Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 134 - 135)

8. Cấu trúc của luận án

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất đai

- Có biện pháp bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp theo các chƣơng trình phát triển chung của tỉnh Quảng Nam: Khuyến khích phát triển NLN, ƣu tiên quỹ đất cho các loại cây thích hợp, phù hợp với chiến lƣợc chung của Tỉnh (cao su, lúa, rau sạch...); khai hoang các khu đất chƣa sử dụng đƣa vào SX nông nghiệp nhƣ trồng cây hàng năm, CLN, đồng cỏ chăn nuôi... để tăng hiệu quả sử dụng đất; hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang đất ở và chuyên dùng để đảm bảo an ninh lƣơng thực, cung cấp thực phẩm cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

- Quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo các tiểu vùng:

+ Đối với khu vực đồng bằng với các TVCQ đồng bằng ven biển Điện Ngọc - Duy Hải, Bình Dƣơng - Tam Nghĩa, đồng bằng nội đồng Điện Bàn - Duy Xuyên: Cần đầu tƣ chuyên canh ở các vùng đất SX nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nƣớc ở các huyện cho năng suất cao nhƣ Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên...; xây dựng một số cánh đồng mẫu ở thị trấn Nam Phƣớc (Duy Xuyên), xã Bình Tú (Thăng Bình)...theo chủ trƣơng “cánh đồng mẫu lớn” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện dồn điền, đổi thửa, gắn với kiên cố hóa kênh mƣơng, giao thông nội đồng. Quy hoạch và mở rộng SX rau sạch gắn với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa khu vực ven đô thành phố Tam Kỳ, Hội An và một số nơi ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình nhƣ ở xã Bình Triều (Thăng Bình), xã Duy Phƣớc (Duy Xuyên), làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, Hội An)…

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng SX hàng hóa, xây dựng các vùng chuyên canh các loại cây lƣơng thực, thực phẩm có giá trị kinh tế ở các huyện. Ở những khu vực thƣờng xuyên bị ngập úng, nƣớc tƣới bị nhiễm mặn ở ven sông

130

vùng Đông Điện Bàn, Tam Kỳ, có thể nghiên cứu kiến tạo ao nuôi để chuyển đổi sang NTTS.

+ Ở các tiểu vùng đồng bằng xen đồi: Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế rừng theo mô hình NLKH; đầu tƣ khai hoang cải tạo đồng ruộng, ổn định diện tích lúa nƣớc, phát triển cây cao su ở những vị trí thích hợp nhƣ thung lũng khuất gió hoặc có vành đai rừng bảo vệ vƣờn cao su để tránh gãy đổ vào mùa mƣa bão; trồng rừng nguyên liệu (nhƣ rừng keo) phục vụ cho công nghiệp chế biến.

+ Ở các tiểu vùng đồi núi: Với diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng hiện có, cần nghiêm ngặt bảo vệ và trồng thêm rừng phòng hộ ở những khu vực đất đồi núi chƣa sử dụng. Tiếp tục tái tạo các khu rừng SX trên diện tích rừng SX hiện có sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)