Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020 (Trang 53 - 55)

C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

1.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

- Cho phép Sở Xây dựng chủ trì thực hiện đề án này và phân bổ kinh phí để thực hiện

- Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho phòng chuyên môn về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng.

- Bổ sung nhân lực (từ 3-5 người) cho Phòng chuyên môn về quản lý chất lượng công trìn xây dựng của Sở Xây dựng.

- Thực hiện phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng cho Phòng chuyên môn về xây dựng thuộc UBND các huyện, thành, thị đối với các công trình cấp III, cấp IV do UBND cấp huyện quyết định đầu tư.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị và các chủ đầu tư:

+ Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; chủ động áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng công trình kém chất lượng, mất an toàn xảy ra.

+ Thường xuyên quán triệt và chỉ đạo các chủ thể liên quan về quản lý chất lượng công trình xât dựng thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương và chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Xây dựng về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Kết luận

Chất lượng công trình xây dựng đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm xây dựng, là thành quả, mục đích của quá trình đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, là cơ sở để các ngành kinh tế khác phát triển. Là tỉnh còn nghèo, với một lượng vốn đầu tư từ ngân sách có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là yêu cầu bức thiết đối với tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian qua trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn nhiều tồn tại, hạn chế, gián tiếp làm vốn đầu tư bị thất thoát và lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, nhiều dự án không đúng hướng nên khi dự án đưa vào khai thác không phát huy hiệu quả.

Việc rút ra những nguyên nhân của những mặt tích cực và những tồn tại, hạn chế, với kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các tỉnh bạn là hết sức quan trọng giúp tác giả đề xuất những giải pháp sát với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần tạo ra những sản phẩm xây dựng có chất lượng ngày càng cao giai đoạn 2015 - 2020.

Đề án nghiên cứu những vấn đề phức tạp và cấp bách nhất hiện nay và là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong khả năng của tác giả và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót.

Tác giả đề án kính mong và cảm ơn sự tham gia góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý và độc giả để đề án được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w