Xuất áp dụng một số mô hình hệ kinh tế sinh thái ở các tiểu vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 124)

8. Cấu trúc của luận án

3.3.3.xuất áp dụng một số mô hình hệ kinh tế sinh thái ở các tiểu vùng cảnh quan

Việc xây dựng các mô hình hệ KTST phù hợp với từng tiểu vùng là một trong những phƣơng án sử dụng hợp lý lãnh thổ. Thông qua việc mô phỏng các mô hình vốn có của tự nhiên để đƣa thêm các yếu tố nhân sinh vào sao cho chúng có khả năng phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc, chức năng của từng dạng CQ và tập quán SX... mà xây dựng các mô hình khác nhau.

a. Khái quát các mô hình tiêu biểu ở các tiểu vùng

Dựa vào thông tin phỏng vấn từ cán bộ phòng Nông nghiệp của các huyện và thành phố, những mô hình kinh tế trang trại và hộ gia đình SX có hiệu quả đã đƣợc tổ chức khảo sát và điều tra, phỏng vấn nhƣ sau:

1. Mô hình kinh tế trang tr i của ông Võ Ngọc S n

Địa chỉ: Thôn Phú Nhuận 2, Duy Tân, Duy Xuyên thuộc TVCQ đồng bằng xen đồi Duy Xuyên. Tọa độ: 15048'47"; 10806'31".

Diện tích: 9,5 ha (trong đó trồng 2 ha cỏ; 0,75 ha rau khoai và rau muống; 1 ha bạch đàn; 2 ha ao cá và lƣơn; 1 ha lúa).

Trang trại đang trong quá trình kiến thiết xây dựng, nuôi thử nghiệm 100 con thỏ, 30 con bò, 12.000 con gà siêu trứng; 1.000 con gà thịt, đang đào ao nên chƣa thả cá.

Trang trại hoạt động theo chu trình khép kín gồm các hợp phần Ruộng - Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng

- Trồng trọt: Trên bờ ao trồng mít và dừa xiêm quanh bờ ao để tạo bóng mát và giữ bờ; trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho bò để tận dụng những khoảng đất trống trên bờ ao và những nơi khác trong trang trại; trồng lúa để cung cấp gạo cho ngƣời làm công và kết hợp với bột để làm thức ăn cho gia cầm; trồng bạch đàn để lấy gỗ xây dựng chuồng trại, trồng rau khoai và rau muống cung cấp thức ăn cho ngƣời làm và cho thỏ...

- Chăn nuôi: Nuôi bò lấy phân để nuôi giun, giun để cung cấp thức ăn cho lƣơn; Nuôi gà, vịt lấy thịt và trứng bán ra thị trƣờng, phân gà dùng để nuôi cá trê và bón cho lúa, rau; nƣớc hồ bơm tƣới cho cây.

Vốn đầu tƣ ban đầu: 2 tỷ đồng. Tiền lãi trong năm đầu tiên (khi trang trại chƣa hoàn thiện) là 100 triệu đồng.

120

2. Mô hình kinh tế hộ gia đình của ông Lê ông Sang

Địa chỉ: Thôn Lang Châu Bắc, Duy Phƣớc, Duy Xuyên thuộc TVCQ đồng bằng nội đồng Điện Bàn - Duy Xuyên. Tọa độ: 15050'57"; 108017'42".

Diện tích: 1,5 ha (trong đó trồng 1,0 ha lúa; 0,2 ha rau và 0,1 ha cỏ). Các hợp phần trong mô hình gồm Ruộng - Vƣờn - Chuồng.

- Trồng trọt: Gia đình trồng các loại rau bí, rau dền, rau khoai, rau muống và bí đao; một phần để bán và một phần để chăn nuôi bò và lợn nái. Trồng lúa cung cấp thức ăn cho ngƣời gia súc; tre để làm giàn bí.

- Chăn nuôi: Gia đình nuôi 2 con bò và 2 con heo nái để cung cấp phân bón cho trồng trọt.

Lợi nhuận sau nhiều năm ổn định theo mô hình này TB là 80.412.000 đồng/năm.

3. Mô hình kinh tế trang tr i của ông Nguyễn Duy Hùng

Địa chỉ: Thôn Hà bản, xã Điện Dƣơng, Điện Bàn thuộc TVCQ đồng bằng ven biển Điện Ngọc - Duy Hải. Tọa độ: 15056'03"; 108017'06".

Diện tích: 11 ha, định hƣớng phát triển gồm các khu trung tâm, khu chăn nuôi, khu lƣu trú, khu thể thao, khu cắm trại, hồ câu cá.

Trang trại đang trong quá trình vừa hoạt động vừa tái đầu tƣ phát triển. Hoạt động trong mô hình: Nông nghiệp (gồm Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng) kết hợp với du lịch từ năm 2011.

- Trồng trọt: Trong trang trại gồm 4 ha trồng các loại rau muống và rau khoai cung cấp cho chăn nuôi, 2.000 cây mãng cầu để cung cấp trái cây cho khách du lịch và một phần để bán. Trồng keo để lấy gỗ xây dựng các nhà chòi du lịch bên bờ hồ và chuồng trại. Trồng tre cảnh và trúc để vừa tạo bóng mát vừa làm đẹp lối vào khu du lịch, thả sen trên hồ cá để làm đẹp CQ và thu hái ngó sen, hạt sen.

- Chăn nuôi: 150 con heo mọi, 700 con vịt đẻ, 1.000 gà thịt; thả cá ở 2 hồ sen để vừa bán ra thị trƣờng vừa cung cấp cho khách du lịch.

Vốn đầu tƣ: 6 tỷ đồng, lợi nhuận trong 2 năm đầu vừa SX vừa tái đầu tƣ khoảng 150 triệu đồng/năm.

4. Mô hình kinh tế hộ gia đình của ông ng Ngọc

Địa chỉ: Thôn Long Hội, Bình Phú, Thăng Bình thuộc TVCQ đồng bằng xen đồi Thăng Bình. Tọa độ: 15038'05"; 108021'01".

121

Diện tích: 5,15 ha (trong đó có 0,8 ha lúa; 0,15 ha hoa màu; 1 ha cao su và 3 ha keo).

Mô hình này gồm các hợp phần: Ruộng - Vƣờn - Chuồng - Rừng.

- Trồng trọt: Gia đình trồng lúa và hoa màu lấy thức ăn cho chăn nuôi, trồng keo để làm chuồng trại và bán gỗ đồng thời tạo vành đai bảo vệ cao su. Cao su đang trồng ở năm thứ 7 chƣa thu hoạch nên chƣa có doanh thu, chỉ mới đầu tƣ chi phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chăn nuôi: Gia đình nuôi 15 con heo (1 con heo nái và 14 con heo thịt); 42 con gà thả vƣờn để lấy thịt và phân bón cho chăn nuôi.

Lợi nhuận của mô hình này sau khi chiết khấu là 91.153.000 đồng/năm.

5. Mô hình trang tr i của ông Hoàng Minh H nh

Địa chỉ: Thôn Thăng Tân, xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ thuộc TVCQ đồng bằng ven biển Bình Dƣơng - Tam Nghĩa. Tọa độ: 15036'35"; 108038'53".

Diện tích: 2,5 ha (trong đó trồng 1 ha keo;0,75 ha cây ăn trái; 0,25 ha lúa). Mô hình này có các hợp phần Ruộng - Vƣờn - Ao - Chuồng với các hoạt động: - Trồng trọt: Trồng lúa cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gà. Trồng cây ăn quả: điều, xoài nhƣng không hiệu quả nên định hƣớng chuyển sang trồng bƣởi da xanh. Trồng cỏ để nuôi bò nhốt.

- Chăn nuôi: Cá và 1.000 con gà, 500 con vịt và 20 con bò.

Lợi nhuận thu đƣợc sau khi trừ các khoản chi phí theo mô hình này khoảng gần 200 triệu đồng/năm.

b. Kết quả khảo sát hiệu quả kinh tế của các mô hình

Qua kết quả điều tra năm 2012, có thể phân loại các mô hình SXNLN của các hộ gia đình ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam thành 16 kiểu nhƣ sau:

Kiểu 1: Ruộng (R) Kiểu 2: Vƣờn (V)

Kiểu 3: Cây lâu năm (CLN) Kiểu 4: Ruộng - Chuồng (R - C) Kiểu 5: Ruộng - Vƣờn (R - V) Kiểu 6: Vƣờn - Ao (V - A) Kiểu 7: Vƣờn - Chuồng (V - C) Kiểu 8: Vƣờn - Rừng (V - Rg)

Kiểu 9: Ruộng - Vƣờn - Chuồng (R - V - C) Kiểu 10: Ruộng - Vƣờn - Rừng (R - V - Rg)

122

Kiểu 11: Ruộng - Chuồng - Rừng (R - C - Rg) Kiểu 12: Vƣờn - Chuồng - Rừng (V - C - Rg)

Kiểu 13: Ruộng - Vƣờn - Chuồng - Rừng (R - V - C - Rg) Kiểu 14: Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng (V - A -C - Rg) Kiểu 15: Ruộng - Vƣờn - Ao - Rừng (R - V - A - Rg)

Kiểu 16: Ruộng - Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng (R - V - A - C - Rg)

Nhƣ vậy, các mô hình SX ở đây là sự kết hợp của các hợp phần Ruộng, Vƣờn, Ao, Chuồng, Rừng và CLN. Trong đó, mô hình R - V - C có tỷ lệ hộ gia đình đƣợc điều tra áp dụng nhiều nhất (29,2 ), sau đó là đến mô hình R - C (18,6%) và R - V (11,5%). Trong số các hộ gia đình đƣợc điều tra, các mô hình có tỷ lệ hộ gia đình áp dụng rất ít là CLN, V - A, R - V - Rg, V - A - C - Rg, R - V - A - Rg, R - V - A - C - Rg (0,9%).

Hiệu quả SX TB trong từng mô hình đƣợc thể hiện qua bảng 3.19

Bảng 3.19. Lợi nhuận T năm của các mô hình sản xuất NLN năm 2012

TT Mô hình SX Lợi nhuận TB (1.000 đồng) Diện tích TB (ha) Số hộ Tỷ lệ% trong tổng số hộ điều tra 1 R 8.036 0,2 14 12,4 2 V 9.363 0,3 8 7,1 3 CLN 7.243 1,0 1 0,9 4 R - C 14.910 0,25 21 18,6 5 R - V 8.604 0,2 13 11,5 6 V - A 8.448 0,5 1 0,9 7 V - C 16.051 0,2 8 7,1 8 V - Rg 14.804 3,35 2 1,8 9 R - V - C 24.894 0,45 33 29,2 10 R - V - Rg 9.797 1,7 1 0,9 11 R - C - Rg 55.996 2,8 2 1,8 12 V - C - Rg 19.107 2,28 2 1,8 13 R - V - C - Rg 51.180 5,45 4 3,5 14 V - A - C - Rg 46.340 3,3 1 0,9 15 R - V - A - Rg 12.027 3,3 1 0,9 16 R - V - A - C - Rg 90.068 4,0 1 0,9 T ng 113 100,0

123

Qua bảng 3.19 cho thấy, trong các mô hình SXNLN đƣợc điều tra thì những mô hình có nhiều hợp phần thƣờng có hiệu quả SX cao nhƣ mô hình R - V - A - C - Rg, V - A - C - Rg, R - V - C - Rg, R - C - Rg (trên 46 triệu đồng/năm sau khi đã chiết khấu). Những mô hình SX có ít hợp phần thì hiệu quả SX thấp hơn những mô hình có nhiều hợp phần vì chúng có thể kết hợp với nhau và thực hiện chu trình chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong đó. Hiệu quả SX không chỉ phụ thuộc vào quy mô đầu tƣ hay số lƣợng loại hình SX trong mỗi mô hình mà còn phụ thuộc vào hình thức đầu tƣ (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh), phụ thuộc vào tính logic, tính hợp lý của các mô hình nhằm tận dụng đƣợc tất cả các điều kiện sẵn có của tự nhiên. Các mô hình có hợp phần Rg (rừng) hoặc CLN (cây lâu năm) thì cần có diện tích tối thiểu là 1 ha, ruộng là 0,2ha, vƣờn là 0,3 ha và chuồng là 0,05 ha và NTTS là 0,1ha.

* Quy mô s d ng đất nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất là một căn cứ quan trọng trong quá trình thiết lập các phụ hệ cho mô hình hệ KTST. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, quy mô diện tích đất nông nghiệp theo hộ gia đình và theo huyện đƣợc thể hiện nhƣ ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Quy mô s d ng đất nông nghiệp theo hộ gia đình năm 2011

Huyện/Thành phố T ng số hộ < 0,2 ha 0,2 - 0,5 ha 0,5 - 2,0 ha > 2,0 ha Hội An 3.290 2.107 1.056 125 2 Điện Bàn 36.378 18.616 15.595 2.157 10 Duy Xuyên 25.018 12.802 10.805 1.398 13 Tam Kỳ 7.319 2.445 3.782 1.091 1 Núi Thành 21.762 10.583 9.029 2.116 34 Thăng Bình 36.322 12.633 17.714 5.956 19 T ng 130.089 59.186 57.981 12.843 79 Tỷ lệ % số hộ 100 45,4 44,6 9,9 0,1

Nhƣ vậy, với dân số đông và quỹ đất hạn chế nên trong SXNLN, quy mô diện tích đất của mỗi hộ gia đình phổ biến là dƣới 0,5 ha, những hộ có trồng cao su hoặc rừng thì có diện tích đạt 0,5 - 2 ha, còn những hộ có diện tích đất nông nghiệp trên 2,0 ha rất ít.

124

c. Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái tổng quát ở các tiểu vùng

Cơ sở để đề xuất các mô hình hệ KTST là dựa vào kết quả đánh giá tiềm năng tự nhiên và truyền thống, phong tục tập quán sản xuất NLN của ngƣời dân nhằm lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để đƣa vào các hợp phần của mô hình ở từng TVCQ để các mô hình đƣợc đề xuất có tính khả thi cao, tận dụng thế mạnh về đất đai, bức xạ, nền nhiệt, nguồn nƣớc tƣới,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* T Q đồng bằng xen đồi

Đây là 2 TVCQ đồng bằng xen đồi Duy Xuyên (IV) và Thăng Bình (V) có các nhóm đất đỏ vàng, đất xám với các loại đất Fs, Fa, Fp, Fq, Fl, X và Xa và một ít đất phù sa. Vì vậy, ở các tiểu vùng này thuận lợi cho việc thực hiện mô hình NLKH. Mô hình đƣợc đề xuất bao gồm các hợp phần: Rừng - Chuồng - Ruộng - Vƣờn - CLN.

Hình 3.10. Mô hình hệ KTST ở các T Q đồng bằng xen đồi

Nhƣ vậy, đây là mô hình có cơ cấu hợp phần đa dạng nhất, thể hiện tính ƣu việt của việc kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp. Diện tích đất để thực hiện mô hình tối thiểu là 2,55 ha. NLKH là một phƣơng thức sử dụng tài nguyên tổng hợp có tiềm năng thoả mãn các yếu tố của phát triển nông thôn ở tiểu vùng đồng bằng xen đồi bền vững với các hợp phần cụ thể nhƣ sau:

Rừng: Bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, khai thác có chọn lọc ở các khu rừng SX rồi trồng lại các loại cây keo, bạch đàn; hình thành các vành đai rừng SX xung quanh khu vực trồng CLN để hạn chế tốc độ gió của bão. Rừng cũng có thể cung cấp gỗ để xây dựng chuồng trại.

CLN: Cây lâu năm đƣợc trồng ở Thăng Bình chủ yếu là cao su. Những năm gần đây theo quy hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam, diện tích cây cao su có xu hƣớng đƣợc mở rộng. Việc trồng cây cao su đòi hỏi cao hơn những loại cây khác ở địa phƣơng về vốn đầu tƣ, về kỹ thuật trồng và chăm sóc nhƣng là loại cây cho thu nhập ổn định từ năm thứ 8 đến năm thứ 25 - 30. Cây điều cho hiệu quả thấp nên

5. CLN 2. Chuồng 1. Rừng 4.Vƣờn 3. Ruộng Thức ăn Phân bón Khác

125

không đƣợc khuyến khích mở rộng và bị ngƣời dân chặt bỏ. Một số CLN khác nhƣ cam, xoài, tiêu... đƣợc trồng rải rác vài cây trong vƣờn nhà.

Chuồng: Các loại hình chăn nuôi trong tiểu vùng này có thể phát triển là chăn nuôi bò nhốt, lợn (thịt, giống) và gà để tận thu các sản phẩm từ trồng trọt. Chăn nuôi bò nhốt sẽ hạn chế đƣợc xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi; hạn chế bò giẫm nát các vƣờn rau màu và đỡ tốn nhân công chăm sóc. Việc phát triển chăn nuôi sẽ đảm bảo đƣợc nguồn phân hữu cơ cho ruộng, vƣờn, rừng và CLN.

Ruộng: Nhờ hệ thống 3 hồ Vĩnh Trinh, Phú Lộc và Thạch Bàn cung cấp nƣớc tƣới cho TVCQ đồng bằng xen đồi Duy Xuyên và hồ Phú Ninh cung cấp nƣớc tƣới cho TVCQ đồng bằng xen đồi Thăng Bình nên về cơ bản có thể đảm bảo đƣợc nguồn nƣớc tƣới cho lúa. Các phế phẩm từ SX lúa có thể cung cấp thức ăn cho chăn nuôi hoặc nguồn phân bón cho cây trong vƣờn.

Vƣờn: Trong các khu vƣờn có thể trồng các loại rau, đậu, khoai, ớt, mía, dƣa hấu... Những loại CTCNN nên trồng luân canh hoặc xen canh với nhau nhƣ Ớt Đông Xuân (xen lạc, đậu cove) - ngô Hè Thu; Ngô Đông Xuân - đậu xanh Xuân Hè - Ngô Hè Thu; Thuốc lá Đông Xuân - đậu xanh Xuân Hè - Ngô Hè Thu; Lạc Đông Xuân - đậu xanh Xuân Hè - Ngô Hè Thu; Dƣa hấu Đông Xuân - đậu xanh Xuân Hè - Ngô Hè Thu. Những nơi trồng lúa ở vụ Hè Thu khó khăn về nguồn nƣớc tƣới nên kết hợp 1 vụ lúa + 1 vụ màu (dƣa hấu hoặc đậu lạc) để giúp cải tạo đất, cắt dòng đời sâu bệnh của lúa. Hình thành các vƣờn ƣơm cây cảnh, cây tạo bóng mát, cây rừng để cung cấp cho các tiểu vùng khác...

* Tiểu vùng đồng bằng nội đồng iện Bàn - Duy Xuyên

Đây là tiểu vùng có địa hình tƣơng đối bằng ph ng, dân cƣ tập trung đông đúc, nằm dọc quốc lộ 1A, có đất đai màu mỡ nên thuận tiện cho việc trồng cây lƣơng thực. Mô hình SX đặc trƣng đƣợc đề xuất cho tiểu vùng là Ruộng - Vƣờn - Chuồng. Diện tích đất tối thiểu để thực hiện mô hình là 0,55 ha.

Hình 3.11. Mô hình hệ KTST ở tiểu vùng đồng bằng nội đồng iện àn - Duy Xuyên

1. Ruộng

2. Vƣờn 3. Chuồng

Thức ăn Phân bón Nƣớc

126

Có thể mô tả các hợp phần trong mô hình nhƣ sau:

Ruộng: Ruộng lúa đƣợc tƣới chủ động hoàn toàn nên trồng đƣợc 2 vụ/năm. Tuy nhiên, tiểu vùng này nằm ở hạ lƣu của sông Thu Bồn, Kỳ Lam, Câu Lâu,... nên hàng năm nguồn nƣớc sông đều bị nhiễm mặn. Vì vậy, cần có một số giải pháp tình thế bằng cách đào một số hồ dự trữ nƣớc ngọt và xây dựng các trạm dã

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 124)