1. Lí do chọn đề tài a. Lí do khách quan Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Hiện nay, tình hình ô nhiễm thực phẩm ngày càng gia tăng mà nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người ngày càng cao làm cho vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ chờ bộc phát. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới với nguyên nhân chính từ thực phẩm ăn hàng ngày của con người. b. Lí do chủ quan: Khi tham gia giảng dạy môn nấu ăn công nghệ 9 tôi thấy đa số các em chưa chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa số các em chưa tiếp cận nhiều với các công việc trong nhà bếp, chưa nắm được cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ nhà bếp cũng như cách chế biến một bữa ăn hoàn chỉnh, đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các em chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, các em còn có cách hiểu sai lệch về thực phẩm sạch, hầu hết các em chú trọng tới vẻ bề ngoài và hương vị của thực phẩm chứ không tìm hiểu kĩ thành phần dinh dưỡng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của nó. Sự xuất hiện của các loại thức ăn nhanh, thức ăn vặt có màu sắc đẹp mắt và mùi vị hấp dẫn kích thích vị giác và phần lớn chúng được các em chọn mua mà không xét xem thực phẩm nào có lợi, thực phẩm nào có hại. Một số học sinh do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên không có điều kiện tiếp cận với thực phẩm sạch, chưa chủ động trong việc lựa chọn thực phẩm tươi, sạch đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và gia đình. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng học sinh và kết hợp một số biện pháp nhằm giúp các em lớp 9 hiểu được vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người. Từ đó, đề ra những biện pháp giúp học sinh hình thành ý thức và thói quen tự giác trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9 ở trường tôi đang công tác năm học 20142015 và năm học 20152016. 4. Kế hoạch thời gian:
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
a Lí do khách quan
- Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người Hiện nay, tình hình ô nhiễm thực phẩm ngày càng gia tăng mà nhu cầu sử dụng thực
phẩm của con người ngày càng cao làm cho vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết
- Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ chờ bộc phát Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới với nguyên nhân chính từ thực phẩm ăn hàng ngày của con người
b Lí do chủ quan:
- Khi tham gia giảng dạy môn nấu ăn công nghệ 9 tôi thấy đa số các em chưa chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Đa số các em chưa tiếp cận nhiều với các công việc trong nhà bếp, chưa nắm được cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ nhà bếp cũng như cách chế biến một bữa ăn hoàn chỉnh, đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các em chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh Ngoài ra, các em còn có cách hiểu sai lệch về thực phẩm sạch, hầu hết các em chú trọng tới vẻ bề ngoài và hương vị của thực phẩm chứ không tìm hiểu kĩ thành phần dinh dưỡng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của nó
- Sự xuất hiện của các loại thức ăn nhanh, thức ăn vặt có màu sắc đẹp mắt và mùi vị hấp dẫn kích thích vị giác và phần lớn chúng được các em chọn mua mà không xét xem thực phẩm nào có lợi, thực phẩm nào có hại
- Một số học sinh do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên không có điều kiện tiếp cận với thực phẩm sạch, chưa chủ động trong việc lựa chọn thực phẩm tươi, sạch đảm bảo
đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và gia đình
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng học sinh và kết hợp một số biện pháp nhằm giúp các em lớp
9 hiểu được vai trò của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người Từ đó, đề
ra những biện pháp giúp học sinh hình thành ý thức và thói quen tự giác trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
3 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 9 ở trường tôi đang công tác năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016
4 Kế hoạch thời gian:
Trang 2B PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận.
- Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh
- Mặc dù hiện nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như biện pháp giáo dục, quản lí an toàn thực phẩm trong nhà trường nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao
2 Thực trạng.
- Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa
nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của
nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống
trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm Thực phẩm chế biến sẵn và
các bếp ăn tập thể ngày càng nhiều là nguy cơ
dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc
- Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn
làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát
Từ 01 - 31/10
Từ 01/11 - 15/11
Từ 16/11 - 10/12
Từ 11/12 - 30/12
- Mượn tài liệu tham khảo, thu thập thông tin
- Dự giờ một số tiết công nghệ 9
- Bắt tay vào viết nháp, sửa chữa bổ sung cho hoàn thiện
- Hoàn thành SKKN, in ấn
và trang trí
- Thư viện trường, các nhà sách, thị xã, tỉnh…
- Giáo viên giảng dạy môn công nghệ 9
- Tập hợp những nguồn kiến thức, tài liệu đã tìm tòi được
để viết
- Đánh vi tính tại nhà
Trang 3- Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn
mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, gây bệnh tim mạch
và ung thư Số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng về số lượng và quy mô
- Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do
vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2
3 Giải pháp
a Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với sức khỏe, bệnh tật
- Lồng ghép vào các tiết dạy chế biến món ăn, phải làm cho học sinh hiểu được thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh
- Về lâu dài thực phẩm còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau
Đối với kinh tế và xã hội
Ngộ độc thực phẩm hàng loạt
Tiêm hóa chất cho mít nhanh chín Giá đỗ xử lý bằng hóa chất
Trang 4- Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
- Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong Thiệt hại chính đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận… và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng
b Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm
Trong những giờ dạy chế biến món ăn khi giới thiệu những nguyên liệu cần thiết, lưu ý học sinh những thực phẩm dễ bị ô nhiễm và nguyên nhân của sự ô nhiễm đó để các em có sự lựa chọn thực phẩm phù hợp, lồng ghép liệt kê những nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm thực phẩm như:
Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất lương thực, thực phẩm
- Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở
nguồn nước bị nhiễm bẩn
- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu
không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng, thời gian cách ly
- Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi, nước thải bẩn.
Do quá trình chế biến không đúng
- Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định
- Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm
- Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín
- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống
- Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn
- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn
- Nấu thực phẩm chưa chín …
Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
- Dùng dụng cụ sành sứ, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng
thực phẩm
- Để thức ăn qua đêm hoặc để cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm
- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho
vi khuẩn vẫn phát triển
c Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 5Trong các bài thực hành chế biến món ăn Ngoài việc giới thiệu quy trình chế biến món ăn GV phải lưu ý các em những vấn đề cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể là:
Hướng dẫn các em cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ nhà bếp, cách giữ
vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
Khi dạy bài 2: Sử dụng và bảo quản các dụng cụ, thiết bị nhà bếp Lưu ý các em công dụng, cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ nhà bếp:
Đối với đồ dùng điện
- Trước khi sử dụng nên kiểm tra dây dẫn điện, ổ cắm
- Sử dụng đúng quy cách, theo hướng dẫn sử dụng thiết bị
- Sau khi sử dụng cần làm sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước
Lưu ý: Tất cả các phụ kiện tủ bếp dùng điện nên có dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
Đối với đồ thủy tinh, đồ tráng men
Đây là những vật dụng nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men Chỉ nên đun lửa nhỏ Chỉ nên dùng thìa (muỗng) bằng gỗ hoặc đũa để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm Và đặc biệt không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men
Đối với đồ inox
- Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt và tránh đun lửa to vì sẽ dễ gây ố Chỉ nên dùng đũa hoặc những đồ dùng bằng
gỗ để xào nấu thức ăn Không lau chùi bằng đồ có bề mặt nhám vì dễ trầy xước, mất vẻ bóng láng
- Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit… lâu ngày trong đồ dùng bằng inox, thức ăn dễ bị nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng
- Không ngâm nước, khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi cho khô ráo, tránh hơ trên lửa hoặc phơi ngoài nắng
Đối với đồ nhựa
Không để gần lửa, không nên chứa thức ăn đang nóng, sôi hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ… Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi cho khô ráo…
Ngoài ra, phải chú ý học sinh giữ gìn vệ sinh khu vực nấu ăn trước và sau khi chế biến món ăn
- Cất giữ cẩn thận các dụng cụ và thiết bị nhà bếp
- Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường
- Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo
- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió
- Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm
Dạy phần nguyên liệu nhắc nhở HS chọn thực phẩm tươi sạch
Trang 6Trong từng bài thực hành chế biến món ăn, tùy theo những nguyên liệu cần thiết mà
hướng dẫn các em cách lựa chọn, sử dụng hình ảnh thực tế để các em dễ tiếp thu, mỗi
loại nguyên liệu có cách lựa chọn khác nhau, cụ thể là:
Chọn rau củ
Đối với rau, trái cây nên lựa chọn
loại tươi, còn nguyên cuống, không dập
nát, không có những đốm màu khác nhau
Những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu là
bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối Thận trọng với
những loại rau: rau muống, xà lách, rau cải
xoong, tần ô, cải bẹ xanh, cải ngọt, rau má,
đậu đũa, khổ qua, táo Thái Lan
Chọn thịt
Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt
có màu sắc bình thường, sáng, khô Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi
thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt Thịt tươi, ngon phải có độ rắn
chắc, đàn hồi cao Thịt tươi và sạch cần
phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay
mùi thuốc kháng sinh Ví dụ:
+ Thịt bò: Nên chọn loại thịt có thớ khô
ráo, màu đỏ tươi
+ Thịt lợn: các thớ thịt phải đều, màng
ngoài khô, không bị nhớt, khối thịt rắn
chắc
+ Thịt gà: Với thịt gà làm sẵn, nên lựa chọn những con có màu sắc tự nhiên, thớ
thịt mịn, có độ đàn hồi cao Da gà phải kín và lành lặn, không có vết bẩn, mốc
hoặc vết lạ gì khác Trong trường hợp mua gà vẫn còn sống, chọn gà có bộ lông
óng mượt, mắt tinh nhanh, mào đỏ tươi, chân bé, lườn căng
Trứng: Khi chọn trứng, có thể dùng đèn soi hoặc lắc trứng Quả trứng mới đẻ lắc sẽ không có tiếng kêu, còn nếu trứng để càng lâu thì càng lắc càng kêu to.
Trang 7 Nội tạng động vật: Nên lựa chọn loại
thực phẩm có chứng nhận kiểm dịch
thú y Ngoài ra, màu sắc của nội tạng
phải tự nhiên, không có đốm xuất
huyết, không có mùi lạ, không có ruồi,
côn trùng đậu Khi sờ bằng tay thấy
chắc, có độ đàn hồi tốt, không chảy
nước, không có nhớt và các mạch máu
trên nội tạng rõ, màu sắc tươi
Chọn cá, hải sản
- Đối với cá tốt nhất nên mua cá
đang còn sống, đang bơi trong nước Cá
tươi có miệng ngậm kín Thân cá rắn
chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của
ngón tay trên thịt cá Vảy cá óng ánh,
bám chặt thân cá, không có niêm dịch và
mùi hôi thối khó chịu Mang có có màu
đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi
Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu
trắng nhạt và bụng cá lép
- Nghêu sò ốc còn sống
- Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh,
dài và trơn láng
- Mực nang thì nên chọn mực có thịt trắng như mứt dừa là ngon, mực ống thì nên chọn loại vừa, không qúa lớn, chưa vỡ túi đen Các loại thủy sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt không có mùi ươn hôi
Chọn đồ hộp
- Chọn loại hai nắp hộp bị lõm
vào, gõ vào có tiếng kêu đanh Nếu nắp
hộ phình ra, gõ vào tiếng kêu bịch bịch
thì đồ hộp đã bị hỏng
Mực nang
Trang 8- Chọn thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất chế biến, có số đăng kí sản xuất và còn thời hạn sử dụng
Ngoài ra, còn chú ý các em:
- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc
- Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết
rõ nguồn gốc
- Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục
Bộ Y tế cho phép
Giữ vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng nước sạch trong ăn uống
- Cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau
khi tham gia chế biến món ăn
- Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng
khi chuẩn bị thức ăn
- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong
khi chuẩn bị thực phẩm
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang
bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm
- Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ
- Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ
- Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy
- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá
Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
- Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch
rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong
chậu, thay nước 3-4 lần
- Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan
đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng
- Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt hầu hết các
loại vi khuẩn gây bệnh nên cần phải nấu chín
kỹ thực phẩm
- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá,
thịt bò tái, gỏi …
Trang 9 Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong
- Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín
- Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập
- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống
- Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm
- Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn
- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản
- Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng
chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế
- Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định
4 Hiệu quả của SKKN
- Với những biện pháp trên cùng với sự hợp tác từ các em Tôi đã đạt được những kết quả khả quan như sau:
- Các em đã nhận biết, lựa chọn được
một số loại nguyên liệu thực phẩm thường dùng như: Thịt, tôm, cá, rau củ quả cho các món ăn được thực hành
- Các em biết cách sử dụng và bảo quản một số dụng cụ nhà bếp, cũng như giữ gìn
vệ sinh khu vực thực hành
- Phần lớn các em thực hiện được quy trình chế biến món ăn trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên và sự tìm tòi học hỏi từ người thân, các phương tiện thông tin
- Cùng với những hiểu biết của mình phần nào các em cũng có sự tuyên truyền giáo dục các em nhỏ về ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như góp ý với gia đình lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn
- Nhà trường, xã hội: cải thiện được tình trạng ngộ độc thực phẩm ở học sinh, giảm bớt chi phi khám chữa bệnh do ngộ độc thực phẩm gây ra
Năm học 2015-2016
Lớp Sĩ Số
HS
Số HS có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
Số HS Tỉ lệ (%)
9/1
9/2
9/3
39
37
40
31 26 29
79.5 70.3 72.5
74.1
Lớp Sĩ Số
HS
Số HS có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
Số HS Tỉ lệ (%)
9/1 9/2 9/3
38 46 39
34 42 35
89.5 91.3 89.7
90.2
Trang 10C KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1 Kết luận:
- Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang
ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển của đất nước, bảo vệ sức khỏe con người là tài sản
vô giá của chúng ta
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là một hướng đi đúng đắn lâu dài, cần trang bị kiến thức và rèn cho học sinh thói quen, ý thức chọn lựa và sử dụng các thực phẩm an toàn Từ đó, các em có thể tuyên truyền đến cho mọi người trong gia đình cùng nhau hưởng ứng
2 Kiến nghị:
- Chính quyền địa phương cùng lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phát hiện và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả, mong quý đồng nghiệp thử nghiệm và có ý kiến đóng góp thêm
Xin chân thành cảm ơn!