1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DÂN CƯ VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

402 905 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 402
Dung lượng 25,42 MB

Nội dung

những thế hệ “sinh bù sau chiến tranh” đã xảy ra trong những năm 1976- 1980; số ngườibước vào độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng nhanh, đây là một lợi thế những cũng làmột sức ép đối v

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

BAN BIÊN TẬP

Trang 2

Địa lý dân cư Việt Nam là một trong những chương quan trọng của Địa lý Việt Nam vàchiếm 1/7 câu trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý Địa lý dân cư Việt Nam mởđầu cho phần địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, dân cư cũng là nhân tố quan trọng ảnhhưởng tới hệ thống tự nhiên và đặc biệt là hệ thống các ngành kinh tế, các vùng kinh tế Vìvậy, việc nắm chắc kiến thức địa lý dân cư Việt Nam cũng như là xây nền móng cho việchọc địa lý kinh tế - xã hội Hơn thế nữa, học phần này cũng chứa đựng không ít những câuhỏi địa lí hay, khó, đòi hỏi tư duy, sự logic của học sinh Trong quá trình trả lời các câu hỏi

về học phần này, học sinh phải thực sự động não suy nghĩ để tìm ra đáp án, càng giải nhiềubài tập bao nhiêu thì lượng kiến thức cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu Rõ ràng, việc trảlời các câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích sẽ giúp cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề,biết cách giải thích các vấn đề địa lí có liên quan đến Địa lí dân cư Việt Nam

Tuy nhiên, một khó khăn không nhỏ của các giáo viên trường chuyên nói riêng và trườngtrung học phổ thông nói chung là khi dạy học phần này cũng như các phần kiến thức khác

là chưa có giáo trình riêng Việc dạy học theo chuyên đề chủ yếu vẫn do mỗi giáo viên tựtìm tòi và biên soạn dựa trên cơ sở sách giáo khoa nâng cao và nội dung chuyên sâu nhằmđảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng địa lí cho học sinh, nhất là học sinh chuyên

Sử - Địa và học sinh dự thi học sinh giỏi

Trên cơ sở giảng dạy thực tế môn Địa lí tại nhà trường phổ thông và trực tiếp bồi dưỡng

học sinh giỏi các cấp, chúng tôi đã mạnh dạn viết chuyên đề “Dân cư Việt Nam và các

dạng bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia” Chuyên đề đã hệ thống lại lí thuyết

về dân cư Việt Nam, tổng hợp một số dạng câu hỏi có liên quan kèm theo hướng dẫn trảlời Vì vậy, chuyên đề có thể trở thành tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong quátrình dạy và học Địa lí cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Biên soạn chuyên đề “Dân cư Việt Nam và các dạng bài tập trong bồi dưỡng học sinh

giỏi quốc gia” để làm tư liệu trong việc giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông nói

chung, trường Chuyên nói riêng và đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khuvực cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trang 3

Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Trình bày khái quát một số vấn đề của địa lí dân cư Việt Nam, có mở rộng, cập nhật sốliệu mới và phân tích

- Khái quát một số phương tiện và phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thích hợp choviệc dạy nội dung dân cư Việt Nam

- Đưa ra các dạng bài tập về dân cư Việt Nam và hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏikhó trong ôn thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

1 Phương pháp thu thập tài liệu

Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tàinghiên cứu, các trang web cung cấp thông tin và các chỉ thị, nghị quyết của ngành giáo dục

có liên quan đến đề tài Để đề tài đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, trong quá trìnhthu thập tài liệu phải đặc biệt chú ý đến nội dung chương trình SGK Địa lí 12, nội dung bồidưỡng học sinh giỏi Quốc gia, sách hướng dẫn của giáo viên, cùng với các tài liệu thamkhảo khác Vì vậy, nguồn tài liệu thu thập được hết sức phong phú và đều liên quan đếnnội dung của đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung sao chochính xác, phù hợp với quá trình dạy học hiện nay cần khá nhiều thời gian và công sức củacác tác giả

2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thống kê.

Sau khi thu thập tài liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh tài liệu để phùhợp với mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu này có tác dụng “làm sạch” tàiliệu, biến tài liệu “thô” thành tài liệu “tinh”, giảm độ “vênh” giữa các tài liệu do được thuthập từ nhiều nguồn khác nhau

3 Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình nghiên cứu

Đây là phương pháp không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu địa lí mà còn được sử dụngrất phổ biến trong các lĩnh vực khác Các phần mềm và công cụ hỗ trợ được sử dụng trong

đề tài bao gồm: Microsoft Word, Internet Explorer

VI CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương I: Khái quát dân cư Việt Nam

- Chương II: Giới thiệu một số phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

trong giảng dạy phần địa lí dân cư Việt Nam

Trang 4

- Chương III: Hệ thống các dạng câu hỏi phần dân cư Việt Nam trong thi học sinh giỏi Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề, chúng tôi đã có nhiều cố gắng, songkhông tránh được những sai sót ngoài mong muốn Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được

sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh!

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I: KHÁI QUÁT DÂN CƯ VIỆT NAM.

1.1 Đặc điểm dân số Việt Nam

1.1.1 Quy mô dân số Việt Nam

Nước ta có quy mô dân số đông, theo kết quả suy rộng mẫu tổng điều tra dân số và nhà ởcủa Tổng cục thống kê năm 2016, quy mô dân số Việt Nam là 92.695.100 người Như vậy, ViệtNam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) thứ 14 trong tổng

số hơn 200 nước trên thế giới trong khi về diện tích tự nhiên chỉ đứng hàng thứ 4 ở Đông Nam Á

và thứ 62 thế giới Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, Dân số hiện tại của Việt Nam là95.565.563 người vào ngày 10/07/2018 (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)

Bảng 1: Các nước đông dân nhất thế giới

Trang 5

STT Quốc gia / lãnh thổ Dân số

( người)

Thời điểm thốngkê

% so với dân sốthế giới

Về thành phần dân tộc, nước ta là nước đa dân tộc Năm 1959, trong cuốn "Các dân tộcViệt Nam" của tác giả Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc NhưĐường, thì nước ta có 64 dân tộc (trong đó, 63 dân tộc thuộc 3 ngữ hệ: Hán-Tạng, Môn-Khơme và Malayo-Pôlinêđiêng.)

Năm 1974, một danh mục khác tương đối hoàn chỉnh về thành phần dân tộc Việt Nam,

gồm 59 dân tộc thuộc ba hệ ngôn ngữ: Nam Á, Hán-Tạng và Malayô-Pôlinêđiêng (ở đây

hệ Môn-Khơme được thay bằng hệ Nam Á)

Năm 1979, để chuẩn bị cho tổng điều tra dân số, Tổng cục Thống kê, dựa trên kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra danh mục thành phần dân tộc gồm 54 dân tộc.Đến nay chưa có bản danh mục mới Theo đó, các tộc người của Việt Nam xếp theo dòngngôn ngữ như sau

Trang 6

* Dòng Nam Á có 5 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đó là:

- Ngôn ngữ Việt- Mường: Việt (kinh), Mường, Thổ, Chứt

- Ngôn ngữ Môn-Khơ Me: Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, M’nông, Xtriêng, Bru-Vân

Kiều, Cơ Tu, Giẻtriêng, Mạ, Khơ Mú, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu,

Ơ Đu, Rơ Măm

- Ngôn ngữ Tày-Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao Lan-Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y.

- Ngôn ngữ Mèo-Dao: Mông (Mèo), Dao, Pa Thẻn.

- Ngôn ngữ Ka Đai: La Chỉ, La Ha, Cơ lao, Pu Péo.

* Dòng Nam-Đảo có 1 nhóm ngôn ngữ : Ngôn ngữ Malayô-Pôlinêđiêng (Gia Rai, Ê Đê,

Chăm, Raglai, Chu Ru)

* Dòng Hán-Tạng Có 2 nhóm ngôn ngữ chính: Ngôn ngữ Hán (Hoa (Hán), Ngái, Sán

Dìu) Ngôn ngữ Tạng-Miến: (Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si la)

Các dân tộc sinh sống đoàn kết, hoà bình trên khắp lãnh thổ trong đó lớn nhất là ngườiKinh Phát huy được các truyền thống, kinh nghiệm sản xuất của các dân tộc, tạo nên bảnsắc dân tộc Việt nam Ngoài ra, nước ta còn khoảng 3,2 triệu Việt kiều đang sinh sống ởkhắp nơi trên thế giới và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

1.1.2 Dân số nước ta còn tăng nhanh.

1.1.2.1 Về tỉ lệ gia tăng dân số

Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta không đều giữa các thời kỳ, điều này có thể hiện rất rõ quabiểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì của nước ta dưới đây

Hình 1 : Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì ở nước ta.

Ta có thể chia ra làm các giai đoạn phát triển dân số của nước ta như sau:

Trước nằm 1954, dân số nước ta tăng không ổn định, có thời kỳ tăng cao, có thời kỳ thấp,nhìn chung cả thời kỳ là 1,85% (do nước ta là nước thuộc địa, đời sống nhân dân thấp, sảnxuất không phát triển, y tế không được quan tâm, ảnh hưởng của nạn đói và ảnh hưởngcủa chiến tranh.)

Trang 7

Sau năm 1954 – 1975, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta cao, tỉ lệ > 3% , thậm chí có thời kì lênđến xấp xỉ 4,0 % Đây là giai đoạn bùng nổ dân số ở nước ta Nguyên nhân do quy luật bùđắp dân số cho chiến tranh, sản xuất tăng lên, nhận thức và việc sinh đẻ có kế hoạch chưatốt.

Từ năm 1979 trở lại đây, tỉ lệ tăng dân số giảm xuống đáng kể chỉ còn 1,32%(2000), tuy nhiên tỉ lệ giảm chậm Gần đây, tốc độ gia tăng dân số chỉ là 1,2% Việc thựchiện tốt các công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có tác dụng tích cực làmgiảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta

Tuy mức sinh đã giảm mạnh nhưng vẫn cao và rất không đồng đều giữa các vùng và cáckhu vực

Bảng 2 : Tỉ suất sinh thô chia theo thành thị và nông thôn nước ta,

giai đoạn 1999-2016

Đơn vị tính: Trẻ sinh còn sống/1000 dân

Năm Toàn quốc Thành thị Nông thôn

1.1.2.2 Về quy mô dân số

Quy mô dân số nước ta không những lớn mà còn tăng liên tục qua các thời kì, điều này thểhiện rõ qua biểu đồ dưới đây:

1921 1931 1941 1955 1975 1979 1986 1989 1999 2000 2005 2007 2008 2009 2013 2016 0

76.6 77.6

82.4 84.2 85.1 85.8

89.6 92.7

Số dân (triệu người)

Hình 2: Biểu đồ quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 1921 – 2016

Cho tới những năm cuối của thế kỉ XIX, dân số Việt Nam gia tăng rất chậm Từ đầu thế

kỷ XX trở lại đây, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh Giai đoạn 1921-1955 (35 năm) dân số

Trang 8

tăng khoảng 9,9 triệu người Đặc biệt, giai đoạn 1955-1995 (40 năm), dân số tăng khoảng46,5 triệu người Nếu tính từ năm 1921 đến năm 1995, trong khoảng 74 năm, dân số ViệtNam tăng khoảng 4,5 lần với số lượng khoảng 58,3 triệu người, cũng trong thời gian nàydân số thế giới tăng 2,9 lần Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến năm 1990, dân số nước ta tăngthêm khoảng 18,4 triệu người, trong khi đó ở châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu người (riêngPháp tăng 1,8 triệu người) và Nhật Bản tăng 12 triệu người Như vậy, sự “bùng nổ dân số”

ở nước ta diễn ra mạnh mẽ trong thời gian vừa qua Dân số Việt Nam vẫn có thể tăngnhanh trong thời gian tới do hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn lớn Nhữngphương án dự báo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, vào năm 2024, dân số ViệtNam có thể đạt con số trong khoảng 95,13 triệu người (phương án thấp nhất) đến 104,28triệu người (phương án cao nhất)

Gần đây, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể, nhưng do quy mô dân số lớn mỗi nămdân số vẫn tăng hơn 1 triệu người (do chúng ta thực hiện chính sách dân số nhưng do quy

mô dân số lớn nên số dân tăng lên trong 1 năm lớn)

Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quátrình phát triển kinh tế- xã hội Quy mô dân số lớn đã tác động xấu đến môi trường: đất đaikhan hiếm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…, ảnh hưởng đến việc cải thiện vànâng cấp chất lượng cuộc sống dân cư

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động về dân số, sức khỏe sinh sản, chính sách dân số vàcác chính sách có liên quan, cần tiếp tục thúc đẩy việc chấp nhận quy mô gia đình ít con,thực hiện đối với vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và miền núi

1.1.3 Cơ cấu dân số

1.1.3.1.Cơ cấu dân số theo giới tính đã dần dần cân bằng

Bảng 3: Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam, giai đoạn 1943-2016 (%)

tỉ số này đã tăng lên 98,1 Hiện nay, tỉ số giới tính của nước ta là 97,3.Tuy nhiên, một vấn

đề nổi bật ngày nay là sự mất cân bằng giới tình trong dân số nước ta Mất cân bằng giớitính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên

Theo điều tra biến động dân số hàng năm, tỉ số giới tính khi sinh (Sex Ratio birth, SRB)của nước ta bắt đầu tăng từ đầu thập kỷ nhưng lên cao bất thường trong vài năm trở lại đây.Căn cứ vào các số liệu chính thức, năm 1979 số trẻ em trai được sinh ra trên số trẻ em gái

là 105/100 nữ- ở mức tự nhiên Năm 1999, SRB ở Việt nam là 107, năm 2005 giảm xuốngcòn 106, nhưng đến năm 2008, tỉ số này đã tăng lên 112 Kết quả tổng điều tra dân số mớinhất cho thấy năm 2009, SRB trung bình cả nước là 111 Năm 2016, chỉ số SRB của nước

ta tăng lên nhanh chóng, đạt con số 112,2

Bảng 4 :Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam giai đoạn 1999-2016.

Năm Tỉ số giới tính khi sinh Năm Tỉ số giới tính khi sinh

Trang 9

112110,5112,3112,2112,2

Nguồn: http://gso.gov.vn

Như vậy, trong giai đoạn 1999 – 2016, SRB của Việt Nam không ổn định Từ năm

1999-2005, SRB biến động không theo xu hướng rõ ràng và chỉ dao động trong khoảng 109/100, nghĩa là tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với mức chuẩn sinh học,phản ánh một phần nào đó mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh là không đáng kể.Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, SRB có xu hướng tăng nhanh và đạt đến mức 112/100 vàonăm 2007 và năm 2008, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2005 Năm 2016, SRB củanước ta đạt ngưỡng 112,2 Nhiều chuyên gia dự đoán với tốc độ này, SRB có thể vượtngưỡng 115 trong vòng vài năm tới Đến năm 2035, nam giới sẽ nhiều hơn phụ nữ 10%.Như vậy, yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ số giới tính là chỉ số giới tính khi sinh Hiện naychỉ số này đang tăng ở nước ta và hậu quả của nó là sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu

104-nữ Trong đó, đáng lo ngại nhất là tình trạng nam giới trong độ tuổi kết hôn sẽ rất khó khăntrong việc tìm kiếm bạn đời Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam sẽ có những tácđộng tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số, đến hôn nhân và gia đình, đến trật

tự trị an xã hội, ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt vớinguy cơ thiếu lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, y tá, may mặc… Vấn đề đặt ra hiệnnay là Chính phủ, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân phải cùng nhau thực hiện các giải phápnhằm khống chế mức tăng của mất cân bằng giới tính khi sinh Tình trạng này sẽ diễn ra dần dần

và càng về những năm sau thì số lượng nam thừa càng lớn do mất cân bằng giới tính khi sinh caokết hợp với số lượng những người trong độ tuổi kết hôn của các năm trước chưa kết hôn được.Theo tính toán của UNFPA Việt Nam thì đến năm 2040, số lượng nam giới sẽ thừa khoảng 12%

và đến năm 2050 là 20% (dự báo mức trung bình)

SRB của nước ta có sự khác biệt giữa các vùng

Bảng 5: Tỉ số giới tính khi sinh theo vùng (nam/100 nữ)

Trang 10

bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung Đến năm 2016 tỉ lệ mất cân bằng giới tính khisinh của khu vực phía bắc có xu hướng tăng lên đáng kể, trong khi đó khu vực phía nam lại có

xu hướng giảm nhanh chóng, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ở cấp tỉnh, mức độ chênh lệch lại càng rõ rệt Năm 2009 có 10 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố(16%) có SRB ở mức rất cao, từ 115 đến 130 Đó là Hưng Yên 103,7; Hải Dương 120,2; Bắc Ninh119,4; Bắc Giang là 116,8; Nam Định 116,4; Hòa Bình 116,3; Hải Phòng 115,3l; Quảng Ngãi115,1; Quảng Ninh và Vĩnh Phúc 115,0…

Lý giải về tình trạng tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh trong thời gian vừa qua, có thể donhiều nguyên nhân:

+ Về văn hóa, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác ở Châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắccủa Khổng giáo, Nho giáo và hệ thống cấu trúc xã hội mang đậm nét phụ quyển và phụ hệtrong gia đình Tâm lý ưa thích con trai cùng với những quan niệm “trọng nam khinh nữ”,

“nối dõi tông đường” vẫn còn ngự trị tạo nên áp lực nhất thiết phải có con trai đối vớingười phụ nữ

+ Về kỹ thuật, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn vànhiều phương pháp kỹ thuật vừa rẻ tiền vừa sinh được con theo ý muốn Đặc biệt, hiện nay

ở nước ta, sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của các cơ sở y tế côngcũng như tư nhân với cá kỹ thuật siêu âm có thể chuẩn đoán được từ sớm giới tính thai nhi

và dịch vụ phá thai dễ dàng trong trường hợp mang thai hoặc giới tính của đứa con tươnglai không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, theo nhiều nhà nghiên cứu, là nguyênnhân kỹ thuật chủ yếu dẫn đến mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh Ở Việt Nam, tỷ lệcác bà mẹ biết giới tính thai nhi trước khi sinh rất cao và ngày càng tăng: năm 2003- 2004

là 61%, năm 2005- 2006 tăng lên đến 66%, năm 2007- 2008 là 73% và 98% các bà mẹ nàybiết là do siêu âm

+ Về kinh tế, trong nền sản xuất nông nghiệp, thủ công, sự vượt trội về cơ bắp của con traitrở thành một ưu điểm Năng suất lao động thấp nên cha mẹ thường không có tích lũy đểdành cho tuổi già nên khi hết khả năng lao động cuộc sống hoàn toàn phải dựa vào con, chủ yếu

là con trai, vì con gái đã đi lấy chồng Việt Nam với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và52% lao động hoạt động trong khu vực nông- lâm- thủy sản cùng với xu hướng chuyển đổi nềnkinh tế càng làm cho hành vi sinh sản của các cặp vợi chồng mang theo những toan tính có tínhkinh tế, và càng dễ dẫn tới việc tìm cách lựa chọn có con trai

+ Về chính sách dân số, sự hạn chế sinh con kết hợp với sự quá độ về dân số tại Việt Namđặc trưng bởi mức sinh thấp và giảm nhanh trong vòng 10- 15 năm gầy đây càng làm choviệc lựa chọn giới tính thai nhi diễn ra mạnh hơn

+ Về thống kê, cũng cần phải lưu ý rằng, đăng ký dân số không đầy đủ, thống kê không chính xáccũng làm mất cân đối giới tính một cách giả tạo Chẳng hạn, do tâm lý “trọng nam, khinh nữ” nênnếu sinh được con trai, cha mẹ có thể “sốt sắng” đi khai sinh ngay, nhưng nếu sinh con gái, cha mẹlại “lần lữa” làm việc này

1.1.3.2 Cơ cấu dân số theo tuổi đang ở thời kỳ kết thúc giai đoạn “dân số trẻ”, bước vào cơ cấu “dân số vàng” và đanh có xu hướng già hóa.

Bảng 6: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979- 2016 (%)

Trang 11

60+ 7,1 7,9 8,1 9,0 8,6

Nguồn: http://gso.gov.vn

Số người dưới 15 tuổi chiến tỉ lệ khá cao: 42,5% năm 1979; 38,9% năm 1989, 33,6% năm

1999 và giảm xuống còn 25% năm 2009, vào năm 2016 tỉ lệ này là 24,4 % số người giàtrên 60 có tăng lên qua các năm nhưng chậm và còn thấp: 7,1% năm 1979; 7,9% năm1989; 8,1% năm 1999 và 9% năm 2009 và năm 2016 là 8,6 %

Dân số trẻ làm nặng gánh nuôi, dạy và chăm sóc trẻ em; sức ép về lao động, việc làm sẽngay càng tăng lên Tuy nhiên, do quá trình giảm sinh tương đối nhanh trong những nămqua, tỷ trọng dân số trẻ đã có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng dân số già tăng lên từ 7,1%năm 1979, 1989 lên 9% năm 2009 (quá trình già hóa dân số) Theo dự báo đến năm 2024chúng ta sẽ có 20,6% dân số trẻ và trên 13,6% dân số già Có thể nói, dân số nước ta đangnằm trong thời kỳ quá độ chuyển từ dân số trẻ sang dân số già Trong thời kỳ này, tỷ lệngười trong độ tuổi lao động tăng lên Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức của nền kinh tếnước ta trong vài chục năm tới

Ở nước ta, mỗi năm có thêm khoảng 950 nghìn trẻ em Nhà nước cần có chính sách đápứng nhu cầu giáo dục đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ngăn chặn tình trạnglạm dụng tình dục trẻ em, tính trạng nghiện chích ma túy trong thanh thiếu niên, quan tâmvấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, cần đẩymạnh thực hiện mục tiêu giảm sinh để có thể đạt mức sinh thay thế vào nhứng năm tới

Hình 3: Tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2009

Nguồn: 1999: Tổng cục Thống kê, "Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả điều tra toàn bộ" NXB

So sánh tháp dân số đã thu thập trong cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1999 với số liệu củacuộc điều tra biến động dân số 2009 cho thấy:

Sự thu hẹp tương đối nhanh của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ, đặc biệt là củanhóm 0- 4 tuổi và nhóm 5- 9 tuổi, nói lên rằng mức sinh giảm liên tục và nhanh trongsuốt 10 năm qua Sự “nở ra” khá nhanh của các thanh trên đỉnh tháp đối với cả nam và nữcho thấy dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hóa với tỉ trọng người già ngày càngtăng Sự “nở ra” khá đều của các thanh từ 15- 49 tuổi và 15- 54 tuổi đối với cả nam và nữlàm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống” cho thấy: Số phụ nữ bướcvào độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20- 24 tuổi (là

Trang 12

những thế hệ “sinh bù sau chiến tranh” đã xảy ra trong những năm 1976- 1980); số ngườibước vào độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng nhanh, đây là một lợi thế những cũng làmột sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở nước ta; Mức độ chết ngay càng giảm vàtuổi thọ của dân số đang tăng khá nhanh.

Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 64) tăng lên Năm 1979, gần một nửa (42,6%) dân số Việt Nam dưới 15 tuổi Tháp dân sốnăm 2016 có sự thay đổi đáng kể, số người trong độ tuổi lao động rất cao lên đến 67%,dưới độ tuổi lao động giảm còn 24,4 %, trên độ tuổi lao động chiếm 8,6%

(15-Hình 4: Tháp dân số Việt Nam năm 2016

Như vậy, Bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0 -14 tuổi và nhóm dân

số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ

cơ cấu “dân số vàng” Mới đây, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn phântích của Liên hợp quốc đánh giá, Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" từ năm

2007 đến năm 2040 VCCI cũng dẫn kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, đây là giaiđoạn các nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp Cơ cấu “dân số vàng”

đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế của nước ta

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và thờigian kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào việc điều chỉnh mức sinh Hiện nay, mức sinh ở ViệtNam đã giảm nhanh Năm 2006, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế (tổng tỷ suấtsinh 2,1 con) và từ đó đến nay, mức sinh luôn dưới mức sinh thay thế

Do đó, nếu không tận dụng được cơ cấu “dân số vàng”, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khănkhi tỷ số phụ thuộc chung lại có xu hướng tăng với tác động chủ yếu từ sự gia tăng tỷ sốphụ thuộc người già Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, cơ cấu “dân sốvàng” thực sự là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho thanh niên,

vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Cơcấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế,giáo dục, việc làm trong tương lai Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên, qua đónâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tươnglai Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực côngnghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề Chi tiêu y tế trong độ tuổi lao độnggiảm sẽ tiết kiệm được y tế Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ là nguồnlực quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện đảm bảo việc làm và cải thiện

Trang 13

được năng suất lao động Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thôngqua di cư, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh vàbền vững.

Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít nhữngkhó khăn thách thức cần phải giải quyết Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi laođộng sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếuquốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.Thực trạng ở Việt Nam chothấy, số người lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếulao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập Theo sốliệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2009, chỉ có 13,4% dân số 15 tuổi trở lên đượcđào tạo chuyên môn kỹ thuật (con số này ở thành thị là 25,4% và nông thôn là 8%) Trongnhóm dân số từ 25 tuổi trở lên thì chỉ 18,9% đạt được trình độ học vấn bậc trung và chưađầy 5,5% dân số trong độ tuổi trên đạt trình độ học vấn bậc cao Hơn nữa, chất lượng giáodục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động Tỷ lệ laođộng nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình

đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm củathanh niên gia tăng trong điều kiện thị tường lao động ngày càng cạnh tranh Mặt khác, laođộng di cư thanh niên tăng nhanh song các chính sách lao động, việc làm và các dịch vụ xãhội liên quan còn nhiều bất cập

Do đó, để phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp

Đó là, duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quátrình “già hóa dân số”; tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăngcao dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các ngành sử dụngnhiều lao động; mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường laođộng… Đặc biệt, tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” thông qua các chươngtrình phối hợp liên ngành

1.1.4 Phân bố dân cư

Với mật độ dân số 280 người/km2- năm 2016 (nguồn http://gso.gov.vn) Việt Nam là mộttrong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới Mật độ dân

số Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (307 người/km2) vàXin- ga-po (7.486 người/km2) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ củakhu vực Châu Á Các nhà khoa học của Liên Hợp quốc đã tính toán rằng, để cuộc sốngthuận lợi, bình quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35 đến 40 người Như vậy, ở Việt Nam, mật

độ dân số đã gấp khoảng 6 – 7 lần “mật độ chuẩn” Căn cứ vào chỉ số này, có thể khẳngđịnh Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao Tuy nhiên, sự phân

bố dân cư của nước ta không đều

1.1.4.1 Dân số nước ta phân bố không hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.

Dân số nước ta tập trung dày đặc ở các đồng bằng Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnhthổ nhưng lại chiếm 75% dân số Điều đó khiến cho mật độ dân số ở đồng bằng rất cao.Tuy nhiên mật độ dân số cũng không đều giữa các đồng bằng và trong nội bộ 1 đồng bằng.+ Đồng bằng sông Hồng 994 người/km2

+ Đồng bằng sông Cửu Long: 433 người/km2

+ Đồng bằng duyên hải miền trung: 207 người/km2

Dân cư nước ta thưa thớt hơn ở miền núi và cao nguyên Miền núi và cao nguyên chiếm ¾diện tích lãnh thổ thổ nhưng chỉ chiếm 25% dân số Mật độ dân số miền núi thấp càng lêncao mật độ dân số càng thấp

Trang 14

1.1.4.2 Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng

Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng kinh tế Đều này phản ánh sự phân bốdân cư của nước ta không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc sâu sắcvào tính chất nền kinh tế cũng như trình độ phát triển của nền kinh tế Hiện nay, nhữngvùng kinh tế phát triển, đặc biệt là những vùng có khu vực công nghiệp và dịch vụ pháttriển là những vùng có sức hút mạnh mẽ đối với dân cư và lao động Bảng mật độ dân sốcủa các vùng trên cả nước theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016 có thể thấy rõ sựphân bố dân cư không đều giữa các vùng lãnh thổ

Bảng 7: Mật độ dân số câc vùng của nước ta, năm 2016

Các vùng kinh tế Diện tích

(%)

Dân số(%)

Mật độ dân số(người/ km2)

Bảng trên cho thấy rõ nét sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng trong cả nước Dân

cư nước ta tập trung đông ở một số vùng Vùng Đồng bằng sông Hồng, với số dân số lớnnhất nước ,chiếm đến 22,8 % dân số trog khi đó chỉ cư trú trên 4,5% diện tích lãnh thổ cảnước Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, tới 994 người/km2,với mật độ dân số này Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 3,55 lần trung bình

cả nước và gấp 2 lần vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện cư trú và sảnxuất khá tương đồng Đông Nam Bộ là vùng có mật độ số lớn thứ 2, với mật độ dân số697,0 người/km2 Hai vùng này tập trung tới 39,9% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm gần13% diện tích lãnh thổ Các vùng đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải miền Trung cómật độ dân số tương đối cao lần lượt là 443,0 người/ km2 và 207,0 người/km2 Dân cưnước ta thưa thớt ở miền núi.Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, có 19% số dânnhưng sống trên gần một phần hai lãnh thổ cả nước (trên 45%) Vùng Trung du và miềnnúi Bắc Bộ là vùng có diện tích rộng thứ nhất nhưng cũng chỉ đứng thứ 5 về quy mô dân

số Mật độ dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 126 người/km2 và của TâyNguyên là 104 người/km2, thấp nhất nước

Tuy nhiên, sự phân bố dân cư của nước ta ngày càng trở lên hợp lí hơn, sự phân bố dân cưcủa nước ta có sự thay đổi theo thời gian Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu

Trang 15

Trung du và miền núi Bắc Bộ

17,119,413,18,64,016,721,1

12,922,811,910,16,016,320,0

12,922,813,28,16,117,719,1

Nguồn http://gso.gov.vn

Sự thay dổi tỉ trọng số dân giữa các vùng thể hiện sự khác nhau về tương quan sinh, tửgiữa các vùng, nhưng chủ yếu là do sự chuyển cư trong cả nước Xu hướng chung làchuyển cư từ miền Bắc vào phía Nam với sự gia tăng tỉ lệ đáng kể của các vùng dân cưphía Nam, nhất là Đông Nam bộ và Tây Nguyên Sự chuyển cư của dân cư nước ta cónhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu chuyển cư đến Đông Nam Bộ với mục đích hoạtđộng công nghiệp, dịch vụ, đến Tây Nguyên với mục đích trồng cây công nghiệp, khai tháckhoáng sản Như vậy, sự phân bố dân cư của nước ta không chỉ mang tính tự phát mà cònmang tính tự giác, phù hợp với điều kiện sống và chính sách phân bố lại dân cư và laođộng trên phạm vi cả nước

1.1.4.3 Dân cư nước ta phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn

Phân bố dân số nước ta không đều, trên 70% dân số ở khu vực nông thôn, khu vựcthành thị chỉ chiếm gần 30%

Bảng 9: Dân số phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 1965-2016

Năm Dân số chung

17,221,519,620,823,629,631,833,934,5

28,92137,39648,51257,05758,51560,56260,54060,64260,709

82,878,581,479,276,470,468,266,165,5

Nguồn http://gso.gov.vn

Dân cư nước ta phần lớn sống ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngưnghiệp Dân cư thành thị chiếm nhỏ hơn, tuy nhiên cả số dân lẫn tỉ lệ dân thành thị tăng lênnhanh chóng

1.1.4.4 Dân cư nước ta phân bố không hợp lí là do tác động của nhiều nhân tố

Do các địa phương có điều kiện tự nhiên không giống nhau Tại các đồng bằng thường cócác điều kiện tốt: địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và

Trang 16

phong phú, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên thu hút dân cư Ngược lại, ở miền núicác điều kiện cho cư trú và sản xuất không được thuận lợi như ở các vùng đồng bằng: địahình cao hiểm trở, bị chia cắt, cô lập gây khó khăn cho phát triển kinh tế nên những vùngnày ít có sứ huát đối với dân cư Những nơi có điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải,các đầu mối giao thông vận tải thì dân cư tập trung đông.

Do trình độ phát triển kinh tế của các vùng khác nhau Những vùng công nghiệp phát triển,

đô thị phát triển thì dân cư đông Những vùng nông nghiệp có tính chất sản xuất phân tánthì dân cư thưa Những vùng nông nghiệp thâm canh, chuyên môn hóa thì đông dân hơnvùng quảng canh và đa canh Trong nông nghiệp thì vùng trồng trọt dân cư thường đônghơn so với vùng chăn nuôi Nơi có làng nghề truyền thống thì dân cư tập trung đông

Do lịch sử khai thác lãnh thổ Những lãnh thổ đựoc định cư sớm thì dân cư tập trung đôngnhư Đồng bằng sông Hồng đông dân cư hơn Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù điều kiện

tự nhiên khá tương đồng Ngược lại, những nơi mới khai thác thì dân cư thưa thớt hơn

1.1.4.5 Những ảnh hưởng của dân cư phân bố không hợp lí

Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ở các đô thị lớn tạo ra nguồn lao động dồi dào, thịtrường tiêu thụ rộng, có thể phát triển những ngành đòi hỏi kĩ thuật cao

Dân cư tập trung quá đông ở đồng bằng, tạo ra sức ép lên nền kinh tế, giải quyết việc làm, nhà ở.Miền núi giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt là lao độnglành nghề, chưa được khai thác hợp lí, các thế mạnh mới ở dạng tiềm năng Kinh tế chậmphát triển, đời sống nhân dân thấp kém Các đô thị tập trung phần lớn ở các đồng bằngchâu thổ, quá trình đô thị hoá không phù hợp với công nghiệp hóa gây nhiều khố khăn chovấn đề việc làm, giao thông, các vấn đề xã hội khác Nông thôn, diễn ra tinh trạng dư thừalao động

Dưới tác động của cơ chế thị trường, sự phân bố dân số giữa các vùng tiếp tục có sự chênhlệch lớn, vùng đồng bằng và những đô thị lớn Nhà nước cần có giải pháp điều tiết tìnhtrạng di dân tự do; quan tâm tới phân bố dân số, lao động, thông qua kế hoạch xây dựng vàphát triển kinh tế vùng Trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từngvùng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội

1.2 Đô thị hóa ở Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm đô thị hóa.

Hiện nay, trên toàn thế giới quá trình đô thị hóa đang diễn ra với quy mô lơn vànhịp độ nhanh chóng chưa từng thấy Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đượcxem như là một khía cạnh của sự vận động đi lên của xã hội Đô thị Việt Nam được hìnhthành và phát triển cùng với ịch sử phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị đất nước.Tuy có bề dày lịch sử, nhưng tốc độ phát triển đô thị ở nước ta hiện nay còn chậm chạp và

ở trình độ thấp so với các nước trông khu vực và các nước trên thế giới Bởi quá trình đôthị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và một số yếu tốkhác……

1.2.1.1 Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp

Các đô thị đầu tiên của nước ta xuất hiện khá sớm, Thành Cổ Loa được coi là đô thị đầutiên của nước ta và là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được hình thành từ thế kỉ VIII TCN.Sau đó là sự xuất hiện của các đô thị khác như : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, ĐàNẵng, Phố Hiến…, các đô thị thời phong kiến chủ yếu hình thành trên cơ sở thành lũy, lâuđài, thương điếm với chức năng chủ yếu là thương mại quân sự nằm ở các nơi có điều kiện

thuận lợi

Trang 17

Thời kỳ thuộc Pháp: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệpchưa phát triển cho nên đô thị chưa có điều kiện mở rộng và phát triển mở rộng, đô thịchủ yếu có chức năng hành chính quân sự Một số đô thị được hình thành trong giai đoạn

này là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định

Từ sau cách mạng tháng 8 cho đến hết kháng chiến chống Pháp, quá trình đô thị hoá không

có nhiều thay đổi Đô thị không được mở rộng ở vùng tự do, vùng tạm chiến thì có các đặc

điểm đô thị nhưng lại là đặc điểm tập trung dân cư bất thường phục vụ cho chiến tranh

Từ năm 1954 đến năm 1975, quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển theo hai xu hướng.Năm 1954, miền Bắc được giải phóng, quá trình đô thị hoá diễn ra phức tạp Dân cư thànhthị trước đây lánh nạn về nông thôn nay trở lại các đô thị làm cho tỉ lệ dân cư đô thị tănglên, cùng với nó là công cuộc khôi phục và cải tạo kinh tế sau chiến tranh đã làm cho sốdân đô thị thời kì này tăng lên nhanh chóng Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa trên

cơ sở mạng lưới đô thị đã có từ trước Một số trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hải

Phòng, Nam định được cải tạo, mở rộng Một số trung tâm công nghiệp và đô thị được xây

dựng mới như Việt Trì, Thái Nguyên… (Tuy nhiều quá trình này cũng bị gián đoạn do sựđánh phá, phá hoại của Mỹ, đặc biệt là thời kì 1968-1972, các đô thị bị thiệt hại nặng nề,dân cư thành thị lại một lần nữa phải di tản về nông thôn) Như vậy, quá trình đô thị hóa ở

miền Bắc nước ta nhìn chung diễn ra chậm Ở miền Nam, quá trình đô thị hoá diễn ra một

cách nhanh chóng do Mỹ – Ngụy dùng “đô thị hoá”, như một biện pháp dồn dân phục vụchiến tranh Hậu quả là 12/20 triệu đân miền nam phải rời bỏ quê hương và sống bám vàocác đô thị bằng viện trợ của Mỹ Ngoài ra còn có sự xuất hiện của quân đội viễn chinh Mỹvào thời kì 1965-1966 làm cho quá trình đô thị hóa ở đây được đẩy nhanh

Từ năm 1975 đến nay: Sau khi thống nhất đất nước, ở miền nam dân thành thị tụt xuống dodân cư hồi hương từ thành phố lớn về nông thôn và do sự điều động dân cư- lao động đixây dựng các vùng kinh tế mới Ở miền Bắc, tỉ lệ dân thành thị không tăng nhiều Từnhững năm cuối của thập niên 1980 của thế kỉ XX trở lại đây cùng với công cuộc đổi mớitoàn diện nền kinh tế xã hội đất nước đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội theohướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang kinh tế thị trường,quá trính đô thị hoá diễn ra khá mạnh

Như vậy, quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm chạp, cho đến nay ở mức rất thấp

so với khu vực và Thế giới quá trình đô thị hóa nước ta không diễn ra theo đường thẳng

mà có nhiều thăng trầm, do tác động của nhiều yếu tố tỉ lệ dân thành thị tăng chậm và cònthấp phản ánh sự phát triển công nghiệp còn yếu cũng như tình trạng chậm phát triển củacác ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ Việt nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hóa tương ứng với giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa

1.2.1.2 Số lượng các đô thị tăng lên rõ rệt song quy mô đô thị còn nhỏ bé, chưa trở thành hạt nhân của các vùng lãnh thổ.

Năm 1986 cả nước có 480 đô thị, năm 1995 tăng lên 550 đô thị, đến năm 2007 lên 729 đôthị (trong đó có 2 đô thị đặc biệt; 4 đô thị loại 1; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thịloại 4 và 635 đô thị loại 5) với 97 thành phố, thị xã và 632 thị trấn Năm 2016 cả nước có

726 đô thị trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 67 thành phố trực thuộc tỉnh, 51thị xã và 603 thị trấn

Như vậy, số lượng đô thị của nước ta tăng lên nhanh chóng cùng vói nó là quá trình mởrộng các đô thị Tuy nhiên, quy mô đô thị nước ta chủ yếu là đô thị vừa vào nhỏ

1.2.1.3 Tỉ lệ thị dân còn thấp.

Trang 18

Dân số Việt nam phần lớn sống ở nông thôn với hoạt động Nông nghiệp là chủ yếu Tốc độ

đô thị hóa diễn ra chậm chạp Giai đoạn 1931- 1975, tỉ lệ dân đô thị từ 7,6% lên 21,5%,bình quân mỗi năm chỉ tăng 0,3% Gia đoạn 25 năm tiếp theo (1975- 2000), tỉ lệ đô thị hóacũng chỉ nhích lên thêm 2,7%, bình quân mối năm chỉ có 0,11% Từ năm 2000 đến nay,tốc độ đô thị hóa tăng nhanh hơn, từ 24,2% lên 29,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,6% Dựbáo đến năm 2020, tỉ lệ dân đô thị của nước ta sẽ tăng lên 45-50%

Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ dân thành thị nước ta qua các năm

Quy mô các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa Trong tổng số 726 đô thị của cả nướcnăm 2016, chỉ có 2 đô thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) có quy mô lớn (trên 3 triệudân)

1.2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu kém.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, kinh tế xã hội và môi trường của các đô thị còn yếu kém, nhất là ởmiền Bắc và miền trung, chưa đáp ứng nhu cầu với mục tiêu phát triển đô thị bền vững.Điều đó đã làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của việc gia tăng dân số cả tự nhiên và

cơ học, đồng thời chịu áp lực của cả nền kinh tế kém phát triển

Các đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu với chức năng hànhchính văn hóa hơn là chức năng kinh tế Vì vậy, khi không còn đóng vai trò trung tâm hànhchính của tỉnh, huyện thì các đô thị này không còn được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, hạtầng nên xuống cấp nhanh chóng

Đô thị hóa mang tính chất đan xen giữa nông thôn và thành thị ở mọi phương diện: khônggian đô thị, cơ sở hạ tầng, lối sống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệkinh tế, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ

1.2.1.5 Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

Bảng 10: Tỉ lệ dân số đô thị phân theo các vùng giai đoạn 1995- 2016

Trang 19

Trung du và miền núi Bắc bộ 11,3 13,5 15,5 17,8 18,3Đồng bằng sông Hồng 18,6 20,2 29,2 32,5 36,2

1.2.2.1 Phân loại đô thị Việt Nam

Mạng lưới đô thị nước ta trải rộng khắp cả nước, có nhiều cách phân loại đô thị nước ta,tuy nhiên theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã

có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị Một đơn vị hành chính đểđược phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:

- Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia,cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vaitrò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên

- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và đượctính trong phạm vi nội thành, nội thị

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạttối thiểu 65% so với tổng số lao động

- Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạtầng kỹ thuật)

- Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị

Cũng theo nghị định này, hiện nay nước ta có 6 phân cấp đô thị như sau:

* Đô thị loại đặc biệt

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, vănhóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưutrong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ3.000.000 người trở lên

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trêndiện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ90% trở lên

- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quyđịnh tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này

* Đô thị loại I

Trang 20

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, vănhóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưutrong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liêntỉnh hoặc cả nước;

- Quy mô dân số:

+ Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;

+ Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000người trở lên

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diệntích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ85% trở lên

* Đô thị loại II

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế,tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hànhchính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củamột tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000người trở lên

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trêndiện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ80% trở lên

* Đô thị loại III

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa,giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vaitrò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ50.000 người trở lên

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tínhtrên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thịđạt từ 75% trở lên

* Đô thị loại IV

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế,tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành

Trang 21

chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện.

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ20.000 người trở lên

-Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tínhtrên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên

-Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt

từ 70% trở lên

* Đô thị loại V

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyênngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diệntích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên

- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quyđịnh tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này

* Phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị có tính chất đặc thù:

- Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo thì tiêu chí quy môdân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêuchí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng

- Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thìtiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chíkhác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng

- Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thịtối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định củaloại đô thị tương ứng

Bên cạnh đó còn nhiều cách phân loại khác:

Dựa vào cấp quản lí, nước ta có đô thị trực thuộc trung ương và đô thị trực thuộc tỉnh, %

đô thị trực thuộc Trung ương bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,Cần Thơ

1.2.2.2 Mạng lưới đô thị Việt nam

Năm 2016, cả nước có 726 đô thị trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 67 thànhphố trực thuộc tỉnh, 51 thị xã và 603 thị trấn

Mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều trong phạm vi cả nước.Những vùng có mạnglưới đô thị dày đặc, nhiều đô thị lớn với số dân thành thị cao, đồng thời đây là khu vực này

có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ như : Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ.Những vùng có mạng lưới đô thị thưa thớt là Tây bắc, Tây nguyên do công nghiệp chưaphát triển, các đô thị chủ yếu là có chức năng hành chính

Trang 22

Bảng 11: Số lượng đô thị theo vùng của nước ta năm 2016

Các vùng

Số lượngcác đôthị

Thành phốtrực thuộcTrungương

Thànhphố trựcthuộc tỉnh Thị xã Thị trấn

+ Đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đô thị loại 1: Hiện ở Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I,gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, 16 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I,gồm: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, NamĐịnh, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, BắcNinh

+ Đô thị loại 2: Hiện nay có 24 thành phố, huyện trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm cácthành phố: Pleiku, Long Xuyên, Hải Dương, Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hoà, Uông Bí, TháiBình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, BắcGiang, Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, SaĐéc và huyện Phú Quốc (Kiên Giang)

+ Đô thị loại 3:Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh Đếntháng 2/2018 có 45 đô thị loại III, gồm 30 thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, TuyênQuang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên Phủ, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Móng Cái, SôngCông, Hưng Yên, Phủ Lý, Phúc Yên, Yên Bái, Hòa Bình, Tam Điệp, Sầm Sơn, HàTĩnh, Đông Hà, Hội An, Kon Tum, Bảo Lộc, Cam Ranh, Tây Ninh, Tân An, CaoLãnh, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng và Vị Thanh; 14 thị xã: Sơn Tây, Phú Thọ, ChíLinh, Bỉm Sơn, Cửa Lò, Gia Nghĩa, Đồng Xoài, Long Khánh, La Gi, Thuận An, Dĩ An, GòCông, Hà Tiên và Ngã Bảy và thị trấn Tĩnh Gia mở rộng

+ Đô thị loại 4: 97 đô thị (trong đó có 36 thị xã, 4 huyện và 57 thị trấn)

+ Đô thị loại 5: các đô thị còn lại

Các đô thị nước ta cũng khác nhau về quy mô dân số

+ Đô thị trên 1 triệu dân: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ

+ Đô thị 500.001 – 1 triệu dân: Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ

+ Đô thị từ 200.001 – 5.00.000 dân:Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Huế, Quy Nhơn…

Trang 23

+ Đô thị 100.000 – 200.000: Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hoá, Kom Tum…

+ Đô thị dưới 100.000 dân: Bắc giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn…

Chức năng của các đô thị nước ta cũng khác nhau Phần lớn các đô thị nước ta có chứcnăng tổng hợp: vừa làm chức năng kinh tế, chính trị, văn hóa chúng thường là tỉnh lị.Tuy nhiên một số đô thị có chức năng đặc biệt: Hà nội với chức năng là thủ đô của cảnước, Các đô thị là trung tâm du lịch: Đà Lạt, Hội An

*Một số đô thị tiêu biểu Việt Nam

- Hà Nội : đây là đô thị loại đặc biệt, là thủ đô của cả nước Hà Nội là trung tâm kinh tê, chínhtrị, văn hoá của Việt nam Đây đồng thời là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai Việt Nam với cơcấu ngành đa dạng Hà Nội được mệnh danh là thành phố “hoà bình”, mang dáng dấp của 1thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại

- Thành phố Hồ Chí Minh: là đô thị loại đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ương là trungtâm văn hoá, kinh tế, chính trị của khu vực phía Nam Đây là 1 thành phố trẻ, hiện đại,năng động là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn nhất Việt Nam

- Hải Phòng: đô thị loại 1, thành phố thuộc trung ương, thành phố cảng

- Đà Nẵng: đô thị loại 1: thành phố trẻ, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn nhấtmiền trung Việt Nam, đây được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam

1.2 3 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội

Đô thị hóa có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội đất nước Bên cạnh nhữngảnh hưởng tích cực thì đô thị hóa còn tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, nhất là môitrường

+ Về phương diện văn hóa - xã hội: đô thị hóa dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị Đó

là các hoạt động của dân cư mang tính cộng đồng phức tạp, ít có quan hệ huyết thống vàthường xuyên được tiếp cận với nền văn minh của nhân loại

Ở các đô thị sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã tạo ra nhiềuviệc làm mới Các đô thị của nước ta với chức năng tổng hợp, là trung tâm văn hoá, chínhtrị , kinh tế, khoá học kỹ thuật đã tạo động lực phát triển cho địa phương Các đô thị là nơitập trung dân cư đông đúc đã tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn và lực lượng lao động dồidào có kỹ thuật cao Các đô thị có sức hút đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kĩ thuậtCác đô thị

có khả năng tạo việc làm cho người lao động và thu nhập cho họ

Trang 24

Trên cơ sở đó, đô thị hóa làm thay đổi cả sự phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấudân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ Rõ ràng đây là một quá trình kinh tế- xã hộitạo nên sự chuyển biến sâu rộng trong cấu trúc kinh tế và đời sống xã hội.

+ Về phương diện dân số học, đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc các quá trình sinh, tử và hônnhân ở các thành phố Nhìn chung, mức sinh của dân cư thành thị thấp hơn nhiều so với cưdân nông thôn và còn tiếp tục giảm xuống Sự khác biệt còn thể hiện cả ở mức tử vong Ởgiai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, mức tử vong ở đô thị cao hơn vùng nông thôn, đặcbiệt là tỉ suất tử vong trẻ em Càng về sau, sự khác biệt này càng rút ngắn lại Ngoài ra, quátrình hôn nhân (li hôn, kết hôn) cũng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn Ở thànhthị tuổi kết hôn cao hơn, tỉ lệ li hôn lớn hơn Đô thị hóa đã làm chậm lại việc gia tăng tựnhiên của dân số Ở thành phố, tốc độ gia tăng tự nhiên thấp hơn, kết cấu dân số (theo tuổi

và giới tính) ổn định hơn

+ Quá trình đô thị hóa gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị Trên cơ

sở đó đã hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện

1.2 3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực bao trùm lên mọi hoạt động của đời sống kinh tế xãhội, đô thị hóa cũng để lại những hậu quả rất nặng nề Đô thị hóa liên quan mật thiết vớiquá trình công nghiệp hóa Việc phát triển đô thị hóa một cách tự phát, không bắt nguồn vàcân đối với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thiếu việclàm, nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng như sự suy thoái môi trường sống và nhiều hiện tượng tiêucực trong đời sống kinh tế - xã hội

Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đã và đang để lại dấu ấn sâu sắc thôngqua các khía cạnh chủ yếu sau:

- Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị Với việc phát triển nhanh củaquá trình đô thị hóa, dân cư tập trung ngày càng nhiều trong các thành phố Vì vậy, việclàm không thể thỏa mãn được cho mọi người lao động Hơn nữa, không phải người laođộng nào cũng được đào tạo và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đủ để đáp ứng nhu cầucho các ngành kinh tế Chỉ một bộ phận trong số này mới tìm kiếm được việc làm Kết quả

là nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế

-xã hội của các đô thị, đặc biệt ở các thành phố triệu dân Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta tănglên nhanh chóng nhất là ở các đô thị Năm 2016, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,23%,thiếu việc làm là 0,73%

- Nhà ở cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với các đô thị Dân cư ngày càng đông đúc trênmột lãnh thổ có hạn làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết Ở các thành phố lớn, ngoài khuvực hành chính, buôn bán, dịch vụ và dãy phố, chung cư khang trang thường tồn tại cáckhu ổ chuột, nơi tá túc của người lao động nghèo, thu nhập thấp Như vậy, các đô thị sẽphải đối mặt với hàng loạt thách thức mới như nước sạch, không khí, xử lý nước thải, thựcphẩm, nơi cư trú và phương tiện chuyên chở

- Kết cấu hạ tầng đô thị, trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về số dân và các hoạt độngkinh tế - xã hội Kết cấu hạ tầng đô thị trước hết là giao thông đô thị (mạng lưới đường vàphương tiện vận tải công cộng), cung cấp năng lượng (điện, xăng dầu, ga…), cấp thoátnước, thu gom rác thải, công viên - cây xanh… Quy mô của các thành phố được mở rộng,nhu cầu đi lại, vận chuyển không ngừng tăng lên Vì thế, áp lực ngày càng gia tăng đối vớigiao thông đô thị, mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất là nạn tắc đường, kẹt xe Điềunày còn ảnh hưởng đến cả môi trường đô thị

Trang 25

- Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng Quá trình

đô thị hóa đang diễn ra dưới tác động của sự bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễmmôi trường và không thể kiểm soát được Về mặt tự nhiên, tình trạng ô nhiễm và suy thoáimôi trường đô thị là một thách thức lớn đối với quá trình đô thị hóa Về mặt xã hội, môitrường đô thị cũng bị vẩn đục với nhiều tệ nạn

Rõ ràng, đô thị hóa là một quá trình hai mặt Một mặt nó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội vàmặt khác, lại làm gay gắt them nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vốn đã nóng bỏng dưới áp lựccủa sự gia tăng dân số Trong quá trình đô thị hoá cần chú ý : Phát triển mạnh mạng lưới

đô thị, chú trọng đến các đô thị là trung tâm phát triển vùng.Đẩy mạnh đô thị hoá nôngthôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nông thôn, rút nắng khoảng cách giữa thành thị vànông thôn Sự gia tăng dân số và lao động ở thành thị phải đi đôi với vấn đề việc làm vàvấn đề cơ sở vật chất hạ tầng.Quy hoạch đô thị phải hoàn chỉnh đồng bộ, đảm bảo có đô thịlành mạnh trong sạch

1.3 Lao động và việc làm

1.3.1 Đặc điểm nguồn lao động Việt Nam

1.3.1.1 Nguồn lao động dồi dào

Do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số theo độ tuổi đang trong thời kì " cơ cấu đân số vàng",

gia tăng dân số còn tương đối nhanh Nên nguồn lao động nước ta dồi dào Năm 2016 số

dân hoạt động kinh tế của nước ta là 54,44 triệu người, chiếm 58,7 % dân số Mặc dù tỉ lệgia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm trong những năm gầy đây nhưng tỉ lệ giatăng lao động vẫn ở mức cao Mỗi năm chúng ta có thêm 1,1 đến 1,2 triệu lao đông Nguồnlao động được bổ sung ngày càng lớn Nguồn lao động dồi dào là lực lượng quan trọng đểxây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành Cả những ngành cần nhiều lao động giá rẻ như nôngnghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nhẹ khác cho đến những ngành đòihỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao Tuy nhiên, nguồn lao động tăng, đông, tăng nhanhhơn khả năng thu hút lao động của các ngành kinh tế, khả năng tạo việc làm cho người laođộng đã làm cho vấn đề việc làm ngày càng trở lên bức xúc

1.3.1.2 Chất lượng lao động nước ta này càng được cải thiện.

Lao động nước ta có đặc điểm cần cù, sáng tạo, khéo tay, có truyền thống kinh nghiệm sảnxuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, lại có khả năng tiếp thu khoa học kĩthuật nhanh Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên Số lao động có trình độchuyên môn cao ngày càng lớn do kết quả của sự nghiệp phát triển giáo dục, y tế, văn hoá

Số lao động đã qua đào tạo 20, 6% Trong đó số lao động có trình độ cao đẳng: 2,7 %, đạihọc trở lên: 9,2% ; trung cấp chuyên nghiệp: là 3,9%, dạy nghề là 5,0 % (Theohttp://gso.gov.vn) Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta nước ta còn bộc lộ nhiều hạnchế: Lao động nước ta còn thiều tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao (do xuấtthân từ nền nông nghiệp, chủ yếu từ lĩnh vực nông- lâm – ngư nghiệp sang; Đội ngũ laođộng có chuyên môn kĩ thuật còn mỏng so với yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đấtnước.Với chất lượng lao động đó đã cho phép nước ta ngày càng phát triển được nhữngngành kinh tế đòi hỏi kỹ thuật cao, giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra đượcthuận lợi Bên cạnh đó vẫn phát triển mạnh những ngành truyền thống

1.3.1.3 Về phân bố lao động

Lao động nước ta phân bố không đều trên phạm vi cả nước và nội bộ các vùng kinh tế.Laođộng và đặc biệt lao động có kỹ thuật tập trung ở những vùng đồng bằng, những vùng cóđiều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sôngCửu Long, Đông Nam Bộ, lao động tập trung đông ở các đô thị lớn, các thành phố, thị xã,

Trang 26

trung tâm kinh tế Ngược lại, ở miền núi dân cư thưa thớt hơn những hạn chế về điều kiện

tự nhiên và xã hội Lao động tập trung đông ở đồng bằng và thành thị, tạo ra nguồn laođộng dồi dào khu vực này, tạo điều kiện cho các vùng này phát triển cơ cấu kinh tế đa dạngnhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, sự tập trung quá mức này đã tạo ra

sự căng thẳng về vấn đề việc làm ở đây

1.3.2 Thực trạng sử dụng lao động nước ta hiện nay

3.2.1 Hiện trạng sử dụng lao động trong các ngành kinh tế.

So với thời kỳ đầu đổi mới, cơ cấu sử dụng phân theo khu vực kinh tế quốc dân của nước

ta có nhiều thay đổi, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa Lao độngtrong lĩnh vực nông - lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm mạnh Năm 1989 là 71,5%, hiệnnay là 41,9% (2016) Tuy nhiên, nông- lâm – ngư nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính(do nước ta vẫn là hoạt động nông nghiệp, nông nghiệp chưa phát triển, lao động thủ công

là chính) Lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng tăng, Năm 1989 là 11,2%, năm

2016 là 24,7% Đây là tốc độ tăng trưởng chậm, nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trìnhcông nghiệp hóa- hiện đại hóa Lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh và mạnh Năm

1989 là 16,3%, hiện nay là 34,4% Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch

vụ còn thấp, tăng chậm chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh

tế đất nước Lao động nước ta chủ yếu vẫn hoạt động trong khu vực sản xuất vật chất.Trong những năm tới, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nông thôn theo hướng nhằm mụctiêu đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu, nâng cao thu nhập của nông dân, triển khaithành công các chương trình khuyến nghề để tạo môi trường và thu hút nông dân làm việctrong các ngành nghề phi nông nghiệp Có như vậy mới tạo ra sự đột biến trong chuyểndịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta

1.3.2.2.Hiện trạng sử dụng lao động phân theo các thành phần kinh tế.

Lao động phân theo thành phần kinh tế sau đổi mới có nhiều chuyển biến rõ nét do chúng

ta phát triển kinh tế nhiều thành phần Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch từ khuvực nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Sựchuyển dịch này phản ánh quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế

Bảng12: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta

giai đoạn 2000-2016

Đơn vị : %

Kinh tế nhà nước 9,3 9,5 10,4 10,4 9,8Kinh tế ngoài nhà nước 90,1 88,9 86,3 85,7 85,8Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,5 3,3 9,8 4,4

Nguồn http://gso.gov.vn

1.3.2.3 Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn

Do đặc điểm và tính chất của nền kinh tế của nước ta là nông nghiệp vẫn là ngành kinh tếchủ yếu, nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều hạn chếnên vẫn còn sử dụng một lực lượng lao động đông Do đó đa số người dân của nước ta vẫnphải sinh sống ở nông thôn – gắn với sản xuất nông nghiệp Vì vậy, phần lớn lao độngnước ta vẫn sống ở nông thôn Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra nhanh, nhưngtrình độ đô thị hoá còn thấp, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đô thị vẫn cònđang tiếp diễn Hơn nữa, đa số các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ… nên số lao

Trang 27

động thành thị của nước ta vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả nước.Tuy nhiên, lao động ở khu vức thành thị có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.Năm 2005 lao động ở nông thôn nước ta chiếm 75% số lao động, tuy nhiên năm 2016 con

số này đã giảm xuống nhanh còn 68,3% Lao động ở thành thị thấp nhưng đang tăng cao

từ 20,1% năm 1996 đến 31,7 % năm 2016

Năng suất lao động nước ta tuy có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung còn thấp, Thời gian

sự dụng lao động vẫn còn dư thừa nhiều, ở vùng nông thôn hiện nay năng suất lao độngngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp, ngành nông nghiệp chưa chú trọng phát triển theochiều sâu Lao động trong ngành nông nghiệp có số giờ làm việc bình quân thấp với 34,74giờ/tuần năm 2016 (so với mức chung 47,39 giờ/tuần) Loại hình “lao động tự làm” và “laođộng gia đình” là những nhóm lao động yếu thế, công việc không ổn định Sự chuyển dịch

cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷtrọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ còn chậm Trình độ của lao động trong khuvực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất thấp Do đó, dù thiếu việc làm nhưng họ vẫnkhông có năng lực chuyển đổi sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Xu hướng

di cư 2016 chỉ ra lao động trẻ mới bước vào thị trường lao động (độ tuổi từ 14-24) di cưnhiều nhất và phần lớn tới khu vực thành thị Tình trạng sử dụng lao động trái nghề cònkhá phổ biến Sự bất cập trong đào tạo nghề và khả năng đáp ứng việc làm

1.3.3 Vấn đề việc làm

1.3.3.1 Vấn đề việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta

Việc làm mọi hoạt động lao động của con người tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăncấm được gọi là việc làm Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: Các hoạtđộng được trả công dưới dạng tiền mặt hoặt bằng hiện vật, những công việc tự làm để thulợi nhuận cho bản thận hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công cho việclàm đó Người có việc làm và tỉ lệ người có việc làm là những người từ ¿ 15 tuổi (trongnhóm dân số hoạt động kinh tế) đang làm việc để nhận lương, tiền công, hay hiện vật;Đang làm công việc không được hưởng lương, tiền công trong sản xuất, kinh doanh của hộgia đình; Hoặc đã có công việc trước đó, song tạm thời không có việc làm và sẽ tiếp tụclàm việc sau thời gian nghỉ việc Tỉ lệ người có việc làm là (%) của số người có việclàm/tổng số dân hoạt động kinh tế trong thời điểm đó Người thất nghiệp và tỉ lệ người thất

nghiệp (%) là những người ¿ 15 tuổi trở lên (trong nhóm dân số hoạt động kinh tế)không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc Cụ thể là họ có hoạt động đi tìm việc làm,hoặc không biết tìm ở đâu, hay tìm mãi không được Có số giờ làm việc < 8 giờ/1tuần,muốn sẵn sàng làm thêm, nhưng không tìm được việc Tỉ lệ người thất nghiệp là phần trăm(%) của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế

Thất nghiệp và thiếu việc làm tác động rất lớn đên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đấtnước cũng nhu cá nhân người lao động Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế vàlạm phát Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vàohoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản đểphát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái-suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu

tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việclàm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạmphát Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp và lạm phát luônluôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì tỷ

lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng thấtnghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm Mối quan hệ này cần được quan tâmkhi tác động vào các nhân tố kính thích phát triển- xã hội

Trang 28

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểutình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinhnhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đốivới nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậmchí dẫn đên biến động về chính trị.

Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động Người lao động bị

thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người laođộng và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyểndổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sứckhoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thấtnghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họđến những sai phạm đáng tiếc…

Tình hình việc làm của nước ta tương đối phức tạp Năm 2016, tỉ lệ thất nghiệp và thiếuviệc làm của nước ta tương đối cao Tỉ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,3%, trong đó ở thànhthị cao hơn lên đến 3,23%, ở nông thôn con số này chỉ là 1,84% Tỉ lệ thiếu việc làm củanước ta cũng có sự khác nhau, trung bình cả nước là 1,66%, thành thị là 0,73%, nông thôn

là 2,12% Tình trạng này gấp 2 lần của nước khác trong khu vực Đông Nam Á Tình trạngthất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta lại càng gay gắt hơn khi tình trạng này lại tập trungchủ yếu vào độ tuổi từ 14 – 24 tuổi (34%), từ 25 – 34% (28,2%) Đây là lực lượng laođộng khá sung sức và nhanh nhạy lại nhạy cảm với các vấn đề xã hội nếu thiếu việc làm.Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta diễn ra không đều trên phạm vi cảnước

Bảng13: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta, năm 2016

Đơn vị:%

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

Chung Thànhthị Nôngthôn Chungs Thànhthị Nôngthôn

Đồng bằng sông Hồng 2,24 3,23 1,73 1,05 0,57 1,29Trung du và miền núi Bắc Bộ 1,17 3,20 0,77 1,53 0,79 1,67Bắc Trung Bộ & DH miền Trung 2,78 4,30 2,17 2,04 1,19 2,37Tây Nguyên 1,24 2,19 0,88 2,00 0,58 2,53Đông Nam Bộ 2,46 2,61 2,19 0,45 0,36 0,62Đồng bằng sông Cửu Long 2,89 3,73 2,62 3,05 1,33 3,60

Nguồn http://gso.gov.vn

Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta do những nguyênnhân cơ bản sau đây: Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ,chúng ta có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đạihội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi trọng cơcấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế,chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triểnnhững ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn chếkhả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều điều kiện để

Trang 29

người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người khác Chức năng của Nhà nước trongviệc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ Thứ hai,thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta còn do nguyên nhân khiến người lao động bị mấtviệc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu Tình trạng suy giảm kinh tế toàncầu làm cho tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, làm cho nhiều quốc gia phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thách thức Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệpphải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanhnghiệp xuất khẩu Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm Đây lànguyên nhân chủ yếu Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạngsuy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vàođầu tư ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ) Danh sách cácdoanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều Hậu quả lànạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm nay Tiếp đó phải kể đến là thói quen đềcao việc học để “làm thầy” mặc dù nếu bản thân học “làm thợ” sẽ tốt hơn hay “thích làmNhà nước, không thích làm cho tư nhân”; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khảnăng của bản thân và nhu cầu xã hội Một bộ phận lao động trẻ có biểu hiện ngộ nhận khảnăng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình.Chọn nghề theo “nếp nghĩ” sẽ dễ mắc những sai lầm Rất nhiều lao động trẻ “nhảy việc” đểtìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc Lao động Việt Nam có trình

độ tay nghề thấp chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao Việc kỹnăng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, cácnhu cầu thị trường lao động và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới Do đó, laođộng vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định

3.3.3.2 Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta.

Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động của thị

trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cânbằng của thị trường lao động khi mà nhu cầu việc làm cao hơn chỗ làm việc (cầu > cung).Trong những năm gần đây, các chính sách khuyến khích sản xuất, đa dạng hóa các thànhphần kinh tế đã làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, tạo thêm được nhiều việc làm mới.Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động cao nên vấn đề thất nghiệp vẫncòn là thách thức lớn đối với nước ta

+ Đối với cả nước: Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác

tốt tiềm năng của mỗi vùng; vừa tạo thêm việc làm mới

+ Đối với các vùng nông thôn: Đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế; Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống;công nghiệp hóa nông thôn

+ Đối với các thành phố lớn: Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ qui mô

nhỏ, kĩ thuật tinh xảo, thu hồi vốn nhanh, cần nhiều lao động; Mở rộng liên doanh, đầu tưnước ngoài và xuất khẩu lao động

+ Đối với giáo dục – đào tạo: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo; đẩy mạnh hoạt

động hướng nghiệp, dạy nghề trong nhà trường và giới thiệu việc làm để giúp người laođộng tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm thích hợp Vấn đề giải quyết việc làm phảiđược toàn xã hội quan tâm

Chương 2:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Trang 30

2.1 Phương tiện dạy học

2.1.1 Atlat địa lí Việt Nam

Atlat địa lí Việt Nam là một phương tiện dạy và học không thể thiếu của môn địa lí trongnhà trường phổ thông, đặc biệt là trong thi học sinh giỏi quốc gia

Có thể sử dụng nhiều trang Atlat khai thác kiến thức về dân cư Việt Nam

* Atlat trang 15 – Dân số :

Hình 6: Atlat trang 15- Dân số Việt Nam

Nội dung chủ yếu của bản đồ này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư và các biểu

đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theo giới tính và theo

độ tuổi, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành

Học sinh có thể sử dụng trang Atlat này trong bài 21: Đặc điểm dân số và phân bố dân cưnước ta, bài 22: lao động và việc làm, bài 23: Đô thị hóa

Giáo viên có thể đặt câu hỏi khai thác Atlat:

- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giảithích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên?

- Dựa vào Atlat trang 15 và kiến thức đã học, hãy so sánh và phân tích tháp dân số nước tanăm 1999 và 2007 từ đó rút ra những nhận xét cần thiết

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thayđổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007

Trang 31

* Atlat trang 16 – Dân tộc

Hình 7: Atlat trang 16- Dân tộc

Nội dung thể hiện chính trên bản đồ là cộng đồng các dân tộc Việt Nam thông qua sự phân

bố của các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện cơcấu các nhóm dân tộc Việt Nam

Học sinh có thể sử dụng trang Atlat này trong bài 21: Đặc điểm dân số và phân bố dân cưnước ta, chuyên đề: “Các dân tộc Việt Nam” dành riêng cho các lớp chuyên Sử địa

Giáo viên có thể đặt các câu hỏi gợi ý: Dựa vào Atlat trang 16 và kiến thức đã học, phântích đặc điểm phân bố các dân tộc Trung du miền núi Bắc Bộ

Ngoài các trang Atlat 15,16, học sinh có thể kết hợp sử dụng các trang Atlat khác để giảithích được nguyên nhân của sự phân bố dân cư, dân tộc của mỗi vùng lãnh thổ

2.1.2 Video

Giáo viên cho học sinh xem một số video, tư liệu về dân cư Việt Nam làm tăng hứng thúhọc tập, bài học sinh động, hấp dẫn, kích thích tư duy, khả năng ghi nhớ của học sinh.Links một số video minh họa:

Trang 32

sức thuyết phục cao, giúp cho người nghiên cứu, học tập, lượng hoá các mô hình, kiến

thức, quy luật, quan điểm, đặc biệt trong địa lí kinh tế Số liệu còn có khả năng cụ thểhoá khái niệm, quy luật địa lí thông qua phân tích, so sánh, đối chiếu (Ví dụ: khái niệm

“bùng nổ dân số” )

Qua nhận xét, phân tích số liệu thống kê và các hình thức biểu hiện trực quan (biểu, bản

đồ) làm sáng tỏ mối quan hệ địa lí, qua đó học sinh tự tìm ra và giải thích được chúng Các

số liệu lựa chọn, được phân tích, mang tính chất đặc trưng thể hiện được bản chất quy luật

của các hiện tượng, thể hiện được bản chất và mối quan hệ trong sự phát triển kinh tế xã

hội sẽ là những dữ liệu không thể thiếu trong khi trình bày một hiện tượng, vấn đề, quátrình phát triển kinh tế xã hội

Đối với nội dung dân cư Việt Nam, chủ yếu các số liệu có thể sử dụng trong sách giáokhoa Địa lí 12 nâng cao Tuy nhiên, các số liệu trong sách giáo khoa chủ yếu sử dụng đếnnăm 2005 Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể cập nhật thêm các số liệu,bảng số liệu mới cho phù hợp với thực tiễn tình hình dân số Việt Nam hiện nay

Dưới đây là một số bảng số liệu về nội dung dân số Việt Nam có thể tham khảo

Bảng14: Dân số trung bình cả nước và các vùng giai đoạn 2011 – 2016

Đơn vị: nghìn người

Cả nước 87.860,4 88.809,3 89.759,5 90.728,9 91.713,3 92.695,1Đồng bằng sông

Hồng 18838,1 19097,2 19294,4 19505,8 19714,2 19909,2Trung du và miền

núi Bắc Bộ 12468,8 12595,2 12723,9 12866,9 13015 13208,9Bắc Trung Bộ và

DH.miền Trung 19.104,9 19.243,3 19.387,5 19.522,5 19.658,0 19.798,8Tây Nguyên 5.282,2 5.363,3 5.445,8 5.525,8 5.607,9 5.693,2Đông Nam Bộ 14.799,6 15.130,6 15.459,3 15.790,4 16.127,8 16.424,3

Trang 34

2016 92.695,1 31.986,0 60.709,1

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 18: Tỉ số giới tính cả nước và các vùng giai đoạn 2005 – 2016

Đơn vị: số bé trai/100 bé gái)

2005 2008 2010 2013 2016

Đồng bằng sông Hồng 109,3 119,0 116,2 124,6 113,7Trung du và miền núi phía Bắc 101,8 114,2 109,9 112,4 122,6Bắc Trung Bộ và duyên hải miền

Tây Nguyên 108,5 116,7 108,2 114,1 117,3Đông Nam Bộ 106,8 116,8 105,9 114,2 103,1Đồng bằng sông Cửu Long 103,8 102,8 108,3 103,8 102,9

Bảng 20: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo giới tính và phân

theo thành thị, nông thôn

Trang 35

Bảng 21: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cả nước và các vùng năm 2016

Đơn vị: %

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

Trung du và miền núi phía Bắc 1,17 1,53

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 2,78 2,04

Đồng bằng sông Cửu Long 2,89 3,05

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.1.4 Sơ đồ tư duy

Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức bài học, giúp học sinh dễ dàngghi nhớ các nội dung cốt lõi của bài học

Giáo viên có thể đưa ra sơ đồ tư duy hoặc yêu cầu học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy chobài học hoặc một nội dung nào đó trong bài học

Dưới đây là một số sơ đồ tư duy có thể tham khảo để dạy phần dân cư Việt Nam

Hình 8: Sơ đồ tư duy bài “ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta”

Hình 9: Sơ đồ tư duy bài “ Lao động và việc làm”

Trang 36

Hình 10: Sơ đồ tư duy bài “ Đô thị hóa”

2.2 Phương pháp và kĩ thuật dạy học

Trang 37

Trong quá trình dạy học chuyên đề dân cư Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng nhiều phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao Mỗi bài học, hoạt động học tậpcần có sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học Trong báo cáo này,chúng tôi chỉ đề cập tới một số phương pháp kĩ thuật dạy học tiêu biểu đã sử dụng.

2.2.1 Phương pháp dạy học

2.2.1.1 Dạy học dự án

Có thể hiểu dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra sảnphẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thể hiện với tính tự lực cao trongtoàn bộ quá trình học tập Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự án

Có thể thấy những đặc điểm cơ bản của dạy học dự án bao gồm: Định hướng thực tiễn, có

ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú người học, tính phức hợp, định hướng hànhđộng, tính tự lực cao của người học, cộng tác làm việc và định hướng sản phẩm Về mụctiêu, dạy học dự án vừa tạo ra sản phẩm vừa thực hành nghiên cứu lại giải quyết được mộtvấn đề

Dạy học dự án có những ưu điểm nổi trội sau: Gắn lý thuyết và thực hành, tư duy và hànhđộng, nhà trường và xã hội; kích thích động cơ và hứng thú cho người học; phát huy tính

tự lực và tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; rèn luyện khả năng giải quyếtnhững vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ và kiên nhẫn; rèn luyện năng lực cộng táclàm việc; rèn luyện năng lực đánh giá Đặc biệt, ưu điểm nổi bật nhất của dạy học dự án làtập trung vào một câu hỏi lớn hoặc một vấn đề quan trọng có thể có nhiều quan điểm liênquan tới nhiều bộ môn khác nhau Đây còn là cơ hội đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiềuhoạt động khác nhau dựa trên các thông tin có thể tiếp cận được, đòi hỏi thực hiện trongmột thời gian nhất định nhằm phát huy sự hợp tác

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là dạy học dự án không có những nhược điểm Thựctiễn cho thấy, dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức lý thuyết mangtính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản Mặt khác, dạy học dự án đòihỏi nhiều thời gian vì vậy phương pháp dạy này không thể thay thế cho phương phápthuyết trình và luyện tập mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương phápdạy học truyền thống Về kinh tế, dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chínhphù hợp

Dân cư là nội dung tương đối gần gũi với học sinh Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh

thực hiện 1 dự án nhỏ: “Tìm hiểu đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư của địa phương”

- Học sinh và giáo viên cùng nhau thảo luận tìm ra chủ đề

“Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư của địa phương”

Dựa trên nhu cầu nguyện vọng của học sinh, giáo viên chia lớp thành các nhóm, giaonhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu quy mô dân số, thành phần dân tộc của địa phương

+ Nhóm 2: Tìm hiểu gia tăng dân số, cơ cấu dân số của địa phương

+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự phân bố dân cư của địa phương

- Các nhóm thảo luận, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ dưới sự trợ giúp của giáoviên

- Các nhóm tiến hành thu thập tài liệu, thực địa, hoàn thành báo cáo

Trang 38

- Các sản phẩm báo cáo, thảo luận trong thời gian 1 tiết học.

2.2.1.2 Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai giúp học sinh tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định vàtiếp cận quan điểm của người khác Mặt khác khi tham gia đóng vai học sinh phải thể hiệndiễn xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng tượng, sáng tạo củahọc sinh đã tạo cho người học cảm xúc Đó là cơ sở học sinh quan tâm đến những vấn đềthực tế, đặc biệt đối với môn địa lí là môn khoa học xã hội, gắn liền với thực tế cuộc sống,trình bày nhiều vấn đề gần gũi với học sinh thì sử dụng phương pháp đóng vai sẽ mang lạihiệu quả cao

Trong chuyên đề địa lí dân cư Việt Nam, phương pháp này phù hợp khi áp dụng cho các

em học sinh đứng ở vị trí của một lãnh đạo, cán bộ dân số để đưa ra những chiến lược, biệnpháp giải quyết vấn đề dân số, lao động, việc làm Phương pháp đạt hiệu quả cao nhất khiđược kết hợp với phương pháp làm việc nhóm và tranh luận

Ví dụ:

Từ vị trí người cán bộ dân số địa phương, em hãy nêu những biện pháp sử dụng hợp lí và

có hiệu quả nguồn lao động của địa phương hay đưa ra những hướng giải quyết việc làmcho người lao động hiện nay tại địa phương…

2.2.1.3 Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập(nghiên cứu, thảo luận ) theo các nhóm học sinh Một trong những lí do chính để sử dụngphương pháp này nhằm khuyến kích học sinh trao đổi và biết cách làm hợp tác với ngườikhác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập Phương pháp này giúpcác em có khả năng tương tác với người học khác, là một cách để học tập cách định hướngbài làm, sử dụng phương tiện để giải quyết vấn đề Tuy nhiên nó đòi hỏi thời gian nhấtđịnh để các nhóm làm việc, thảo luận và trình bày

Ở phần địa lí dân cư Việt Nam, khi giảng dạy các nội dung phân bố dân cư chưa hợp lí, cơcấu lao động, ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội thì phương phápthảo luận nhóm là phương pháp có hiệu quả

2.2.2 Một số kĩ thuật dạy học

2.2.2.1 Kĩ thuật động não

Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đềcủa các thành viên trong thảo luận nhóm Các thành viên được cổ vũ tham gia một cáchtích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng) Quy tắc của độngnão: Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên; liên

hệ với các ý tưởng đã được trình bày; khuyến khích số lượng các ý tưởng; cho phép sựtưởng tượng và liên tưởng

Trong các bài học về dân cư Việt Nam, có nhiều nội dung có thể sử dụng kĩ thuật độngnão:

Ví dụ: - Bài 21 Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư (ban nâng cao)

+ Học sinh liệt kê các tác động của gia tăng dân số nhanh trong 2 phút ra giấy

+ Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng liệt kê, các học sinh khác lên bổ sung thậtnhanh Trong quá trình, học sinh liệt kê trên bảng, giáo viên không đánh giá, không hạnchế ý kiến

Trang 39

- Bài 22 Lao động và việc làm (Ban nâng cao)

Học sinh liệt kê nhanh biện pháp giải quyết việc làm…

2.2.2.2 Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối

Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đíchxem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau Mục tiêu của tranh luận không phải nhằmđánh bại ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau.Thông qua kĩ thuật dạy học này còn góp phần phát triển ở học sinh năng lực ngôn ngữ vàgiao tiếp, hợp tác

Ví dụ: Bài 23 Đô thị hóa (Ban nâng cao), giáo viên đưa ra nội dung thảo luận: “Phân tíchtác động của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội”

- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về mộtluận điểm cần tranh luận Chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyệnvọng muốn đứng về phe ủng hộ (thế mạnh, thuận lợi), hay phe phản đối (khó khăn, hạnchế…)

+ Nhóm 1: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh những tác động tích cực của đô thị hóa đến

sự phát triển kinh tế - xã hội

+ Nhóm 2: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến

sự phát triển kinh tế - xã hội

- Bước 2: Các thành viên trong các phe đưa ra ý kiến cá nhân, trao đổi trong nhóm và đưa

ra các lập luận của nhóm mình

- Bước 3: Giáo viên tổ chức cho các nhóm đưa ra các ý kiến, lập luận của nhóm mình, giáoviên đánh giá tổng kết, chính xác hóa nội dung nhận thức

2.2.2.3 Kĩ thuật khăn trải bàn

Là một kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt độngnhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệmcủa cá nhân học sinh, phát triển sự tương tác giữa học sinh với học sinh

Cách tiến hành:

- Chia học sinh thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh Chia phần xung quanh thànhcác phần theo số thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xungquanh

-Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vòng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và viết vàophần mang số của mình

-Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thốngnhất câu trả lời

-Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa

Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:

Nếu số học sinh trong một nhóm quá đông, có thể phát cho học sinh những mãnh giấy nhỏ

để học sinh ghi lại ý kiến cá nhân Sau đó đính những ý kiến vào phần khăn mang số củahọ

Trong quá trình thảo luận, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn Những ýkiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau Nếu có những ý kiến chưa thống nhất và cá

Trang 40

nhân vẫn bảo lưu thì đính ở phần xung quanh khăn trải bàn (khi trình bày có thể chia sẻtoàn lớp hoặc với riêng giáo viên).

Ví dụ: Dạy bài 22 Lao động và việc làm (ban nâng cao)

Hoạt động học tập: Tìm hiểu cơ cấu lao động

- Chia học sinh thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh và phát giấy A0 cho các nhóm

Nhóm 1,4: nhiệm vụ: từ bảng 22.2, so sánh, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khuvực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005

Nhóm 2,5: nhiệm vụ: Từ bảng 22.3, so sánh, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theothành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005

Nhóm 3,6: nhiệm vụ: Từ bảng 22.3, so sánh, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theonông thôn và thành thị ở nước ta

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh Chia phần xung quanh thành 4phần theo số thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xungquanh Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vòng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề vàviết vào phần mang số của mình Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trongnhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vàophần chính giữa

- Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, giáo viên gọi 3 nhóm đại diện cho

3 nhiệm vụ dán phần giấy A0 lên bảng và trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá nội dung trình bày và hoạt động của các nhóm

cư Việt Nam Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12 Đây là yêu cầu tối thiểu bởimột lí do đơn giản không học bài, không nắm được kiến thức cơ bản thì không nên tốn thờigian và cả công sức, tiền bạc vào việc thi cử

- Tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi Điềunày chủ yếu nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc

3.1.1.2 Hướng dẫn trả lời

Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung Khi cần kiểm tra kiến thức cơbản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong bài "Đặc điểmdân số và phân bố dân cư ở nước ta", "Lao động và việc làm", "Đô thị hóa"… trong SGKĐịa lí 12 Do vậy, ở đây không đặt vấn đề phân loại câu hỏi Có chăng chỉ là phân loại câuhỏi theo nội dung SGK, hoặc nội dung thể hiện trong Atlat

Ngày đăng: 12/12/2018, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w