1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ CƯƠNG cơ sở dữ liệu đất đai

27 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Khái niệm - Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Trang 1

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

1. Trình bày khái niệm thông tin và dữ liệu? Thông tin và dữ liệu có mối quan hệ với nhau như thế nào?(5-7)

a. Khái niệm thông tin và dữ liệu

Thông tin là :

- Là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh(thông qua tiếp xúc với nó)

- Là 1 hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn trong trạng thái của nơi nhận tin

- Là dữ liệu được đặt vào một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho người sử dụng cuối cùng

- Là cơ sở cho tất cả các quyết định, là một hay tập hợp những phần tử mà người ta thường gọi là các tín hiệu phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, một hiện tượng hay một quá trình nào đó của sự vật, hiện tượng thông qua một quá trình nhận thức (bởi các giác quan của con người)

Dữ liệu là tập hợp thô các sự thực, dữ liệu đất đai có thê được thu thập và lưu trữ ở dạng thứ tự số hay chữ (được ghi lại trong sổ tay ghi chép hay sổ tay điều tra) hoặc dưới dạng đồ hoạ (như bản đồ hay ảnh hàng không hay ảnh vệ tinh) hoặc dưới dạng

số hoá (sử dụng phương pháp điện tử) Để trở thành thông tin các dữ liệu thô phải được xừ lý để những người ra quyết định, người sử dụng thông tin có thể hiểu được chúng

b. Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

Dữ liệu (data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới thực mà chúng ta gặp hàng ngày bằng nhiều cách thể hiện khác nhau Một số dạng thường dùng

để biểu diễn dữ liệu như văn bản (text), số (number), biểu tượng (symbol), hình ảnh (image), âm thanh (audio), phim ảnh (video)

Dữ liệu nhận một số giá trị có thề xác định trên một tập hợp nào đó (Ví dụ: giá trị của mã bưu chính phải là số và năm ký tự chữ, ) Dữ liệu biểu diễn một tập hợp các giá trị mà khó biết được sự liên hệ giữa chúng (Ví dụ: tháng 4, giải phóng miên Nam, 30, 1975 ) Như vậy, khái niệm dữ liệu hẹp hơn khái niệm thông tin Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, )

Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên có thông tin là: ngày 30 tháng 4 năm 1975_giải phóng miền Nam

Trang 2

2. Cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu được tổ chức và phân loại như thế nào? (8)

b. Phân loại

Cơ sở dữ liệu đưọc phân làm nhiều loại khác nhau:

- Cơ sở dữ liệu dạng file: dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể là text, ascii *.dbf Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là Foxpro

- Cơ sở dữ liệu quan hệ: dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi là các thực the, giữa các thực thê này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ, mỗiquan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính Các hệ quàn trị hỗ trợ cơ sờ dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, MySQL

- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bảng

dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng Mỗi bàng xem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng Các hệ quản trị có

hỗ trợ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng như: MS SQL server, Oracle, Postgres

- Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với định dạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag Đây là cơ sở dữ liệu có nhiều

ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên cơ sờ dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng

Nói cách khác, một cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ trên máy tính, có nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình Dữ liệu là những sự kiện có thể ghi lại được và có ý nghĩa

c. Tổ chức cơ sở dữ liệu

- Table (Bảng): Là một thành phần cơ bàn trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu

quan hệ Bảng được hỉnh thành khi sắp xếp các thông tin có liên quan với nhau theo hàng và cột Các hàng tưong ứng với các bản ghi (record) dữ liệu và các cột tưong ứng với trường dữ liệu

- Record (bản ghi); trong chương trình quàn trị cơ sở dữ liệu, đây là một đơn vị

hoàn chỉnh nhỏ nhất của dữ liệu, được lưu trữ trong những trường hợp dữ' liệu đã được đặt tên Trong môt cơ sở dữ liệu dạng bảng, bản ghi dữ liệu đồng nghĩa với hàng (row) Bàn ghi chứa tát cả các thông tin có liên quan với mẫu tin mà cơ sở dữliệu đang theo dõi

Trang 3

- Field (Trường dữ liệu): trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu, đây là không

gian dành cho một mẫu thông tin trong bản ghi dữ liệu Trong chương trình quàn trị CSDL dạng bảng với dữ liệu được tổ chức theo hàng và cột, thì trường dữ liệu tương ứng với các cột

3. Trình bày tính chất của cơ sở dữ liệu.(9)

- Một cơ sở dữ liệu biểu thị một khía cạnh nào đó của thế giới thực như hoạt động cùamột công ty, một nhà trường, một ngân hàng Những thay đổi của thế giới thực phải được phản ánh một cách trung thực vào trong cơ sở dữ liệu Những thông tin được đưa vào trong cơ sở dữ liệu tạo thành một không gian cơ sở dữ liệu hoặc là một “thế giới nhỏ” (miniworld)

- Một cơ sở dữ liệu là một tập họp dữ liệu liên kết với nhau một cách logic và mang một ý nghĩa cố hữu nào đó Một cơ sở dữ liệu không phải là một tập hợp tuỳ tiện

- Một cơ sở dữ liệu được thiết kế và được phổ biến cho một mục đích riêng Nó có một nhóm người sử dụng có chủ định và có một số ứng dụng được xác định phù hợp với mối quan tâm của người sử dụng Nói cách khác, một cơ sở dữ liệu có một nguồn cung cấp dữ liệu, một mức độ tưong tác với các sự kiện trong thế giới thực và một nhóm người quan tâm tích cực đến các nội dung của nó

- Một cơ sở dữ liệu có thể có cỡ tuỳ ý và có độ phức tạp thay đổi Có những cơ sở dữ liệu chỉ gồm vài trăm bản ghi (như cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý lương ở một cơ quan nhỏ), và có những cơ sở dữ liệu có dung lượng rất lớn (như các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính cước điện thoại, quản lý nhân sự trên một phạm vi lớn) Các cơ

sở dữ liệu phài được tổ chức quản lý sao cho những người sử dụng có thể tìm kiếm dữliệu, cập nhật dữ liệu và lấy dữ liệu ra khi cần thiết Một cơ sở dữ liệu có thề được tạo

ra và duy trì một cách thủ công và cũng có thể được tin học hoá Một cơ sở dữ liệu tinhọc hoá được tạo ra và duy tri bằng bằng một nhóm chương trình ứng dụng hoặc bằngmột hệ quàn trị cơ sở dữ liệu

4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Trình bày chức năng và nhiệm vụ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu? Khái lược các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay.(9-10)

a. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Hệ quản trị CSDL là 1 phần mềm quản lí cấu trúc của CSDL và kiểm soát việc truy xuất dữ liệu, bao gồm các chức năng: tạo và bảo toàn CSDL, cho phép truy xuất CSDL theo thẩm quyền,phục vụ dữ liệu theo yêu cầu và cập nhật dữ liệu

b. Chức năng và nhiệm vụ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Nhiệm vụ chính của một hộ quản trị CSDL là quản lý dữ liệu hiệu quả Do đó, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải thực hiện các chức năng quan trọng nhẳm đảm báo tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Hệ quản tri cơ sở

Trang 4

dữ liệu có hai khả năng chính lả khả năng quản lý bển vững dữ liệu vả khả năng truy xuất một số lưọng lớn dữ liệu một cách hiệu quà.

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có các chức năng như: quản lý dữ liệu, quản lý lưu trữ

dữ liệu, quản lý nhập - xuất dữ liệu, quản Ịý bào mật dữ liệu, điều khiển truy xuất nhiều người dùng, quản lý sao lưu vả phục hồi CSDL, quản lý sự toản vẹn dữ liệu,cung cấp cơ chế truy xuất dữ liệu qua ngôn ngữ truy xuất CSDL và giao diện (interface) lập trình ứng dụng, cung cấp các thủ tục giao tiếp với CSDL

c. Khái lược các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay.

Đa số hệ quản trị CSDL sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc (Structured Query Language - SQL) Các hệ quản tri CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là MySQL, Oracle PostgreSQL SQL Server, DB2, Infomix,

5. Cấu trúc dữ liệu là gì? Cho ví dụ về cấu trúc dữ liệu.(12)

a. Cấu trúc dữ liệu

- Cấu trúc dữ liệu là cách lưu trữ, tổ chức dữ liệu có thứ tự, có hệ thống để dữ liệu

có thể được sử dụng một cách hiệu quà

Dưới đây là 2 khái niệm nền tảng hình thành nên một cấu trúc dữ liệu:

- Interface: Mỗi cấu trúc dữ liệu có một Interface Interface biểu diễn một tập hợp các phép tính mà một cấu trúc dữ liệu hỗ trợ Một Interface chỉ cung cấp danh sáchcác phép tính được hỗ trợ, các loại tham số mà chúng có thể chấp nhận và kiểu trả

về của các phép tính này

- Implementation (có thể hiểu là sự triển khai): Cung cấp sự biểu diễn nội bộ của một cấu trúc dữ liệu Implementation cũng cung cấp phần định nghĩa của giải thuậtđược sử dụng trong các phép tính của cấu trúc dữ liệu

b. Ví dụ

Dữ liệu về đối tượng có thể khác nhau tùy thuộc vào mục địch quản lý Ví dụ: cùng là

dữ liệu về đối tượng sinh viên nhưng với mục đích quản lý khác nhau thì sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Với mục đích quản lý điểm, dữ liệu về đối tượng sinh viên sẽ bao gồm: Tên, Mã sinh viên, Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3

Với mục đích quản lý thông tin cá nhân, dữ liệu về đối tượng sinh viên sẽ bao gồm: Tên, Địa chỉ, Ngày Sinh, Quê Quán, Lớp

6. Trình bày đặc điểm và tầm quan trọng của cấu trúc dữ liệu (12-13)

a. Đặc điểm

Trang 5

-Chính xác: Sự triển khai của cấu trúc dữ liệu nên triển khai Interface của nó 1 cách chính xác.

-Độ phức tạp về thời gian (Time Complexity): Thời gian chạy hoặc thòi gian thực thi của các phép tính của cấu trúc dữ liệu phải là nhỏ nhất có thể

- Độ phức tạp về bộ nhớ (Space Complexity): Sự sử dụng bộ nhớ cùa mỗi phép tính của cấu trúc dữ liệu nên là nhỏ nhất có thể

- Tốc độ bộ vi xử lý: Mặc dù bộ vi xử lý có tốc độ rất cao, tuy nhiên nó cũng có giớihạn và khi lượng dữ liệu lên tới hàng tỉ bản ghi thì tốc độ xử lý cũng sẽ không còn được nhanh nữa

- Đa yêu cầu: Khi hàng nghìn người dùng cùng thực hiện một phép tính tìm kiếm trên một Web Server thì cho dù Web Server đó có nhanh đến mấy thì việc phái xử lý hàng nghìn phép tính cùng một lúc là thực sự rất khó

Để xử lý các vấn đề trên, các cấu trúc dữ liệu là một giải pháp tuyệt vời Dữ liệu có thể được tồ chức trong cấu trúc dữ liệu theo một cách để khi thực hiện tìm kiếm một phần tử nào đó thì dữ liệu yêu cầu sẽ được tìm thấy ngay lập

tức

9. Chuẩn trao đổi và phân phối dữ liệu đất đai là gì? (14-15)

CSDL đất đai là tài sản nhà nước, được đầu tư xây dựng để quản lý, khai thác, cập nhật và chia sẻ cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đất đai Do

đó, việc liên thông, trao đổi, phân phối dữ liệu đất đai giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đòi hỏi phải có sự thống nhất về cách thức trao đổi; Ngôn ngữ, địnhdạng trao đổi; Mô hình trao đổi; Quy trình trao đổi và nó được gọi là Chuẩn trao đổi

và phân phối dữ liệu đất đai

10. Trình bày các cách thức trao đổi dữ liệu đất đai.(15)

Bên cung cấp và bên khai thác có thể trao đổi qua các cách thức sau:

Trang 6

- Trao đổi trực tiếp: Hệ thống thông tin của bên khai thác có nhu cầu khai thác thông tin, dữ liệu kết nối trực tiếp tới hệ thống thông tin của bên cung cấp để truy cập thông tin, dữ liệu.

- Khai thác trực tuyến: Bên khai thác truy cập vào cổng thông tin điện tử cung cấp

dữ liệu của bên cung cấp để chọn, trích lọc dữ liệu và tải về hoặc tải dữ liệu đã chuẩn bị sẵn để nhập vào hệ thống của bên khai thác

Khuyến nghị triển khai cả hai cách thức trao đổi dữ liệu, ưu tiên cách thức trao đổi trực tiếp, tự động giữa hai hệ thống thông tin không cần can thiệp bởi con người

11. Cơ sở dữ liệu đất đai là gì? Cơ sở dữ liệu đất đai có bao nhiêu thành phần? Trình bày nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai.(41

a Khái niệm

- Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; thống kê kiểm kê đất đai; lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai

b Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai

- Cơ sở dữ liệu đất đai địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền vơi đất; thống kê kiểm kê đất đai,; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điề u tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra , giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai Theo đó, cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau:

+ Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai

+ Cơ sở dữ liệu địa chính

+ Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai

+ Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Cơ sở dữ liệu giá đất;

+ Cơ sở dữ liệu thống kê kiểm kê đất đai;

+ Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về đất đai;

Trang 7

+ Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các CSDL thành phần khác

c. Nội dung của CSDL đất đai

- Địa chính

- Giá đất

- Thống kê kiểm kê đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất

1.3.2 Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

1.3.2.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- CSDL địa chính phải được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp huyện và tích hợp vào CSDL đất đai Nội dung xây dựng CSDL địa chính được thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường

- Việc xây dựng CSDL địa chính được thực hiện gồm:

+ Công tác chuẩn bị

+ Thu thập tài liệu, dữ liệu

+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu

+ Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền

+ Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin

+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

+ Hoàn thành dữ liệu địa chính

+ Xây dựng siêu dữ liệu địa chính

+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính

+ Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống

Lưu ý:

+ Trường hợp xây dựng CSDL địa chính đối với các xã, phường (thị trấn) đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính bằng công nghệ bản đồ số, đã hoặc đang thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải thực hiện chỉnh lý biến động, hoàn thiện bản đồ địa chính cho phù hợp giữa giấy chứng nhận, bản đồ và hiện trạng ngoài thực địa đồng thời với việc xây dựng CSDL địa chính

Trang 8

+ Trường hợp xây dựng CSDL địa chính đối với các xã, phường (thị trấn) đang đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận thì để tiết kiệm chi phí, việc xây dựng CSDL địa chính phải thực hiện đồng thời, song song với quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSD đất cho tất cả các thửa đất trong địa giới hành chính cấp xã.

1.3.2.2 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

- CSDL thống kê, kiểm kê đất đai xây dựng theo đơn vị hành chính xã, tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp huyện và tích hợp vào CSDL đất đai

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện gồm:

+ Công tác chuẩn bị

+ Thu thập tài liệu, dữ liệu

+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu

+ Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai

+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin

+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai

+ Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

+ Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai

- CSDL thống kê, kiểm kê đất đai được xây dựng, cập nhật bắt đầu từ năm 2010, trong đó:+ Nguồn dữ liệu thống kê đất đai hàng năm, được xây dựng, cập nhật vào hệ thống và định

kỳ cập nhật bổ sung dữ liệu thống kê đất đai sau khi số liệu thống kê được kiểm tra, phê duyệt (thông thường tháng 3 hàng năm)

+ Nguồn dữ liệu về kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm được bắt đầu xây dựng và cập nhật từ

kỳ kiểm kê đất đai 2010 và định kỳ 5 năm một lần cập nhật bổ sung vào CSDL trong hệ thống sau khi số liệu kiểm kê được phê duyệt tại các cấp theo thẩm quyền

- Dữ liệu về bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tại các kỳ kiểm kê được cập nhật và lồng ghép trong dữ liệu không gian bản đồ địa chính và dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

1.3.2.3 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, đơn vị hành chính cấp huyện và đơn vị hành chính tỉnh, CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tích hợp vào CSDL đất đai

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện gồm:

+ Công tác chuẩn bị

Trang 9

+ Thu thập tài liệu, dữ liệu.

+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu

+ Xây dựng dữ liệu không gian

+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin

+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng, cập nhật bắt đầu từ năm 2010 Định kỳ, sau khi quy hoạch sử dụng đất các cấp được phê duyệt, thì tiến hành cập nhật vào CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định

- Dữ liệu về bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được cập nhật và lồng ghép trong dữ liệu không gian bản đồ địa chính và dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp.1.3.2.4 Về xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

- CSDL giá đất cũng được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp huyện và tích hợp vào CSDL đất đai

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất được thực hiện gồm:

+ Công tác chuẩn bị

+ Thu thập tài liệu, dữ liệu

+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu

+ Dữ liệu không gian giá đất

+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin

+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính giá đất

+ Hoàn thành dữ liệu giá đất

+ Đối soát, hoàn thiện dữ liệu giá đất

+ Xây dựng siêu dữ liệu giá đất

+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu giá đất

- CSDL giá đất phải được gắn vào thông tin dữ liệu thửa đất trong CSDL địa chính, được xâydựng theo hướng sau:

Trang 10

+ Dữ liệu về giá đất được gắn vào thông tin dữ liệu thửa đất, tích hợp theo từng năm CSDL

về giá đất được xây dựng, cập nhật bắt đầu từ năm 2015 cho đến nay

+ Hàng năm CSDL về giá đất sẽ được cập nhật thường xuyên sau khi UBND tỉnh phê duyệt giá đất trên địa bàn tỉnh (thông thường được cập nhật vào tháng 02 hàng năm)

12. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu đất đai được quy định như thế nào? Cho ví dụ.(điều 5, điều 6 TT75)

13. Siêu dữ liệu đất đai là gì? Cho ví dụ về siêu dữ liệu đất đai.(56)

Siêu dữ liệu đất đai là dữ liệu đặc tả về dữ liệu đất đai, gồm các nhóm thông tin sau:

- Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu đất đai

- Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ

- Nhóm thông tin mô tả dữ liệu đất đai

- Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu đất đai

- Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu đất đai

Siêu dữ liệu đất đai phải được mã hóa bằng XML và được lập cho phạm vi xây dựng CSDL đất đai đã được phê duyệt và được cập nhật khi có biến động về dữ liệu đất đai

14. Chất lượng dữ liệu đất đai được xác định như thế nào?(68)

1. Chất lượng dữ liệu địa chính được xác định cho từng thửa đất và phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính với hồ sơ địa chính,

2. Chất lượng dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng nhất thông tin giữa

dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với dữ liệu thuộc tính quy hoach, kế hoạch sử dụng đất

3. Chất lượng dữ liệu giá đất được xác định cho từng thửa đất và phải thống nhất với giá đất theo quy định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4. Chất lượng dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai với dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai

5. Việc thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng BTNMT về thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu nhiệm vụ,

dự án công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường áp dụng cho quy trình xây dựng CSDL đất đai; về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai

15. Nêu nguyên tắc trình bày và hiển thị cơ sở dữ liệu đất đai.(68)

1. Việc trình bày dữ liệu thuộc tính đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trang 11

hồ sơ địa chính; quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai.

2. Việc hiển thị dữ liệu không gian đất đai được quy định tại phụ lục IIIban hành kèmtheo thông tư số 75/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.Theo đó việc hiển thị dữ liệu không gian đất đai được quy định chi tiết về: cách hiển thị nhãn; cách hiển thị ký hiệu; quy định về màu, bảng mã ký tự, cỡ chữ, kiểu đường; cách thể hiện mã đối tượng, tên kiểu đối tượng, thuộc tính hiển thị, giá trị mã, giá trị, nhãn, hình thức hiển thị và ghi chú

16. Dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai được trao đổi và phân phối như thế nào?(68)

- Chuẩn định dạng dữ liệu sử dụng trong trao đồi, phân phối dữ liệu đất đai được áp dụng theo ngôn ngữ định dạng địa lý GML

- Chuẩn định dạng siêu dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối siêu dữ liệu đất đaiđược áp dụng theo ngôn ngữ định dạng mở rộng XML

- Dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai được trao đổi, phân phối dưới dạng tệp dữ liệu thông qua các thiết bị lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ truyền dữ liệu

17. Cơ sở dữ liệu địa chính là gì? Phân tích thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính có vai trò như thế nào đối với cơ sở

dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai?(71-72)

a. Khái niệm

- CSDL địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệukhông gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử

- Cơ sở dữ liệu địa chính quản lý các thửa đất, chủ sử dụng, mục đích sử dụng và loại đất có đối tượng quản lý chính là các thửa đất

phương tiện điện tử Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác

Trang 12

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai ở cấp Trung ương Các dự án điển hình là xây dựng cơ

sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ năm 2000, 2010 đến năm 2015 (Sản phẩm phần mềm của dự án này đã được sử dụng trên phạm vi toàn quốc với nhiều lần chỉnh sửa phù hợp với hệ thống mẫu biểu thống kê Đến thời điểm kiểm kê đất đai 2015, toàn bộ cácđịa phương đã sử dụng phần mềm TK05 để nhập, tổng hợp cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai nộp về Bộ), dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng

hệ thống ELIS, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác

- Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System – LIS) là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đếnviệc đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng đất đai

- Csdl của ht thông tin đất là 1 trong các thành phần nền tảng của kết cấu hạ tầng thông tin Nó là 1 csdl chuyên ngành và là 1 thể thống nhất bao gồm các csdl cơ bản như csdl chung, csdl không gian,csdl thuộc tính,

+ tổ chức csdl của hệ thống thông tin đất: cấu trúc là có tổ chức dựa trên cơ cấu tổ chức của ngành Cơ cấu tổ chức của ngành dc phân cấp từ TƯ đến địa phương

+ quản lý dữ liệu: quản lí tập trung

+ giải pháp mạng csdl của hệ thống thông tin đất:phục vụ cho công tác quản lý, trao đổi,lưu trữ các dữ liệu của hệ thống, phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng truy cập tra cứu thông tin

Chuân hóa csdl cho hệ thống thông tin đất:nội dung chuẩn hóa dữ liệu bao gồm: chuẩn hóa về thiết bị tin học, chuẩn hóa về dữ liệu chung, chuẩn hóa về dữ liệu thuộc tính, chuẩn hóa về metadata

18. Nguyên tắc và trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được quy định cụ thể như thế nào?(83-84)

a. Nguyên tắc

Trang 13

1 Cơ sở dữ liệu đất đai đượcxây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh, hành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện)

2 Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bàn để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai

- Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện;đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản đê thành lập cơ sở dữ liệu đất đai

- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ CSDL đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh

- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ CSDL đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước

3 Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ;GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất( gọi chung là GCN)

b Trách nhiệm

1 Tổng cục QLĐĐ thuộc BTNMTcos trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cập nhật, cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương

2 Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàntỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Phân công đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng, quản lí hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cơ sờ dữ liệu;

- Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh

Ngày đăng: 12/12/2018, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w