Kết quả phân nhóm loại cảnh quan theo khả năng sử dụng cho nông-lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 89 - 90)

8. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Kết quả phân nhóm loại cảnh quan theo khả năng sử dụng cho nông-lâm nghiệp

lâm nghiệp

a. Lâm nghiệp phòng hộ: Tổng diện tích của nhóm loại cảnh quan có khả

năng sử dụng cho lâm nghiệp phòng hộ là 38.870,9 ha bao gồm 30 loại CQ nằm chủ yếu ở khu vực địa hình dốc, ở thƣợng nguồn các sông, hồ (Phú Ninh, Thạch Bàn, Vình Trinh) thuộc các TVCQ đồi núi Duy Xuyên (I), đồi núi Thăng Bình (II), đồi núi Núi Thành (III) và rải rác dọc trên cồn cát hoặc bờ biển nằm dọc theo tiểu vùng đồng bằng ven biển Điện Ngọc - Duy Hải (VII) và Bình Dƣơng - Tam Nghĩa (VIII). Các xã có nhiều loại CQ có khả năng sử dụng cho lâm nghiệp phòng hộ nhất là Duy Thu, Duy Phú, Duy Hòa, Duy Trung (huyện Duy Xuyên), Bình Lãnh, Bình Phú, Bình Trị (Thăng Bình), Tam Sơn, Tam Trà, Tam Mỹ Tây và Tam Mỹ Đông (Núi Thành)...

b. Lâm nghiệp sản xuất: Tổng diện tích của nhóm loại cảnh quan có khả năng sử dụng cho lâm nghiệp SX là 8.041,7 ha bao gồm 7 loại CQ thuộc vùng đồi núi nằm tiếp giáp với vùng đồng bằng thuộc các TVCQ đồi núi Duy Xuyên (I), đồi núi Thăng Bình (II), đồi núi Núi Thành (III). Các xã có nhiều loại CQ có khả năng sử dụng cho lâm nghiệp SX là Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Mỹ Tây và Tam Mỹ Đông (Núi Thành). Ngoài ra, còn có một số loại CQ ở Duy Phú và Duy Trung (Duy Xuyên), Bình Định Nam và Bình Phú (Thăng Bình)…

c. Nông - lâm kết hợp

Nhóm loại CQ có khả năng sử dụng cho NLKH có tổng diện tích là 7.816,8 ha bao gồm 14 loại CQ nằm ở các TVCQ đồng bằng xen đồi Duy Xuyên (III), Thăng Bình (IV) và 2 TVCQ đồng bằng ven biển Điện Ngọc - Duy Hải (VII) và Bình Dƣơng - Tam Nghĩa (VIII). Tập trung nhiều nhất là ở các xã Tam Thạnh, Tam Mỹ

85

Tây, Tam Nghĩa và Tam Hòa (Núi Thành); Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị, Bình Phú, Bình Quế và Bình Quý (Thăng Bình); Duy Hòa, Duy Châu và Duy Sơn (Duy Xuyên)...

d. Nông nghiệp

Nhóm loại CQ có khả năng sử dụng cho nông nghiệp có tổng diện tích là 46.288,4 ha trên 30 loại CQ nằm chủ yếu ở các TVCQ đồng bằng nội đồng Điện Bàn - Duy Xuyên (VI), đồng bằng ven biển Điện Ngọc - Duy Hải (VII) và Bình Dƣơng - Tam Nghĩa (VIII), đồng bằng xen đồi Duy Xuyên (IV), Thăng Bình (V) và rải rác ở các thung lũng thuộc TVCQ đồi núi Núi Thành.

e. Nuôi trồng thủy sản

Khả năng sử dụng CQ cho NTTS gồm 1 loại CQ có diện tích là 2.154,3 ha phân bố xung quanh khu vực vũng An Hòa, dọc sông Tam Kỳ, Trƣờng Giang, hạ lƣu sông Thu Bồn và trên dải cát ven biển.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)