Thành phần của hồ sơ địa chính bao gồm: Nội dung bản đồ địa chính thể hiện các loại thông tin: - Thông tin về thửa đất: vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
Ngành: Quản lí đất đai GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thy
Gia Lai, tháng 4 năm 2018
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 1
3 Yêu cầu của đề tài 1
4 Ý nghĩa của đề tài 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1 Hồ sơ địa chính 3
1.1.1 Khái niệm hồ sơ địa chính 3
1.1.2 Nội dung hồ sơ địa chính 3
1.1.2.1 Hồ sơ địa chính 3
1.1.2.2 Bản đồ địa chính 3
1.1.2.3 Sổ địa chính 4
1.1.2.4 Sổ mục kê đất đai 4
1.1.2.5 Sổ theo dõi biến động đất đai 5
1.1.2.6 Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5
1.1.2.7 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính 5
1.1.2.8 Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính 5
1.2 Hệ thống hồ sơ địa chính trong công tác quản lý đất đai 6
1.2.1 Hệ thống thông tin đất đai 6
1.2.2 Hồ sơ địa chính trong LIS 7
1.2.2.1 Cơ sở dữ liệu đất đai 7
1.3.2.2 Cơ sở dữ liệu địa chính 7
1.3.2.3 Quản lý – lưu trữ thông tin, tư liệu trong hồ sơ địa chính 7
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã AyunPa 9
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 9
2.1.1.1 Vị trí địa lý 9
2.1.1.2 Diện tích và dân số: 9
2.1.1.3 Đơn vị hành chính: 9
2.1.1.4 Điều kiện tự nhiên: 9
2.1.1.5 Cơ sở hạ tầng: 10
Trang 42.1.1.6 Địa chất – địa hình 10
2.1.1.7 Thổ nhưỡng, thảm thực vật 11
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 12
2.1.2.1 Dân cư, lao động 12
2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế 12
2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Ayun Pa 13
2.2 Hiện trạng lưu trữ hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã AyunPa 14
2.2.1 Về bản đồ địa chính 14
2.2.2 Tình trạng hồ sơ, máy móc thiết bị và tình hình bảo quản 14
2.2.3 Quy trình, thủ tục đo đạc, lập trích lục 18
2.2.4 Tình hình giải quyết hồ sơ trên địa bàn thị xã 19
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác kê khai đăng ký, thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính của thị xã 22
2.3.1 Thuận lợi 22
2.3.2 Tồn tại và khó khăn 22
2.4 Một số giải pháp khắc phục khó khăn để quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã 23
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 25
1 Kết luận 25
2 Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ
3 Văn phòng Đăng kí đất đai VPĐKĐĐ
4 Hệ thống thông tin đất đai
(Land Information System) LIS
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, là điềukiện tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội và của bản thân con người, còn làđiều kiện sinh tồn của thế giới thực vật Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản suấtvật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là đầu vào quan trọng của tất
cả các ngành sản suất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địabàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Chính vì vậy, việc phân bố sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả, bền vững là một vấn đềcần thiết
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất đai của người dân ngày càng đadạng và phức tạp Việc sử dụng đất đai không còn đơn thuần là quan hệ chiếm hữu và
sử dụng trong đó con người là chủ thể chính, đất đai là tài sản mà quan hệ giữa conngười và con người trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, phân phối và quản lí đất đaidần được hình thành và trở nên phức tạp Chính vì vậy, công tác quản lí đất đai ngàycàng đa dạng, phức tạp, đòi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí, nhân lực và sự cải tiếnkhông ngừng
Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta cần phải làm tốt côngtác lưu trữ hệ thống hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, sổ sách ghinhận thông tin về đất đai để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai Vì vậy,việc quản lí lưu trữ hồ sơ địa chính cần phải chặt chẽ để phục vụ tốt công tác quản líđất đai và giúp các cơ quan quản lý các cấp lưu giữ được toàn bộ nguồn dữ liệu địachính mang tính pháp lý cao trong hệ thống thông tin đất đai Ngoài ra giúp các cánhân, tổ chức trong toàn xã hội để tiếp cận thông tin tổng hợp về đất đai từ trung ươngđến địa phương khi có các yêu cầu hoạt động liên quan
Thị xã AyunPa được coi là trung tâm phát triển kinh tế ở phía Đông Nam của tỉnhGia Lai, vì vậy trên địa bàn có nhiều biến động trong việc sử dụng đất Nhằm mụcđích quản lý tốt đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai thị xã đã nỗ lực hếtmình trong công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính, hoàn thiện hồ sơ địa chính, xâydựng cơ sở dữ liệu địa chính, cung cấp thông tin về đất đai phục vụ nhu cầu cộngđồng
Xuất phát từ sự cần thiết, khả năng áp dụng và tính hiệu quả của hồ sơ địa chính
trong công tác quản lý đất đai, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng lưu
trữ hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai”.
2 Mục tiêu của đề tài
Dựa trên cơ sở khoa học pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đánh giá thựctrạng hệ thống hồ sơ địa chính của thị xã AyunPa đề xuất các giải pháp khắc phụcnhững khó khăn và bất cập để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai nóichung và công tác lưu trữ hệ thống hồ sơ địa chính nói riêng trên địa bàn thị xã
3 Yêu cầu của đề tài
Trang 7- Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh đúng hiện trạng của hệ thống hồ sơ địachính trên địa bàn thị xã AyunPa – tỉnh Gia Lai
- Báo cáo và số liệu thống kê về hiện trạng lưu trữ hồ sơ địa chính
- Minh họa những đánh giá nhận xét bằng hình ảnh minh họa (các bản đồ , tìnhtrạng hồ sơ, máy móc phương tiện, )
- Đánh giá tình hình giải quyết hồ sơ trên địa bàn thị xã
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn của công tác lưu trữ, đề xuất giải pháp hoàn thiện
có tính khả thi cao nhất cho công tác này của thị xã
4 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và pháp lý của
hệ thống hồ sơ địa chính , vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính trong quản lý nhà nước
về đất đai tại địa bàn thị xã
Kết quả nghiên cứu là tài liệu đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác lưu trữ
để các nhà lãnh đạo có những biện pháp cụ thể giúp đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai
Trang 8CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Hồ sơ địa chính
1.1.1 Khái niệm hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng kí đất đai ban đầu, đăng kí biến động,cấp giấy chứng nhận, nhằm phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất, việc quản lý tài sản gắn liền với đất
1.1.2 Nội dung hồ sơ địa chính
1.1.2.1 Hồ sơ địa chính
Nội dung của hồ sơ địa chính bao gồm:
- Các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội được thể hiện tổng quan chi tiết chi tiết đến từng thửa đất
- Các thông tin về cơ sở pháp lý làm căn cứ xác định giá trị pháp lý của tài
nguyên như văn bản, ký hiệu loại văn bản, cơ quan ký văn bản
- Các thông tin kỹ thuật phục vụ yêu cầu thể hiện tra cứu và xác định mức độ chính xác của thông tin: mã đơn vị hành chính, số hiệu bản đồ
Thành phần của hồ sơ địa chính bao gồm:
Nội dung bản đồ địa chính thể hiện các loại thông tin:
- Thông tin về thửa đất: vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Thông tin về hệ thống thủy văn: sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thủy lợi gồm công trình dẫn nước, đê, đập, cống,
- Thông tin về đường giao thông: đường bộ, đường sắt, cầu,
- Đất chưa sử dụng chưa có ranh giới khép kín trên bản đồ
- Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch,mốc giới hành lang công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh
Trang 9Trường hợp thửa đất quá nhỏ hoặc cần xác định rõ ranh giới thửa đất thì lập hồ
sơ thửa đất kèm theo bản đồ địa chính để thể hiện chính xác hơn về ranh giới thửa đất, hình dạng, kích thước, chiều dài cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa, diện tích chiếm đất của tài sản gắn liền với đất, địa giới hành chính, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình
1.1.2.3 Sổ địa chính
Sổ địa chính là sổ được lập nhằm đăng kí toàn bộ diện tích đất đai được nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng làm cơ sở để nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật
Nội dung sổ địa chính bao gồm:
- Người sử dụng đất gồm tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng kí kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của người đầu tư nước ngoài
- Các thửa đất mà người sử dụng đất đang sử dụng gồm mã thửa, diện tích, hình thức sử dụng đất ( sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấp đã cấp
- Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền
sử dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ công trình, thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng)
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng, chế độ về sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.2.4 Sổ mục kê đất đai
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thử đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung : tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tracứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, thuận tiện và chính xác.Nội dung sổ mục kê đất đai bao gồm:
- Thửa đất gồm có số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được giao đất để quản lý diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa đất ( khi thửa đất thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích )
- Đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang bảo vệ
an toàn như đường giao thông, hệ thống thủy lợi (dẫn nước phục vụ cấp thoát
Trang 10nước, tưới tiêu nước, đê, đập); công trình khác theo tuyến, sông ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến, khu vực đất chưa sử dụngkhông có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng, diện tích trên tờ bản đồ, trường hợp đối tượng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi kí hiệu trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính.
1.1.2.5 Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình đăng kí biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính hàng năm; tổng hợp báo cáo thống
kê diện tích đất đai theo định kì
Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm tên và địa chỉ của người đăng kí biến động, thời điểm đăng kí biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng( thay đổi về thửa đất, về người sửdụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền sử dụng đất, về giấy chứng nhận)
1.1.2.6 Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ được lập để cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi việc xét duyệt, cấp giấy chứng nhận đến từng chủ sử dụng đất, theo dõi và quản lí giấy chứng nhận đã cấp
Nội dung sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm tên và địa chỉ của người được cấp, thời điểm được cấp giấy, số thứ tự thửa đất, mục đích và thời hạn
sử dụng đất
1.1.2.7 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hànhchính theo quy định của pháp luật đất đai
Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải đảm bảo thống nhất với giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất
1.1.2.8 Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai
Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau
Trang 11Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tụcđăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của các thông tin như sau:
- Trường hợp đã cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi GCN
- Trường hợp chưa cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:+ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo GCN đã cấp, trường hợp GCN đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo
sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp GCN
+ Các thông tin về đường ranh giới, diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới, trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên GCN đã cấp thì thông tin pháp lý vềđường ranh giới và diện tích xây dựng đất được xác định theo GCN đã cấp
1.2 Hệ thống hồ sơ địa chính trong công tác quản lý đất đai
1.2.1 Hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng khác nhau thường được sử dụng khi nói đến lĩnh vực có liên quan như hệ thống đăng kí đất đai, hệ thống thông tin địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu không gian hay
hệ thống thông tin địa lý Xuất phát từ một tên gọi khái quát như vậy có thể xác định rõ phạm vi của LIS:
- Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng ký Đơn
vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết
- Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu nhập, cập nhật, xử lý và phân phát các thông tin nói trên
Các lĩnh vực liên quan hay bao hàm tới hệ thống thông tin đất đai là hệ thống đăng kí, bản đồ địa chính, lĩnh vực pháp lý, thuế, đo đạc, hệ trục tọa độ, tọa độ không gian, khảo sát, lập bản đồ, lập bản đồ số, quản lý dữ liệu
Có vài cách trình bày thông tin đất đai Cách phổ biến nhất là qua bản đồ Cách thứ hai là qua hình ảnh gồm ảnh hàng không hoặc thực trạng bề mặt đất Thứ ba là các mẫu tin được ghi chứa đựng các diện tích thửa đất, quyền sở hữu, định giá, v.v…Phương pháp thứ tư có khả năng là lưu trữ bằng máy tính Các bản đồ có thể được quét và thông tin của nó được lưu ở dạng số và sau đó có thể được truy cập với các lệnh được mã hoá đối với máy tính
Trang 121.2.2 Hồ sơ địa chính trong LIS
1.2.2.1 Cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của kết quả đo đạc, lập bản
đồ địa chính, đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; thống kê kiểm kê đất đai; lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai, các vănbản quy phạm pháp luật về đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai địa phương được lập trên đơn vị hành chính xã phường thị trấn và được tích hợp, đồng bộ tập trung thống nhất đến các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật dữ liệu đất đai phải đảm bảotính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
1.3.2.2 Cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thông tin các cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử
Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở
để xây dựng và định vị không gian các cơ sử dữ liệu thành phần khác
Cơ sở dữ liệu địa chính quản lý các thửa đất, chưa sử dụng, mục đích sử dụng vàloại đất có đối tượng quản lý chính là các thửa đất
Thửa đất được thể hiện như một đối tượng địa lý bằng bản đồ địa chính và các giấy tờ kèm theo bằng thuộc tính địa chính bao gồm các thông tin liên quan đến thửa đất như chủ sử dụng, đăng ký sử dụng, giấy chứng nhận…
1.3.2.3 Quản lý – lưu trữ thông tin, tư liệu trong hồ sơ địa chính
Thông tin địa chính được thu thập thông qua việc tổng hợp và xử lý các dữ liệu địa chính của thửa đất (gồm dữ liệu không gian và giữ liệu thuộc tính) Thông tin địa chính bao gồm:
- Thông tin thửa đất: gồm số tờ số thửa, diện tích, địa chỉ thửa đất, nguồn gốc giao đất, qúa trình sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…
- Thông tin chủ sử dụng và quản lý đất: họ tên, năm sinh, giới tính, CMND, địa chỉ, dân tộc, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, tên tổ chức, số giấy phép kinh doanh, địa chỉ trụ sở…
Trang 13- Thông tin tình trạng pháp lý thửa đất: loại GCN được cấp, số hiệu GCN, số vào
sổ cấp GCN, ngày cấp GCN, số hồ sơ gốc, số mã vạch, các thông tin ghi chú vềchủ, thửa và nhà/ công trình trên đất…
- Thông tin nhà/công trình/tài sản gắn liền trên đất: gồm loại nhà/công trình, địa chỉ, đặc tính chi tiết …
Thông tin địa chính thường được sử dụng qua các tài liệu địa chính đã được pháp lý hóa như hệ thống bản đồ, sổ bộ địa chính, GCN quyền sử dụng đất và hồ
sơ lưu trữ của từng thửa đất
Quản lý lưu trữ thông tin, tư liệu địa chính là hoạt động thu thập, bảo quản, lưu giữ những thông tin mang tính hình thể, vị trí, giới hạn, pháp lý của thửa đất về nhàở/công trình và tài sản khác gắn liền trên đất, các thông tin liên quan đến chủ sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, nghiên cứu khoa học, sảnxuất kinh doanh, về nâng cao dân trí
Việc lưu trữ thông tin, tư liệu địa chính thường được diễn ra sau khi thửa đất đã được kê khai đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước
Trang 14CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã AyunPa
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Ayun Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai:
- Phía Đông giáp huyện Ia Pa và huyện Krông Pa;
- Phía Tây giáp huyện Phú Thiện;
- Phía Nam giáp huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk;
- Phía Bắc giáp huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa
2.1.1.2 Diện tích và dân số:
- Diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 28.718 ha
- Dân số toàn thị xã khoảng là 37.010 người
2.1.1.3 Đơn vị hành chính:
Thị xã Ayun Pa có 8 đợn vị hành chính: Phường Cheo Reo, phường Hòa Bình, phường Đoàn Kết, phường Sông Bờ, xã Chư Băh, xã Ia Rbol, xã Ia R’Tô, xã Ia Sao
2.1.1.4 Điều kiện tự nhiên:
Thị xã Ayun Pa là cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Có độ cao trung bình từ 200m đến 250m so với mặt nước biển và nằm trên địa hình vùng trung du Cao Nguyên Gia Lai, nơi đây có địa hình là cụm đồi núi phía Đông Bắc và Tây Nam, làkhu vực giàu tiềm năng về kinh tế đồi rừng, đồng thời cũng là một vùng thung lũngvới các đặc trưng của khí hậu nóng, khô, có nhiều ánh nắng
Trang 15Do dãy núi phía Đông Bắc và Tây Nam án ngữ, ngăn cản hai luồng gió mùa thổivào nên khí hậu ở đây nóng hơn, lượng mưa nhỏ hơn, không khí có độ ẩm không khí thấp hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh Như vậy, thị xã Ayun Pa có khí hậu nóng nhất trong vùng, vừa mang tính nhiệt đới nóng, ẩm vừa mang khí hậu caonguyên với hai mùa mưa nắng rõ rệt nên rất thuận lợi cho phát triển và đa dạng hoácác cây trồng vật nuôi Tuy nhiên về mùa mưa thường gây ngập lụt, xói lở (nhất là khu vực ven sông suối); còn mùa khô nóng gay gắt, nhiệt độ cao thường gây hạn hán ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
b Thuỷ văn - Tài nguyên nước mặt:
Thị xã Ayun Pa là nơi có nhiều mạng lưới sông suối, với một số các con sông suối lớn như sông Ba, sông Ayun, suối Ia Hiao, suối Ia Sol, suối Ia Tul nên tài nguyên nước mặt ở đây khá dồi dào Nước sông suối mang nhiều phù sa bồi đắp thung lũng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ nông quan trọng Tuy nhiên, sự phân hóa sâu sắc của lượng mưa trong năm khiến cho mùa mưa lượng nước mặt dư thừa gây xói mòn, rửa trôi đất, còn mùa khô lại thiếu nước cho sản xuất
Tài nguyên nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của thị xã Ayun Pa thuộc loại nghèo Nước ngầm mạch nông lưu lượng nhỏ (các giếng đào và giếng khoan nông
về mùa khô thường không có nước), đồng thời chất lượng nước không tốt, thường
có nhiều cặn bám Nước ngầm mạch sâu có lượng nước lớn hơn, chất lượng nước tốt hơn
2.1.1.5 Cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển: hệ thống điện nước đã về các xã, có bưu điện, ngân hàng, trường học, cơ sở y tế…
- Về giao thông: Có các đường giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh duyên hải
miền trung và khu vực Tây Nguyên, tạo nên điều kiện thuận lợi về thông thương vàphát triển các loại hình dịch vụ
2.1.1.6 Địa chất – địa hình
Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hưởng rất lớn đếncác yếu tố khác như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ Nền địa chất của thị xã Ayun Pa gồm: Hệ tầng Nha Trang (Knt), phức hệ La Ban (PR1lb), hệ tầng Đăk Bùng/Pha 2
(]-]lT2vc2), phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn/Pha 2, hệ tầng Mang Yang (T2my), các trầm tích Đệ Tứ Cùng với các đặc điểm địa chất, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản như: Thạch anh tinh thể, Laterit, Cuôi, cát, Sét, bentonit, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây Bắc
Địa hình Ayun Pa là một vùng trũng trong thung lũng lòng chảo Cheo Reo - PhúTúc của sông Ba, có độ cao trung bình từ 200 - 250 m so với mực nước biển Từ