HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢNTIỂU LUẬN MÔN HỌC HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI ĐỀ TÀI: “BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
ĐỀ TÀI:
“BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI”
GVHD: Trương Đỗ Thùy Linh SVTH: Phạm Thị Thanh Kiều Lớp: DH15QLGL
Gia Lai, tháng 2 năm 2018
Trang 2-MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Mục tiêu của đề tài 8
3 Yêu cầu của đề tài 8
4 Ý nghĩa của đề tài 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 9
1.1 Bản đồ địa chính 9
1.1.1 Khái niệm bản đồ địa chính 9
1.1.2 Phân loại bản đồ địa chính 9
1.1.3 Nội dung bản đồ địa chính 9
1.1.4 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 10
1.2 Hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai 14
1.2.1 Hệ thống thông tin đất đai 14
1.2.2 Bản đồ địa chính trong LIS 14
1.2.3 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính 15
1.2.4 Công tác đo vẽ và chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính 15
1.2.5 Vai trò của hệ thống bản đồ địa chính 16
1.2.6 Công cụ hỗ trợ quản lý hệ thống bản đồ địa chính 17
1.3 Cơ sở pháp lý 18
1.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện 19
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 19
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 19
1.4.3 Nội dung nghiên cứu 19
1.4.4 Phương pháp nghiên cứu 19
1.4.4.1 Phương pháp kế thừa 19
1.4.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 19
1.4.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá 19
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố PleiKu 20
Trang 32.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 20
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên 21
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 25
2.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: 25
2.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập: 27
2.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: 28
2.1.2.4 Tiềm năng thế mạnh của thành phố: 33
2.2 Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố PleiKu 34
2.2.1 Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai 34
2.2.2 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ: 36
2.2.3 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 38
2.2.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 40
2.2.5 Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai: 41
2.3 Vai trò của hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố PleiKu 42
2.3.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất và tổ chức thực hiện văn bản đó 42
2.3.1.1 Khái niệm 42
2.3.1.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật 43
2.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính 43
2.3.2.1 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính 43
2.3.2.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính 46
2.3.3 Khảo sát, đo đạc , lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất 46
2.3.3.1 Khái niệm: 46
2.3.3.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác khảo sát, đo đạc , lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất 47
2.3.4 Quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 47
2.3.4.1 Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất 47
Trang 42.3.4.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 48
2.3.5 Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 49
2.3.5.1 Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư Điều 13, Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 49
2.3.5.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 51
2.3.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 51
2.3.6.1 Khái niệm 51
2.3.6.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất:52 2.3.7 Đăng ký đất đai, Lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 52
2.3.7.1 Khái niệm : 52
2.3.7.2 Vai trò của hệ thống bản đồ địa chính 53
2.3.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 53
2.3.8.1 Khái niệm: 53
2.3.8.2.Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai 54
2.3.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 54
2.3.9.1 Khái niệm: là xây dựng một hệ thống quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai ứng dụng công nghê 54
2.3.9.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong xây dựng hệ thống thông tin đất đai: 54
2.3.10 Quản lý tài chính về đất và giá đất 55
2.3.10.1 Khái niệm 55
2.3.10.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong quản lý tài chính về đất và giá đất: 55
2.3.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 56
2.3.11.1 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 56 2.3.11.2.Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 57
2.3.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 57 2.3.12.1 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy định pháp luật về đất
Trang 52.3.12.2.Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất
2.3.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 58
2.3.13.1 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 58
2.3.13.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 58 2.3.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 58
2.3.14.1 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai; khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đa 58
2.3.14.2 Vai trò của công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 59
2.3.15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 59
2.3.15.1 Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai 59
2.3.15.2 Vai trò của bản đồ địa chính trong quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 59
2.4 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thành lập hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố PleiKu 60
2.4.1 Thuận lợi 60
2.4.2.Khó khăn 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận: 61
2 Kiến nghị: 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, là điều kiện tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội và của bản thân con người, còn
là điều kiện sinh tồn của thế giới thực vật Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản suất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là đầu vào quan trọng của tất cả các ngành sản suất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và
an ninh quốc phòng Chính vì vậy, việc phân bố sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả, bền vững là một vấn đề cần thiết
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất đai của người dân ngày càng đa dạng và phức tạp Việc sử dụng đất đai không còn đơn thuần là quan hệ chiếm hữu
và sử dụng trong đó con người là chủ thể chính, đất đai là tài sản mà quan hệ giữa con người và con người trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, phân phối và quản lí đất đai dần được hình thành và trở nên phức tạp Chính vì vậy, công tác quản lí đấtđai ngày càng đa dạng, phức tạp, đòi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí, nhân lực và
sự cải tiến không ngừng
Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta cần phải làm tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là một trong những tài liệuquan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thịtrấn, là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế-xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất Bản đồ địa chính là tài liệu cơ
sở để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai vàcác công tác khác Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của ngành địa chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và quyền sởhữunhà ở của người dân trên phạm vi cả nước
Trong những năm gần đây bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, các quy định và quy phạm để áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng để phục vụ cho côngtác, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu chocác cấp, các ngành và người sử dụng đất
Trang 8Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai
đã có những bước phát triển nhất định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về đất đai hiện tại và trong tương lai sẽ gia tăng, sự biến động vềđất đai vì thế mà diễn ra mạnh mẽ
Nhưng với tình hình quản lý đất đai trên địa bàn còn mang tính thủ công, còn quản
lý hồ sơ, sổ sách, bản đồ giấy cồng kềnh, quản lý thông tin chưa đồng bộ gây khó khăn trong việc quản lý, lưu trữ, xử lý và truy cập thông tin đất đai Đây là nguyênnhân làm cho việc quản lí quỹ đất chưa chặt chẽ và gây khó khăn cho quá trình định hướng phát triển trong tương lai
Xuất phát từ sự cần thiết, khả năng áp dụng và tính hiệu quả của việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý đất đai, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Bản
đồ địa chính và vai trò của hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố PleiKu – Tỉnh Gia Lai”
2 Mục tiêu của đề tài
Dựa trên cơ sở khoa học – pháp lý về bản đồ địa chính và việc xây dựng hệ thống bản đồ địa chính của thành phố PleiKu để nêu lên vai trò của hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố
3 Yêu cầu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh đúng hiện trạng bản đồ địa chính và hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố PleiKu
Đưa ra và giải thích được vai trò của hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn
Các đề xuất và giải pháp phải đưa ra được những tồn tại khách quan và biện pháp
để hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính
4 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và pháp lý xâydựng bản đồ địa chính, vai trò của hệ thống bản đồ địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn thành phố
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo nhằm giúp ích cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về vai trò của hệ thống bản đồ địa chính để áp dụng vào thực
tế trong tương lai không xa, giúp đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Trang 9CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Bản đồ địa chính
1.1.1 Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ là hình ảnh về mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quy luật toán học xác định, chỉ rõ sự sự phân bố trạng thái mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêucầu của mỗi bản đồ cụ thể
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa dất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan ;lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
Bản đồ số địa chính là sản phẩm bản đồ địa chính được số hóa, thiết kế, biên tập, lưu trữ và hiển thị trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử
Nó có nội dung thông tin tương tự như bản đồ địa chính vẽ trên giấy song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số
1.1.2 Phân loại bản đồ địa chính
- Phân loại theo tỷ lệ bản đồ:
+ 1:200, 1:500 cho đất ở đô thị
+ 1: 1000 cho đất ở nông thôn, ngoại ô thành phố, thị xã , thị trấn
+ 1: 2000, 1: 5000 cho đất nông nghiệp
+ 1: 25000 cho đất lâm nghiệp
- Phân loại theo phương pháp thành lập:
+ Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
+ Đo vẽ bằng ảnh máy bay
+ Đo vẽ bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS)
+ Đo vẽ bổ sung ranh giới thửa đất lên bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ
1.1.3 Nội dung bản đồ địa chính
Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 bao gồm:
1 Cơ sở toán học của bản đồ;
Trang 102 Điểm khống chế toạ độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm
độ cao kỹ thuật, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ
có chôn mốc ổn định;
3 Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính; đường mép nước thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính giáp biển);
4 Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh giới quy hoạch sử dụng đất;
5 Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất;
6 Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);
7 Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có)
1.1.4 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
* Hệ quy chiếu
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 cả nước sử dụng chung hệ quy chiếu WGS- 84 và hệ tọa độ quốc gia mới hệ VN-2000
Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 (World Geodetic Systems – 84) toàn cầu cókích thước như sau:
+ Bán trục lớn: a = 6.378.137,000 m
+ Độ dẹt : α = 1 298,257223563 + Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005.108m3s-2
+ Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0 x 10-11 rad/s Kinh tuyến gốc (00) được quy ước là kinh tuyến trục đi qua Greenwich Điểm gốc tọa
độ quốc gia : Điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Điểm gốc hệ tọa độ phẳng có X=0 km, Y=500 km Điểm gốc của hệ độ cao là độ cao của điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu, Hải Phòng
Trang 11Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và độ cao nhà nước hiện hành
* Tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng S trên bản đồ và chiều dài thực S của nó trên thực địa, ký hiệu là 1:Mbd Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính : phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế, về mức
độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã hội… của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên một (01) ha, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản đồ địa chính ở cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ
lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính xã Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
1 Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối,đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000 Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
2 Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng: a) Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là1:200 hoặc 1:500
b) Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, vănhoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000
c) Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000
3 Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000
4 Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nênđược đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ Khu vực đất
Trang 12đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản
* Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ
a) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là
3600 ha Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là
10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ
X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (xem phụ lục 2) Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y = 500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
b) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha Sốhiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10
c) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha Các ô vuông
Trang 13được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
d) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từtrái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
đ) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25
ha Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn
e) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồđịa chính gốc là một mảnh bản đồ địa chính Kích thước khung trong của bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh
đồ địa chính gốc theo quy phạm là 10 hoặc 20 cm (nghĩa là các mảnh bản
đồ địa chính trong đơn vị hành chính xã có độ gối phủ là 20 hoặc 40 cm ở mỗi cạch khung bản đồ) Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn
vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) lập bản đồ Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa chính gốc, đánh số như bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành
Trang 14chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã
* Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao trong đo vẽ bản đồ địa chính gồm:
1 Lưới toạ độ và độ cao nhà nước các hạng
2 Lưới địa chính, lưới độ cao kỹ thuật
3 Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh (gọi chung là lưới khống chế
đo vẽ)
1.2 Hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai
1.2.1 Hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng khác nhau thường được sử dụng khi nói đến lĩnh vực có liên quan như
hệ thống đăng kí đất đai, hệ thống thông tin địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu không gian hay hệ thống thông tin địa lý Xuất phát từ một tên gọi kháiquát như vậy có thể xác định rõ phạm vi của LIS:
- Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng ký Đơn vị
mang thông tin là từng thửa đất chi tiết
- Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu nhập, cập nhật, xử lý và phân
phát các thông tin nói trên
Các lĩnh vực liên quan hay bao hàm tới hệ thống thông tin đất đai là hệ thốngđăng kí, bản đồ địa chính, lĩnh vực pháp lý, thuế, đo đạc, hệ trục tọa độ, tọa độ không gian, khảo sát, lập bản đồ, lập bản đồ số, quản lý dữ liệu
1.2.2 Bản đồ địa chính trong LIS
Đối với LIS bản đồ địa chính trước hết là nền tư liệu kĩ thuật, cung cấp các thông tin cơ bản cho công tác đăng kí, sau đó là bảo trì và khai thác song song với dữ liệu văn bản, dữ liệu kiểu số,
Trong LIS hệ thống bản đồ địa chính do nhu cầu khi khai thác cần phải duy trì thông tin bản đồ ở mọi trường hợp( kết quả cũng như giao diện) song hành với thông tin thuộc tính Cần quan tâm đến:
- Chuẩn thông tin bản đồ: chuẩn đồ họa, chuẩn kí tự, chuẩn thông tin có tính chất cơ
bản( mã số tờ bản đồ, số hiệu thửa) nhằm đảm bảo cho LIS có thể nhận được dữ
Trang 15liệu từ bản đồ, quản lí, thực hiện và phản hồi chúng Chuẩn thông tin có thể dùng trực tiếp từ phía nhà sản xuất cũng như phía khai thác sử dụng.
- Phạm vi chung của hệ thống bản đồ địa chính và LIS ( mảng cập nhật biến động)
Điều quan trọng ở đây là quy mô của hệ thống thông tin đất đai được đặt ra như thế nào, với bản đồ địa chính không bao hàm hoàn toàn trong hệ thống thông tin đất đai mà chỉ có những phạm vi chung mà thôi Đồng thời với giải pháp kỹ thuật điiều đó phải phản ánh cả trong mô hình quản lý vận hành thực tế để đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ mà không chồng chéo
1.2.3 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
a Phương pháp đo đạc trực tiếp
- Đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng máy cơ, hệ quy chiếu giả định
b Phương pháp toàn đạc điện tử
- Là phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo góc, đo cạnh các điểm chi tiết
và vẽ sơ họa sau đó sử dụng các phần mềm xử lý
- Theo hệ quy chiếu chuẩn UTM
- Có khả năng kết hợp với các công nghệ tiên tiến hơn
- Độ chính xác cao nhất: 1:200, 1:500, 1:1000
c Phương pháp sử dụng ảnh hàng không
- Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đo đạc bổ
sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học để đo đạc các vùng đấtnông nghiệp, lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng, có địa hình rõ ràng
- Thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ(1:5000 và 1:10000) với độ chính xác không cao
- Áp dụng cho khu vực ngoại ô hoặc rìa đô thị
d Phương pháp đo bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS–Global Positioning System)
- Phương pháp đo định vị toàn cầu (GPS) được áp dụng cho những khu đo có diện
tích lớn
- Là hệ thống định vị toàn cầu gồm hệ thống các vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo riêng
kết hợp với thiết bị mặt đất cho phép người sử dụng xác định vị trí các điểm trên mặt trái đất
- Tại vị trí cần xác định tọa độ yêu cầu phải thông thoáng, các phía không bị che
khuất và số vệ tinh tối thiểu xuất hiện tại thời điểm là 4 vệ tinh
1.2.4 Công tác đo vẽ và chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính
Trang 16a Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:
- Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới
- Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất
- Thay đổi diện tích thửa đất
- Thay đổi mục đích sử dụng đất
- Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất
- Thay đổi về mốc giới và đường ranh giới hành chính các cấp
- Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ quốc gia
- Thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình
- Thay đổi địa danh và các ghi chú trên bản đồ
b Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và dồn điền đổi
thửa làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa
- Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành
chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp,
- Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi
phục và không thể sử dụng để số hóa
- Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không,
phương pháp toàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ, có tỷ lệ nhỏ hơn với tỉ lệ cần phải đo vẽ theo quy định hiện hành
- Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện đối với đơn vị hành chính cấp xã đã
có bản đồ địa chính, kể cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất
1.2.5 Vai trò của hệ thống bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện văn bản đó
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính
+ Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đấtvà bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trang 17+ Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
+ Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Thống kê, kiểm kê đất đai
+ Quản lý hành chính về đất đai và giá đất
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất+ Thanh tra, kiểm tra giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai
+ Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
1.2.6 Công cụ hỗ trợ quản lý hệ thống bản đồ địa chính
Chuẩn thông tin bản đồ địa chính:
- Chuẩn đồ họa: cơ sở toán học, màu sắc, lực nét, lớp, đối tượng, phân mảnh
- Chuẩn kí tự: Nhãn thửa, ghi chú, khung, chú dẫn, tên
- Chuẩn thông tin:Mã số tờ bản đồ
Trang 181.3 Cơ sở pháp lý
Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành theo quyết định 719/1999/QĐ-Đc ngày 30/12/1999
Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/06/2001 của Tổng Cục Địa Chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam VN-2000
Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ
Luật Đất Đai ngày 26 tháng 11 năm 2003
Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của thủ tướng chính phủ
về việc ban hành danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai năm 2003
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và MôiTrường về việc hướng dẫn , chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ ban hành ngày 12/2/2007
Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành tháng 11 năm 2008
Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về
sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ toạ độ quốc tế WGS-84 và
hệ toạ độ quốc gia VN-2000
Trang 19Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính và trích đo địa chính thửa đất
Nghị định 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 về hoạt động đo
đạc và bản đồ
1.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng bản đồ địa chính ở thành phố PleiKu, tỉnh Gia Lai
- Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác quản lí đất đai tại địa bàn thành phố 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại địa bàn thành phố PleiKu, tỉnh Gia
Lai
- Phạm vi thời gian: đề tài thực hiện trong tháng 2 năm 2018
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố PleiKu, tỉnh Gia Lai
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố PleiKu
- Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố PleiKu
- Vai trò của hệ thống bản đồ địa chính trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố trong
thời gian vừa qua để đưa ra được kết luận và kế thừa nội dung đó nghiên cứu cho thời gian sắp tới
1.4.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu từ phòng Tài Nguyên và Môi trường thành phố về tình hình
quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, các bản đồ địa chính, kết quả thống
kê đất đai, báo cáo thuyết minh hàng năm,
1.4.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá
- Tiến hành khảo sát, điều tra trực tiếp ngoài thực địa về các thông tin liên quan đến
thửa đất để từ đó đánh giá kết quả cho việc xây dựng bản đồ địa chính của thành phố
Trang 20CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố PleiKu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp: huyện Chư Păh
- Phía Nam giáp: huyện Chư Prông
- Phía Đông giáp: huyện Đăk Đoa
- Phía Tây giáp: huyện Ia Grai
Có toạ độ địa lý như sau:
Độ cao tương đối của Pleiku vào khoảng 700-800m, như vậy cao hơn hẳn so với độcao trung bình toàn cao nguyên, Pleiku có hai đỉnh cao hơn 1000m, ở phía Bắc có đỉnhChư Jôr (1042m), phía Nam có đỉnh Hàm Rồng (1028m)
Địa hình thành phố Pleiku có xu hướng thấp dần về hai phía: Tây Bắc và ĐôngNam, là nơi bắt nguồn của nhiều suối nhánh thuộc các hệ thống suối lớn lân cận thànhphố Nhìn chung thành phố có ba dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi trung bình
+ Địa hình cao nguyên lượn sóng (trung bình và mạnh)
+ Địa hình vùng thung lũng
Trong đó dạng địa hình cao nguyên lượn sóng là chủ yếu, mức độ lượn sóng từng khu vực khác nhau
c Khí hậu
Trang 21Thành phố Pleiku mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát dịu,mùa đông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hoá và tương phản sâu sắc giữa hai mùa.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng số giờnắng trung bình 2.292 giờ/năm.
d Thủy văn
Thành phố Pleiku nằm trong lưu vực sông Sê San Trên địa bàn có 2 nhánh suốichính là suối Ia Puch và suối Ia Rơnhing cùng các nhánh suối phụ chạy qua đáng kể làsuối IaRơnhing mô đun dòng chảy trung bình 45l/skm2
Nhánh suối Ia Rơdung và thượng nguồn là suối IaRơmak chảy qua phía Đông vàĐông Bắc Thành phố, chiều dài 25km, lưu vực 89km2
Nhánh suối Ia Kiêm chảy qua phía Tây và Tây Nam Thành phố Pleiku, chiều dài20km, lưu vực 60km2
2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai theo phươngpháp định lượng FAO/WRB, 98 trong khuôn khổ dự án NIAP/KU.Leuven (1999) trênbản đồ tỷ lệ 1/100.000 Trên địa bàn thành phố Pleiku có 4 nhóm đất chính sau:
Tổng hợp diện tích các nhóm đất chính của thành phố Pleiku như sau:
ST
DIỆN TÍCH (Ha)
TỶ LỆ (%)
1 Đất nâu tím trên đá macma bazơ 421,25 1,61
2 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ 19.533,92 74,55
3 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ 180,09 0,69
4 Đất nâu thẩm trên đá macma bazơ 748,08 2,86
Trang 22 Mô tả các loại đất :
1 Nhóm đất đỏ vàng: (Ferralsols)
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 20.883,34 ha, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhấttrên địa bàn thành phố Pleiku, chiếm tới 79,71% diện tích tự nhiên, nó được hình thànhtrong điều kiện khí hậu sinh vật nhiệt đới ẩm nằm ở độ cao 800 – 1.000m
Đất thuộc nhóm này có mức độ phong hóa mạnh, tầng đất dày, độ pH chua, độ bãohòa kiềm thấp Khoáng trội là Kaolinit, khả năng hấp thụ không cao Sự phân giải hữu cơmạnh, mùn kiểu fulvat chiếm ưu thế Có quá trình tích lũy tương đối và tuyệt đối Fe và
Al (quá trình feralit) Tỷ lệ SiO2/R203 thấp Đất có cấu tượng tốt, cấu trúc viên thích hợpvới nhiều cây công nghiệp dài ngày
Nhóm đất đỏ vàng bao gồm các đơn vị đất sau đây:
- Đất nâu tím trên đá macma bazơ:
Được phân bố chủ yếu tại đỉnh núi Chư Hdrông, với diện tích là 421,25 ha chiếm1,61% so diện tích tự nhiên, thường nằm xen kẽ với đất nâu đỏ, do nằm ở địa thế thấp ởcác chân đồi và núi thấp nên đất ẩm hơn và ít chua hơn loại đất nâu đỏ, đất có tầng dàytrên 100cm, thành phần cơ giới sét nhẹ, cấu tượng viên, chất hữu cơ trung bình đến giàu(4-6%), đạm 0,2 – 0,3%, lân tổng số rất thay đổi tùy đá mẹ (0,1 – 1,0%) song lân dễ tiêuđều thấp Đây là loại đất có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ:
Đây là loại đất điển hình trong nhóm đỏ vàng, có diện tích 19.533,92 ha, chiếm74,55% so tổng diện tích tự nhiên, được phân bố rộng rãi trên địa bàn thành phố, là mộtloại đất được phát triển trên đá bazan sản phẩm núi lửa đệ tứ kỷ rất dễ phong hóa, tầngđất dày > 100cm, thành phần cơ giới sét nhẹ, cấu tượng viên, đất xốp Do nằm trên cácdạng địa hình đồi thoãi, sườn dốc có nơi 20 - 25° nên quá trình rửa trôi vào mùa mưa diễn
ra mạnh nên quá trình feralit mạnh Đất đỏ trên bazan là loại đất có độ phì cao nhất mangnhững đặc điểm chung điển hình của nhóm đất đỏ Nhược điểm quan trọng là năng lực cốđịnh lân rất cao Đây là loại đất thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày
- Đất nâu vàng trên đá macma bazơ:
Diện tích 180,09 ha, chiếm 0,69% so tổng diện tích, được phân bố ở xã Tân Sơn,phương Chi Lăng Đá mẹ chủ yểu là đá macma bazơ và trung tính Đất hình thành chủyếu trong điều kiện mưa nhiều và ẩm hơn so với đất đỏ Các hợp chất nhôm ngậm nướclàm cho đất có màu vàng trội hơn
Đất có tầng dày đến trung bình, thành phần cơ giới nặng, thoát nước tốt Hình tháiphẫu diện tương đối đồng nhất, cấu trúc tốt Hàm lượng sét tăng rõ rệt theo chiều sâuphẫu diện, ở nơi bị thoái hóa có thể gặp đá ong hoặc tầng loang lổ ở dưới sâu Đất chua(pH 4 – 5), chất hữu cơ trung bình (2 – 3%), độ no bazơ thấp Là loại đất có khả năngtrồng cây công nghiệp dài ngày và hoa màu lương thực
- Đất nâu thẩm trên đá macma bazơ:
Diện tích 748,08 ha chiếm 2,86% so tổng diện tích, được phân bố xã Trà Đa, Chư
Á, An Phú Do đặc điểm tầng đất bị thoái hóa, quá trình rửa trôi mạnh vào mùa mưa tạođiều kiện cho quá trình tích lũy sắt, nhôm mạnh nên tạo tầng kết von dày đặc nhưng hầuhết tầng cuối bị đá tảng nên tầng đất mỏng, chất hữu cơ từ trung bình đến nghèo, kali
Trang 23tổng số trung bình đến giàu, đất chua, pH phổ biến dưới 5 Thảm thực vật chủ yếu là cỏ
tự nhiên, độ dốc dưới 15º Đây là loại đất phù hợp với trồng hoa màu lương thực ngắnngày
2 Nhóm đất xám: ( Acrisols)
- Đất xám bạc màu trên đá macma axit:
Diện tích 710,62 ha, chiếm 2,71% so tổng diện tích, được phân bố tại đỉnh ChưJôr(xã Tân sơn) Đất xám bạc màu tại thành phố Pleiku được phát triển trên đá macma axit,đất có tầng dày từ trung bình đến mỏng (có nơi dưới 30 Cm), thành phần cơ giới nhẹ.Đất chua đến rất chua pH từ 3 – 4,5 Chất hữu cơ phân giải mạnh, nghèo mùn (0,5 –1,5%) và tất cả các chất dinh dưỡng tổng số cũng như dễ tiêu Loại đất này nếu phân bố ởdạng địa hình bằng thì thích hợp với nhiều loại cây trồng
3 Nhóm đất đen: (Luvisols)
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan:
Diện tích 4.345,43 ha chiếm 16,59% so tổng diện tích, được phân bố tại cánh đồngPlei Ôp, Ia xoi, bầu 1,2,3, cánh đồng Ia chal, cánh đồng An phú và ven các nhánh suốitrên địa bàn thành phố Từ những đặc điểm hình thành trên các dạng địa hình trũng nênloại đất này có chung đặc điểm hình thành do quá trình bồi tụ vào mùa mưa của các sảnphẩm đất bazan từ trên cao rửa trôi xuống và bồi tụ lại Đất có màu nâu thẫm đến đen,thường lẫn đá mẹ, tầng đất không sâu, thành phần cơ giới trung bình đến nặng Đất tơixốp, ít chua, thành phần mùn chứa nhiều axit humic khá cao Dự trữ chất dinh dưỡngtổng số và dễ tiêu N, P, K đều khá giàu Đây là loại đất hình thành ở vùng trũng, điềukiện tưới tiêu tương đối thuận lợi nên nhân dân đã trồng lúa nước và rau, màu
- Đất ít dốc (<150): 8.647,98 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên
- Đất dốc (15-200): 13.463,81 ha, chiếm 51,39% tổng diện tích tự nhiên
- Đất rất dốc (>200): 3,827,60 ha, chiếm 14,61% tổng diện tích tự nhiên
- Sông suối: 259,95 ha, chiếm 0,99% tổng diện tích tự nhiên
- Đất có khả năng canh tác (có độ dốc <150 và 15 - 20ͦº tầng dày >30cm) Toànthành phố có 22.111,79 ha, chiếm 84,40% tổng diện tích tự nhiên
b Tài nguyên nước:
Nguồn tài nguyên nước mặt:
Với địa hình phần lớn năm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku tuy nhiên so vớicác địa phương khác thành phố Pleiku có nguồn nước mặt khá dồi dào được cung cấp từcác hệ thống sông chính bao gồm:
- Suối Ia Rơdung: Được dùng làm ranh giới hành chính phía Đông Nam của thànhphố với tổng chiều dài khoảng 13 Km, được bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Hdrông, chảytheo hướng Bắc – Nam, lưu lượng nước dồi dào vào mùa mưa, mô đun dòng chảy trungbình 45l/s km² Hiện nay 2 bên lưu vực suối nhân dân đã canh tác trồng lúa 2 vụ bằng
Trang 24phương pháp tưới tự chảy ở khu vực thượng nguồn nhân dân sử dụng nguồn nước đểtrồng cây công nghiệp dài ngày.
- Suối Ia Rơmak: Chảy qua thành phố Pleiku 9 Km về phía Đông và Đông Bắc,lưu vực 89 Km² Suối Ia Rơmak bắt nguồn từ cao điểm 782 thuộc địa phận xã Biển Hồthành phố Pleiku được chảy theo hướng Bắc Nam và Đông Đông Nam, lưu lượng nướctương đối dồi dào vào mùa mưa, ở hai bên lưu vực nhân dân đã trồng lúa 2 vụ và một vụ,một số trồng hoa màu, rau xanh
- Suối Ia Pơ tâu: Chảy ngang qua thành phố Pleiku khoảng 5 Km thuộc địa bànphường Thống Nhất và Xã Trà Đa, được bắt nguồn từ cao điểm 768, dòng chảy theohướng Đông Tây, lưu lượng nước dồi dào, ở hai bên lưu vực nhân dân đã trồng lúa 2 vụ
- Suối Ia Xoi: Chảy qua trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7,5 Km, dòng chảytheo hướng Nam Bắc, lưu lượng nước ở mức trung bình vào mùa mưa, mùa khô có nơi bịkhô hạn vì vậy hiện trạng hai bên lưu vực suối nhân dân trồng hoa màu Để đảm bảo cảnh quan môi trường thành phố hiện nay tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết suối HộiPhú
- Suối Ia Puch: Dùng làm ranh giới phía Nam của thành phố với chiều dài khoảng
14 Km, suối Ia Puch được bắt nguồn từ đỉnh Chư Hdrông chảy theo hướng Đông Tây,lưu lượng nước dồi dào đã phục vụ đáng kể cho việc tưới tiêu lúa 2 vụ và cây côngnghiệp dài ngày
Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các nhánh suối chính như Ia Grông, Ia Kit,
Ia Mô, Ia Hdrang tại Xã Gào Ia Boli tại xã Diên Phú Ia Hara xã Chư Hdrông
Ngoài ra thành phố Pleiku còn có Biển Hồ là hồ tự nhiên cách trung tâm thành phốkhoảng 8 Km về hướng Bắc, đây là nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp nước sinh hoạtcho người dân thành phố, mực nước hồ thay đổi từ 20 cm đến 1 m có độ sâu từ 5 – 15 m,dung lượng nước trung bình khoảng 23 triệu m³ nước
Nước ngầm:
Theo bản đồ phân bố nước ngầm tỷ lệ 1/100.000 của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Gia
Lai: Thành phố Pleiku theo Tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực cho thấy cấu tạo chứa nước của
vùng Pleiku - Biển Hồ thuộc phức hệ phun trào Bazan BNZ - Q1 chiều dài tổng thể 5 - 500 m.Nước ngầm mạch nông thường phân bố ở độ sâu 10 - 25m Tính chất chứa nước của Bazanphân bố không đều thay đổi mạnh theo chiều ngang và chiều sâu
Chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nước cho từng khu vực nhất định Vì vậy vấn đềnghiên cứu cấp nước sạch cho sản xuất và đời sống của một số xã là vấn đề cần tính đến trongtương lai
Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của Thành phố Pleiku theo kết quả kiểm kê đất năm 2011
là 3.219,25 ha, chiếm 12,29% so tổng diện tích tự nhiên bao gồm đất rừng đặc dụng464,29 ha; đất rừng phòng hộ 1.939,52 ha; đất rừng sản xuất 815,44 ha Rừng trồng sảnxuất bao gồm rừng thông, rừng keo lá tràm, rừng bạch đàn Rừng gỗ có cấp trữ lượng II
và III chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể, còn lại chủ yếu là rừng phòng hộ gồm rừng non
và rừng thưa nghèo kiệt và rừng đặc dụng không sử dụng vào mục đích kinh doanh tậptrung cho mục đích phòng hộ và nghiên cứu khoa học
Trang 25- Về cấu trúc: Chủ yếu là rừng thường xanh nửa rụng lá và rụng lá, có tốc độ tăngtrưởng chậm, độ che phủ thấp.
Những năm qua các ngành chức năng của tỉnh và thành phố tăng cường công tácchăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, quản lý tình hình hoạt động chế biến lâm sản của cácdoanh nghiệp Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý theo pháp luật các trường hợp viphạm Luật bảo vệ và phát triển rừng
Riêng đất rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố ngành lâm nghiệp cần tăng cườngbiện pháp quản lý bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh trên đất cây bụi, cây gỗ rãi rác trên địahình đồi cao đồng thời có kế hoạch trồng bổ sung ở những nơi mật độ còn thưa
Tài nguyên khoáng sản:
Thành phố Pleiku có một số khoáng sản như than bùn, quặng Laterit, sét gạch ngói, đá xây dựng…
Cụ thể như sau: Mỏ than bùn tại Chăm nẻ xã Chư Hdrông có trữ lượng 0,112 triệum³ Quặng Laterit tại xã Chư Á trử lượng 0,2 triệu tấn Quặng Laterit tại xã An Phú có trửlượng 0,5 triệu tấn Mỏ sét gạch ngói tại xã Biển Hồ có trử lượng 1,5 triệu m³ Mỏ đáBazan xây dựng tại xã Trà Đa có trử lượng 4 triệu m³ Mỏ đá Bazan xây dựng tại xã Chư
Á có trử lượng 0,2 triệu m³ Mỏ đá Bazan xây dựng tại phường Thống Nhất có trử lượng0,4 triệu m³ Trong tổng số 08 mỏ trên đã có 5 mỏ được cấp phép khai thác
Nhìn chung, các mỏ trên đã khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả với trình
độ công nghệ phù hợp đảm bảo tận thu tối đa nguồn tài nguyên và giảm thiểu các tácđộng xấu đến môi trường phục vụ cho phát triển bền vững.nhằm tạo thêm việc làm,nguồn thu cho ngân sách
Tài nguyên nhân văn:
Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị - kinh tế văn hóa của tỉnh, là đầu mối giao lưuvới các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và các Huyện, thị xã trong tỉnh Đây chính
là một lợi thế không nhỏ về thu hút khách du lịch về tham quan thành phố, bên cạnh chútrọng đầu tư về cơ sở hạ tầng cần phải chú trọng phát triển văn hóa xã hội hài hòa với pháttriển kinh tế, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộcthiểu số Sự đa dạng của nhiều dân tộc chung sống trên địa bàn, có nhiều truyền thống tậpquán phong phú, nhiều ngành nghề đặc sắc, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng cũng là mộtthế hiện tính nhân văn sâu sắc của địa phương Có kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm đểđầu tư xây dựng các làng văn hóa dân tộc, các điểm vui chơi giải trí đặc biệt là Biển hồ đểtạo điểm nhấn của thành phố trên cao nguyên
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
a) Nông nghiệp:
Trang 26Tổng diện tích gieo trồng đạt 8.916,23 ha, bằng 103,68% kế hoạch, tăng 0,37% sovới cùng kỳ, trong đó tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 4.477,33 ha, bằng105,17% kế hoạch, tăng 1,68% so với cùng kỳ, tổng sản lương thực đạt 13.370,28 tấn, đạt81,28% kế hoạch, giảm 24,72% so với cùng kỳ.
- Cây lâu năm tổng diện tích 4.438,9 ha; trong đó cây cà phê 3.263,4 ha, cao su
760 ha, hồ tiêu 195,5 ha…
b Chăn nuôi:
Chăn nuôi trên địa bàn của thành phố Pleiku chủ yếu phát triển theo hướng chănnuôi gia đình là chính, số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn hiện có: Đàn trâu 195con, đàn bò 13.134 con, đàn lợn 64.315 con, gia cầm 138,37 con
c) Lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng theo thống kê đất đai năm 2011 trên địa bàntoàn thành phố là 3.219,25 ha, chiếm 12,29% diện tích tự nhiên Hộ gia đình cá nhân sửdụng 13,84 ha, UBND xã, phường 8,06 ha, tổ chức kinh tế 2205,93 ha, thuộc Công tyXây dựng kinh tế thanh niên xung phong Gialai quản lý, cơ quan đơn vị của nhà nước941,42 ha, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển hồ và Trung tâm Lâm nghiệpNhiệt đới quản lý Được phân ra:
- Đất rừng sản xuất 815,44 ha.Trong đó chia ra: Đất có rừng tự nhiên sản xuất 50,27ha; đất có rừng trồng sản xuất 742,36 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 22,81ha
- Đất rừng phòng hộ 1939,52 ha Trong đó đất có rừng trồng phòng hộ 1666,05 ha,đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 273,47 ha
- Đất rừng đặc dụng 464,29 ha
d) Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
Trên địa bàn thành phố có 35,02 ha là đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chủ yếunuôi trong ao, hồ các gia đình Ngoài ra các hộ gia đình cá nhân còn sử dụng mặt nướccủa các hồ thủy lợi để nuôi trồng và đánh bắt hải sản như đập hồ Trà đa, Biển hồ…
Trang 27Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 2.288
tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế nhà nước là 232,02 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước2.009 tỷ đồng, kinh tế có vốn đầu tư với nước ngoài 47,01 tỷ đồng
Khu công nghiệp Trà Đa hiện có 40 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 1.120 tỷ đồng,trong đó có 25 dự án đang hoạt động, 07 dự án đang xây dựng, 06 dự án đang triển khaicác thủ tục đầu tư, 02 dự án ngừng hoạt động, có 1.705 lao động, giá trị sản xuất trongkhu công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 522 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gần 105triệu USD, nộp ngân sách hơn 40 tỷ đồng Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp DiênPhú hiện đang triển khai thi công xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng như: nền, mặtđường, hệ thống thoát nước, trồng cây xanh, điện trung thế…đến nay có 04 doanh nghiệpđang triển khai đầu tư xây dựng
Các cơ sở dịch vụ và thương mại phát triển nhanh, năm 2005 là 8.850 cơ sở, năm
2010 là 13.000 cơ sở, thu hút khoảng 39.000 lao động Năm 2011 tổng mức bán lẻ hànghóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 10.465 tỷ đồng Nhìn chung hàng hóa và dịch vụ tươngđối phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhândân Chỉ số giá tiêu dùng tăng chung là 18,19% so với cùng kỳ Trong đó nhóm hàng ănuống tăng 27,6%, lương thực, thực phẩm tăng 33,2%, đồ uống và thuốc lá tăng 16,13%,nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, chất đốt tăng 19,66% so với cùng kỳ
Hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 9,55 triệu USD, các mặthàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và các mặt hàng tiêu dùng Tổng kim ngạchxuất khẩu đạt 157,26 triệu USD, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, sảnphẩm gỗ…
Hoạt động vận tải tiếp tục ổn định và phát triển, đã vận chuyển được 2.687 nghìnhành khách Vận tải hàng hóa đạt 3.568 nghìn tấn, doanh thu đạt 669,9 tỷ đồng
2.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
a) Dân số:
Thành phố Pleiku được chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 14 phường, 9 xã với
247 thôn, làng, tổ dân phố Dân số có 49.756 hộ với 218.940 khẩu
Thành phần dân tộc được chia ra: Dân tộc Kinh 193.603 người Dân tộc ít người có25.337 người
Trong đó: Dân tộc Jarai 460 hộ với 21.613 khẩu Dân tộc BaNar 413 hộ với 1.865khẩu Dân tộc Tày 133 hộ với 499 khẩu Dân tộc Thái 48 hộ với 137 khẩu Dân tộc Nùng
47 hộ với 182 khẩu Dân tộc Hoa 89 hộ với 353 khẩu Dân tộc khác 33 hộ với 688
Trang 28khẩu ( gồm Khơmer, Mường, Xờ Đăng, Thổ…) (Nguồn số liệu do Chi cục thống kêthành phố Pleiku cấp).
b) Lao động, việc làm, thu nhập và các chính sách xã hội:
Công tác hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm được quan tâm, đặc biệt đối với khuvực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Từ năm 2005 – 2011 tạo việc làm mớicho 18.450 lao động có việc làm trong các thành phần kinh tế, cơ cấu lao động đã có sựchuyển dịch tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Laođộng xã hội đã qua đào tạo tăng từ 23,3% năm 2005 lên 38,3% năm 2010
Công tác giảm nghèo đạt được kết quả khá quan trọng Đến cuối năm 2011, thànhphố còn 992 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,07% (giảm 1,96% so với năm 2010); 1.141 hộ cậnnghèo chiếm tỷ lệ 2,38% (giảm 0,92%), đã xóa xong nhà dột nát Năm 2011 hoàn thànhviệc xây dựng 35 căn nhà cho hộ nghèo theo chương trình 167/CP Bên cạnh đó thànhphố đã huy động sự ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm xây dựngđược 37 nhà ở cho người nghèo
Chính sách người có công với cách mạng và chính sách xã hội được thực hiện kịpthời, chăm sóc người cao tuổi, giáo dục chăm sóc bảo vệ trẻ em và các chính sách an sinh
xã hội được quan tâm thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực ( Nguồn số liệu theo Vănkiện Đại hội X Đảng Bộ thành phố Pleiku)
Quốc lộ 14: Được nối liền và thông thương từ thành phố Đà Nẵng, Quãng Ngãi,thành phố Kon Tum đến thành phố Pleiku và đi DakLak đến thành phố Hồ Chí Minh,quốc lộ 14 đi ngang qua thành phố Pleiku khoảng 20 Km, theo trục Bắc – Nam, kết cấu
bê tông nhựa, đoạn qua trung tâm thành phố Pleiku từ Km523 – Km534, được mở rộng
Trang 29mặt đường B = 10,5 x 2 + 2m, còn lại với nền rộng 9 – 10m, mặt từ 6,0 – 7,0m, chấtlượng khá tốt Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch của thành phố có lưu lượng xelưu thông rất lớn.
- Đường tỉnh:
+ Đường tỉnh ĐT 670B (ĐT 671 cũ) (bao gồm đường Trường sơn, đường Tôn ĐứcThắng, đường Phạm Hùng) đi qua thành phố khoảng 9Km theo trục Đông – Tây, nằm vềphía Bắc thành phố, đi từ đường Tôn Đức Thắng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku đếnKm23 – DDT670 xã Đăk Sơ Mei, huyện Đăk Đoa Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấpV.MN với nền rộng 6 – 6,5m, mặt rộng 3,5m
+ Đường tỉnh 664 đi qua thành phố khoảng 3 Km, đi từ đường Lý Thái Tổ đến xã
Ia Dêr, huyện Ia Grai Hiện tuyến đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn cấpIV.MN, toàn tuyến được thảm bê tông nhựa
+ Tỉnh lộ 570 (đường vành đai phía tây) đi ngang qua xã Diên Phú khoảng 6 Km
- Đường đô thị:
Hiện tại trên địa bàn thành phố có tổng số 253 km đường đô thị trong đó bao gồm0,15 km đường bê tông nhựa, 134 km đường láng nhựa, 3 km đường cấp phối
- Đường giao thông nông thôn:
Trên địa bàn thành phố hiện có 8 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 87 km vớidiện tích 261 ha; trong đó bao gồm 67 km đường bê tông nhựa và 20 km đường lángnhựa
- Đường xã:
Toàn thành phố có tổng số 580,04 km đường xã, đường thôn trong đó bao gồm14,4 km đường bê tông xi măng, 6,1 km đường bê tông nhựa, 58,4 km đường láng nhựa,73,7 km đường cấp phối và 427,4 km đường đất
Như vậy, đường giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố có 667,04 km đườngvới 7,98 km²
- Hiện trạng hệ thống bến xe:
Thành phố Pleiku có 01 bến xe Đức Long, tiêu chuẩn cấp 1, với diện tích 2,40 ha,
01 bến xe bus
- Hiện trạng sân bay Pleiku:
Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố Pleiku 5 km nằm trong hệ thống sân baymiền Trung gồm 8 sân bay quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleiku, Nha
Trang 30Trang, Chu Lai Sân bay có đường băng dài 1.817m, có khả năng tiếp nhận các loại máybay tầm ngắn như ATR72, F70, AN38.
Các tuyến vận tải là Đà Nẵng tần suất 7 chuyến/tuần, thành phố Hồ Chí Minh tầnsuất 3 chuyến/ngày, Hà Nội tần suất 2 chuyến/ngày
Hồ thủy lợi Trà Đa nằm về hướng Đông Bắc thành phố, có diện tích khoảng 10 ha,lưu lượng nước khá lớn đảm bảo cung cấp tưới tiêu cho 200 ha lúa nước 2 vụ
Ngoài ra Công ty công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai đang quản lý một số hạng mụccông trình thủy lợi tại xã An Phú
Trong năm 2011 thành phố tổ chức huy động nhân dân nạo vét kênh mương nộiđồng, đồng thời huy động mọi nguồn lực, phương tiện của nhân dân để bơm tát từ ao hồ,suối, điều tiết phân phối nước hợp lý không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguồn nướctrong nội bộ nông dân, vận động nhân dân tham gia đóng góp thực hiện chương trình kiên
cố hóa kênh mương theo chủ trương của tỉnh
Nhìn chung các công trình thủy lợi hiện nay đã và đang xuống cấp, hệ thống kênhmương ít được đầu tư, tỷ lệ thất thoát nước cao, không đảm bảo tưới, tiêu cho các cánhđồng 2 vụ lúa, vào mùa mưa hệ thống thoát nước chậm gây úng lụt nhiều nơi Vì vậy cầnphải tiếp tục đầu tư cho hệ thống thủy lợi, bê tông hóa kênh mương là yếu tố cơ bản đểthực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, góp phần quan trọng tăng năng suất,sản lượng và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
c) Hệ thống điện:
Mạng lưới điện quốc gia được xây dựng hoàn thiện đến tất cả các xã, -phường trongthành phố Hệ thống điện lưới của thành phố có 40,5 km đường dây trung thế, 61,3 kmđường dây hạ thế và 6 trạm hạ thế với tổng dung lượng 846 KVA Với công suất các trạmhiện nay đảm bảo cung cấp điện cho 100% số hộ trên địa bàn thành phố, đến nay xấp xỉ100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia ( Nguồn số liệu dựa vào báo cáo tổng kếtnăm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku)
d) Nước sạch nông thôn
Trang 31Chương trình nước sạch nông thôn đã từng bước được đầu tư xây dựng trên địabàn của thành phố bằng các nguồn vốn định canh định cư và chương trình nước sạchnông thôn
Đối với khu vực nội thành được đầu tư nhà máy xử lý nước tại Biển Hồ đảm bảocho gần 100% hộ sử dụng nước sạch
Đối với khu vực nông thôn, những nơi có điều kiện tập trung đầu tư đưa nước về tạicác xã như xã Trà Đa, Biển Hồ, Diên Phú, Chư Á, còn lại tập trung xây dựng hồ chứanước, xây dựng công trình nước giọt đưa về tận bản, làng bằng nguồn vốn định canh định
cư như xã Tân Sơn, Xã Gào, Ia Kênh, Chư Hdrông, Chư Á… Còn lại nhân dân tự khoan,đào giếng, đảm bảo 100% hộ được sử dụng nước sạch
e) Giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố có những chuyển biến tích cực và đạt kếtquả tốt Công tác xã hội hóa giáo dục chuyển biến tích cực và đi dần vào chiều sâu Thựchiện chủ trương “kiên cố hóa, tầng hóa” trường, lớp, đã đầu tư xây dựng trên 400 phònghọc và nhà hiệu bộ với kinh phí trên 100 tỷ đồng, ngoài ra nhân dân và các cơ quan,doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng phát triển trường, lớp dân lập, tưthục điển hình như trường Nguyễn Văn Linh
Bước vào năm học 2011 – 2012, thành phố có 78 trường (27 trường Mầm non, 14trường trung học cơ sở, 04 trường tiểu học và trung học cơ sở, 33 trường Tiểu học) với48.585 học sinh, 1.835 giáo viên trực tiếp giảng dạy, đến nay toàn thành phố có 17trường đạt chuẩn Quốc gia (03 Mầm non, 11 Tiểu học, 03 trung học cơ sở), có 99% giáoviên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó 1.047 người có trình độ Đại học (tỷ lệ 48,8%), tỷ
lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt trên 97%; tốt nghiệptrung học phổ thông đạt bình quân 85%; tỷ lệ trúng tuyển vào các trường đại học, caođẳng và trung cấp chuyên nghiệp hàng năm trên 80% Ngoài ra trên dịa bàn thành phố có
6 trường Trung học phổ thông và 01 trường Dân tộc nội trú, 01 phân viện Đại học củatrường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 01 phân viện của trường Đại họcĐông Á, 01 trường Cao Đẳng sư phạm, 01 trường Trung cấp chuyên nghiệp, và 01trường Cao đẳng Nghề…Thành phố tiếp tục duy trì 5 lớp bổ túc văn hóa với 118 học viênthuộc chương trình công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Tiểu học Chuẩn bịnăm học mới, đã đầu tư 14,7 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập, đếnnay tất cả các trường phổ thông đều có thiết bị dạy học, phòng thư viện, 18/18 trườngTrung học cơ sở và 10 trường Tiểu học có phòng giảng tin học, 100% xã, phường đãthành lập trung tập học tập cộng đồng Công tác khuyến học, khuyến tài được các ngành,các cấp quan tâm và có những chuyển biến tích cực Thành phố đã hoàn thành phổ cậpTHCS năm 2006, phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi năm 2009