1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐĂNG ký BIẾN ĐỘNG đất ĐAI cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất, QUYỀN sở hữu NHÀ ở và tài sản KHÁC gắn LIỀN với đất tại THỊ xã sơn tây – THÀNH PHỐ hà nội

128 1,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 725,99 KB

Nội dung

đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quyđịnh.Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sởhữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành: 52850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Thị Khuy

Hà Nội – 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp

đỡ và dìu dắt của Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng banchức năng đã tận tình giúp đỡ em trong các thủ tục, hồ sơtrong thời gian học tập tại trường

Em xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới TS Nguyễn ThịKhuy đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài:

“Đánh giá tình hình đăng ký kí biến động đất đai cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội”.

Trong quá trình học tập tại Khoa Quản lý đất đai –Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, em đã đượctrang bị kiến thức cơ bản và chuyên ngành để ứng dụng vàothực tế, giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình Emxin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Văn phòng khoaQuản lý đất đai, Các thầy cô giáo bộ môn và các bạn bè cùngkhóa học đã đồng hành cùng em trong suốt 4 năm học vừaqua

Cuối cùng em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thểcán bộ trong Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánhthị xã Sơn Tây đã quan tâm, tạo điều kiện cho em được thựctập tại văn phòng và giúp đỡ em thu thập các tài liệu, số liệucần thiết để hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Thu Hương

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Yêu cầu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học về đăng ký biến động đất đai 3

1.1.1 Khái niệm về đất đai 3

1.1.2 Khái niệm về đăng kí biến động đất đai 4

1.2 Căn cứ pháp lý về đăng ký biến động đất đai 5

1.3 Những quy định về đăng ký biến động đất đai 7

1.3.1 Thẩm quyền chỉnh lý lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính 7

1.3.2 Các trường hợp đăng ký biến động đất đai 8

1.3.3 Điều kiện đăng ký biến động đất đai 9

1.3.4 Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai 10

1.3.5 Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai 27

1.3.6 Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất 29

1.2 Cơ sở thực tiễn về đăng ký biến động đất đai tại một số nước trên thế giới 33

1.2.1 Cơ sở thực tiễn về đăng ký biến động đất đai tại Úc 33

1.2.2 Cơ sở thực tiễn về đăng ký biến động đất đai tại Anh 34

1.2.3 Cơ sở thực tiễn về đăng ký biến động đất đai tại Hoa Kỳ 34

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 36

Trang 4

2.2 Nội dung nghiên cứu 36

2.3 Phương pháp nghiên cứu 36

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 36

2.3.2 Phương pháp thống kê 36

2.3.2 Phương pháp phân tích,đánh giá tổng hợp 36

2.3.3 Phương pháp chuyên gia 37

2.3.4 Phương pháp kế thừa 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 38

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 44

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 49

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất 50

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 50

3.2.2 Tình hình sử dụng đất 57

3.3 Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất đối với đối tượng hộ gia đình cá nhân tại Thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội 60 3.3.1 Quy trình đăng ký biến động đất đai tại Thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội 60

3.3.2 Tình hình đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất đối với đối tượng hộ gia đình cá nhân tại Thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội 62

3.3.3 Đánh giá chung công tác đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất đối với đối tượng hộ gia đình cá nhân tại Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội 72

3.4 Đề xuất giải pháp 74

3.4.1 Giải pháp chung 74

3.4.2 Giải pháp cụ thể 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC

Trang 6

ĐKBĐĐĐ Đăng ký biến động đất đai

GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

và tài sản khác gắn liền với đất

Phòng TN và MT Phòng Tài Nguyên và Môi Trường

QĐ-UBND Quyết định Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Căn cứ pháp lý về công tác đăng ký biến động đất đai 5

Bảng 3.1 Diện tích các loại đất ở Thị xã Sơn Tây 40

Bảng 3.2 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Sơn Tây 45

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất Thị xã Sơn Tây năm 2015 57

Bảng 3.4 Tình hình công tác đăng ký biến động đất đai theo đơn vị hành chính tại thị xã Sơn Tây 63

Bảng 3.5 Tình hình công tác đăng ký biến động đất đai theo loại hình biến động tại thị xã Sơn Tây 65

Bảng 3.6 Tình hình đăng ký biến động với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (2010 – 2015) 67

Bảng 3.7 Tình hình đăng ký biến động với trường hợp thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (2010 – 2015) 69

Bảng 3.8 Tình hình đăng ký biến động với trường hợp thế chấp - xóa thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất tại thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội (2010 – 2015) 70

Bảng 3.9 Tình hình đăng ký biến động với trường hợp cấp đổi – cấp lại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất tại thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội (2010 – 2015) 71

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiênnhiên ban tặng cho con người, không chỉ có vai trò đặc biệttrong mọi hoạt động sống, sản xuất của con người, đất đaicòn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, pháttriển của cả một đất nước

Tuy nhiên, đứng trước thời gian và sự tác động của conngười, đất đai ngày nay đã có những thay đổi cả về chiềuhướng tích cực và tiêu cực Bên cạnh sự cải tạo, giữ gìn, hôbiến xây dựng trên mặt đất thì ngược lại, trước sự tăng dân

số, sự phát triển của các đô thị, nền kinh tế vận động theo cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, quá trình đô thịhóa diễn ra mạnh mẽ cùng với một số vấn đề thúc đẩy sựtăng trưởng kinh tế xã hội nên đất đai ngày nay bị ảnh hưởngkhông ngừng và tác động lớn đến quá trình quản lý

Đăng ký biến động đất đai tuy chỉ là một thủ tục hànhchính do cơ quan hành chính thực hiện nhằm cập nhật thôngtin về đất đai và tài sản gắn liền với đất, không chỉ đảm bảocho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng

sử dụng đất, mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp và thiếtthực cho mọi tổ chức, cá nhân đối với đất và tài sản của họ Vìvậy, hiện nay đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm.Làm tốt công tác đăng ký biến động đất đai sẽ giúp cho Nhànước có cơ sở quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật,xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người

sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý,hiệu quả nhất

Nhất là trong những năm gần đây với cơ chế thị trườngnền kinh tế của thành phố Hà Nội nói chung, thị xã Sơn Tâynói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhucầu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau không

Trang 9

ngừng thay đổi.Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây và cách trungtâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km theo Quốc lộ 32 và đườngcao tốc Láng – Hòa Lạc, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chínhtrị, quốc phòng, an ninh khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội;trong tương lai, Thị xã Sơn Tây là một trong những đô thị vệtinh quan trọng của Hà Nội, với chức năng chính là đô thị vănhóa và du lịch Đây là đô thị có lịch sử văn hóa lâu đời, làvùng đất cổ “địa linh – nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử, vănhóa được Nhà nước xếp hạng, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡngđẹp và là nơi hội tụ của nền văn hóa “Xứ Đoài” nổi tiếng. [?]

Trước vai trò như trên cùng với mong muốn tìm hiểucông tác đăng kí biến động đất đai trong thời gian gần đây tạiThị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài : “ Đánh giá tình hình đăng ký kí biến động đất

đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội”.

2 Mục đích nghiên cứu

-Tìm hiểu những quy định về công tác đăng ký biến độngđất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đánh giá thực trạng, phát hiện những bất cập, khókhăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khácgắn liền với đất

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho côngtác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trênđịa bàn thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội

3 Yêu cầu nghiên cứu

- Nắm được các chính sách, quy định về công tác đăng

ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trang 10

- Thu thập tài liệu, thông tin phản ánh trung thực, kháchquan thực trạng quản lý, sử dụng đất tại địa phương và tìnhhình công tác đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất.

- Đề xuất được những giải pháp thiết thực giúp cải thiệnnhững bất cập tại thị xã Sơn Tây

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học về đăng ký biến động đất đai

1.1.1 Khái niệm về đất đai

Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quantrọng Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinhhoạt đều cần tới Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tựnhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện Trong quá trình pháttriển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển củamọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các

kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựngtrên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai

Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tàinguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh

tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” Như vậy, đất đai làđiều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt

Trang 11

động của con người Nói cách khác, không có đất sẽ không cósản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người

Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sựphân biệt nhất định Theo các nhà khoa học thì “Đất” tươngđương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa giống với thổhay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó Còn

“Đất đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó cónghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnhthổ Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từbao giờ cũng là vấn đề con người đã từng dày công nghiêncứu Sự sống xuất hiện trên Trái đất và tác động vào nó làmột quá trình tiến hóa không ngừng Theo nghĩa hẹp hơn, từkhi có sự xuất hiện của con người, con người cùng với sự tiếnhóa của mình cũng không ngừng tác động vào đất (chủ yếu làlớp vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất định Theotiến trình này, con người cũng nhận thức về đất đai một cáchđầy đủ hơn Như là: “Đất đai là một tổng thể vật chất gồm cả

sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thểvật chất đó”; hoặc: “Một vạt đất là một diện tích cụ thể của

bề mặt Trái đất Xét về mặt địa lý, có những đặc tính tươngđối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể

dự đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên

và phía dưới của phần mặt đất này Nó bao gồm các đặc tínhcủa phần không khí, thổ nhưỡng địa 8 chất, thủy văn, cây cối,động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt động trong quákhứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính

đó có ảnh hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trongtương lai” (Brink man và Smyth, 1976) Tuy nhiên, khái niệm

đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai

là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt

đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vá khoáng

Trang 12

sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở

Rio de Janerio, Brazil, 1993) Như vậy, đất đai là một khoảngkhông gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậucủa bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòngđất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổnhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữvai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sảnxuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

1.1.2 Khái niệm về đăng kí biến động đất đai

Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khái niệm về

đăng ký đất đai được định nghĩa như sau: “Đăng ký biến động

đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.”

Đăng ký biến động đất đai là việc làm thường xuyên củangành Địa chính nhằm cập nhật các thông tin thay đổi về đấtđai để đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánhđúng hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước phân tíchcác hiện tượng kinh tế, xã hội phát triển trong lĩnh vực quản lý

và sử dụng đất đai Đăng ký biến động đất đai được thực hiệnđối với một thửa đất đã xác định một chế độ sử dụng cụ thể.Tính chất cơ bản của đăng ký biến động đất đai là xác nhận

sự thay đổi của nội dung đã đăng ký trên giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất đã được cấp theo quy định của pháp luật Trên cơ

sở đó cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địachính hoặc chỉnh lý và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử

Trang 13

dụng đất Chỉ những thửa đất đã đăng ký quyền sử dụng đất

và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đượccập nhật biến động

1.2 Căn cứ pháp lý về đăng ký biến động đất đai

Các quy định về đăng ký biến động đất đai được quyđịnh tại Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới luật được cụthể trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Căn cứ pháp lý về công tác đăng ký biến

động đất đai T

Ngày ban hành

Cơ quan ban hành

15/05/2014

15/05/2014

sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liềnvới đất

19/05/2014

Bộ Tàinguyên vàMôi trường

7 Thông tư số Quy định về hồ sơ 19/05/20 Bộ Tài

Trang 14

Bộ Tàinguyên vàMôi trường

26/12/2014

UBNDthành phố

cấp giấy chứngnhận quyền sửdụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền vớiđất; đăng ký biếnđộng về sử dụngđất , nhà ở và tàisản khác gắn liềnvới đất cho hộ giađình, cá nhân, cộngđồng dân cư, ngườiViệt Nam định cư ởnước ngoài, cá nhân

18/12/2015

UBNDthành phố

Hà Nội

Trang 15

nước ngoài; chuyểnmục đích sử dụngđất vườn, ao liền kề

và đất nông nghiệpxen kẹt trong khudân cư sang đất ởtrên địa bàn thànhphố Hà Nội

1.3 Những quy định về đăng ký biến động đất đai

1.3.1 Thẩm quyền chỉnh lý lập, cập nhật, chỉnh lý hồ

sơ địa chính

Thẩm quyền chỉnh lý lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địachính được quy định cụ thể đối với từng cấp từ Sở Tài nguyên

và Môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại Điều 6 Thông

tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thựchiện các công việc sau:

+ Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;+ Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổmục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính

và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương

- Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các côngviệc sau:

+ Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính,

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quyđịnh tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước

Trang 16

giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyếtthủ tục đăng ký.

- Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quyđịnh như sau:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên vàMôi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh)chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địachính, sổ mục kê đất đai cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trựcthuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất cấp huyện); thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơđịa chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này đối với các thửađất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài

có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

+Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật,chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2Điều này đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cungcấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Ủyban nhân dân cấp xã sử dụng

- Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địachính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại Thông

tư này để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương

1.3.2 Các trường hợp đăng ký biến động đất đai

Theo Khoản 4, Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định: Đăng

ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấpGiấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đấtthực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tàisản gắn liền với đất;

Trang 17

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đấtđược phép đổi tên;

- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu,địa chỉ thửa đất;

- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung

đã đăng ký;

- Chuyển mục đích sử dụng đất;

- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

- Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiềnthuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lầncho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất khôngthu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đấtsang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luậtnày

- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền

sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ vàchồng;

- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặccủa vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung,nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắnliền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đaiđược Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏathuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đấtđai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án củaTòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành

án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giáquyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chếthửa đất liền kề;

Trang 18

- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụngđất.

Vì vậy, đăng ký đất đai, nhà ở , tài sản khác gắn liền vớiđất phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọilúc, thỏa mãn các yêu cầu: đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý,đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật, đảm bảo triệt để, kịp thời,

để chắc chắn hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng, kịp thờihiện trạng sử dụng đất và đảm bảo cho người sử dụng đất, sởhữu tài sản được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mìnhtheo pháp luật [?]

1.3.3 Điều kiện đăng ký biến động đất đai

Điều kiện đăng ký biến động đất đai được quy định tạiĐiều 188 Luật đất đai 2013 như sau: Điều kiện thực hiện cácquyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằngquyền sử dụng đất

- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đấtkhi có các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tạikhoản 1 Điều 168 của Luật này;

Trang 19

quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luậtđất đai 2013.

- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuêlại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốnbằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đấtđai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính

1.3.4 Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai

Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai được quyđịnh cụ thể trong một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-

CP của Chính Phủ ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hànhmột số điều Luật đất đai 2013 và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 19/05/2014quy định về hồ sơ địa chính

a Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng

* Về hồ sơ theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/TT – BTNMT ta có:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sửdụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điềnđổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữutài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung

vợ và chồng gồm có:

- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sửdụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằngquyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với

Trang 20

đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quyđịnh.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sởhữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn

đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sởhữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận gópvốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự ánđầu tư;

- Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữutài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, chothuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợpchuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắnliền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồngthời là người sử dụng đất

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ta có:

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyềncủa người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đốivới một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Vănphòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối vớiphần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đấttrước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ

sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thìthực hiện các công việc sau đây:

+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định

và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phảithực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

Trang 21

+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đãcấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thìlập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất cho người sử dụng đất;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ

sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụngđất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trườnghợp nộp hồ sơ tại cấp xã

- Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụngđất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bảntặng cho quyền sử dụng đất theo quy định

Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trênđất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào vănbản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dâncấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lýbiến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thôngbáo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp đểxác nhận thay đổi Trường hợp người sử dụng đất tặng chotoàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấychứng nhận để quản lý

- Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chếttrước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kếquyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp

bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định

Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thừa kế vào Giấychứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩmquyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kếtheo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Người đượcthừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền

Trang 22

sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp ngườiđược cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quyđịnh của pháp luật.

- Trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theohình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặcgóp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì thực hiện trình

tự, thủ tục theo quy định sau:

+ Thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền vớiđất theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Sau khi nhận hồ sơ bán, góp vốn bằng tài sản gắn liềnvới đất thuê, Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bênmua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tụcthuê đất;

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệmthẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềnquyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tàisản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốnbằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; ký hợp đồngthuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liềnvới đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế vềviệc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán,người góp vốn bằng tài sản;

+ Văn phòng đăng ký đất đai gửi hợp đồng thuê đất chongười mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đấtthuê; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở

dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;

+ Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liềnvới một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đấttrước khi làm thủ tục thuê đất theo quy định tại Khoản này

b Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định

Trang 23

* Về hồ sơ: theo Khoản 4 Điều Thông tư 24/2014/TT – BTNMT ta có:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đốivới trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bênchuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thựchiện thủ tục chuyển quyền theo quy định:

- Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhậntặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà cóhợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền theo quy địnhnhưng bên chuyển quyền không trao Giấy chứng nhận chobên nhận chuyển quyền, hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đấttheo Mẫu số 09/ĐK;

+ Hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền đã lập theoquy định;

- Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng choquyền sử dụng đất nhưng không lập hợp đồng, văn bảnchuyển quyền theo quy định, hồ sơ gồm có:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đấttheo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất có đủ chữ ký của bên chuyển quyền và bên nhậnchuyển quyền

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ –CP ta có:

- Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyểnnhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đấttrước ngày 01 tháng 01 năm 2008 mà đất đó chưa được cấpGiấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tạiKhoản 2 Điều này thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất

Trang 24

thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tạiNghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sửdụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc ngườinhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bảnchuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

- Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyểnnhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đấttrước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên nhận chuyển quyền

sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sửdụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụngđất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:

+ Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đềnghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền

sử dụng đất hiện có;

+ Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bảncho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dâncấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất cho người nhận chuyển quyền Trường hợp không

rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăngtin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba sốliên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất trả);

+ Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăngtin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địaphương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thìVăn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩmquyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trườnghợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp

Trang 25

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền.

Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Vănphòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơquan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quyđịnh

c Trình tự, thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

* Về hồ sơ: theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2014/

TT – BTNMT ta có:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục xóa đăng ký cho thuê,cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữutài sản gắn liền với đất gồm có:

- Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, gópvốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặchợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất có xác nhận đã được thanh lý hợpđồng;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chothuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư xây dựng

hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp góp vốnbằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền vớiđất

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ –CP ta có:

- Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuêlại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký cho thuê,cho thuê lại; góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sảngắn liền với đất

Trang 26

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ

sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các côngviệc sau:

+ Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốnvào Giấy chứng nhận theo quy định và trao cho bên cho thuê,cho thuê lại, bên góp vốn Trường hợp cho thuê, cho thuê lạiđất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sửdụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lạiđất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thờiđiểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, xóa góp vốn bằng quyền

sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục

sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩmquyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đãcấp;

+ Thực hiện việc xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóagóp vốn vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

- Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trongcác trường hợp sau đây:

+ Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

+ Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuậntrong hợp đồng góp vốn;

+ Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;

+ Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồnghợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bốphá sản, giải thể;

+ Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố

là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bịcấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợpđồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;

Trang 27

+ Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứthoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thựchiện.

- Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc gópvốn được quy định như sau:

+ Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuậncủa các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn quyền

sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn cònlại

Trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc bên gópvốn quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụngthì Nhà nước cho bên nhận góp vốn tiếp tục thuê đất nếu cónhu cầu;

+ Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật

về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;

+ Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằngquyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụngđất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sảncủa Tòa án nhân dân

Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đấttheo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sửdụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sửdụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất vàtài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;

+ Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chếtthì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quyđịnh của pháp luật về dân sự;

+ Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bịtuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi

Trang 28

dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dânsự;

+ Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bêngóp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền

sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa cácbên phù hợp với quy định của Luật Đất đai và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan

d Trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp,

Trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng

hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuê được Nhà nước chothuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và người sử dụng đấtthuê, thuê lại đã trả tiền thuê đất một lần trước ngày 01tháng 7 năm 2014 thì hồ sơ đăng ký thế chấp phải có giấy tờchứng minh chủ đầu tư đã nộp vào ngân sách số tiền thuê đất

mà bên thuê, thuê lại đất đã trả một lần

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 81 Nghị định 43/2014/NĐ –CP ta có:

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất

- Việc xử lý quyền sử dụng đất đã bảo lãnh theo quy địnhcủa Luật Đất đai năm 2003, đã thế chấp để thu hồi nợ đượcquy định như sau:

+ Quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh được xử

lý theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo

Trang 29

lãnh Trường hợp không xử lý được theo thỏa thuận thì bênnhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượngquyền sử dụng đất đã được thế chấp, đã được bảo lãnh chongười khác để thu hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cóthẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất mà không cần có

sự đồng ý của bên thế chấp, bên bảo lãnh hoặc khởi kiện tạiTòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;

+ Người nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điểm aKhoản này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; được sửdụng đất theo mục đích đã xác định và có các quyền, nghĩa

vụ theo quy định của pháp luật về đất đai trong thời hạn sửdụng đất còn lại; đối với đất ở thì người sử dụng đất được sửdụng ổn định lâu dài

e.Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

* Về hồ sơ: theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT ta có:

- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số11/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ta có:

Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửahoặc hợp thửa

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện cáccông việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đấtmới tách, hợp thửa;

Trang 30

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ

sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ngườiđược cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối vớitrường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng mộtphần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tốcáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sửdụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bánđấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi làchuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cáccông việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tạiNghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thờixác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơquan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối vớiphần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền;chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệuđất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dâncấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

- Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phầnthửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệmchỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồicủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việcsau:

+ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và

cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và traocho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã đểtrao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

f Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Trang 31

* Về hồ sơ: theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT ta có:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xâydựng gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đấtthay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấychứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấychứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ta có:

- Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền

sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xâydựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu côngtrình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trướcngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất;

+ Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp

và họ, tên chồng

Trang 32

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổiGiấy chứng nhận.

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện cáccông việc sau:

+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấpđổi Giấy chứng nhận;

+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đấtđai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấphoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợpnộp hồ sơ tại cấp xã

- Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điềnđổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đãcấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đấtnộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sảngắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủtục cấp đổi giấy mới

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báodanh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứngnhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấpvào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩmquyền ký cấp đổi

- Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi quyđịnh tại Khoản 4 Điều này được thực hiện đồng thời giữa babên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổchức tín dụng theo quy định như sau:

Trang 33

+ Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtmới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tíndụng nơi đang nhận thế chấp;

+ Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận

cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý

g Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do

sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số10/ĐK;

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đãniêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với

hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lầntrên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việcmất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhânnước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mấtGiấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhậncủa Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ta có:

- Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khaibáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mấtGiấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy bannhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất

Trang 34

Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừtrường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài,

cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoàiphải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền

sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xâydựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương

- Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấychứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trườnghợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ởđịa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sởtôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp

01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồsơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đấtđối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đođịa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết địnhhủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địachính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtcho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để traođối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

h Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận

Trang 35

hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất

* Về hồ sơ: theo Khoản 5 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT ta có:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền vớiđất trong cáctrường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;

xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền

sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia,tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏathuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sảngắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhómngười sử dụng đất, bao gồm:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đấttheo Mẫu số 09/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Một trong các loại giấy tờ gồm: Biên bản hòa giải thành(trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi ranh giới thửa đấtthì có thêm quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp

có thẩm quyền) hoặc quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai theo quy định của pháp luật; văn bản thỏa thuận hoặc hợpđồng thế chấp, góp vốn có nội dung thỏa thuận về xử lý tàisản thế chấp, góp vốn và văn bản bàn giao tài sản thế chấp,góp vốn theo thỏa thuận; quyết định hoặc bản án của Tòa ánnhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đãđược thi hành có nội dung xác định người có quyền sử dụngđất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; văn bản kết quảđấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêucầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hoặc yêu cầucủa Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án đã được thi hành;hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất

Trang 36

hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sảngắn liền với đất của tổ chức trong trường hợp chia, tách, hợpnhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; hợp đồng hoặcvăn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụngđất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đìnhhoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đấtchung, nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất;

- Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụngđất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức phải cóvăn bản chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức theo quy địnhcủa pháp luật; trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sửdụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ giađình phải có sổ hộ khẩu kèm theo; trường hợp phân chia hoặchợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liềnvới đất của vợ và chồng phải có sổ hộ khẩu hoặc giấy chứngnhận kết hôn hoặc ly hôn kèm theo

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 84 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ta có:

- Người chịu trách nhiệm nộp hồ sơ được quy định nhưsau:

+ Người nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đấtnộp hồ sơ đối với trường hợp nhận quyền sử dụng đất theokết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử

lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất theo thỏa thuận; quyết định hoặc bản án của Tòa

án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án

đã được thi hành; kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, tài sảngắn liền với đất; chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụngđất;

+ Tổ chức đã thực hiện việc xử lý quyền sử dụng đất, tàisản gắn liền với đất nộp hồ sơ thay người nhận quyền sử dụngđất đối với trường hợp xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng

Trang 37

quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không theo thỏathuận; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất để thi hành án theo quy định của pháp luật.

- Việc nộp hồ sơ đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tàisản gắn liền với đất thực hiện theo quy định tại Điều 60 vàĐiều 79 của Nghị định này

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ

sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các côngviệc sau đây:

+ Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa cóbản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất hoặc nhậnquyền sử dụng một phần thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận;

+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác địnhnghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụtài chính theo quy định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính;

+ Xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợpphải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì lập hồ

sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất nếu có nhu cầu;

+ Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ

sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ngườiđược cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối vớitrường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

i Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng

ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả

Trang 38

tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

* Về hồ sơ: theo Khoản 6 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT ta có:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động về sửdụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin vềngười được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ phápnhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất dosạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thayđổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất

so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gồm có:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đấttheo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi ngườiđại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ giađình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trườnghợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứngminh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minhthay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin vềnhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặccông nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trườnghợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trênGiấy chứng nhận;

Trang 39

+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủyban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồngdân cư đổi tên;

+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tìnhtrạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửađất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;

+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trườnghợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa

vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễngiảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của phápluật;

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vềviệc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trườnghợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, côngnhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theovăn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấpthuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được

Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại các Điều

31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thể hiện nộidung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sảngắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận

* Về trình tự, thủ tục: theo Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ – CP ta có:

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động

- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ

sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các côngviệc sau đây:

+ Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thayđổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trườnghợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính,chưa trích đo địa chính thửa đất;

Trang 40

+ Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diệntích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc côngtrình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựnghoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xinphép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phépxây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

+ Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định

và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phảinộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của phápluật;

+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặclập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhậntheo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báocho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơquan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuêđất;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ

sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấphoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợpnộp hồ sơ tại cấp xã

- Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mụcđích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nộidung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy địnhtại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyểnmục đích sử dụng đất

1.3.5 Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đaiđược quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ – CP củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai

2013 như sau:

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w