TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ I. MÔN: SINH HỌC LỚP: 10 Nội dung gồm: Phần 1: Đề cương ôn tập học kỳ 1. Phần 2: Đề thi học kỳ 1 (kèm đáp án)Phần 1:ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – SINH HỌC LỚP 10Câu 1. Trình bày các cấp tổ chức và đặc trưng cơ bản của cơ thể sống? Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể ↓ sinh quyển ← hệ sinh thái ← quần xã ← quần thể – Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được. Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các đặc trưng cơ bản của thế giới sống:– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc– Hệ thống mở và tự điều chỉnh– Thế giới sống liên tục tiến hóaCâu 2: Trình bày về các giới sinh vật Khái niệm: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Hệ thống 5 giới sinh vật: Giới khởi sinh: + Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào + Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng hoặc tự dưỡng + Các nhóm điển hình: gồm các loài vi khuẩn. Giới nguyên sinh :+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. + Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng hoặc dị dưỡng. + Các nhóm điển hình: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. Giới nấm: + Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân thực. + Đặc điểm dinh dưỡng: đơn bào hoặc đa bao + Các nhóm điển hình: dị dưỡng hoặc hoại sinh. Giới thực vật :+ Đặc điểm cấu tạo: đơn bào hoặc đa bào, nhân thực + Đặc điểm dinh dưỡng: có khả năng quang hợp, quang tự dưỡng. + Các nhóm điển hình: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. Giới động vật :+ Đặc điểm cấu tạo: đa bào, nhân thực + Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng + Các nhóm điển hình: thân lỗ, ruột khoang, giun, thân mềm.Câu 3: Tại sao nói tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống?– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.– Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị… Quá trình sinh sản ở mức cơ thể có cơ sở từ sự sinh sản tế bào.Câu 4: Các nguyên tố cấu thành cơ thể sống. Phân biệt nghuyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng. Các nguyên tố hóa học của cơ thể sống: Có khoảng 2560 trong số 92 nguyên tố hóa học trong thiên nhiên tham gia cấu tạo cơ thể sống. VD: C, H, N, O, P, Ca, Fe, K,... Nguyên tố đa lượng: + Là các nguyên tố mà cơ thể sống cần nhiều, chiếm khối lượng trong chất sống >0.01%.VD: C,H,O,N,... + Vai trò chủ yếu là xây dựng cấu trúc của tế bào. Nguyên tố vi lượng + Là nguyên tố mà cơ thể sống cần ít, chiến khối lượng trong chất sống 0.01%.VD: C,H,O,N, + Vai trò chủ yếu xây dựng cấu trúc tế bào - Nguyên tố vi lượng + Là nguyên tố mà thể sống cần ít, chiến khối lượng chất sống