8. Cấu trúc của luận án
2.1.7. Thảm thực vật
Trên cơ sở phân tích các nguồn tài liệu [1, 30, 118] kết hợp với khảo sát thực địa, có thể phân chia thảm thực vật thành các kiểu nhƣ sau:
2.1.7.1. Thảm thực vật tự nhiên
a. Rừng tự nhiên ít bị tác động
Kiểu rừng này tổ thành loài cây rất phong phú, do hai luồng thực vật chính từ phƣơng Nam lên và phƣơng Bắc xuống tạo thành. Tiêu biểu cho các loài phƣơng Nam là các cây họ dầu nhƣ chò đen, kiền kiền, dầu rái, dầu song nàng... Tiêu biểu cho các loài từ phƣơng Bắc là các cây thuộc họ đậu, họ dẻ, họ re, họ xoan... Kiểu rừng này có 3 - 4 tầng, với nhiều ƣu hợp khác nhau, nhƣ ƣu hợp chò đen + dầu song nàng + bài thƣa + trƣờng chua ƣu hợp lam xanh + kiền kiền + dầu rái...
b. Trảng cỏ và cây b i thứ sinh
Trảng cây bụi thứ sinh hình thành sau một thời gian bị bỏ hoang. Đất dƣới trảng cây bụi còn tƣơng đối dày và ẩm. Các cây bụi cao 2 - 8 m, che phủ tƣơng đối kín gồm thầu tấu, me rừng, bồ cu vẽ... Các loài cỏ cao mọc lẫn gồm cỏ lào, lau, lách... Trên các đụn cát ở có trảng cây bụi cao 2 - 4 m nhƣ táu mật, dé, trâm nhuộm, tiểu sim... Dƣới các cây bụi là các cây cỏ trong hai họ Cyperaceae (họ cói) và
Poaceae (họ hòa thảo) với các hình thái sống khô điển hình, thân cứng, lá có lông,
nhỏ, hệ rễ phát triển.
Trảng cỏ thứ sinh sau nƣơng rẫy với ƣu thế của các cây trong các họ vòi voi, họ bầu bí, họ đậu, móng bò mốc,... Độ cao của trảng cỏ phụ thuộc vào nền đất
62
ở dƣới. Trên đất có tầng dày, chúng cao 4 - 8 m và có độ che phủ kín nhƣng trên đất mỏng, chúng chỉ cao 1 - 4 m và có độ che phủ thƣa. Trên đất bị gia súc giẫm đạp thƣờng xuyên có trảng cỏ thấp 0,1 - 0,2 m che phủ dày đặc với ƣu thế của cỏ may; mọc lẫn với cỏ may có cỏ gà, cỏ mần trầu, cỏ đắng. Trên các đụn cát, có trảng cỏ cao 0,1 - 0,2 m phân bố thành các mảng, thay thế trảng cây bụi, rừng bị mất đi trong quá trình canh tác. Ở các đụn cát di động có trảng cỏ thấp, phân bố thƣa thớt với các loài cỏ chịu hạn của Cyperaceae (họ cói) nhƣ cú xạ, cỏ lông bò. Các cây cỏ thuộc họ Poaceae (họ hoà thảo) nhƣ mao tái, tinh thảo cát thƣờng mọc ở đỉnh các đụn cát, khô. Nơi chân sƣờn, cát ẩm hơn có cỏ may đông, mầm. Nơi kế tiếp với bãi triều phổ biến trảng cỏ cao 1 - 3 m rất đặc trƣng với trạng thái gió mạnh là quần xã cỏ chông. Vùng trũng giữa các đụn cát có tầng nƣớc ngầm sát bề mặt, vào mùa mƣa bị ngập trong thời gian ngắn có trảng cỏ cao 0,4 - 0,6 m mọc thuần loại và khá kín nhƣ chanh lƣơng, tràm...
c. Rừng ngập m n và thảm cỏ biển:
Tại vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hƣởng của triều còn có cây rừng ngập mặn: mắm, đƣớc, dừa nƣớc, ô rô….
Dừa nƣớc là loài cây ngập mặn phổ biến ở hạ lƣu sông Thu Bồn, phân bố thành những dãy hẹp, rộng từ 3 - 20 m, tập trung nhiều nhất là khu Rừng Dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2 và 3 xã Cẩm Thanh. Ở Núi Thành, hiện nay chỉ còn lại những dãy cây ngập mặn xung quanh Cồn Si, ven bờ xã Tam Giang, Tam Hải và những dãy cây mắm, đƣớc tái sinh ven bờ các thôn 1, 2, 3 xã Tam Giang; thảm cỏ biển nằm tiếp giáp với rừng ngập mặn ở vũng An Hòa.
2.1.7.2. Thảm thực vật nhân tác
Do mục đích kinh tế, con ngƣời đã khai phá thảm thực vật tự nhiên lấy đất trồng trọt. Nhiều khu vực đã trở thành vùng cây trồng ổn định với các giống cây thích nghi với điều kiện địa phƣơng. Thảm thực vật trồng bao gồm các kiểu thảm sau:
* Rừng trồng: Cấu trúc của rừng trồng thƣờng đơn giản: chỉ có một tầng cây gỗ và khi tầng cây gỗ nhỏ thƣờng có tầng cỏ hay cây bụi. Độ cao của rừng trồng tùy thuộc vào lứa tuổi nhƣng cũng ít khi vƣợt quá 15 - 20 m, độ che phủ của rừng trong trƣờng hợp rừng thuần thục cũng đạt đến 80 - 90% còn khi non thƣờng thấp. Các cây thƣờng đƣợc trồng là bạch đàn, keo, phi lao. Phi lao tỏ ra phù hợp với nền đất cát, khi thuần thục với bộ tán kín, hệ rễ dày và có nốt sần với các vi khuẩn cố định đạm đã góp phần ổn định nền đất cát về cả hóa học và vật lý. Trong rừng trồng có 2 loại là rừng trồng ít bị tác động (tức là rừng trồng phòng hộ) và rừng trồng sản xuất đƣợc khai thác theo chu kỳ 5 - 7 năm/lần.
63
* â lâu năm: Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là
cao su, điều và cây ăn quả gồm dừa, xoài, nhãn, chanh, ổi,...
* Lúa: Lúa phân bố ở đồng bằng dọc sông suối ở Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên và phía Bắc Núi Thành là chủ yếu. Lúa thƣờng đƣợc trồng 2 vụ nhƣng ở những khu vực khô hạn và không chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới thì chỉ trồng đƣợc 1 vụ hoặc kết hợp 1 vụ lúa với 1 vụ màu.
* Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày đƣợc trồng trên đất có địa thế cao ở đồng bằng và trên vùng cát ẩm. Các cây trồng này bao gồm khoai, đậu xanh, các loại rau, thuốc lá, lạc… và đƣợc trồng chủ yếu vào mùa mƣa. Ở các nƣơng rẫy thuộc vùng đồi núi, các loại cây hoa màu nhƣ lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn, đậu... đƣợc trồng với diện tích không ổn định. Sau một thời gian nƣơng rẫy bỏ hoang và thay thế bằng trảng cỏ và sau đó là trảng cây bụi thứ sinh.
* Cây trồng trong khu dân cư: Trong khu dân cƣ nông thôn có mật độ dân
số thƣa, diện tích vƣờn rộng gấp nhiều lần nhà ở nên thảm thực vật có độ che phủ lớn, ít thay đổi. Các cây trồng có kích thƣớc lớn bao gồm các cây tạo bóng mát, cây cho vật liệu xây dựng nhƣ tre, xoan, bạch đàn, phi lao, gòn...; cây ăn quả nhƣ dừa, mít, nhãn, xoài; đôi khi còn có hoa màu. Các loại cây này thay thế nhau theo chu kỳ khai thác hoặc mùa vụ. Trong khu dân cƣ đô thị và trên đất chuyên dùng, tỷ lệ che phủ thảm thực vật thấp so với diện tích nhà ở, các công trình xây dựng và đƣờng sá. Những loại cây thƣờng đƣợc trồng là bàng, xà cừ, sao đen, bằng lăng, sƣa, phƣợng...
Thảm thực vật là một hợp phần quan trọng của CQ vì nó là tấm gƣơng phản chiếu mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các hợp phần tự nhiên theo nguyên lý sinh thái phát sinh. Thảm thực vật có nhiều sự biến động theo thời gian và không gian do chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác, sử dụng CQ của con ngƣời. Với sự phân chia thành 8 kiểu thảm thực vật theo diễn thế của nó để biết đƣợc mức độ biến đổi của CQ kết hợp với các loại đất đƣợc phân chia theo nguồn gốc phát sinh đã hình thành nên nhiều loại CQ ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam.