QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận án

1.3.QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

a. Quan điểm tổng hợp

Tính tổng hợp đã đƣợc nhiều nhà khoa học xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét, đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về địa lý. Vì vậy, để đánh giá tổng hợp CQ phục vụ định hƣớng quy hoạch phát triển NLN ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam, cần xem xét các nhân tố hình thành CQ trong mối tác động qua lại, tƣơng tác lẫn nhau để tạo nên sự phân hóa đa dạng về CQ ở lãnh thổ nghiên cứu. Việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng đơn vị CQ đƣợc dựa trên quan điểm tổng hợp, tức là ngoài việc dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các loại cây trồng trên mỗi đơn vị CQ còn phải xem xét đến hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch phát triển KTXH nói chung và NLN nói riêng để tránh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tràn lan, không khả thi.

b. Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống đƣợc sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các đối tƣợng phức tạp dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng. Ở đây, các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam đƣợc xem nhƣ một hệ thống phức tạp đƣợc hình thành do sự tập hợp có quy luật của rất nhiều thành phần tự nhiên và KTXH. Các thành

26

phần trong hệ thống tuy rất phức tạp nhƣng giữa chúng đều có những mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau thông qua sự trao đổi vật chất, năng lƣợng và thông tin. Vì vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động SXNLN nói riêng, nếu một thành phần hay một bộ phận nào đó bị tác động theo chiều hƣớng bất lợi thì các thành phần hay bộ phận khác cũng sẽ bị thay đổi theo một phản ứng dây chuyền.

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, quan điểm hệ thống đƣợc vận dụng vào phân tích cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và chức năng của các đơn vị CQ. Ngoài tiềm năng tài nguyên, các chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế... của các TVCQ cũng đƣợc xem xét một cách cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất các mô hình hệ KTST để sử dụng hợp lý lãnh thổ.

c. Quan điểm lịch s

Khi nghiên cứu và đánh giá CQ ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam thì việc xem xét những diễn biến đã xảy ra trong quá khứ rất quan trọng vì các yếu tố tự nhiên nhƣ đá mẹ, địa hình, khí hậu, nƣớc, sinh vật… luôn luôn có mối quan hệ tƣơng tác với nhau. Do đó, nếu không hiểu đƣợc lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong các mối tƣơng quan với các yếu tố khác thì không thể lý giải đƣợc các hiện tƣợng trong tự nhiên, cũng nhƣ không thể đƣa ra những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ MT.

Giữa con ngƣời và các yếu tố tự nhiên cũng có sự tƣơng tác qua lại với nhau và mối quan hệ tƣơng tác ấy đƣợc thể hiện ở hiện trạng và các mô hình SXNLN. Vì vậy, để có những phƣơng án quy hoạch phát triển NLN khả thi, cần nghiên cứu lịch sử phát triển các hệ thống nông nghiệp và hệ thống cây trồng cũng nhƣ hiện trạng sử dụng đất, tức là phải xác định đƣợc các loại hình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại. Đó chính là kết quả lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi của con ngƣời từ quá khứ cho đến hiện tại sao cho vừa phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa bàn nghiên cứu vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Hay nói một cách khác, nghiên cứu quá khứ và hiện tại là cơ sở khoa học vững chắc cho việc đánh giá tổng hợp CQ để đề xuất định hƣớng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN trong tƣơng lai.

d. Quan điểm phát triển bền vững

Trong quá trình nghiên cứu, cần xem xét những tác động của việc sử dụng CQ lên toàn bộ hệ sinh thái bởi vì con ngƣời chỉ cần tác động đến một hợp phần của CQ đều dẫn đến sự thay đổi của các hợp phần khác. Vì vậy, để tránh phiến

27

diện hoặc tránh đƣợc các quyết định sai lầm, kém hiệu quả trong việc đánh giá CQ và đề xuất sử dụng cho phát triển NLN bền vững ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam thì cần nghiên cứu trên quan điểm phát triển bền vững.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đƣợc xem xét dựa vào việc phân tích chi phí - lợi ích đối với từng loại hình sử dụng.

Hiệu quả xã hội đƣợc thể hiện việc tăng thu nhập cho ngƣời dân, giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống... của các loại hình sử dụng đất.

Hiệu quả MT đƣợc xem xét ở góc độ đề xuất các loại hình sử dụng đất có tác dụng chống xói mòn, rửa trôi, tăng độ phì, hạn chế lũ lụt...

Nhƣ vậy, SXNLN bền vững là một hệ thống SX đa dạng, có chọn lọc, đảm bảo cân bằng về sinh thái tự nhiên không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo vệ đƣợc MT.

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu

Ðể thực hiện đề tài này, các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng nhƣ sau:

*. Phư ng pháp thống kê, phân tích - tổng hợp số liệu, tài liệu

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và KTXH của các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam. Nguồn dữ liệu đƣợc thống kê, thu thập bao gồm: các công trình nghiên cứu có liên quan đến hƣớng nghiên cứu đất đai và cảnh quan nhằm đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho nông nghiệp, các công trình nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, thiên tai... có liên quan đến các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam, các báo cáo tổng kết SX nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam; Phòng Nông nghiệp các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và 2 thành phố Tam Kỳ, Hội An; các số liệu thống kê trong Niên giám thống kê Quảng Nam, kết quả phỏng vấn về hiệu quả SXNLN, số liệu định vị GPS, số liệu đo đạc ngoài thực địa và tính toán diện tích trên bản đồ.

Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng để xác định những đặc điểm đặc trƣng của lãnh thổ dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích hệ thống các nhân tố thành tạo cảnh quan; thành lập bảng ma trận để xây dựng hệ thống phân loại CQ khi thành lập bản đồ CQ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam. Ðặc biệt là

28

khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam đã sử dụng phƣơng pháp này để xem xét tổng hợp tất cả các mặt về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong mối tác động qua lại giữa các hợp phần tự nhiên, các điều kiện KTXH và sự ảnh hƣởng đến MT để lựa chọn loại hình SX hợp lý trên mỗi đơn vị CQ và xác lập mô hình hệ KTST tổng quát tối ƣu trên mỗi TVCQ.

*. Phư ng pháp khảo sát thực địa

Trong quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp này dùng thu nhập những thông tin chính xác về tự nhiên, KTXH của tỉnh Quảng Nam... để làm số liệu gốc trong thành lập bản đồ CQ và làm cơ sở để đề xuất những định hƣớng quy hoạch NLN. Trong quá trình thực địa, ngƣời nghiên cứu có điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phƣơng pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp chƣa chính xác. Nhiều tuyến khảo sát đƣợc thực hiện trong tháng 7/2011, 5/2012 và tháng 4/2013 để xem xét tổng thể sự phân hóa lãnh thổ ngoài thực tiễn và nghiên cứu chi tiết một số điểm chìa khóa nhƣ Cẩm Hà, Điện Dƣơng, Duy Tân, Bình Phú, Tam Thăng, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông để khảo sát và điều tra, phỏng vấn các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở lãnh thổ nghiên cứu (Phụ lục 15).

Các tuyến khảo sát chủ yếu đƣợc thực hiện nhƣ sau (Hình 1.1):

- Tam Kỳ - Bình Phục - Thị trấn Hà Lam - Bình Phú - Bình Quý - Bình Tú (Thăng Bình).

- Duy Nghĩa - Thị trấn Nam Phƣớc - Duy Tân (Duy Xuyên). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cẩm Hà (Hội An) - Điện Dƣơng - Thị trấn Vĩnh Điện - Điện Phong (Điện Bàn). - Tam Thăng - Tam Kỳ - Tam Ngọc.

- Tam Kỳ - Tam Anh - Tam Thạnh (Núi Thành). - Thị trấn Núi Thành - Tam Mỹ Đông (Núi Thành).

Thông qua các tuyến khảo sát để kiểm tra những nét đặc trƣng về tự nhiên, về địa hình; xác định sự phân hóa lãnh thổ; nắm đƣợc hiện trạng khai thác tài nguyên và sự phân bố các loại hình SXNLN, lấy một số mẫu đất để phân tích, kiểm tra chất lƣợng đất.

29

*. Phư ng pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý

Bản đồ thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trƣng không gian của các đối tƣợng nghiên cứu. Thông qua bản đồ, có thể có đƣợc những thu đƣợc những thông tin ban đầu về lãnh thổ nghiên cứu nhƣ hình thái địa hình, sự phân bố các loại đất, hiện trạng sử dụng đất, kiểu thảm thực vật ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam... Đồng thời, đây cũng là phƣơng pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phƣơng án đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho NLN, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những quyết định về tổ chức, sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc các bảng thống kê.

Trên cơ sở chồng ghép các loại bản đồ chuyên đề đã thu thập và biên tập hoặc thành lập với sự trợ giúp của các phần mềm GIS (Microstation, Mapinfo 9.5, Global Mapper 12, ArcGIS) ở tỷ lệ 1:100.000 nhƣ bản đồ phân kiểu địa hình theo trắc lƣợng hình thái, bản đồ địa mạo, bản đồ độ dốc, bản đồ đất, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thảm thực vật để thành lập bản đồ CQ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam. Sau khi nghiên cứu và thành lập bản đồ phân nhóm loại CQ theo khả năng sử dụng đất cho NLN, tiến hành chồng ghép nó với bản đồ thành phần cơ giới và tầng dày của đất ở tỷ lệ 1/50.000 để xác định sự phân hóa các dạng CQ trên đất SX nông nghiệp và đất NLKH. Dựa vào kết quả đánh giá CQ theo hƣớng tiếp cận KTST kết hợp với xem xét hiện trạng và quy hoạch phát triển NLN để xây dựng bản đồ đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ ở địa bàn nghiên cứu.

*. Phư ng pháp chu ên gia

Do đối tƣợng nghiên cứu có liên quan đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội và MT nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện các cuộc trao đổi, phỏng vấn và tổ chức hội thảo luận án để nhận ý kiến đóng góp của các cán bộ hƣớng dẫn khoa học, các nhà khoa học của Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Huế, cán bộ quản lý nông nghiệp và thủy lợi của phòng Nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam,… Bằng cách sử dụng phƣơng pháp chuyên gia, tác giả đã có đƣợc những tƣ duy khoa học một cách logic, những kinh nghiệm thực tiễn nhằm giải quyết những vƣớng mắc, khó khăn trong công tác nghiên cứu của mình.

30

*. Phư ng pháp điều tra xã hội học

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dùng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình và trang trại để thu nhập các thông tin về nguồn thu nhập và mức đầu tƣ cho các loại hình sử dụng đất nhƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất, sản lƣợng, giá bán, một số thông tin về MT, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế…

Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Thiết kế phiếu điều tra và đi điều tra, phỏng vấn thử 10 hộ gia đình vào năm 2011.

- Hoàn chỉnh phiếu điều tra để đi phỏng vấn chính thức 113 hộ gia đình và trang trại (Phụ lục 15).

Kết quả điều tra đƣợc sử dụng để phân tích các chi phí, lợi ích nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của SXNLN chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu theo loại hình SX (lúa, CTCNN, CLN), theo hộ gia đình và theo mô hình SX.

*. Phư ng pháp đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận KTST:

Đánh giá CQ theo hƣớng tiếp cận KTST là đánh giá tổng hợp các đơn vị CQ (dạng CQ) cho các loại hình SX chủ yếu trong NLN ở lãnh thổ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam bao gồm 3 nội dung nhƣ sau:

- ánh giá thích nghi sinh thái: Bài toán đánh giá đƣợc sử dụng là là bài toán TB nhân với số điểm đánh giá đƣợc tính theo công thức:

1. .2 3....

n

n

Ma a a a [44]

Trong đó: M: Điểm đánh giá của đơn vị CQ; n: Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá; a1, a2, a3,... an: Điểm của các chỉ tiêu (từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n).

- ánh giá hiệu quả kinh tế: Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của SXNLN ở địa bàn nghiên cứu là phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích nhằm xác định một số đại lƣợng sau đây:

+ Giá trị hiện thời (PV): PVBtCt [44]

Trong đó: PV : giá trị hiện thời; Bt, Ct: lợi ích, chi phí năm thứ t.

Giá trị hiện thời (PV) cho phép xác định lợi nhuận tại năm điều tra (2012). Giá trị này không cho phép so sánh hiệu quả đầu tƣ giữa các năm mà chỉ thể hiện quy mô SX trong một năm hoặc trong một kỳ của một đơn vị SX nên đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của các loại cây trồng hàng năm nhƣ lúa, hoa màu, rau, đậu, cây công nghiệp ngắn ngày...

31

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV):   (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

     n t t t t r C B NPV 1 1 1 [44]

Trong đó: Bt : lợi nhuận năm thứ t; t: thời gian tƣơng ứng (t = 1...n); n: số

năm thực hiện trồng cây trên các đơn vị CQ; r: hệ số chiết khấu (lãi suất).

Đối với cây trồng hàng năm không tính hệ số chiết khấu. Đối với CLN (keo, cao su), hệ số chiết khấu đƣợc tính cho cả chu kỳ trồng trọt (n năm).

Đại lƣợng NPV cho phép so sánh hiệu quả kinh tế các năm của đơn vị CQ và xác định hiệu quả đầu tƣ. Nếu giá trị này đạt mức âm sau n năm thì có nghĩa là đồng vốn đƣợc sử dụng không có hiệu quả (không có lãi hoặc bị lỗ), khi đó có thể thay thế CQ này bằng một CQ khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR):

1 1 1 1 ) 1 ( ) 1 (          t t n t t t n t r C r B BCR [44]

Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) càng lớn thì thu nhập trên một đơn vị đầu tƣ càng cao. Đại lƣợng này cho phép so sánh hiệu quả đầu tƣ vào các đơn vị CQ khác nhau, từ đó đƣa ra quyết định, lựa chọn phƣơng án tối ƣu.

- ánh giá tính bền vững về xã hội: Đánh giá tính bền vững về xã hội đƣợc

phân tích theo các khía cạnh đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi ích của ngƣời nông dân; giá trị ngày công lao động trực tiếp, thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; chuyển giao đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tăng cƣờng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu…

- ánh giá tính bền vững môi trư ng: Tính bền vững về môi trƣờng đƣợc

đánh giá bằng cách xác định và dự báo mức độ ảnh hƣởng tốt hoặc xấu của hoạt động SXNLN tới MT, đồng thời cũng xác định khả năng chịu tải và độ bền vững

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 30)