1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐĂNG ký đất ĐAI cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất và lập hồ sơ địa CHÍNH tại xã LUẬN KHÊ, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa

59 470 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 843,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ------CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP “TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ L

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI

XÃ LUẬN KHÊ, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện : LANG THANH VĂN

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYỄN VĂN QUÂN

Trang 2

Hà Nội - 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI

XÃ LUẬN KHÊ, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện : LANG THANH VĂN

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYỄN VĂN QUÂN

Địa điểm thực tập : XÃ LUẬN KHÊ, HUYỆN

THƯỜNG XUÂN,

TỈNH THANH HÓA

Trang 4

Hà Nội - 2016

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Học viện Nông Nghiệp, được sự phân côngcủa Khoa Quản lý đất đai, em được về thực tập tốt nghiệp tại hai xã LuậnKhê Trong thời gian tại đây, ngoài sự cố gắng của bản thân em cũng đã nhậnđược sự quan tâm, giúp đỡ chỉ bảo rất tận tình của mọi người đang công táctại UBND xã để hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới ban giámhiệu Học viện Nông Nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai, cùng cácthầy cô giáo trong khoa đã dạy bảo, trang bị cho em kiến thức, kỹ năng sống

và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp Đặcbiệt là sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Nguyễn Văn Quân

Em xin được cảm ơn các cô, chú, các anh, chị đang công tác tại hai xãLuận Khê đã tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện

đề tài này

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và trình độ

có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em đượchoàn thiện hơn./

Luận Khê, ngày 15 tháng 3 năm 2016

Sinh viên

Lang Thanh Văn

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 0

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

2 Yêu cầu 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC 4

1.1.1 Trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời 4

1.1.2 Từ sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời 6

1.1.3 Luật đất đai 2013: 8

1.2 Những quy định chung về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC 9

1.2.1 Đăng ký đất đai 9

1.2.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ) 12

1.2.3 Hồ sơ địa chính (HSĐC) 13

1.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC trên địa bàn cả nước và của tỉnh Thanh Hóa 15

1.3.1 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC trên địa bàn cả nước 15

1.3.2 Tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 17

Trang 7

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng 19

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

2.2 Nội dung nghiên cứu 19

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Luận Khê 19

2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Luận Khê 19

2.2.3 Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC xã Luận Khê 19

2.2.4 Đánh giá chung về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC huyện Thường Xuân 19

2.2.5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Luận Khê 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 20

2.3.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 20

2.3.3 Phương pháp so sánh đối chiếu 20

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Luận Khê 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 23

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Luận Khê 29

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 29

3.2.2 Tình hình sử dụng đất 32

3.3 Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của xã Luận Khê 36

3.3.1 Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân 36

Trang 8

3.3.2 Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất đối với các tổ chức 38

3.3.3 Kết quả ĐKĐĐ, cấpGCNQSDĐ của xã Luận Khê giai đoạn 2010 - 2014 39

3.4 Đánh giá chung về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC của xã Ninh Vân giai đoạn 2010 -2014 42

3.4.1 Thuận lợi 42

3.4.2 Khó khăn: 43

3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC trên địa bàn xã Luận Khê 44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

1 Kết Luận 46

2 Kiến nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp hiện trạng kinh tế năm 2014 24Bảng 3.2 Bảng thống kê dân số năm 2014 theo từng thôn 26Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của xã Luận Khê 33Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Luận Khê năm 2014

34Bảng 3.5 Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 35Bảng 3.6 Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất ở cho hộ gia đình, cá

nhân tại xã Luận Khê từ năm 2010 – 2014 41

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khudân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốcphòng, là nơi tồn tại của xã hội loài người Đất đai là tài nguyên có hạn về sốlượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyểnđược Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cáchhợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tếđất nước mà cũng đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội

Nội dung Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tạiChương 3 Điều 53 quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoángsản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tàisản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”Thực tế hiện nay, công tácquản lý đất đai ngày càng được nhà nước quan tâm hơn, xong việc quản lý đấtđai ở các địa phương còn gặp không ít khó khăn do việc giao đất sai nguyêntắc, giao đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất công ích một cách tùytiện, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái phép… mộttrong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do công tác đăng ký đấtđai, cấp giấy chứng nhận và thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính chưa được đầy

đủ, thiếu căn cứ pháp lý phục vụ cho quản lý đất đai, cũng như để bảo vệquyền lợi hợp pháp cho các chủ sử dụng đất

Thực tế cho thấy việc thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ

sơ địa chính đối với tất cả các loại đất đến từng chủ sử dụng đất sẽ giúp chongười sử dụng đất yên tâm đầu tư, khai thác những tiềm năng của đất và chấp

Trang 11

hành đầy đủ những quy định về đất đai, đồng thời là cơ sở vững chắc chocông tác quản lý đất đai của nhà nước, làm cơ sở để nhà nước nắm chắc, theodõi toàn bộ quỹ đất dựa trên nền tảng của pháp luật, đảm bảo sử dụng đất hợp

lý tiết kiệm và hiệu quả

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địabàn xã Luận Khê huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa cũng đang gặp không

ít khó khăn do tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích vàchuyển nhượng đất trái phép của người dân diễn ra khá phổ biến gây khókhăn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã dẫn tới tình trạng lãng phíđất, đất sử dụng hiệu quả không cao và sự mất đoàn kết nhân dân do tranhchấp kéo dài mà chưa xử lý được làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế cũngnhư trật tự xã hội của xã Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đăng

ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đối với xã Luận Khê hiện nay, để giải quyếtđược vấn đề nêu trên, đúng hướng theo quy định của pháp luật, đảm bảo đấtđai của xã được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, được sự phân công của Họcviện và Khoa Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Văn Quân,

em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình đăng ký đất đai cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

2 Mục đích nghiên cứu.

- Tìm hiểu thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhân quyền sửdụng đất và lập hồ sơ địa chính tại xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa

- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai,cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Luận Khê, huyệnThường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC.

Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất vàquản lý hồ sơ địa chính là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội,Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan hoặccác cá nhân có thẩm quyền ban hành

1.1.1 Trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà được thành lập, đã ban hành các văn bản pháp luật về thống nhấtquản lý đất đai, các văn bản trước đây đều bị bãi bỏ Năm 1946 Hiến phápđầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ra đời, quy định chế

độ sở hữu tư nhân về đất đai Tháng 11/1953, Hội nghị ban chấp hành Trungương Đảng lần thứ V đã nhất trí thông qua Cương lĩnh cải cách ruộng đất.Tháng 12/1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm xoá bỏchế độ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”;

- Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 quy định

3 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sởhữu tư nhân;

- Năm 1980, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãkhẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lýtoàn bộ đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụnghợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả…”;

- Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 299 –TTg với nội dung đo đạc và phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đaitrong cả nước;

Trang 14

- Ngày 05/11/1981, Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định

số 56/QĐ – ĐKTK quy định về trình tự thủ tục đăng ký đất đai và cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

- Ngày 08/11/1988, Luật Đất đai ra đời Trong đó có nêu: “Đăng ký đấtđai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống

kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, đây là một trong bảynội dung quản lý Nhà nước về đất đai;

- Ngày 04/07/1989, Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định

số 201/QĐ – ĐKTK về đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và Thông tư 302 – ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiệnQuyết định này Quy định này đã tạo sự biến đổi lớn về chất cho hệ thốngđăng ký đất đai của Việt Nam;

- Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữutoàn dân;

- Luật Đất đai năm 1993 được thông qua vào ngày 14/07/1993 đã đánhmột dấu mốc quan trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước vớinhững thay đổi quan trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộngđất nông lâm nghiệp được giao ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân;người sử dụng được hưởng các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất… phù hợp với cơ chế thị trườnggiúp phát huy quyền của người sử dụng đất và tăng hiệu quả quản lý đất đai

Từ khi có Luật Đất đai 1993 đến năm 2003, để phù hợp với tinhthần sửa đổi chính sách đất đai, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống vănbản gồm:

- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đấtnông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mụcđích sản xuất nông nghiệp;

- Chỉ thị số 10/CT – TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về

Trang 15

một số biện pháp đẩy mạnh hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993 ngày02/12/1998;

- Nghị định số 04/2000/NĐ – CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ quyđịnh về điều kiện được cấp xét và không được cấp chứng nhận quyền sửdụng đất;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993 ngày29/06/2001;

- Thông tư số 1990/2001/TT – TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cụcĐịa chính hướng dẫn các thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính thay thế cho Thông tư số 346/TT – TCĐCngày 16/03/1998

1.1.2 Từ sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời

Quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 1993 đã xuất hiện những vấn đềbất cập, Luật Đất đai 2003 được Quốc hội khoá XI thông qua ngày26/11/2003 ra đời thay thế cho Luật Đất đai 1993 Trong đó nêu lên 13 nộidung quản lý Nhà nước về đất đai và nội dung đăng ký, cấp GCN quyền sửdụng đất và lập hồ sơ địa chính là một nội dung quan trọng được táikhẳng định

Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng, đổi mới chínhsách pháp luật đất đai; các quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập

hồ sơ địa chính ngày càng được hoàn thiện Đến nay, cùng với việc ban hànhLuật Đất đai 2003, đã có nhiều văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ởTrung ương và địa phương ban hành để làm cơ sở cho việc thực hiện đăng ký,cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính như:

- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vềhướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003;

Trang 16

- Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 hướng dẫn thựchiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Nghị định 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thutiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận;

- Chỉ thị số 05/CT – TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003; trong đó có chỉ đạo các địa phươngđẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrong năm 2005;

- Thông tư số 01/2004/TT – BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 142/2004/NĐ – CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thutiền thuê đất, trong đó quy định cụ thể hóa Luật Đất đai về việc thu tiền thuêđất khi cấp giấy chứng nhận;

- Nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003;

- Thông tư số 08/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn thựchiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Thông tư 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việclập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thông tư 117/2007/TT- BTC ngày 07/12/2007 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 củaChính phủ về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 88/2009/NĐ – CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng

Trang 17

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thông tư 17/2009/TT – BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất

- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung vềGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất

- Thông tư 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/05/2011 quy định sửa đổi bổsung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai

1.1.3 Luật đất đai 2013:

Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm

2014, Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy địnhcòn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Đất đai năm 2003, nhưngđồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạnchế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóacác quyền của Nhà nước đối với đất đai như: Quy định rõ các quyền của Nhànước đối với đất đai như quyền của đại diện chủ sở hữu; quyền quyết địnhmục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất;quyền quyết định thu hồi, trưng dụng đất đai; quyền quyết định giá đất; quyếtđịnh chính sách tài chính về đất đai… Một trong những điểm mới quan trọngcủa Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua là những quy định vềcấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Luật bổsung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng kýđất đai trên mạng điện tử; bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiềungười thì cấp mỗi người một GCN, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao chongười đại diện Tuy nhiên, GCN phải ghi đầy đủ tên của những người cóchung quyền sử dụng đất, nhà ở hay tài sản gắn liền với đất Để có thể triển

Trang 18

khai Luật đất đai 2013, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và môi trường đã banhành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn cụ thể những nội dung quản lýnhà nước về đất đai

- Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

- Nghị định số 43/2014/NĐ- CP, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thihành một số điều của Luật đất đai

- Thông tư 23/2014/TT – BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấychứng nhận

- Thông tư 24/2014/TT – BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địachính

- Thông tư 25/2014/TT – BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về bản đồđịa chính

- Thông tư 28/2014/TT – BTNMT về thống kê kiểm kê đất đai và lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư 30/2014/TT – BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuêđất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

Ngoài ra còn có hàng loạt các văn bản khác của Chính phủ, bộ Tàinguyên và Môi trường và các bộ ngành có liên quan… nhằm hướng dẫn thihành Luật đất đai Thông qua các văn bản này, các cơ quan quản lý của Nhànước đã định hướng đúng cho việc quản lý đất đai, qua đó thiết lập một cơchế quản lý đất đai và thống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo đấtđai sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững và đạt hiệu quả cao

1.2 Những quy định chung về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC.

1.2.1 Đăng ký đất đai.

Là thủ tục hành chính nhằm thiết lập HSĐC đầy đủ và cấp GCNQSDĐcho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy

đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất làm cơ sở quản lý chặt, nắm chắctoàn bộ đất đai theo luật, ĐKĐĐ có hai loại:

Trang 19

Đăng ký ban đầu:

Là đăng ký thực hiện với các trường hợp được Nhà nước giao đất, chothuê đất để sử dụng mà người sử dụng đất đang sử dụng đất chưa được cấpGCNQSDĐ

Mục đích giúp xác định chủ sử dụng đất hợp pháp tiến đến cấpGCNQSDĐ

Đăng ký ban đầu được thực hiện trong các trường hợp :

+ Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

+ Người đang sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận

Đăng ký biến động :

Được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Được thực hiện với người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ hoặc

đã đăng ký mà có thay đổi về quyền sử dụng đất với các trường hợp: chuyểnđổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằngquyền sử dụng đất;

+ Người sử dụng đất được phép đổi tên;

+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước,diện tích, số hiệu, địa chỉ thửađất;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

+ Chuyển từ hình thức giao đất có thu tiền sang thuê đất và ngược lại;+ Chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng thành quyền sử dụng đấtchung của vợ và chồng;

+ Chia tách quyền sử dụng đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặccủa vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung;

+ Thay đổi quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấpđất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, thỏa thuận tronghợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải

Trang 20

quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản áncủa Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã đượcthi hành, văn bản kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;+ Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liềnkề;

+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất

- Các đối tượng sử dụng đất phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đấtđược quy định tại điều 7 của Luật Đất đai 2013 gồm:

1 Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoạigiao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổchức mình

2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụngđất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấpxã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trìnhcông cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vuichơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địaphương

3 Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản,buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận

cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư

4 Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho

cơ sở tôn giáo

5 Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình

6 Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụngđất của mình

7 Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhómngười có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó

Trang 21

1.2.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người cóquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liềnvới đất Các trường hợp được Nhà nước cấp GCNQSDĐ:

+ Người sử dụng đất có điều kiện được cấp GCNQSDĐ theo quy địnhtại các điều 100, 101, 102 của Luật đất đai 2013;

+ Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai

2013 có hiệu lực thi hành;

+ Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhậntặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, ngườinhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất

để thu hồi nợ;

+ Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấpđất đai, theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành

án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

+ Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

+ Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+ Người được sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đấthoặc thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợpnhất quyền sử dụng đất hiện có;

+ Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại quyền sử dụng đất bịmất

Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ :

Trang 22

+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSDĐ cho tổchức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài có chứcnăng ngoại giao.

UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan Tài nguyên và Môi trườngcùng cấp cấp GCNQSDĐ

+ UBND cấp huyện cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắnliền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam

1.2.3 Hồ sơ địa chính (HSĐC)

Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng nhữngthông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai, đượcthiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, ĐKĐĐ và cấpGCNQSDĐ

* Nguyên tắc lập HSĐC:

- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã;

-Việc lập và chỉnh lý HSĐC thực hiện theo đúng trình tự thủ tục hànhchính đã quy định

- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính chất nội dungthông tin thửa đất với GCNQSDĐ và hiện trạng sử dụng đất

Trang 23

- Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việcsau:

+ Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính,

sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký

- Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quyđịnh như sau:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên vàMôi trường chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địachính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; thực hiện cập nhật, chỉnh lýcác tài liệu hồ sơ địa chính đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôngiáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoàithực hiện dự án đầu tư;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật,chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính đối với các thửa đất của các hộ gia đình,

cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữunhà ở tại Việt Nam; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục

kê đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng

- Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa

Trang 24

chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định để sử dụngphục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.

1.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC trên địa bàn cả nước

và của tỉnh Thanh Hóa.

1.3.1 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC trên địa bàn cả nước.

Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên phạm vi cả nước trong thời gianqua đã đạt kết quả như sau:

Tính đến năm 2014, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận vớitổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụngphải cấp giấy chứng nhận Tất cả các tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản, đạttrên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận Cụ thể:

- Đối với đất ở đô thị

Tính đến năm 2014, cả nước đã cấp được 5,34 triệu giấy với diện tích0,13 triệu ha, đạt 96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%,còn 15 tỉnh đạt dưới 85%, riêng tỉnh Bình Định đạt thấp dưới 70%

- Đối với đất ở nông thôn

Tính đến năm 2014, cả nước đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích0,52 triệu ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%,tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70%

- Đối với đất chuyên dùng

Tính đến năm 2014, cả nước đã cấp được 0,27 triệu giấy với diện tích0,61 triệu ha, đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt trên 85%,còn 29 tỉnh đạt dưới 85%; có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: Lạng Sơn, Hà Nội,Bình Định, Kon Tum, Tp.HCM và Kiên Giang

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp

Tính đến năm 2014, cả nước đã cấp được 20,18 triệu giấy với diện tích8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%,

Trang 25

còn 11 tỉnh đạt dưới 85%.

- Đối với đất lâm nghiệp

Tính đến năm 2014, cả nước đã cấp được 1,97 triệu giấy với diện tích12,27 triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp, trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%,còn 12 tỉnh đạt dưới 85%

Hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đấtđai, sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máytính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã Việc lập hồ sơ địachính ở nhiều địa phương còn chưa đầy đủ(đạt khoảng 70%)

Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ đã được thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật về đất đai; đã thực hiện được cải cách hành chính trong nhiềukhâu đặc biệt là nhiều địa phương đã có kinh nghiệm để đơn giản hóa thủ tục,rút ngắn thời gian cấp GCNQSDĐ Có được kết quả này là do: Nhà nước đãban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; thực hiện chính sách mộtcửa; công tác cấp GCNQSDĐ gắn với lợi ích thiết thực của người dân nênđược người dân ủng hộ

Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ vẫn còn chậm nhất là đối với đấtchuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp Việc cấp GCNQSDĐ chưa triểnkhai thực hiện đồng bộ mà chỉ tập chung vào mấy loại đất chính, chưa thựchiện đồng bộ công tác cấp GCNQSSDĐ với lập hồ sơ địa chính Sau khi dồnđiền đổi thửa thì chưa tiến hành cấp lại GCNQSDĐ Tình trạng này là do:

- Việc thi hành luật đất đai 2013 còn chậm

Trang 26

còn hạn chế.

- Nhiều địa phương không hiểu đúng và không thực hiện đầy đủ các quyđịnh của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vậndụng không đúng quy định khi cấp GCNQSDĐ Một số địa phương chưa banhành các quy định cụ thể hóa pháp luật về đất đai liên quan đến việc cấpGCNQSDĐ nhất là quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở từngkhâu công việc như thẩm định hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính

1.3.2 Tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện nghị quyết của Chính Phủ nhanh chóng đẩy nhanh công táccấp giấy chứng nhận, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã cơ bản hoànthành công tác cấp giấy chứng nhận cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010 đếnnăm 2014 tỉnh Thanh Hóa đã cấp được 95968 giấy chứng nhận với tổng diệntích đất được cấp là 15428,04 ha Trong đó:

* Kết quả giao đất, đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp:

Thực hiện theo nghị quyết của chính phủ, trong thời gian qua tỉnh đã cơbản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệpcho người dân Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tỉnh đã cấpmới được 262 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất là11405,96 ha và cấp đổi, cấp lại được 5429 giấy chứng nhận quyền sử dụngđất với tổng diện tích là 439,72 ha

* Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ ở nông thôn:

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tỉnh đã cấp được 61556 giấyvới diện tích đất là 1429,43ha Trong đó số giấy cấp mới là 17726 giấy chứngnhận với tổng diện tích là 287,18 ha và 43830 giấy xin cấp đổi, cấp lại vớitổng diện tích đất là 1142,25 ha

* Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất ở đô thị:

Trong giai đoạn 2010 đến 2014 tỉnh đã tiến hanh cấp được tổng số 26567

Trang 27

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, trong đó cấp mới được 7896giấy với tổng diện tích đất là 122,15 ha và cấp đổi, cấp lại được 18671 giấyvới tổng diện tích cấp là 269,81 ha.

* Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên dùng:

Toàn tỉnh cấp được 2044 giấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm

2014 với diện tích là 1715,49ha, trong đó số giấy cấp mới là 1922 giấy vớitổng diện tích 1409,71 ha và cấp đổi, cấp lại được 122 giấy với diện tích là305,78 ha

* Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất tôn giáo, tín ngưỡng:

Toàn tỉnh đã cấp được 112 giấy chứng nhận tính từ năm 2010 đến năm

2014 với diện tích là 24,94 ha Trong đó số giấy cấp mới là 81 giấy diện tíchcấp là 14,45 ha và cấp đổi, cấp lại được 31 giấy với diện tích đất là 10,49 ha.Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tỉnh Ninh Bình đãhoàn thành rất tốt công tác cấp giấy chứng nhận, tỉnh đã giải quyết và cấpđược toàn bộ số giấy xin cấp và không để tồn đọng giấy nào, nhờ đó giúp chongười dân yên tâm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Trang 28

CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập

hồ sơ địa chính tại xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Trên địa bàn xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa

- Thời gian: giai đoạn 2010 - 2014

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Luận Khê

- Điều kiện tự nhiên;

- Thực trạng phát triển kinh tế và xã hội;

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Luận Khê

2.2.3 Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC xã Luận Khê

Trang 29

2.2.5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Luận Khê

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài gồm: điều kiên tự nhiên,kinh tế xã hội, kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC tại phòng Tàinguyên và Môi trường huyện Thường Xuân, Văn phòng Đăng ký quyền sửdụng đất huyện Thường Xuân, UBND xã Luận Khê và một số cơ quan liênquan

2.3.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được tiến hành phân tích chi tiết số liệu

về tình hình quản lý đất đai, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp giấychứng nhận và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn xã

2.3.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

So sánh các số liệu thu thập được theo các tiêu chí nhất định để làm rõcác đặc điểm trong quá trình thực hiện công tác tại địa phương

Ngày đăng: 20/04/2017, 23:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w