1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ỨNG DỤNG DẠY HỌC BÀI TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN CÔNG NGHỆ 8

13 242 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 510,5 KB

Nội dung

Môn công nghệ 8 trong đó có bài truyền chuyển động mang tính ứng dụng thực tiễn cao, do đó việc “Ứng dụng dạy học bài truyền chuyển động theo hướng phát triển năng lực học sinh môn công nghệ 8” là phù hợp và rất cần thiết trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trang 1

Tác giả chuyên đề: Đặng Thị Yên

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Tứ Trưng

Số tiết dự kiến: 1 tiết

Chuyên đề:

ỨNG DỤNG DẠY HỌC BÀI TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH - MÔN CÔNG NGHỆ 8

I Lí do chọn chuyên đề

Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, giáo viên cần phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất người học

Môn công nghệ 8 trong đó có bài truyền chuyển động mang tính ứng dụng thực

tiễn cao, do đó việc “Ứng dụng dạy học bài truyền chuyển động theo hướng phát

triển năng lực học sinh - môn công nghệ 8” là phù hợp và rất cần thiết trong thời

đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  

II Nội dung

1 Khái niệm năng lực

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có

và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,

kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể

2 Phân loại năng lực

Trang 2

- Tự chủ và tự học:Tự lực, tự khẳng định, tự định hướng, tự hoàn thiện

- Giao tiếp và hợp tác:Mục đích, nội dung, phương tiện, thái độ

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, giải pháp, thực thi

- Năng lực tính toán :Kiến thức, thao tác tư duy, sử dụng công cụ

- Năng lực công nghệ:Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá

- Năng lực tin học:Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo, sáng tạo

- Năng lực thể chất: Kiến thức, kỹ năng, tố chất, đánh giá

3 Quy trình xây dựng một bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Bước 2: Lựa chọn nội dung, xây dựng bài học

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực

Bước 4: Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

4 Tiến trình các chuỗi hoạt động học

a) Hoạt động khởi động

b) Hoạt động học bài mới

2

Trang 3

c) Hoạt động củng cố, luyện tập

d) Hoạt động vận dụng

e) Hoạt động tìm tòi mở rộng thêm nội dung bài học

5 Ứng dụng dạy học bài truyền chuyển động theo hướng phát triển năng lực

học sinh - môn công nghệ 8

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC

“Ứng dụng dạy học bài truyền chuyển động theo hướng phát triển năng lực học sinh

- môn công nghệ 8”.

BƯỚC 2: LỰA CHỌN NỘI DUNG, XÂY DỰNG BÀI HỌC

Bài 29 “ Truyền chuyển động” được phân phối thời lượng 1 tiết có nội dung như sau:

I Tại sao cần truền chuyển động?

II Bộ truyền chuyển động

1 Truyền động ma sát - truyền động đai

a Cấu tạo bộ truyền động đai

b Nguyên lý làm việc

c Ứng dụng

2 Truyền động ăn khớp

a Cấu tạo bộ truyền động

b Tính chất

c Ứng dụng

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, NĂNG LỰC

1 Mục tiêu Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học

* Kiến thức:

- Giải thích được tại sao cần phải truyền chuyển động

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động

Trang 4

* Kỹ năng: Nhận biết được một số cơ cấu truyền chuyển động trong kỹ thuật và

trong đời sống thực tế

* Thái độ:

- Giáo dục ý thức thực hiện làm việc theo quy trình

- Có hứng thú tìm hiểu kiến thức liên quan đến truyền chuyển động

- Nhận thức được ý nghĩa nghiên cứu ứng dụng của cơ cấu truyền chuyển động trong thực tiễn

2 Những năng lực chủ yếu:

- Năng lực đọc bản vẽ, nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí làm việc một số cơ cấu truyền chuyển động; xây dựng công thức tính tỉ số truyền i; năng lực trình bày, mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền chuyển động

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu thông qua các nguồn tư liệu khác như qua sách, tài liệu, internet và năng lực giải quyết vấn đề thông qua vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn

Ngoài các năng lực trên, HS còn được hình thành và phát triển một số năng lực sau:

- Năng lực giao tiếp,hợp tác và làm việc theo nhóm

- Năng lực tìm hiểu một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tiễn

- Năng lực nghiên cứu các vấn đề liên quan từ các tài liệu khác nhau

- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực tính toán

3 Phẩm chất: trung thực, tự tin, chấp hành kỷ luật.

BƯỚC 4: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC NHẬN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dung

Nội dung1: Hiểu được khái Giải thích Thấy được vai - So sánh tốc độ

4

Trang 5

Tại sao cần

truyền

chuyển

động

niệm truyền chuyển động trong cơ khí

được tại sao cần truyền chuyển động

trò của truyền chuyển động trong kĩ thuật

cần thiết của các

bộ phận máy công tác với tốc

độ của các động

cơ tiêu chuẩn

Nội dung2:

Bộ truyền

chuyển

động

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một

số cơ cấu truyền chuyển động

- Phân biệt được một số

truyền chuyển động trong thực tiễn

- Vận dụng công thức tính

để tính tỉ số truyền bộ truyền động xích,

- Đưa ra được

truyền động từ động cơ xe máy tới bộ phận khác

để làm nhiệm vụ như thái sắn, bơm nước, sát gạo

BƯỚC 5: HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP

1 Xe đạp chuyển động khi nào?

2 Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau?

3 Sự truyền chuyển động được thể hiện qua chi tiết nào?

4 Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp ?

5 Vậy tại sao trong máy cần có các bộ truyền chuyển động?

6 Nêu cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và ứng dụng của bộ truyền động đai?

6.1 Cấu tạo bộ truyền động đai: gồm những chi tiết nào?

6.2 Bánh đai, dây đai được làm bằng vật liệu gì?

6.3 Tại sao khi quay bánh dẫn,bánh bị dẫn lại quay theo?

6.4 Bánh nào quay nhanh hơn?

6.5 Lập công thức tính tỉ số truyền i ?

6.6 Nhận xét mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay ?

6.8 Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào?

6.9 Nêu ưu, nhược điểm, phạm vi ứng dụng?

7 Nêu cấu tạo, trình bày tính chất và ứng dụng của bộ truyền ăn khớp?

Trang 6

7.1 Bộ truyền động bánh răng, xích gồm những chi tiết nào?

7.2 Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo yếu tố nào?

7.3 Tỉ số truyền i được tính như thế nào?

7.4 Bánh răng( đĩa xích) nào quay nhanh hơn?

7.5 Nêu phạm vi ứng dụng của bộ truyền động bánh răng, bộ truyền động xích?

8 Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng Tính tỉ số truyền i và cho

biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Trả lời: Tỉ số truyền:

Trục của đĩa líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa xích là 2,5

BƯỚC 6: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1.1 Chuẩn bị của giáo viên

a Chuẩn bị phương tiện dạy học

- SGK, giấy A3, bút dạ

- Mô hình: truyền động ma sát - truyền động đai, Bộ truyền động ăn khớp

- Xe đạp, máy chiếu, máy tính

b Lập kế hoạch giảng dạy.

- Soạn giáo án

- Nghiên cứu nội dung bài 29,30,31 trong SGK công nghệ 8

- Nghiên cứu một số hình ảnh trong bài về truyền động đai, bộ truyền động ăn khớp để giải thích nguyên lý hoạt động

- Phân tích mục tiêu của bài

- Xác định nội dung trọng tâm và các nội dung dạy học cụ thể để thực hiện được

Các mục tiêu của chủ đề

- Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học

- Chuẩn bị một số câu hỏi về môi trường và tư vấn nghề nghiệp

1.2 Chuẩn bị của học sinh.

6

Trang 7

Cuối tiết học của bài trước, giáo viên yêu cầu HS tìm hiểu về một số bộ truyền chuyển động: Truyền động ma sát - Truyền động đai, Truyền động ăn khớp đồng thời giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu và báo cáo kết quả thu được, gợi ý HS tìm hiểu các nguồn sau:

- Đọc các tài liệu có liên quan trong SGK công nghệ 8

- Tìm các thông tin qua thực tế, sách báo, internet

- Tìm hiểu ứng dụng của truyền chuyển động

2 Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1 Ổn định tổ chức: 8A:

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Khởi động:

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát xe đạp trong thực tế:

- Xe đạp chuyển động khi nào?

- Trên chiếc xe đạp có mấy cơ cấu chuyển động?

- Tại sao xe đạp cần phải truyền chuyển động?

- Trong xe đạp có bộ truyền động nào?

- Trong 2 vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật gì? Vật nhận chuyển động là vật gì?

- Nếu chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có cùng một dạng ta gọi đó là gì?

-> Bài 29 “ Truyền chuyển động” sẽ giúp ta có câu trả lời chặt chẽ hơn.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I Tại sao cần truyền chuyển động?

- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, Dạy học trực quan ; Dạy học nhóm ;

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm ;

- NL : NL tự học; NL hợp tác; NL sử dụng ngôn ngữ; NL phân tích, NL tổng hợp

thông tin

- Gv cho học sinh quan sát H 29.1 SGK và mô hình bộ truyền chuyển động

Trục sau Xích

Trục giữa

Trang 8

Kết hợp với quan sát mô hình truyền chuyển động của chiếc xe đạp -> Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 phút trả lời câu hỏi:

GV phân công nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, các nhóm

HS: các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến cá nhân, thảo luận, thống nhất và cử thư ký ghi chép kết quả

1.Tại sao cần truyền chuyển động từ trục giữa sang trục sau?

2.So sánh số răng ở đĩa và số răng ở líp? Tại sao lại như vậy ?

3.Tại sao trong máy móc thiết bị cần phải có cơ cấu truyền chuyển động?

4.Trong các cơ cấu truyền chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại truyền động nào?

HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ xung

- GV nhận xét, chốt

=> Các bộ phận của máy đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu, các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau=> cần truyền chuyển động

- Gv nhấn mạnh nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu truyền động là truyền và biến đổi chuyển động cho phù hợp với vận tốc của các bộ phận trong máy

II Bộ truyền chuyển động.

- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, Dạy học trực quan ; Dạy học nhóm ;

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm ; Kĩ thuật khăn trải bàn ;

- NL : NL tự học; NL hợp tác; NL khái quát hóa; NL phân tích, NL tổng hợp thông

tin

1 Bộ truyền động ma sát - truyền động đai:

a Cấu tạo bộ truyền động đai:

8

Trang 9

- Gv yêu cầu học sinh quan sát H29.2

- Gv lắp mô hình bộ truyền chuyển động cho học sinh quan sát

- Bộ truyền chuyển động có mấy chi tiết?

-Bánh đai, dây đai được làm bằng vật liệu gì?

- Hs: Quan sát – trả lời

- Bánh dẫn - Dây đai

- Bánh bị dẫn - Tay quay

b Nguyên lí làm việc:

HS: yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK

GV:trình chiếu hình ảnh về nguyên lý hoạt động của bộ truyền động đai

-Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn lại quay theo?

- Gv cho bộ truyền chuyển động làm việc

- Bánh nào có tốc độ quay lớn hơn và chiều quay như thế nào?

- Hs: Trả lời

- Gv nhấn mạnh và tóm tắt nguyên lí làm việc, yêu cầu học sinh ghi vở

- Khi bánh dẫn quay nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai -> bánh bị dẫn quay theo.

- Bánh dẫn quay với tốc độ nd nhờ có lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn quay với tốc độ nbd.

- Tỉ số truyền được xác định như thế nào?

- Tỉ số truyền:

Hay:

1

2

D

n = n

D

- Hãy giải thích các kí hiệu n1, n2, D2, D2?

- D1,n1: đường kính, tốc độ quay của bánh dẫn

- D2,n2: đường kính, tốc độ quay của bánh bị dẫn

Trang 10

- Nhận xét mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?

( Đường kính bánh đai tỉ lệ nghịch với số vòng quay).

- Đường kính bánh đai tỉ lệ nghịch với số vòng quay.

- Làm thế nào để đảo chiều chuyển động của bánh đai?

- Hai nhánh đai mắc song song-> Hai bánh quay cùng chiều Hai nhánh đai mắc chéo nhau 2 bánh quay ngược chiều.

c Ứng dụng: < SGK >

- Gv gọi vài học sinh đọc thông tin SGK

- Em gặp truyền động đai ở đâu?

- Trong trường hợp nào phải dùng loại đai có răng?

2 Truyền động ăn khớp:

a Cấu tạo bộ truyền động ăn khớp.

- Gv cho học sinh quan sát H 29.3, tranh phóng to và mô hình

- Gv lắp mô hình và cho mô hình chuyển động

- Thế nào là chuyển động ăn khớp?

- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 2 phút hoàn thành bài tập điền

từ trong phiếu

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung

- GV chốt kiến thức

- Truyền động ăn khớp là truyền động mà các chi tiết ghép với nhau bằng bánh răng hay bằng xích.

- Để các bánh răng ăn khớp với nhau hoặc đĩa ăn khớp với xích cần phải đảm bảo những yếu tố gì?

- Để các bánh răng ăn khớp với nhau thì các chi tiết ghép phải có cùng bước răng ( Cỡ răng của 2 bánh răng hoặc cỡ mắt xích với đĩa răng phải ăn khớp với nhau)

b Tính chất:

- Gv gọi học sinh nhắc lại hệ thức

- Hs: Nhắc lại hệ thức

- Hệ thức:

10

Trang 11

2 1

i= =

1

2

Z

n = n

Z

- Từ hệ thức (i) em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa số răng và số vòng quay? ( Giáo viên gợi ý học sinh quan sát mô hình)

- Bánh răng nào có số răng ít hơn thì quay nhanh hơn( Số răng tỉ lệ nghịch với số vòng quay)

c Ứng dụng:

- SGK/101

- Em gặp truyền động bánh răng, truyền động xích ở đâu?

- HS kể-> GV chốt

GV: chiếu cho học sinh quan sát một số bộ truyền động và ứng dụng của chúng và đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận trả lời:

- Trong các cơ cấu truyền động trên có loại không thể truyền chuyển động quay giữa các trục vuông góc với nhau?

- Truyền động nào thường sử dụng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau?

HS GV phân công nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, các nhóm

HS: các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến cá nhân, thảo luận, thống nhất và cử thư ký ghi chép kết quả

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1 Câu hỏi

- Em hãy cho biết nội dung trọng tâm học hôm nay là gì?

- Theo em vấn đề gì là quan trọng mà em chưa được giải đáp?

HS suy nghĩ và viết ra giấy, mỗi học sinh trình bày trước lớp 1 phút về những điều các em đã được học và những câu hỏi mà em muốn giải đáp

- Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy

- Hãy so sánh ưu điểm nổi bật của truyền động ăn khớp so với truyền động ma sát ?

->Tỉ số truyền xác định, kết cấu gọn nhẹ.

2 Bài tập

Trang 12

- Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng.Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Tỉ số truyền:

Trục của đĩa líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa xích 2,5 lần

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Tại sao xe đạp đua có tốc độ lớn hơn xe đạp thường ?

->Vì cấu tạo của bộ truyền động trên xe đạp đua khác với xe đạp thường.

- Vì sao sử dụng xe đạp là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ?

- Vì:-> Xe đạp không thải ra khí gây ô nhiễm môi trường

->Không tiêu tốn nhiên liệu góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

GV: Yêu cầu học sinh kể tên một số ví dụ về ứng dụng của các bộ truyền động trong các máy móc, thiêt bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng tại địa phương trong gia đình

HS Đưa ra được phương án truyền động từ động cơ xe máy tới bộ phận khác để làm nhiệm vụ như thái sắn, bơm nước, sát gạo

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Tìm hiểu qua sách báo, internet và tìm hiểu thực tiễn ở địa phương về các bộ truyền chuyển động trong các sản phẩm cơ khí

- Yêu cầu HS tìm hiểu những bộ truyền động khác mà các em biết như trong các bộ

đồ chơi, quạt bàn có tuốc năng, thiết bị quay băng

- Liên hệ bài học với thực tế, sưu tầm các bộ truyền động

- Đọc trước bài 30, tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động

III Kết Luận

Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý Ngoài

ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân cho phù hợp với môi trường giáo dục của mình

12

Ngày đăng: 14/12/2018, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w