Dự kiến hiệu quả của đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020 (Trang 49 - 52)

4.1. Ý nghĩa thực tiến của đề án

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Làm rõ vấn đề bất cập, hạn chế, thiết sót, nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót dẫn đến làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, thất thoát, lãng phí vốn đâu tư xây dựng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng.

4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

Đề án được thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đối tượng hưởng lợi của đề án:

- Các chủ đầu tư công trình, đơn vị sử dụng, đơn vị quản lý vận hành; rộng hơn là toàn thể nhân dân tỉnh Phú Thọ,

- Ngân sách nhà nước được hưởng lợi khi đầu tư có hiệu quả

- Ngoài ra đề án sẽ có sức lan tỏa ra các tỉnh lân cận, nên đối tượng hưởng lợi của đề án là nhân dân tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang,...

4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án

4.3.1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạt sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ, quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ về chuyên môn của Bộ Xây dựng và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các Sở Ban Ngành của tỉnh. Đặc biệt là sự quyết tâm, nỗ lực, đoàn kết, thống nhất của tập thể Lãnh đạo Sở Xây dựng cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức thuộc các phòng, ban đơn vị trực thuộc.

Trong những năm gần đây hệ thống các văn bản Luật, dưới luật và văn bản hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương và địa phương về quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng cũng đang dần được hoàn thiện và đi vào cuộc sống.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ có nhiều khởi sắc: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; cải cách thủ tục hành chính được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Công tác quân sự, quốc phòng được tăng cường; An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống của nhân dân được nâng lên.

4.3.2. Khó khăn:

Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ công chức viên chức có mặt còn hạn chế, còn có tư tưởng chậm đổi mới, làm việc còn thụ động, thiếu tinh thần trách nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.

Trách nhiệm và ý thức thượng tôn pháp luật của các chủ thể liên quan trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa cao, đặc biệt là các nhà thầu thi công, vì thế cần có thời gian cùng với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra kịp thời uốn nắn, khắc phục ngay những tồn tại về chất lượng công trình xây dựng, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và nâng cao ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ, công việc thực hiện.

Việc bổ sung biên chế nhân lực cho Phòng chuyên môn về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng là rất khó khăn trong thời điểm hiện nay do quan điểm của Đảng và nhà nước là tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định tại Nghị quyết 39- NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị.

4.3.3 Tính khả thi của đề án:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015- 2020 và nhận định những thuận lợi và khó khăn nêu trên của đề án, nhìn

chung chỉ có khó khăn về bổ sung biên chế nhân lực cho Phòng chuyên môn về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng là khó thực hiện nhất, xong cũng có thể có giải pháp là đề xuẩt UBND tỉnh bổ sung nhân sự bằng cách chuyển biên chế từ các cơ quan khác trong tổng số chỉ tiêu biên chế của tỉnh được giao.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là cần sự quyết tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, Lãnh đạo Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện, thành, thị nhằm thực hiện cho được vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, hạn chế thấp nhất thất thoát, lãng phí vốn đâu tư xây dựng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

Tác giả tin tưởng giằng, làm được như vậy là rất hợp với lòng dân, đúng với chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Như vậy trong bối cảnh hiện nay, đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên đại bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015- 2020” có tính thời sự và khả thi cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w