương pháp dạy học dự án có hiệu quảđòi hỏi nhà trường phải có đủ các trang thiết bị cần thiết: dụng cụ thí nghiệmtương ứng với từng bài liên quan trực tiếp thực tiễn, mô hình, vật liệu,… Mặtkhác, đây là một phương pháp dạy học mới, nên cả thầy và trò không tránh khỏi
bỡ ngỡ và lúng túng do đó GV phải tìm hiểu kĩ phương pháp này để xây dựng
mô hình và những ví dụ thích hợp để áp dụng trong dạy học theo dự án sẽ gặpkhông ít khó khăn
- Với phương pháp lấy HS làm trung tâm thì HS cần được rèn luyện mộtphương pháp học mới: quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự sáng tạo, tinh thầntrách nhiệm và khả năng cộng tác giữa các thành viên trong nhóm Sự cộng tácnày thể hiện ở kết quả là sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất của cả nhóm
-Qua phân tích những khó khăn mang tính khách quan và chủ quan trên,
ta nhận thấy rằng chỉ có lòng quyết tâm và nhiệt huyết cao của đội ngũ GV phụtrách bộ môn cộng với sự quan tâm và tạo điều kiện của nhà trường cùng vớitoàn ngành thì PP DHTDA mới mang tính khả thi, phát triển có hiệu quả
* Xây dựng quy trình dạy học dự án trong dạy học tin học
-Nghiên cứu một số quy trình dạy học PP DHTDA, nghiên cứu nhữngthuận lợi và khó khăn khi áp dụng vào dạy học tin học, tôi đưa ra quy trình dạyhọc theo dự án trong tin học như sau:
Giai đoạn 1: Quyết định vấn đề, hình thành dự án
Giai đoạn 2: Lập dự án
Trang 18Giai đoạn 3: Lập kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 4: Thực hiện dự án
Giai đoạn 5: Trình bày sản phẩm
Giai đoạn 6: Tổng kết, đánh giá
Giai đoạn 1: Quyết định vấn đề, hình thành dự án
-Đây là giai đoạn rất quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn Thông thường
GV và HS cùng nhau suy nghĩ đề xuất vấn đề, xác định đề tài song thực tế GVphải có sự định hướng trước HS GV có thể gợi ý một số vấn đề liên quan đếnthực tiễn mang tính chất kích thích trí tò mò của HS, sau đó GV và HS cùngnhau thảo luận vấn đề, đôi khi trong quá trình đó, HS có thể bật ra những ýtưởng táo bạo nhưng hấp dẫn liên quan đến nội dung bài học Để làm được điềunày GV:
- Phải thực sự nắm vững kiến thức và liên hệ thực tế tốt có khả năng xâuchuổi sự kiện gắn kết với mục tiêu mà GV muốn hướng đến
- Dựa vào chương trình học của môn, cụ thể là nội dung của bài học màmình dự định làm dự án, GV xác định các chuẩn kiến thức, xác định mục tiêubài học: kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt
- Suy nghĩ, tìm ý tưởng về dự án của mình phải mang tính thực tiễn liên quanđến cuộc sống và thể hiện nội dung bài học
-Một dự án tốt có khả năng mang lại hiệu quả là một dự án nghiên cứu sâu
về các chủ đề thực tế và các vấn đề mà người học thực sự muốn tìm hiểu, thểhiện được vai trò trung tâm của HS nhằm giúp các em hiểu được nội dung bàihọc và liên hệ những điều các em quan tâm
Trong thực tiễn dự án, có một số loại dự án thường được tổ chức như sau:
+Học thông qua việc phục vụ cộng đồng: đây là những dự án thường gắn
liền với cộng đồng địa phương và HS có thể áp dụng bài học trong lớp học vàotình hình thực tế Ví dụ, tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước ở địa phương, hay xâydựng kế hoạch mọi người mọi nhà dùng nguồn nước sách thông qua hệ thốnglọc nước đơn giản
Trang 19+Mô phỏng – đóng vai: đây là những dự án giúp HS hóa thân vào vai một
người khác, sống trong một tình huống mô phỏng lại tái tạo lại thời gian vàkhông gian nhất định Mô phỏng và đóng vai là cách rất hữu hiệu để phản ánhlịch sử, mang lại nhiều hiệu quả hay tạo được sự thấu cảm tốt Ví dụ, để nângcao ý thức an toàn giao thông tránh phóng nhanh vượt ẩu, GV cho HS hóa thânvào một vở kịch tái hiện hậu quả của một HS đua xe
+Xây dựng và thiết kế: đây là những dự án dựa trên nhu cầu thực tế hay
có thể được tạo nên bởi chuỗi sự kiện đáng tin cậy Các dự án này đòi hỏi HSphải xây dựng được mô hình thực sự hay lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho cácvấn đề thực tế Ví dụ như chế tạo tên lửa nước, tuy nó mang tính chất trình diễnsong nó cũng giúp HS phát triển nhiều kĩ năng, xây dựng mô hình thực tế
+Giải quyết vấn đề: đây là những dự án yêu cầu HS đề xuất giải pháp cho
các vấn đề thực tế Thông thường là những vấn đề nóng bỏng trong xã hội gâynhiều tranh cãi Ví dụ hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất…
+Hợp tác trực tuyến: Những dự án này là các nhiệm vụ giáo dục thực
hiện trực tuyến Các dự án cung cấp kinh nghiệm học tập thực tế khi hợp táctrực tuyến với các lớp khác, các chuyên gia hay cả cộng đồng
+Tra cứu web: Đây là các hoạt động yêu cầu định hướng trong đó một số hay
tất cả các thông tin mà người học sử dụng lấy từ nguồn Internet Các dự án nàyđược thiết kế nhắm đến việc lĩnh hội và tích hợp kiến thức
Giai đoạn 2:Lập dự án
- Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của GV và HS (chủ yếu là của GV) trướckhi HS bắt tay vào thực hiện dự án Bước này có vai trò lớn trong việc quyếtđịnh đến sự thành công của toàn bộ dự án
Về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dự án
- Đưa ra mục tiêu của dự án dựa vào chuẩn kiến thức và mục tiêu bài học
- Từ mục tiêu của dự án lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng chovào dự án
Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng để thu hút học sinh
Trang 20-Có thể nói, để phát triển tư duy cho HS bên cạnh việc hiểu nội dung bài học,thì với bô câu hỏi định hướng sẽ làm được điều này Trong một dự án không thểthiếu bộ câu hỏi này, nó làm cho HS hứng thú hơn và HS sẽ tìm thấy mối liên hệgiữa các kiến thức mà các em đã học
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câuhỏi nội dung
- Câu hỏi khái quát:
Câu hỏi Khái quát là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn vànhững khái niệm mang tính bền vững Câu hỏi Khái quát thường mang tính liênmôn và giúp HS thấy được sự liên quan giữa các môn học với nhau
-Ta thấy rằng với câu hỏi khái quát, có nhiều câu trả lời, mang tính thực
tế Như vậy, câu hỏi khái quát chính là cầu nối cầu nối giữa các bài, phạm vimôn học Chính vì vậy, sẽ thu hút HS và từ đó HS sẽ tư duy, liên hệ các kiếnthức với cuộc sống hằng ngày Câu hỏi khái quát có thể dẫn đến những câu hỏiquan trọng khác Vì vậy, những câu hỏi cụ thể hơn thường được sử dụng đểhướng dẫn HS thực hiện một bài học cụ thể nào đó
- Câu hỏi bài học
-Câu hỏi bài học có liên quan trực tiếp đến dự án và hỗ trợ viêc nghiêncứu câu hỏi khái quát Các câu hỏi bài học cũng là các câu hỏi mở giúp HS thểhiện hiểu biết của mình về những khái niệm cốt lõi của một dự án Hay nói cáchkhác, câu hỏi bài học là những câu hỏi thường gắn với nội dung một bài học cụthể
-Có thể nói, loại câu hỏi này hướng các em vào một chủ đề, một bài học
cụ thể Kích thích thảo luận cho phép HS trả lời theo cách tiếp cận sáng tạo, độcđáo, hỗ trợ cho câu hỏi khái quát Câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát khác biệtkhông quá rõ ràng, ngược lại chúng được xem như là một thể thống nhất Cả hailoại câu hỏi này đều có chung mục đích, đó là: định hướng, khuyến khích chohọc sinh học, dẫn đến nhiều câu hỏi hay hơn và hướng dẫn HS khám phá, khaithác những ý tưởng hay, quan trọng
- Câu hỏi nội dung
Trang 21-Câu hỏi nội dung là những câu hỏi cụ thể, mang tính sự kiện với một sốlượng giới hạn các câu trả lời đúng Thường thì câu hỏi nội dung liên quan đếnđịnh nghĩa, sự nhận biết và gợi nhớ thông tin mang tính tổng quát – tương tựnhư loại câu hỏi mà bạn thường thấy trong các bài kiểm tra Câu hỏi nội dung lànhững câu hỏi hỗ trợ quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học
-Có thể nói, loại câu hỏi này giúp cho HS xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”,
và “khi nào” , tìm hiểu vấn đề hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài họcbằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu nội dung bài học Đáp ứng mục tiêu của bàihọc
Do đó nó đặc điểm cơ bản như sau: Có câu trả lời rõ ràng:
+ Đáp ứng tiêu chuẩn về nội dung bài học, mục tiêu bài dạy
+ HS thường xuyên xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào”, tránhtình trạng lạc đề
+ HS phải có kiến thức và kĩ năng, tìm hiểu để cho ra câu trả lời
Giai đoạn 3:Thiết kế dự án
-Sau khi chúng ta đã có ý tưởng đề tài và vạch ra bộ câu hỏi định hướng, thìchúng ta phải bắt tay vào việc thiết kế dự án, để làm đực điều này GV cần phảinghiêm túc trả lời:
- Đề tài dự án có thiết thật với thực tế không? Vai trò của nó như thế nào?
- Lợi ích thực hiện dự án là ai?
- Như chúng ta biết một dự án thì học sinh đóng vai trò là người tự quyết địnhmọi việc của mình thông qua sự hướng dẫn của GV Do đó, GV cần lưu ý đếnnhững vấn đề:
- Chủ thể trong dự án (công việc chính học sinh cần thực hiện chẳng hạn nhưcác bạn hãy đóng vai là tổ chức nào), khách thể trong dự án (thực hiện mục đíchgì)
- Nhiệm vụ mà nhóm phải hoàn thành
- Sản phẩm (kết quả) mà nhóm đạt được
Bước 4: Xây dựng tài liệu tham khảo hỗ trợ hỗ trợ học sinh
Trang 22-GV là người chuẩn bị cho HS những tài kiệu cần thiết để hỗ trợ trong quá trìnhthực hiện dự án:
- Tài liệu kĩ thuật số: CD, DVD, phần mềm
- Tài liệu giấy: Các bài tập mẫu, nội dung bài học, các mẫu phiếu phân côngcông việc trong nhóm, các mẫu phiếu đánh giá từng sản phẩm, …
- Các nguồn tài liệu tham khảo: các trang Web
Những tài liệu này phải đáp ứng xác thực việc giải quyết các nhiệm vụ của dự
án
Bước 5: Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án
- Đối với GV: Trao đổi, thu thập ý kiến của đồng nghiệp, vận động mọi ngườitham dự, chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết,…
- Đối với HS: Chuẩn bị những kĩ năng cơ bản (biết sử dụng Word,PowerPoint ) đáp ứng cho việc thực hiện dự án
Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện
-Trong giai đoạn này, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương,
kế hoạch cho việc thực hiện dự án: công việc cần làm, thời gian dự kiến, vậtliệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm… Vìvậy, giáo viên phải có đề cương chi tiết rõ ràng, điều này rất quan trọng trongviệc thực hiện dự án, có kế hoạch thì thực hiện mới hiệu quả
- Đối với GV:
Khi giao bài tập cụ thể, GV hướng dẫn HS thực hiện:
+ Tùy số lượng HS từ đó quy định số HS trong một nhóm
+ Phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm
+ Gợi ý cho từng nhóm cách làm việc
+ Cung cấp tài liệu tham khảo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong quá trìnhxây dựng kế hoạch
+ Cung cấp tiêu chí đánh giá cho các bài tập cụ thể nhằm giúp HS có đượcđịnh hướng đúng đắn khi xây dựng kế hoạch
+ Phổ biến kế hoạch thực hiện: thời gian thực hiện
Trang 23Ví dụ: tuần 1: phổ biến đề tài; tuần 2: thu thập và xử lý thông tin; tuần 3:hoàn chỉnh nội dung; tuần 4: thuyết trình
- Đối với HS:
+ Chia nhóm
+ Chọn chủ đề
+ Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn trong nhóm (tùy theo năng lựccủa mỗi bạn)
+ Đối với những bạn mới làm quen với dự án: thì hãy xem những dự án mẫu,từng bước tiếp cận với đề tài nhận được
+ Dựa vào tiêu chí đánh giá của GV, HS lên kế hoạch cụ thể: thời gian tiếnhành, trình tự thực hiện, thời gian hoàn thành dự án
Giai đoạn 5:Thực hiện dự án
Đây là giai đoạn các HS thực hiện dự án theo sự phân công và kế hoạchchung Trong quá trình thực hiện dự án, HS phải tìm cách giải quyết các vấn đề
có liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống xã hội mà GV và nhóm đã xácđịnh Cũng từ đó sản phẩm của dự án được hình thành
- Đối với GV:
+ Theo dõi quá trình thực hiện của các em chẳng hạn như tìm kiếm thôngtin, phân tích những thông tin đúng vá không chính xác, vì hiện nay,nguồn thông tin rất đa dạng, chú ý nguồn mà HS lấy
+ Giải quyết những câu hỏi mà HS gặp phải trong quá trình thực
- Đối với HS: Thực hiện theo kế hoạch đề ra Cụ thể:
+ Thu thập thông tin
+ Xử lý thông tin
+ Học nhóm, giải quyết các vấn đề khó khăn
+ Tổng hợp thông tin, đó là việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hìnhthành sản phẩm
Giai đoạn 6:Thu thập kết quả và công bố sản phẩm