8. Cấu trúc của luận án
2.2. SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Phân loại cảnh quan
2.2.1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại CQ bao gồm nhiều cấp, trong đó các cấp bậc cao biểu hiện tính chất địa đới của tự nhiên còn các cấp thấp hơn thể hiện rõ quy luật phi địa đới của CQ và đặc điểm đặc trƣng cho hiện trạng của lãnh thổ. Hệ thống phân loại này đòi hỏi phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ và đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, mục đích nghiên cứu và cơ sở tài liệu [39, 74]. Qua xem xét hệ thống phân loại của các tác giả đi trƣớc [36, 52, 76, 74, 97, 98], đặc biệt là hệ thống phân loại CQ của Nguyễn Thành Long [56] và Phạm Hoàng Hải [36] cho thấy có sự khác biệt về số lƣợng, cấp bậc và về chỉ tiêu phân cấp cụ thể. Có hệ thống phân loại thì có cấp phụ nhƣng có hệ thống phân loại thì không có cấp phụ. Nhƣ vậy, các cấp "phụ" không nhất thiết phải phân chia trong mọi trƣờng hợp.
Bảng 2.7. Hệ thống phân lo i cảnh quan Việt Nam
Ðơn vị Dấu hiệu đặc trƣng
Hệ CQ Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt - ẩm quyết định cƣờng độ lớn của chu trình vật chất và năng lƣợng.
Phụ hệ CQ Chế độ hoàn lƣu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt - ẩm gây ảnh hƣởng lớn tới chu trình vật chất.
Lớp CQ Ðặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.
Phụ lớp CQ Sự phân tầng bên trong của lớp CQ.
Kiểu CQ Ðặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh - kiểu đất). Phụ kiểu
CQ
Các đặc trƣng cực đoan của khí hậu ảnh hƣởng lớn tới các điều kiện sinh thái.
Hạng CQ Các kiểu địa hình phát sinh.
Loại CQ Sự giống nhau tƣơng đối của các dạng địa lý của thể cấu thành CQ (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất).
Các đơn vị cấu trúc hình thái CQ Dạng địa lý
Nhóm dạng Diện địa lý Nhóm diện
70
Trên cơ sở hệ thống phân loại đã có, kết hợp với việc phân tích đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, mức độ nhân tác và mục đích nghiên cứu, hệ thống phân loại CQ riêng cho các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam đã đƣợc xây dựng bao gồm các cấp: Hệ CQ - Phụ hệ CQ - Kiểu CQ - Lớp CQ - Hạng CQ - Loại CQ - Dạng CQ. Nhƣ vậy, dạng CQ là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị này và là đơn vị CQ cơ sở đƣợc sử dụng để đánh giá cho mục đích NLN.
2.2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu
Hệ thống chỉ tiêu để xác định sự phân hóa CQ ở mỗi cấp cụ thể nhƣ sau:
- Hệ CQ: Hệ CQ này đƣợc quy định bởi sự tƣơng tác giữa vị trí địa lý với
nguồn năng lƣợng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nƣớc ta nói chung và Quảng Nam nói riêng nhận đƣợc nên lãnh thổ nghiên cứu thuộc hệ CQ nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
- Ph hệ CQ:Ở Việt Nam, tháng I không những là tháng trọng tâm của mùa đông mà còn là tháng có phân hóa nhiệt độ sâu sắc nhất theo vĩ độ của Việt Nam. Trong thực tế, nhiệt độ TB tháng I ở Việt Nam có đƣờng đ ng trị 200C đi qua chân đèo Hải Vân vòng về phía Tây và bao bọc phần núi thấp phía bắc Tây Nguyên [116]. Do nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở miền Bắc và khí hậu gió mùa á xích đạo ở miền Nam, lãnh thổ các huyện ven biển Quảng Nam nằm ở vùng thấp phía Nam đèo Hải Vân nên có nhiệt độ TB tháng I trên 200C. Mặt khác, lãnh thổ nghiên cứu tiếp tục bị phân hóa sâu sắc bởi sự tƣơng tác giữa hoàn lƣu khí quyển và địa hình nên đƣợc xác định thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh.
- Kiểu CQ: Việc phân chia kiểu CQ dựa vào những đặc điểm sinh khí hậu
chung quyết định đến sự hình thành kiểu thảm thực vật. Giữa điều kiện nhiệt - ẩm với kiểu thảm thực vật và đất có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau nên các kiểu thảm thực vật là những chỉ thị về đặc điểm của các kiểu sinh khí hậu, đồng thời là cơ sở để phân chia ra các kiểu CQ.
- Lớp CQ: Lớp CQ là cấp phân dị lãnh thổ dựa vào sự khác biệt về cân bằng
vật chất do sự kết hợp giữa địa hình và khí hậu, tạo những cƣờng độ tuần hoàn sinh vật khác nhau. Chính yếu tố độ cao địa hình đã làm phân hóa điều kiện khí hậu theo đai cao, kéo theo sự phân hóa các điều kiện sinh thái khác theo độ cao. Nói một cách khác, chính đặc điểm cấu trúc hình thái địa hình đã chi phối tính chất phi địa đới của các lớp CQ ở lãnh thổ nghiên cứu.
71
- H ng CQ: Chỉ tiêu cơ bản đƣợc sử dụng để xác định sự phân hóa cấp hạng
CQ là các kiểu địa hình đƣợc phân chia theo nguồn gốc phát sinh, độ cao địa hình và các quá trình ngoại sinh.
- Lo i CQ: Sự đồng nhất giữa loại đất và quần xã thực vật hiện tại.
- D ng CQ: Sự đồng nhất về nham thạch, một kiểu tổ hợp đất, một kiểu tổ
hợp thực vật trên cùng một kiểu địa hình theo nguồn gốc phát sinh, có cùng biện pháp nhân tác và biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo.
2.2.1.3. Thành lập bản đồ cảnh quan các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam
Để thành lập bản đồ CQ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam, sau khi xây dựng hệ thống phân loại thì cần thành lập bảng chú giải dạng “ma trận”. Bảng chú giải này là tài liệu vừa chứa đựng các thông tin một cách cô đọng vừa thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động lực CQ với các cấp của hệ thống phân loại CQ đƣợc xếp vào 2 nhóm là: nền nhiệt - ẩm đƣợc sắp xếp theo hàng ngang còn nền dinh dƣỡng và vật chất rắn đƣợc xếp theo cột dọc.
Nền nhiệt - ẩm gồm các cấp phân loại là hệ CQ, phụ hệ CQ và kiểu CQ đƣợc xếp theo hàng ngang thể hiện nguồn năng lƣợng bức xạ mặt trời, hoàn lƣu khí quyển theo mùa và đặc điểm sinh khí hậu ở lãnh thổ nghiên cứu.
Nền dinh dƣỡng và vật chất rắn gồm các cấp phân loại là lớp CQ và hạng CQ thể hiện cấu trúc hình thái địa hình; tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên trong hệ thống đai cao; các kiểu địa hình phát sinh và hƣớng di chuyển của vật chất.
Loại CQ là kết quả giao thoa giữa hàng (nền nhiệt - ẩm) và cột (nền dinh dƣỡng và vật chất rắn) đƣợc thể hiện trong bảng chú giải dạng ma trận bản đồ CQ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam. Thứ tự của các loại CQ đƣợc đánh số từ nhỏ đến lớn và từ trái sang phải (đi từ vùng núi xuống đồng bằng); nền màu thể hiện các hạng CQ theo gam màu sinh thái và các chữ số từ 1 đến 83 thể hiện ký hiệu của các loại CQ trên bản đồ CQ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam tỷ lệ 1/100.000 (hình 2.10). Cấp dạng CQ là đơn vị hình thái CQ, phản ánh sự phân hóa chi tiết từ cấp loại CQ ở trong 2 nhóm loại CQ có khả năng sử dụng cho nông nghiệp và nông - lâm kết hợp (NLKH) đƣợc thể hiện chi tiết ở chƣơng 3.
Trên nền các bản đồ thành phần, bản đồ cảnh quan và mô hình số độ cao các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam, có hai lát cắt đƣợc xây dựng nhằm thể hiện sự phân hóa CQ theo cấu trúc đứng và cấu trúc ngang ở lãnh thổ nghiên cứu.
72
Hình 2.11. Lát cắt CQ
73
- Lát cắt Duy Trung - iện Tiến (A-B): Lát cắt này thể hiện rõ sự phân hóa
CQ gần nhƣ theo chiều Nam - Bắc. Sự chênh lệch độ cao giữa các khu vực núi - đồi - đồng bằng khá rõ, dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về chế độ thủy văn, thổ nhƣỡng, hệ thực vật và các đơn vị CQ cũng biến đổi theo. Từ xã Duy Trung đến xã Điện Tiến có độ cao giảm dần: bắt đầu ở khu vực núi Cú Hang (Duy Trung), cắt ngang qua núi Nhà Muối, Ba Hào (Duy Sơn) trên khối núi đá magma axit nên nền thổ nhƣỡng ở đây là đất đỏ vàng trên đá magma axit (Fa); thảm thực vật chủ yếu là rừng phòng hộ vì khu vực này phần lớn có độ dốc trên 200, tiếp đến là thung lũng cấu tạo bởi đá trầm tích Đệ Tứ, hình thành đất đỏ vàng trên phù sa cổ (Fp) và đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) nên thảm thực vật là các cây trồng hàng năm, đến khu vực đồi cao (thuộc núi Úc Đạp) trên đá cát kết và cuội kết hình thành đất xói mòn trơ sỏi đá (E) nên có thảm thực vật là trảng cỏ và cây bụi. Sau đó chuyển tiếp qua một ngọn đồi thấp Chiêm Sơn đến vùng đồng bằng tƣơng đối bằng ph ng trên đá trầm tích Đệ Tứ phát triển các loại đất phù sa đƣợc bồi chua (Pbc), đất phù sa glây (Pg) nên thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây trồng hàng năm. Ở khu vực đồi sót thuộc xã Điện Tiến trên nền đá cuội kết, cát kết và bột kết phát triển đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) với thảm thực vật rừng trồng SX. Cuối lát cắt trên đá trầm tích Đệ Tứ phát triển đất phù sa glây (Pg) và đất phù sa không đƣợc bồi, chua (Pc) với các loại cây trồng trong khu dân cƣ (trên đất phi nông nghiệp).
- Lát cắt Tam Trà - Tam Hải (C-D): Lát cắt này thể hiện sự phân hóa CQ
theo chiều Tây Nam - Đông Bắc, kéo dài từ nơi cao nhất ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam là Núi Chúa ở độ cao trên 1.300 m cắt qua khu vực núi, đồi đến đồng bằng, vũng An Hòa và kết thúc ở Cửa Lở (một trong hai cửa biển thông với Vũng An Hòa). Ở vùng núi trên nền đá phiến phát triển đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) có thảm thực vật là rừng phòng hộ ở những nơi có độ dốc trên 200 và ở các đỉnh núi thấp, còn ở thung lũng là rừng trồng SX. Chuyển tiếp qua vùng đồi có độc dốc 3 - 80 trên nền đá magma axit phát triển đất đỏ vàng trên đá magma axit (Fa) với thảm thực vật là rừng trồng SX. Vùng đồng bằng tƣơng đối bằng ph ng phân bố trên nền đá trầm tích Đệ Tứ phổ biến đất cát (C) với thảm thực vật trên đất phi nông nghiệp; dọc 2 bên Vũng An Hòa là khu vực NTTS.
Nhƣ vậy, cả hai lát cắt đều cho thấy sự phân hóa CQ sâu sắc theo cả 2 chiều Nam - Bắc và Tây Nam - Đông Bắc. CQ rừng tự nhiên chỉ còn lại ở vùng núi giữ
74
chức năng phòng hộ, ở vùng đồi là rừng trồng còn cây hàng năm phân bố ở đồng bằng và thung lũng. Điều đó cho thấy, sự phân hóa CQ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam không những là kết quả của sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên mà còn là kết quả của các hoạt động nhân tác của con ngƣời.
2.2.1.4. Ðặc điểm cảnh quan các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam
a. Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa ông Nam Á
Với vị trí lãnh thổ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu và mỗi năm đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh. Lần thứ nhất vào những ngày đầu tháng V và lần thứ hai vào những ngày giữa tháng VIII. Thời gian chiếu sáng dài nên lãnh thổ nghiên cứu nhận đƣợc lƣợng bức xạ lớn. Lƣợng bức xạ tổng cộng thực tế ở đây từ 130 đến 145 kcal/cm2.năm, lƣợng bức xạ thực tế hàng năm đạt khoảng 80 - 100 kcal/cm2.năm. Ðây là nguồn năng lƣợng thực hiện các quá trình phát triển của CQ. Ðồng thời, ở đây còn có sự luân phiên tác động của các khối khí theo mùa: Vào mùa đông, hƣớng gió thịnh hành ở phía Bắc là Bắc đến Tây Bắc, phía Nam là Bắc đến Đông Bắc; vào mùa hè, khu vực phía Nam có hƣớng gió thịnh hành là Tây Nam, trong khi đó ở khu vực ven biển phía Bắc từ tháng IV đến tháng VI hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông tạo nên 2 mùa mƣa và mùa ít mƣa (mùa khô) rõ rệt. Số giờ nắng ở vùng đồng bằng ven biển từ 2.200 - 2.300 giờ, miền núi từ 1.700 - 1.900 giờ. Chính nhiệt độ cao khá ổn định trong một thời gian dài cộng với sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao đã tạo nên quần thể sinh vật nhiệt đới và á nhiệt đới rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, mức độ tăng trƣởng và cấu trúc.
b. Ph hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa không có mùa đông l nh
Các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân nên vào mùa đông, sự ảnh hƣởng của gió mùa Ðông Bắc lạnh ở đây đã yếu đi rất nhiều. Nhiệt độ TB của tháng I, tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm cũng trên 200C, cụ thể hơn là ở vùng đồng bằng ven biển từ 21 - 220C, ở miền núi độ cao 600 - 1.000 m là 18 - 200C. Với đặc trƣng của khu vực chuyển tiếp và sự đa dạng của địa hình đã phân định lại hàng loạt các quá trình và hiện tƣợng tự nhiên khác. Do đó, lãnh thổ nghiên cứu đƣợc xác định thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh.
75
c. Kiểu cảnh quan
Do ảnh hƣởng của địa hình dẫn đến sự phân hóa đặc điểm sinh khí hậu hình thành 1 kiểu thảm thực vật chủ yếu là kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới. Việc phân chia kiểu CQ ở đây hoàn toàn phù hợp với kiểu khí hậu và thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng [96]. Trong kiểu CQ này có nhiệt độ TB ở đồng bằng trên 250C (Tam Kỳ 25,70C; Đà Nẵng 25,80C), nhiệt độ TB tháng lạnh nhất trên 200C; biên độ nhiệt năm từ 5 đến 80C (Đà Nẵng 7,50C; Tam Kỳ 6,80C), lƣợng mƣa trên 2.500 mm/năm, độ ẩm trên 85%; ở khu vực đồi núi có nhiệt độ TB từ 20 - 250
C, lƣợng mƣa trên 2500 mm/năm, độ ẩm trên 88%.
d. Lớp cảnh quan
Do sự phân tầng trong hệ thống đai cao nên dựa vào độ cao tuyết đối, có thể phân chia lãnh thổ nghiên cứu ra thành 3 lớp CQ:
* Lớp CQ núi: Khu vực này có sự phân cắt mạnh mẽ với độ cao tuyệt đối
trên 150 m và độ chênh cao trên 100 m, phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của lãnh thổ thuộc các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và Cù Lao Chàm. Ở đây, quy luật phi địa đới chiếm ƣu thế đã tạo nên sự phân hóa các quá trình và hiện tƣợng tự nhiên theo đai cao.
* Lớp Q đồi: Lớp CQ này có độ cao tuyệt đối từ 20 - 150 m và độ chênh cao
từ 10 - 100 m, phân bố chủ yếu ven rìa phía Bắc và Đông Bắc của núi. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa núi thấp và đồng bằng nên lớp CQ này có các quá trình ngoại sinh nhƣ: xâm thực, bào mòn, rửa trôi và tích tụ ở đáy thung lũng chiếm ƣu thế.
* Lớp Q đồng bằng: Lớp CQ này có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 20 m và độ
chênh cao dƣới 10 m, phân bố chủ yếu ở ven biển và đầm phá, thuộc khu vực phía Đông và Đông Bắc của lãnh thổ nghiên cứu. Do nằm ở khu vực tƣơng đối bằng ph ng và phần lớn có độ dốc dƣới 30, ngoại trừ ở những khu vực có núi sót nên trong lớp CQ này có quá trình tích tụ chiếm ƣu thế.
e. H ng cảnh quan
Ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam có 16 dạng địa hình đƣợc phân chía theo nguồn gốc phát sinh và tuổi. Trong đó, vùng đồng bằng chủ yếu phát triển trên nền trầm tích ở độ cao dƣới 20 m với quá trình ngoại sinh là tích tụ chiếm ƣu