1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và thực tiễn áp dụng

25 454 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 74,71 KB

Nội dung

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của một bên trong quan hệ lao động đó là “người lao động” và thực tiễn áp dụng là sự cần thiết đế góp phần bảo vệ quan hệ lao động và người lao động

Trang 1

KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN:

QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

MSSV: M3417003

Cần Thơ, tháng 10/2017

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hợp đồng lao động là giao dịch dân sự ràng buộc quyền và nghĩavụ của người lao động và người sử dụng lao động và là cơ sở để giải

quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động C hấm dứt hợp đồnglao động có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trongquan hệ lao động trước hết là người lao động, là sự kiện pháp lý màmột hoặc cả hai bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, chấmdứt quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng laođộng

Do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi người lao độngphải có trình độ cao nhưng sức lao động đánh đổi thu nhập của ngườilao động thì không tương xứng, do nguyên nhân áp lực công việc, sứcép từ công việc không như mong muốn ban đầu nên người lao độngkhông tiếp tục thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận hoặc do nhiềunguyên nhân khách quan khác mà người lao động chấm dứt lao độngtrước thời hạn của hợp đồng đã ký kết Việc chấm dứt hợp đồng laođộng có thể chung quy lại bởi hai trường hợp là hợp pháp là việc ngườilao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trướchạn được pháp luật cho phép nên người lao động tự do chấm dứt hợpđồng lao động và việc chấm dứt hợp đồng lao động mà không thựchiện đúng quy định của pháp luật lao động trước khi chấm dứt thì bịxem là bất hợp pháp sẽ gây ra những tranh chấp lao động và ngườiphải chịu hậu quả pháp lý là người lao động

Luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy địnhcác trường hợp chấm dứt hợp đồng trong quan hệ lao động giữa ngườilao động và người sử dụng lao động, sự đảm bảo của Nhà nước đối vớiquyền của người lao động thì điều kiện chấm dứt hợp đồng lao độnghợp pháp là khi tuân theo các quy định của pháp luật về chấm dứt hợpđồng lao động cụ thể tại các Điều 36: Các trường hợp chấm dứt hợpđồng lao đồng do thỏa thuận; Điều 37: Quyền đơn phương chấm dứthợp đồng của người lao động

Trong đề tài nghiên cứu người viết chỉ giới hạn nghiên cứu quyềnđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của một bên trong quan hệlao động đó là “người lao động” và thực tiễn áp dụng là sự cần thiết đếgóp phần bảo vệ quan hệ lao động và người lao động Việc chấm dứt

Trang 3

hợp đồng lao động ít nhiều sẽ gây ra thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động và cả người lao động cũng phải chịu thiệt hại Về lý

luận, đề tài khái quát cơ sở lý luận về quyền của người lao động trong quan hệ lao động và thực tiễn áp dụng pháp luật Mục đích của việc thực hiện đề tài một mặt nhằm góp phần hoàn thiện nhận thức về bản chất pháp lý, về quyền của người lao động, mặt khác để hiểu rõ quá trình vận dụng pháp luật lao động khi giải quyết những tranh chấp về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thực tiễn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 3

1 Khái niệm hợp đồng lao động 3

2 Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động 3

2.1 Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt 3

2.2 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn .4

2.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 5

3 Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 6

Chương 2: QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 8

1 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn 8

1.1 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn về căn cứ 8

1.2 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn về hình thức 16

2 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 17

3 Thực tiễn áp dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 17

KẾT LUẬN 19

Trang 4

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

LAO ĐỘNG

1 Khái niệm hợp đồng lao động

Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao độngđược giao kết thông qua hợp đồng lao động sẽ làm phát sinh quyền,nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và pháp luật laođộng sẽ điều chỉnh mối quan hệ này nhằm để bảo vệ người lao động vàcả người sử dụng lao động Bản chất của hợp đồng lao động là sự thỏathuận bằng văn bản giữa các bên về việc làm có trả công giữa một bênngười lao động cam kết tạo ra năng suất, hiệu quả công việc với mộtbên sử dụng người lao động Có hợp đồng lao động thì mới phát sinhcác quan hệ khác ngoài quyền và nghĩa vụ của các bên như quan hệvề tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thời giờ làmviệc, thời giờ nghỉ ngơi,

Vậy hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 15 Bộ luật lao động

2012 là: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và

người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”

Ta có thể xác định yếu tố cấu thành hợp đồng lao động: có cung ứngmột công việc, có trả công lao động là tiền lương, có ràng buộc trách

nhiệm pháp lý của người lao động trước người sử dụng lao động

2 Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động

Trang 5

Mọi sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng laođộng đều kéo theo một quan hệ phát luật lao động cũng sẽ phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt bởi vì trong một quan hệ lao động thông

thường là loại quan hệ mang tính lâu dài, có thời hạn nhưng không phảilà quan hệ “vĩnh cữu” nên có thể chấm dứt bởi nhiều nguyên nhân

khác nhau từ phía người lao động hoặc từ phía người sử dụng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứtlàm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đươngnhiên chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong haibên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

2.1 Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt

Hợp đồng đương nhiên chấm dứt mà các bên không có bất kỳ tranhchấp phát sinh trong những trường hợp sau đây:

- Thời hạn lao động trong hợp đồng hết hạn

- Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

- Có sự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao

động và người sử dụng lao động

- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm côngviệc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệulực pháp luật của Toà án.1

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vidân sự, mất tích hoặc là đã chết.2

2.2 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý thể hiện

ý chí của một trong các bên trong quan hệ lao động nhằm chấm dứtquyền, nghĩa vụ, hoặc trách nhiệm đối với bên kia Ý chí này phải đượcbiểu hiện bằng hình thức cụ thễ, rõ ràng và phải được thông báo tới đốiphương để đối phương nhận biết được hành vi đơn phương mà khôngcần thiết phải được sự đồng ý của bên còn lại Cho dù là người lao

động hoặc người ssu73 dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng laođộng trước thời hạn thì cũng thực hiện việc báo trước để đối phương có

1 Khoản 5 điều 36 Bộ luật lao động 2012

2 Khoản 6 điều 36 Bộ luật lao động 2012

Trang 6

sự xem xét, có thời gian lựa chọn một công việc khác hoặc tìm một đốitác khác

Sau khi ký kết hợp đồng lao động thì cả 2 bên đều mong muốn việchợp tác lao động từ hai phía thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồngnhưng trong trường hợp hợp đồng vẫn còn thời hạn, một trong các bênvẫn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thờihạn bởi nhiều nguyên nhân khách quan mà đôi khi cả đôi khi cả hai

bên đều không mong muốn, chủ yếu là người lao động nhưng vì lý dotế nhị trong trong một vài trường hợp mà cả người sử dụng lao động

tuy không mong muốn chấm dứt nhưng vẫn đồng ý chấm dứt Quyềnđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn được sự thỏathuận giữa hai bên và đều thực hiện đúng quy định trước khi chấm dứtthì sẽ không phát sinh tranh chấp gây mất thời gian cho đôi bên, ngượclại nếu quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạnchỉ phụ thuộc vào ý chí của một bên, bên còn lại không đồng ý thì sẽ

phát sinh tranh chấp Do đó, pháp luật lao động có quy định quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng lao dồng của các bên trong quan hệ laođộng

a Quyền của người lao động: Theo quy định tại Điều 37 Bộ

luật lao động thì:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được

bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

Trang 7

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần

tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục

b Quyền của người sử dụng lao động: Theo quy định tại Điều

38 Bộ luật lao động thì: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp

đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này

2.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Thực hiện hợp đồng lao động là nghĩa vụ của người lao động vàcủa người sử dụng lao động Quyền từ bỏ nghĩa vụ đã cam kết của

người lao động và của người sử dụng lao động chỉ có thể được thực

hiện trong giới hạn mà luật quy định Cụ thể Điều 41 Bộ luật lao động

2012 cũng quy định: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái

pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng

Trang 8

quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này” Tuy nhiên, trên

thực tế do trình độ và nhận thức pháp luật của các bên trong quan hệlao động còn hạn chế, do sự thiếu tôn trọng lẫn nhau mà một trong cácbên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ít nhiều cũng vi phạmtrình tự, thủ tục trước khi đơn phương dẫn đến gây thiệt hại cho bênngười lao động là không được hưởng trợ cấp thôi việc, thiệt hại đối vớibên người sử dụng lao động sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh,những ảnh hưởng này chính là do hành vi đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động trái pháp luật

Nhìn nhận một cách khách quan nhất, ta có thể đưa ra khái niệmvề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

“Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn của người

sử dụng lao động hoặc người lao động trái với những quy định của

pháp luật về căn cứ, thủ tục chấm dứt ” Trong điều kiện nên kinh tế

thị trường, trong đó có thị trường lao động, xuất phát từ những mục

đích khác nhau nên các bên có thể vì thế mà không quan tâm đến

quyền lợi của phía bên kia

Trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc không có lý do

chính đáng, không theo các thủ tục như quy định của pháp luật gâymất ổn định, ảnh hưởng tới sản xuất gây thiệt hại cho người sử dụnglao động Còn đối với người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứthợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động sẽ mất việc làm,ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, ảnh hưởng đến sự ổn định củathị trường lao động.3

3 Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Bộ luật lao động về nguyên tắc là ưu tiên bảo vệ quyền lợi của

người lao động trước nhưng không có nghĩa là quyền lợi của người sửdụng lao động không được bảo vệ, nếu trong quan hệ lao động hành vicủa người lao động mà phát sinh trái quy định của pháp luật thì phãichịu trách nhiệm về hành vi của mình Và hậu quả pháp lý đầu tiền là

người lao động sẽ “không được hưởng trợ cấp thôi việc” đồng thời còn

phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo

3 Nguyễn Thị Thanh Huyền, khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, Đại học luật Hà Nội

Trang 9

hợp đồng lao động.4 đây là quy định về hành vi ngang nhiên chấm dứthợp đồng lao động mà không có bất kỳ lý do và không thông báo đếnngười sử dụng lao động về thời hạn chấm dứt Thông thường nhữngtrường hợp này phần ít người lao động họ cũng không quan tâm đếnkhoản tiền trợ cấp thôi việc vì bản thân người lao động đã tìm được

một công việc mới tốt hơn công việc cũ Tuy nhiên, pháp luật quy địnhkhoản tiền trợ cấp thôi việc thể hiện được nguyên tắc là ưu tiên bảo vệquyền lợi của người lao động, đó là sự hỗ trợ người lao động trong thờigian đầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động khi chưa tìm được côngviệc mới Còn đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứthợp đồng lao động trái pháp luật là chấm dứt không có lý do, có báo

trước nhưng vi phạm nghĩa có báo trước thì ngoài việc “không được

hưởng trợ cấp thôi việc” thì phải bồi thường cho người sử dụng lao

động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trongnhững ngày không báo trước5

Hai điều khoản trên nhìn chung người lao động đều có hành vinày là vi phạm về hình thức và nội dung khi đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động nhưng khi quy định về phương thức bồi thường thì hai

hướng khác nhau: một là “bồi thường cho người sử dụng lao động nửa

tháng tiền lương theo hợp đồng lao động” hai là “bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước” Bên cạnh đó, nếu

trong thời gian làm việc, người lao động được người sử dụng lao độngđưa đi đào tạo nghề trong thời gian sử dụng lao động thì ngoài việc bồithường tiền lương còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụnglao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động

4 Khoản 1 điều 43 Bộ luật lao động 2012

5 Khoản 1 điều 43 Bộ luật lao động 2012

Trang 10

Chương 2: QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO

ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

1 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

trước thời hạn

1.1 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trướcthời hạn về căn cứ

Khi bắt đầu ký kết hợp đồng lao động các bên giao kết thời hạncủa hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm với nhau, xác định thời hạncũng có nghĩa là họ đã dự liệu trước thời hạn nhất định của hợp đồng

và mỗi bên phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng cho đến khi hết

thời hạn Về nguyên tắc hợp đồng lao động đã xác định thời hạn (thời

hạn được được xác định thông thường từ 12 tháng đến 36 tháng) thì

người lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng trước thời hạn mà chỉ khi có căn cứ hợp pháp người lao động mới

có quyền thực hiện hành vi này Do vậy, người lao động làm việc theohợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụhoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyềnđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi có mộttrong những căn cứ hợp pháp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 37Bộ luật lao động 2012, các căn cứ này là lý do khách quan không phải

do lỗi từ người lao động và lý do tế nhị khác mà người lao động có bằngchứng

Khác với loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn, trong hợpđồng lao động không xác định thời hạn thì thời điểm kết thúc hợp đồng

Trang 11

lao động hoàn toàn không xác định, điều này theo ý chí của bên người

lao động trong nhiều trường hợp người lao động có thể kéo dài thời

gian lao động đến hết tuổi lao động Nếu áp dụng như hợp đồng lao

động xác định thời hạn và yêu cầu các bên của hợp đồng lao động

không xác định thời hạn không được tự do đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động thì cũng có nghĩa là ràng buộc người lao động phải gắn

bó với công việc họ đang làm, như vậy là vi phạm nguyên tắc quyên tự

do trong quan hệ lao động

Do vậy, khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định “Người

lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có

quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho

người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy

định tại Điều 156 của Bộ luật này” 6 Như vậy trong trường hợp này

(hợp đồng lao động không xác định thời hạn) pháp luật không quy định

các trường hợp chấm dứt phải có lý do giống như quy định tại khoản 1

Điều 37 Bộ luật lao động 2012, tức là người lao động có quyền tự do

chấm dứt hợp đồng lao đông bất cứ khi nào chỉ cần làm đúng thủ tục

“thông báo trước” trong hạn luật định Quy định này có hướng mở cho

người lao động, bỡi lẽ nếu quy định tại khoản 3 Điều 37 quy định bắt

buộc các lý do nhất định mới được chấm dứt hợp đồng lao động tương

đồng như khoản 1 Điều 37 thì người lao động có thể bị ràng buộc nghĩa

vụ với người lao động dẫn đến người lao động dễ bị bốc lộ sức lao động

nếu như có căn cứ được quyền chám dứt mà khoản 3 này lại không quy

định điều kiện chấm dứt, điều này ảnh hưởng đến quyền tìm kiếm việc

làm mới của người lao động nêu như việc làm tiện tại thu nhập không

tương xứng với thời gian làm việc Vì vậy, người lao động đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động về căn cứ chỉ đề ra đối với hợp đồng lao

động có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo

một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

6Điều 156 Bộ luật lao động 2012 Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang

thai “Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện

hợp đồng lao động Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

Trang 12

Các căn cứ để người lao động được đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động được quy định cụ thể từ điểm a đến điểm g khoản 1

-Điều 37 như sau:

Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ

căn cứ thứ nhất: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm

làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận

trong hợp đồng lao động; (điểm a khoản 1 điều 37 Bộ luật lao động

2012)

Công việc và địa điểm làm việc phải được cụ thể hóa trong

hợp đồng lao động để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi bắt

đầu một việc làm, và đảm bảo các quyền khác của người lao động như

an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,

để người lao động yên tâm làm việc tạo gắn bó lâu dài với người sử

dụng lao động Ví dụ: khi kí kết hợp đồng lao động, công việc thỏa

thuận: người lao động phải làm công việc là thu ngân trung tâm điện

máy nhưng đến khi nhận việc thì công việc được giao lại là tư vấn bán

hàng điện máy thì đây được xem là “không được bố trí đúng công việc,

địa điểm làm viêc như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động” thì

người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên

bất cập ở đây là vấn đề là không được nghỉ ngay sau khi không được

bố trí đúng công việc mà phải đảm bảo việc báo trước 3 ngày làm việc

rồi mới được chấm dứt, và trong 3 ngày đã làm việc thì thù lao sẽ được

chi trả như thế nào? Bởi vì tiền lương, phương thức thanh toán chỉ được

chi trả sau khi thực hiện công việc đầy đủ tính theo tháng, vậy là

quyền lợi của người lao động đã bị thiệt thòi Vấn đề “không được bố

trí đúng công việc, địa điểm làm việc” là tính từ lúc ký kết hợp đồng,

hoặc tính cả thời gian người lao động đã làm việc lâu dài rồi bố trí công

việc, địa điểm làm việc khác

“Điều kiện làm việc” được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự

nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ

và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi

trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời

gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao

động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người

trong quá trình lao động Tình trạng tâm sinh lý của con người trong

Ngày đăng: 14/12/2018, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w