Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta thấy, giáo dục truyền thống vẫn là một phương pháp đang được dạy và học trong thời đại ngày nay. Việc học tập của học sinh không thể là thụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên mà phải là sự tham gia tích cực vào hoạt động học tập để tạo một tâm thế có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ta thấy rằng giáo dục hiện đại đang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội. Việc làm sao để có thể cải tạo phương pháp truyền thống trở thành một phương pháp mới hiệu quả có tác dụng tốt trong quá trình dạy học đã và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm. Để làm được điều này chúng ta cần phải đổi mới toàn diện các nhiệm vụ dạy học: nội dung, phương tiện, phương pháp… Một phương pháp có thể làm được điều đó, có thể nói đến là dạy học theo dự án. Đây là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, chính vì vậy nó sẽ làm cho học sinh tham gia tích cực vào bài học, làm thay đổi vai trò của giáo viên và học sinh. Giáo viên giờ đây chỉ là người hướng dẫn giúp cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu phương pháp dạy học này. Đặc biệt, vận dụng nó thế nào vào dạy học các kiến thức vật lý trong chương trình THCS đó chính là nội dung của đề tài: “DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG MÔN VẬT LÝ THCS ” .
Trang 1-Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ta thấy rằng giáo dục hiện đại đang đứngtrước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội Việc làm sao để có thể cải tạophương pháp truyền thống trở thành một phương pháp mới hiệu quả có tác dụngtốt trong quá trình dạy học đã và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm.
Để làm được điều này chúng ta cần phải đổi mới toàn diện các nhiệm vụ dạyhọc: nội dung, phương tiện, phương pháp…
-Một phương pháp có thể làm được điều đó, có thể nói đến là dạy họctheo dự án Đây là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, chính vì vậy nó sẽlàm cho học sinh tham gia tích cực vào bài học, làm thay đổi vai trò của giáoviên và học sinh Giáo viên giờ đây chỉ là người hướng dẫn giúp cho học sinh
tự tìm ra tri thức cho mình Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu phươngpháp dạy học này Đặc biệt, vận dụng nó thế nào vào dạy học các kiến thức vật
lý trong chương trình THCS đó chính là nội dung của đề tài: “DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG MÔN VẬT LÝ THCS ”
Trang 23.2 Phạm vi
- Hoạt động dạy và học vật lý của giáo viên và học sinh ở trường THCSHùng Vương
4 Giả thuyết khoa học
-Nếu vận dụng mô hình dạy học dự án một cách thích hợp vào dạy họctrường THCS thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học vật lý cho học sinh trong nhàtrường Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý thuyết về khái niệm dự án và phương pháp dạy học theo dự
án
- Ứng dụng nó vào trong dạy học vật lý
- Nghiên cứu về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo dự ántrong dạy học vật lý ở trường THCS
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo
dự án vào dạy học vật lý
- Thiết kế phương án dạy học theo phương pháp dạy học dự án
- Thực nghiệm sư phạm đối với phương án đã xây dựng cho phương phápnày
6.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận:
+ Các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu
+ Tìm hiểu về phương pháp dạy học dự án này bằng lý thuyết từ đó rút ranhững phương pháp chung để nghiên cứu
-Thực nghiêm sư phạm: Thực hiện các bài dạy đã thiết kế, so sánh với lớp đốichứng để rút ra những cần thiết, chỉnh lý thiết kế đề xuất hướng áp dụng vàothực tiễn, mở rộng kết quả nghiên cứu
Trang 3Phần II: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
-Khi bàn về phương pháp giáo dục, J.Piaget (1896-1980) một nhà tâm lýhọc người Pháp nổi tiếng đã nói: “Trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự
và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dàitính hoạt động đó” Như vậy, hoạt động là yếu tố không thể thiếu cho sự pháttriển của trẻ trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng
-Thuyết hoạt động cũng đề cập: để cho HS phát triển toàn diện thì phảicho chúng hoạt động Chúng ta nhận thấy rằng để cho HS có thể hoạt động họctập tự lực, sáng tạo thì cần phải tổ chức, định hướng, tạo điều kiện cho HS tựgiải quyết các vấn đề, tự lực suy nghĩ, đề xuất các phương án, và đưa ra kiếnthức mới,…Dạy học theo dự án là phương pháp đáp ứng được điều này Có thểnói, việc ứng dụng phương pháp này đã được thực hiện khá phổ biến trên thếgiới Nhưng ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây, phươngpháp này đã được bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với công ty Intel Việt Namtriển khai thí điểm tại nhiều trường học trên cả nước theo chương trình Dạy họccho tương lai của Intel (Intel Teach to the Future)
-Trong những năm gần đây, các giảng viên ở các trường ĐHSP ThànhPhố Hồ Chí Minh, ĐHSP Hà Nội đã giảng cho sinh viên về mô hình dạy học dự
án và tổ chức thực hiện dạy học dự án cho đối tượng sinh viên, thu hút được sựtham gia tích cực, khơi dậy lòng say mê, hứng thú của người học
-Ở trường phổ thông các cấp, trong những năm gần đây thì GV cũngđược tập huấn và triển khai thí điểm ở một vài trường Tuy nhiên, dạy họctruyền thống vẫn giữ một “ thế mạnh” trong trường phổ thông Bên cạnh đó,cũng có một vài trường áp dụng dạy học theo dự án vào chương trình học củamình
-Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác
đã vận dụng quan điểm của dạy học dự án vào tổ chức dạy học ở một số trườngtại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội…bước đầu đã thu được nhiều thànhcông trong việc đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, tự chủ của người học, lôi
Trang 4nghiên cứu liên quan tới dạy học theo dự án ở Việt Nam như: “Project-BasedLearning (PBL) và việc ứng dụng vào dạy học môn Vật lý ở trường phổ thôngViệt Nam trong tương lai” của tác giả Hồ Thanh Liêm.
-Như vậy, chúng ta hãy tin tưởng rằng, PP DHTDA sẽ tiếp tục phát huymột cách hiệu quả nhất trong tương lai
Trang 5Phần III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
-Xã hội ngày càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao đối với con người
Vì vậy, cùng với tiến bộ của thời đại, con người phải có những khả năng mới:học tập, giải quyết vấn đề, trao đổi, làm việc theo tổ, làm công dân, làm lãnhđạo Phương pháp dạy học truyền thống chưa thể trang bị cho chúng ta nhữngkhả năng này Do đó, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới PPDH Sau đây là một sốnguyên nhân dẫn đến đổi mới PPDH:
+ Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế và đất nước ta có nhiều thay đổi: sựphát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, sự toàn cầu hóa mạnh mẽ…nếubiết tận dụng cơ hội, tiếp cận công nghệ vào những mục đích phát triển củaquốc gia thì chúng ta nhất định thắng lợi Do đó, bên cạnh việc học tập, kế thừathành quả khoa học của nhân loại, chúng ta cần đi trước đón đầu, cần phải đổimới tư duy, đổi mới phương pháp làm việc, học tập
+Nhu cầu học tập của người dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí ngàycàng cao, mô hình xã hội học tập đang hình thành và phát triển Sự phát triểncủa khoa học công nghệ đã mở ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sửdụng phương tiện CNTT vào quá trình dạy học Việc sử dụng những thành quảcủa khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệuquả của việc sử dụng phương pháp dạy học
+ Sự bùng nổ thông tin khiến vòng đời của SGK và giáo trình đã phải rútngắn, nếu không sẽ bị coi là lạc hậu và phản tác dụng Chính vì vậy, ta thấySGK trong những năm gần đây bị thay đổi liên tục Trong bể kiến thức bao la,người học phải tùy chọn cho riêng mình những tri thức cần thiết và hữu ích, vìthế họ rất cần được giúp đỡ Trong học tập, họ cần phương pháp tìm kiếm thôngtin hơn là thông tin; muốn học phương pháp tìm kiếm chân lí hơn là chân lí Và
do vậy, người thầy trong thời đại hiện nay đã có một vị trí mới, cao hơn, khókhăn bội phần, là luôn làm mới mình và ở bên cạnh người học, hiểu theo cả
Trang 6nghĩa đen lẫn nghĩa bóng Giúp người học chiếm lĩnh, giúp người học tự đàotạo
-Có thể nói rằng, việc đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận sạchtrơn PPDH truyền thống và cho nó vào dĩ vảng mà chính là sự kết hợp mangtính kế thừa cho PPDH mới mang lại hiệu quả cao hơn cho người học Đổi mớiphương pháp là một vấn đề tất yếu của thời đại Do đó, định hướng đổi mớiphương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóaVII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chếhóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của BộGiáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999) Luật Giáo dục, điều24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh"
Vậy, dạy học lấy học sinh làm trung tâm là dạy học như thế nào?
-Người học không thụ động nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức màhọc tích cực bằng hành động của chính mình, nghĩa là người học tự tìm ra “cáichưa biết”, “cái cần khám phá”, tự mình tìm ra kiến thức Người học khôngphải được đặt trước những kiến thức có sẵn của SGK hay bài giảng áp đặt củathầy giáo mà là những tình huống cụ thể, thực tế trong cuộc sống Từ việc xuấthiện những mâu thuẫn trong nhận thức, người học có nhu cầu, hứng thú giảiquyết những vấn đề trong các tình huống Tự đặt mình vào tình huống của cuộcsống, người học quan sát, suy nghĩ, tra cứu, thí nghiệm, đặt giả thuyết, phântích, phán đoán, giải quyết vấn đề Tuy nhiên, những kiến thức mà người họckhám phá, tìm hiểu được có thể mắc những sai sót, không hoàn thiện Lúc này,lớp học sẽ là nơi để người học được hoàn thiện về những mảng kiến thức đócho hoàn thiện, chính xác hơn
1.2 Định hướng đổi mới PPDH vật lý trong trường THCS
Trang 7-Hoà vào nhu cầu chung của sự phát tiến bộ xã hội, đáp ứng yêu cầu củamột con người mới, Vật lý học cũng có những đổi mới trong dạy học về cácmặt:
+ Xác định mục tiêu bài học;
+Tổ chức hoạt động học tập;
+Sử dụng thiết bị dạy học;
+Đánh giá kết quả học tập của HS;
+ Soạn giáo án (lập kế hoạch bài học)
-Để làm được điều này, chúng ta cũng vạch ra những định hướng để đổimới PPDH Vật lý, vì bộ môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm Nên nếukhông có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức khôngthể sâu sắc và bền chặt được Ông bà ta xưa có câu "Trăm nghe không bằng mộtthấy, trăm thấy không bằng một làm", do đó để hiểu biết thế giới vật lí chúng taphải quan sát hiện tượng Như vậy, trong sự đổi mới phương pháp dạy học vật líphải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thôngqua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyếtmột số vấn đề vật lí trong thực tế Do đó để phát huy vai trò của HS, có nhữngđịnh hướng đổi mới như sau:
+ Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh
+Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của GV sang phương pháp
nặng về tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng
+Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp
tác
+ Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học
+ Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến
+ Tăng cường làm thí nghiệm vật lí trong dạy học.
+ĐDổi mới cách soạn giáo án, tăng cường sử dụng giáo án điện tử và cácứng dụng CNTT
1.3 Phương pháp dạy học tích cực
Trang 8-Với định hướng vào người học, các nhà nghiên cứu giáo dục - dạy học
đã nghiên cứu và đưa ra nhiều PPDH tích cực Vậy ta hiểu thế nào về PPDHtích cực?
-Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hayhiện đại đều hướng đến mục đích cuối cùng là làm cho HS của mình tiếp thukiến thức Khó có thể nói là phương pháp nào hay hơn mà ta chỉ có thể nói rằngmỗi phương pháp có một ưu điểm riêng, vận dụng nó thế nào chính là vai tròcủa người thầy trong quá trình dạy học
-Phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:
+ Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có
+ Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học +Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động
+Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mốitương tác trong quá trình học
+ Thể hiện được kết quả mong đợi của người học
-Do đó, phương pháp dạy học tích cực được hiểu là một thuật ngữ rútgọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Ở đây, “tích cực” đượcdùng với nghĩa là hoạt động, chủ động (nghĩa tích cực không tiêu cực) Phươngpháp dạy học tích cực hướng phát huy tính vai trò của người học Do đó, GVphải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
1.4 Một số phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học dựa trên vấn đề (Problem based learning): là phương pháp họctập mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh cách học, cách hợp tác với các thành viênkhác trong nhóm để tìm ra giải pháp cho một vấn đề có thực trong cuộc sống vàđồng thời liên quan đến chương trình học Những vấn đề này được sử dụng đểkhơi dậy trí tò mò và khởi xướng nhu cầu học tập, rèn luyện cho học sinh khảnăng tư duy nghiêm túc, kĩ năng phân tích chuyên sâu cũng như các kĩ năng tìmkiếm và sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ
Trang 9- Dạy học theo nhóm (Group-based learning): là phương pháp dạy họchợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ băn khoăn, kinh nghiệm của bảnthân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới làm cho bài học trở thành quá trìnhhọc hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp thu thụ động từ giáo viên Sựthành công của bài học sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự tham gia nhiệt tình của cácthành viên trong nhóm
- Dạy học dự án (Project based learning): được thực hiện trong nhữngđiều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau,
có thể cần sự tham gia của giáo viên nhiều môn học Hình thức nảy phù hợp vớiyêu cầu học sinh huy động kiến thức tổng hợp hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực
để phân tích, tổng kết, đưa ra các kết quả triển khai thực hiện một công việc.Hình thức làm chủ yếu là làm bài theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm
có thể được giới thiệu được như các bài viết, bài thuyết trình…
-Hiện nay, còn có nhiều PPDH tích cực khác nữa: PPDH kiến tạo,phương pháp vấn đáp, phương pháp đóng vai, …nhưng vận dụng hợp lý và phùhợp thế nào quá trình dạy học hướng đến mục tiêu chung của công cuộc giáodục là một vấn đề mà các nhà giáo dục phải biết tiếp thu và chọn lọc cho từngđối tượng và cho từng cấp học,…để phát huy tối đa tiềm lực của những phươngpháp đó
II Dạy học dự án (Project Based Learning)
a.Khái niệm dạy học theo dự án
-Trong từ điển Tiếng Việt (của tác giả Hoàng Phê), dự án là một danh từ,nghĩa là bản dự thảo về một văn kiện về luật pháp hay về một kế hoạch cụ thểnào đó
-Trong tiếng Anh thuật ngữ “dự án” là “project”, có nguồn gốc từ tiếngLatinh là “proicere” có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế
-Trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, khái niệm dự án được sử dụngphổ biến, và được đặc bởi tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án
Trang 10-Woodward (nhà sư phạm Mỹ) đã coi các dự án như “Các bài tập tổng hợp –Những kĩ năng, kĩ thuật học được khi làm việc độc lập được ứng dụng tronghoàn cảnh cụ thể”
-Có thể nói, khái niệm dự án được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong
đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án của các tác giả:
+ Cách học dựa trên dự án (PBL) là một mô hình học tập khác với mô hìnhhọc tập truyền thống với nội dung bài giảng ngắn, tách biệt và lấy giáo viên làmtrung tâm Cách hoạt động học tập dựa trên dự án được thực hiện một cách cẩnthận, mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều giá trị học thuật, lấy học sinh làmtrung tâm và hòa nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại Họctheo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm Cách học nàyphát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh thông qua một nhiệm vụ mở rộng,đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thôngqua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện
+Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiệnmột nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thựchành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả Hình thức làm việcchủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giớithiệu được (Viện nghiên cứu sư phạm)
+ Theo dự án bồi dưỡng giáo viên phổ thông “Dạy học cho tương lai –Teaching For Future” do Intel tổ chức thì: Dạy học theo dự án là một mô hìnhdạy học lấy học sinh làm trung tâm Nó giúp phát triển kiến thức và các kĩ năngliên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìmtòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra sảnphẩm của chính mình Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa
Trang 11trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tưduy bậc cao trong những bối cảnh thực tế Bài học thiết kế theo dự án chứađựng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng họcsinh không phụ thuộc vào cách học của họ Thông thường học sinh sẽ được làmviệc với chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề,hiểu nội dung sâu hơn Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợviệc học Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều các đánh giákhác nhau để giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất lượng (Chương trình giáodục của Intel tại VN)
+ Là một kiểu dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm Quá trìnhgiảng dạy luôn định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắnliền với thực tế Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải quyết cácvấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, khả năng giảiquyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế
Một số quan điểm của các giáo viên, độc giả quan tâm đến vấn đề dạy học dự án:
+ Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinhlàm trung tâm, học sinh tiếp thu những kiến thức thông qua tình huống thực tế
mà cái chính là người thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
+Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của họcsinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng thôngqua việc đóng một hay nhiều vai trò để giải quyết vấn đề (gọi là dự án) môphỏng những hoạt động có thật của xã hội chúng ta Những hoạt động này giúphọc sinh thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn
+ Dạy học theo dự án là dạy học có sử dụng các phương pháp tích cực vàứng dụng CNTT vào bài giảng, có tính chủ động Dạy học theo dự án là giáoviên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và trình bày lại bằng sản phẩm! Dạy học
dự án là một phương pháp dạy học khá mới ở Việt Nam Là một phương phápdạy học hiện đại và cách dạy học này sẽ phát huy rất nhiều điểm mạnh của học
Trang 12sinh, hình thành cho học sinh những kỹ năng mà chúng ta hay gọi là kỹ năngcủa thế kỷ 21 hay kỹ năng mềm
+ Là một kiểu dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm Quá trìnhgiảng dạy luôn định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắnliền với thực tế Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải quyết cácvấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, khả năng giảiquyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế
+Đây là phương pháp dạy học kết hợp có hiệu quả việc sử dụng máy tínhvới các chương trình dạy học hiện có, giúp các giáo viên phát huy khả năngsáng tạo của mình và phát triển trí tưởng tượng của học sinh ra ngoài phạm vihọc đường, học tập kết hợp với thực hành
Ta có thể hiểu dạy học theo dự án như sau:
-Dạy học theo dự án (Project based learning) được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học giữ vai trò trung tâm thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành,
có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án, có ứng dụng CNTT, dưới dự hướng dẫn, hỗ trợ, cộng tác của giáo viên
b.Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học dự án
-Như chúng ta thấy, hai từ “Dự án” thường được sử dụng phổ biến trongnhững lĩnh vực kinh tế - chính trị: trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoahọc cũng như trong quản lý xã hội Qua thời gian, khái niệm “dự án” đã dần dần
đi vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triểngiáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học.Khái niệm “Dự án” được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc - xây dựng ở
Ý từ cuối thế kỷ XVI
-Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngành kiến trúc.Đến cuối thế kỉ XVIII chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và được coi làmột bộ phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới Sự lan truyền
Trang 13từ châu Âu sang châu Mĩ và từ ngành kiến trúc đến ngành cơ khí có ảnh hưởngquan trọng đến việc sử dụng và trang bị cơ sở lí luận cho các phương pháp dạyhọc theo dự án
-Có thể nói, bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX, cácnhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phương pháp dự án (TheProject Method) và coi đó là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiệnquan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểmcủa dạy học truyền thống
-Ban đầu, phương pháp dự án được áp dụng chủ yếu đến môn học thực hành mang tính chất kĩ thuật Sau đó, được vận dụng vào các môn xã hội rồi tất
cả các môn Hiện nay, được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đạihọc trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển
c Bản chất
-Học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyếtmột bài tập tình huống gắn với thực tiễn – dự án Kết thúc dự án sẽ cho ra sảnphẩm
d Mục tiêu dạy học theo dự án
*Về kiến thức
-Hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết nội dung bài học với thực tế
*Về kĩ năng
- Phát triển cho học sinh kĩ năng:
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề + Tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá…) từ các nguồnthông tin, tư liệu thu thập được
- Rèn luyện nhiều kĩ năng:
+ Tổ chức kiến thức + Kĩ năng sống + Kĩ năng làm việc nhóm + Kĩ năng giao tiếp
Trang 14- Cho phép HS làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức vàcho ra những kết quả thực tế
- Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sảnphẩm
* Về thái độ
- Giúp cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn
- Nhận thấy những giá trị của hoạt đông nhóm, chấp nhận những quan điểmkhác nhau, phát triển tư duy phê phán, không ngừng nỗ lực học tập
e Đặc điểm dạy học dự án
-Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra Các nhà
sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phương pháp dạyhọc này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của dạy học theo dự án: định hướng HS,định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm Có thể cụ thể hoá các đặc điểmcủa DHDA như sau:
+ Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huốngcủa thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm
vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng củangười học
+Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc họctập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lýtưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực
+ Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nộidung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thúcủa người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án
+ Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnhvực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
+ Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợpgiữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn,thực hành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũngnhư rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học
Trang 15+ Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA, người học cần tham giatích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi
và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học Giáo viên chủ yếuđóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợpvới kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ Cộng táclàm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sựcộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa cácthành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội kháctham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo
ra Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, màtrong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất củahoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố,giới thiệu
g Phân loại dạy học dự án
-Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án:
* Phân loại theo chuyên môn
- Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học
- Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau
- Dự án ngoài chuyên môn: là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào cácmôn học
* Phân loại theo sự tham gia của người học:
-Dự án cho nhóm học sinh, dự án cá nhân Dự án dành cho nhóm học sinh làhình thức dự án dạy học chủ yếu Trong trường phổ thông còn có dự án toàntrường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học
*Phân loại theo sự tham gia của giáo viên:
-Một giáo viên tham gia dự án hoặc dưới sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên tham gia dự án 30B
Trang 16* Phân loại theo quỹ thời gian:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học
- Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”),nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học
- Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần(hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”)
Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông
* Phân loại theo nhiệm vụ
-Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theocác dạng sau:
+ Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng
+ Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiệntượng, quá trình
+ Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm làviệc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành độngthực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểudiễn, sáng tác
+ Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên -Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau Trong từng lĩnh vựcchuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng
h Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm
-Dựa vào sự so sánh với dạy học truyền thống thì mô hình này cũng thểhiện những ưu điểm Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy họctheo dự án: Giúp HS hình thành và phát các kĩ năng cần thiết trong thời đạingày nay như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việcnhóm…
- Giúp HS chuyển:
+ Từ nghiên cứu lí thuyết sang vận dụng lí thuyết vào hoạt động thựctiễn
Trang 17+ Từ hình thức học tập thụ động sang hình thức học tập chủ động có địnhhướng
+ Từ hình thức thụ đông ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trìnhbày
+ Từ kiến thức đơn thuần về sự kiện, thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõquá trình
+ Từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động tổ chức
- Là hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục theo quan điểm
của UNESCO: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự hoàn
- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp
i Những quan điểm của dạy học theo dự án
-Quan điểm DH là những định hướng tổng thể cho các hoạt động DH,trong đó, có sự kết hợp giữa các nguyên tắc DH làm nền tảng, những cơ sở líthuyết của lí luận DH, những điều kiện DH và tổ chức cũng như các định hướng
về vai trò của GV và HS trong quá trình DH
Ba quan điểm của DHDA là:
- Quan điểm DH hướng vào người học: HS là trung tâm của quá trình dạyhọc HS tự mình tìm ra kiến thức, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tựkiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhận thức
- Quan điểm DH định hướng hành động: Dạy học định hướng hành độngdựa trên lí thuyết hành động nhận thức, lí thuyết hoạt động Cơ sở của lí thuyết
Trang 18là trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, líthuyết và thực tiễn Quan điểm dạy học này cũng dựa trên lí thuyết kiến tạo,thông qua hành động tự lực, HS tự lĩnh hội và kiến tạo tri thức Việc tổ chứcquá trình DH được chi phối bởi những sản phẩm hành động đã được thỏa thuậngiữa GV và HS
- Quan điểm DH tích hợp: Tích hợp (integration) có ý nghĩa là sự hợpnhất, sự hòa nhập, sự kết hợp Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên kết vớinhau và liên hệ mật thiết với nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn Trong lí luậndạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ởnhững mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhauhoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất
-Như vậy, cũng như các PPDH tích cực khác, dạy học dự án thực chất làmột quá trình:
+Biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục HS tự lực nghiên cứu, tự tìm
ra kiến thức bằng hành động của chính mình, tức là cá nhân hóa việc học
+ HS cộng tác với các HS khác trong nhóm, trong lớp làm cho kiến thức
mà cá nhân tự tìm ra mang tính xã hội, khách quan hơn, tức là xã hội hóa việchọc
+ GV là người hướng dẫn, tổ chức quá trình cá nhân hóa việc học và xãhội hóa việc học
f Một số quy trình dạy học dự án
-Hiện nay, có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về PP DHTDA.Mỗi tác giả lại thuộc những lĩnh vực khác nhau, do đó khi nghiên cứu về PPDHTDA, họ nghiên cứu nhìn nhận nó dưới góc độ các lĩnh vực khoa học khácnhau với mục đích phục vụ cho chuyên ngành mà họ đang đảm nhận chính Vìthế, từ trước đến nay chưa có một tác giả nào đưa ra một qui trình chung để vậndụng PP DHTDA cho tất cả các môn học Có chăng, chỉ đưa ra qui trình ápdụng vào một môn học cụ thể hay một lĩnh vực hẹp nào đó Dưới đây là một sốqui trình dạy học theo dự án của một số tác giả
Trang 19Savoie và Hunghes miêu tả quá trình dạy học theo dự án gồm các bước như sau:
1 Xác định một vấn đề phù hợp với học sinh
2 Liên kết vấn đề với thế giới của các em học sinh
3 Tổ chức chủ đề xung quanh vấn đề /dự án chứ không phải môn học
4 Tạo cho học sinh cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học đểgiải quyết vấn đề
5 Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra nhóm học tập
6 Yêu cầu tất cả học sinh trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự
án hoặc một chương trình
- Qua cách miêu tả của Savoie và Hunghes thì trong qui trình trên, cho thấy
cái nhìn khái quát về một dự án cần tổ chức cho học sinh thực hiện Cụ thể, thìtheo tác giả thì một dự án có thể đem lại hiệu quả khi dự án đó phù hợp vớingười học, có liên hệ với thực tiễn cuộc sống và đặc biệt dự án không chỉ góigọn trong một bài học, môn học mà có thể mở rộng sang nhiều môn học, mangtính liên ngành Ngoài ra, qui trình trên cho thấy sự chuẩn bị là hết sức quantrọng khi tổ chức dạy học theo phương pháp này Trong quá trình chuẩn bị,người học cần được trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch, xác định phươngpháp làm việc Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta luôn khuyến khích
sự cộng tác làm việc theo nhóm của học sinh Tuy nhiên, qui trình trên chưa chỉ
rõ được tiến trình thực hiện một dự án cụ thể
- Theo tác giả Nguyễn Đức Chỉnh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) đưa ra quy trình như sau:
1 Chọn dự án: Trước hết giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu sựcần thiết cũng như mục tiêu của dự án trước khi lựa chọn một chủ đề cụ thể.Sau đó từng học sinh hay cả nhóm có thể lựa chọn dự án
2 Lập kế hoạch dự án: Để đạt được mục đích của dự án, học sinh phảilập kế hoạch Trong kế hoạch này, học sinh cần phải xem xét dự án của mình
có phù hợp với khóa học, kết quả thu được từ dự án có khích lệ họ trong học tập
Trang 20hay không Bên cạnh đó, phương pháp tiến hành, tài liệu tham khảo hay cácphương tiện để hoàn thành cũng cần phải được cân nhắc kỹ
3 Thực hiện dự án: Học sinh ở các cấp học cao có thể thực hiện các hoạtđộng của dự án mà không cần nhiều sự hướng dẫn hay giám sát của giáo viên.Ngược lại học sinh ở các cấp dưới lại cần có sự hướng dẫn cụ thể Trong quátrình thực hiện dự án, học sinh có thể tổ chức các buổi thảo luận để tìm kiếmcác giải pháp
4 Đánh giá dự án: Khi dự án đến giai đoạn kết thúc, giáo viên và học sinhcùng nhau đánh giá những gì đã đạt đượcvà rút kinh nghiệm để lần sau làm tốthơn
-Đối với quy trình này, ta nhận thấy vai trò của HS được nhấn mạnh Tuynhiên trong chọn dự án thì tác giả đề cập đến mục tiêu dự án trước rồi sau đóchọn dự án thực hiện ta thấy nếu những dự án mà HS lựa chọn không hứng thúthì HS không thể tham gia tích cực được, nên đưa ra vấn đề hấp dẫn liên quanđến nội dung bài học đáp ứng mục tiêu bài học GV đã đưa ra Phần đánh giá dự
án, tác giả chưa nêu lên những tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá Tuy nhiênđây là một quy trình rõ ràng, cho thấy vai trò trung tâm của học sinh trong việc
tự tìm tri thức dưới dự hướng dẫn của GV Vì vậy, đây có thể xem là một quytrình tham khảo để ta có thể xây dựng quy trình ở phần sau
Theo Tác giả Vũ Thị Kim Oanh lên kế hoạch thực hiện dạy học theo dự án thành các giai đoạn như sau:
1 Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đềxuất, xác định đề tài và mục đích của dự án Cần tạo ra một tình huống xuấtphát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đóchú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Cần chú ýđến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài GV có thể giớithiệu một số hướng đề tài để học viên lựa chọn và cụ thể hoá Trong trường hợpthích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS Giaiđoạn này được K.Frey mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảoluận sáng kiến
Trang 212 Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướngdẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian
dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trongnhóm
3 Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã
đề ra cho nhóm và cá nhân Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trítuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác độngqua lại lẫn nhau Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thửnghiệm qua thực tiễn Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mớiđược tạo ra
4 Thu thập kết quả và công bố sản phẩm : kết quả thực hiện dự án có thểđược viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn… Trong nhiều dự án các sảnphẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩm của dự án cũng
có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch,việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội Sản phẩm của dự án
có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhàtrường, hay ngoài xã hội
5 Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quảcũng như kinh nghiệm đạt được Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thựchiện các dự án tiếp theo Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bênngoài Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kếtthúc dự án Ở đây tác giả cũng nêu khá rõ và đầy đủ các giai đoạn của quá trìnhdạy học theo phương pháp dự án
-Trong qui trình trên, tác giả vẫn chưa làm rõ được những nội dung cầnthực hiện trong bước lập kế hoạch thực hiện dự án Thành công của một dự ánkhông phải là việc ta đưa ra một quy trình chung mà phải có sự chi tiết trongtừng giai đoạn và được chuẩn bị chu đáo Tuy nhiên, đây là qui trình có giá trịgiúp làm tài liệu tham khảo quan trọng để em đưa ra qui trình vận dụng phươngpháp dạy học theo dự án trong dạy học vật lí cho học sinh trung học phổ thông
Trang 22-Theo Tác giả Trần Thị Thanh Thủy đưa ra qui trình của PP DHTDA
có ứng dụng CNTT trong dạy học như sau:
Bước 1: Tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra chung quanh cuộc sống của
học sinh Các vấn đề này phải có tác động rất rõ nét đối với cuộc sống thườngnhật của các em Những vấn đề này có thể không giống nhau đối với mọi đốitượng học sinh
Bước 2: Tìm kiếm những vấn đề lớn mà thế giới đã và đang phải đối mặt Bước 3: Tìm trong chương trình GV đang dạy có những bài (phần) nào
có nội dung liên quan đến các vấn đề ở trên Điều này rất quan trọng vì việc GVxác định được các nội dung đó sẽ giúp họ lựa chọn được các nội dung phù hợp
để tiến hành dạy bằng PP DHTDA có đạt hiệu quả hay không
Bước 4: Lựa chọn một bài, nhiều bài hoặc một phần mà GV thấy có khả
năng sử dụng được PP DHTDA
Bước 5: Xác định mức độ tư duy của người học, các GV cần phải xác
định được mức độ nhận thức của người học để từ đó xác định được dự án phùhợp với trình độ các em
Bước 6: Xác định mục tiêu của dự án.
Bước 7: Xác định dự án GV cần lưu ý khi thực hiện bước này bởi vì nội
dung của dự án sẽ chi phối sản phẩm dự án từ đó chi phối các hoạt động của HSnhằm thực hiện các dự án đó Chính vì cậy, dự án phải có nội dung bao trùm lêntoàn bộ bài hoặc phần mà GV lựa chọn, đồng thời cũng phải phù hợp với trình
độ nhận thức và tư duy của người học, tránh để diễn ra tình trạng dự án quá khóhoặc quá dễ đối với các em
Bước 8: Xác định sản phẩm của dự án – đó là một (hay nhiều) sản phẩm
cụ thể mà người học phải hoàn thành khi thực hiện dự án, đồng thời khi hoànthành được sản phẩm thì người học sẽ đạt được các mục tiêu mà GV đề ra
Bước 9: GV tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy của bản thân
và cho quá trình học của người học
Bước 10: GV lập các phiếu đánh giá bài tập của người học, GV sẽ phát
cho các em các phiếu đánh giá này trước khi tiến hành thực hiện dự án