Tổ chức thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020 (Trang 46 - 49)

3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.

3.1.1. Cơ quan chủ trì thực hiện đề án: Sở Xây dựng Phú Thọ

3.1.2. Trách nhiệm của từng phòng

* Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở Xây dựng thực hiện một số nội dung sau:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các phòng, ban đơn vị để thực hiện đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban đơn vị liên quan tổ chức rà soát, phân loại các văn bản pháp lý có liên quan đến đầu tư xây dựng để đề xuất bổ sung, sửa đổi, hết hiệu lực phải loại bỏ.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các phòng, ban đơn vị có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng.

- Xây dựng quy trình và kế hoạch thanh tra, kiểm tra và tiến hành thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng theo thẩm quyền;

- Đề xuất Giám đốc Sở trình UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành, thị thực hiện ngay một số nội dung sau: Xây dựng quy trình thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng; xây dựng quy trình nghiệm thu, thanh toán, bàn giao công trình vào khai thác sử dụng đối với các công trình thuộc trách nhiệm của UBND huyện, thành, thị.

- Hàng tháng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện đề án.

* Văn phòng Sở Xây dựng:

Tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo có đủ trình độ, năng lực theo yêu cầu tham gia quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

3.2. Tiến độ thực hiện: Trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2015 kết thúc

năm 2020,

* Năm 2015:

- Triển khai xây dựng các kế hoạch - Triển khai xây dựng các quy trình - Triển khai công tác tổ chức cán bộ - Bố trí kế hoạch vốn để thực hiện đề án - Tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện đề án

* Năm 2016:

- Hoàn chỉnh việc xây dựng các quy trình và quyết định ban hành - Tổ chức thực hiện các quy trình đã ban hành

- Thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ - Tổ chức các lớp tập huấn cán bộ

- Rà soát đề nghị sửa đổi, bổ sung điều chỉnh các văn bản có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm 2 năm thực hiện đề án

* Năm 2017:

- Hoàn thành công tác đào tạo cán bộ - Hoàn thành việc tập huấn cán bộ - Hoàn thành công tác tổ chức cán bộ

- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm 3 năm thực hiện đề án

* Năm 2018, 2019:

- Triển khai thực hiện; sơ kết rút kinh nghiệm thực hiện đề án

- Triển khai thực hiện; tổng kết đánh giá thực hiện đề án, báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ.

3.3. Kinh phí thực hiện đề án.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh Phú Thọ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác

- Tổng số: 852,5 triệu đồng (Tám trăm hai mươi hai triệu đồng), trong đó:

* Kinh phí xây dựng kế hoạch: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

03 kế hoạch x 5 triệu đồng/kế hoạch = 15 triệu đồng * Kinh phí xây dựng các quy trình:

4 quy trình x 50 triệu đồng /quy trình = 200 triệu đồng * Kinh phí hỗ trợ đào tạo cán bộ:

375 người x 0,5 triệu đồng/người = 187,5 triệu đồng * Kinh phí tổ chức các lớp tập huấn:

4 lớp x 3 năm x 30 triệu đồng/lớp = 390 triệu đồng * Sơ, tổng kết rút kinh nghiêm:

6 buổi x 10 triệu đồng/năm = 60 triệu đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020 (Trang 46 - 49)