1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỀN LƯƠNG TRONG KHU vực CÔNG tại NHẬT bản và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

15 674 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 35,35 KB

Nội dung

Cải cách hành chính đã được khẩn trương thực hiện vì sau thời gian dài thành công rực rỡ về phát triển kinh tế, đại bộ phận người dân Nhật Bản có tâm lý chung là tự mãn, ngại thay đổi, m

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1 Cơ sở lý luận 3

1 Các khái niệm liên quan 3

1.1 Khái niệm tiền lương 3

1.2 Thang bảng lương và chế độ phụ cấp 3

1.3 Tiền lương trong khu vực công 4

Chương 2 Thực trạng tiền lương khu vực công của Nhật Bản 6

2 Thực trạng tiền lương khu vực công ở Nhật Bản 6

2.1 Đặc điểm kinh tế- chính trị của Nhật Bản 6

2.2 Tiền lương trong khu vực công tại Nhật Bản 6

2.2.1 Hệ thống phân loại vị trí công việc 6

2.2.2 Tiền lương và chế độ đãi ngộ 7

Chương 3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là nước nghèo nàn về tài nguyên với dân số khá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong Thế chiến thứ II, nhưng với các chính sách phù hợp, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và phát triển cao độ (1955-1990) khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc Từ thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay, tuy tốc độ phát triển đã chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một trong các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới

Cuối năm 1996, Hội đồng Cải Cách Hành Chính và cải cách cơ cấu được thành lập, tháng 6/1998 đã ban hành một đạo luật cơ bản về cải cách cơ cấu Chính phủ trung ương

và lập ra Ban Chỉ đạo cải cách cơ cấu Chính phủ trung ương và được đánh giá là một cuộc cải cách lớn nhất kể từ thời Minh Trị đến nay Cải cách hành chính đã được khẩn trương thực hiện vì sau thời gian dài thành công rực rỡ về phát triển kinh tế, đại bộ phận người dân Nhật Bản có tâm lý chung là tự mãn, ngại thay đổi, một bộ phận còn có tính ỷ lại như: cấp dưới chờ đợi cấp trên, thiếu chủ động, không dám tự quyết, nhân dân cũng có tâm lý ỷ lại vào nhà nước Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là xây dựng một chính phủ có

bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ tướng và nội các Phương pháp thực hiện là tổ chức lại và giảm số lượng các Bộ, quy định

rõ phạm vi thẩm quyền và nâng cao hiệu quả việc phối hợp công tác giữa các cơ quan; thiết lập một hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá các chính sách, tách bộ phận hoạch định chính sách khỏi các cơ quan có chức năng tổ chức, đẩy mạnh tư nhân hóa, thuê khoán bên ngoài một loạt dịch vụ…

Kết quả thu được rất đáng khích lệ, bộ máy Chính phủ ở trung ương được thu gọn đáng kể, từ 23 Bộ và một Văn phòng xuống còn 12 Bộ và một Văn phòng; vai trò của Văn phòng Nội các đã được nâng tầm so với các Bộ; tăng cường quyền lực và khả năng kiểm soát của Thủ tướng đối với các Bộ Trước cải cách, đa phần các chính sách được các

Bộ đề xuất, sau cải cách thì những chính sách quan trọng có tầm chiến lược được Thủ tướng chỉ đạo và đề xuất…

Cũng như nhiều học giả nước ngoài, hầu như tất cả mọi người tại Nhật Bản, kể cả các chính trị gia và giới ngôn luận đều thừa nhận rằng công chức nhà nước của Nhật là những người rất ưu tú Tư chất và năng lực này được quyết định bằng sự đào tạo liên tục sau khi được tuyển dụng Ngoài ra, ở Nhật, đạo đức công chức là một nội dung được xem

là rất quan trọng trong chất lượng của công chức Đây chính là những đức tính cần thiết

Trang 3

dưỡng, phát huy bằng những cơ chế, phương pháp quản lý hành chính khách quan như chế độ thi tuyển công khai, công bằng và chỉ những người ưu tú mới được tuyển dụng vào làm công chức nhà nước nên họ được xã hội tôn trọng, tin tưởng, từ đó công chức có niềm tự hào với trọng trách do xã hội giao phó; Đời sống của công chức nhà nước Nhật Bản được đảm bảo suốt đời qua các chế độ như: nhà ở, lương bổng, hưu trí ; Sự giám sát

và phê phán của xã hội đối với công chức nhà nước Nhật Bản rất chặt chẽ, nghiêm khắc; Nhiệm kỳ của các cán bộ lãnh đạo trong bộ thường rất ngắn, chỉ hai năm cho nên cơ cấu công chức nhà nước ở Nhật Bản luôn luôn được trẻ hoá và dễ tránh được những tiêu cực

về đặc quyền, đặc lợi vậy điều gì đã giúp cho người dân Nhật Bản vượt qua các ỳ thi đó

đề được vào bộ máy hành chính, chính sách lương trông khu vực này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giải thích cho điều đó

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tiền lương trong khu vực công của Nhật Bản

3 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về các chính sách, cách trả lương trong khu vực

công của Nhật Bản từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin, kết hợp các phương pháp so sánh,

phân tích và diễn dịch để làm rõ vấn đề nghiên cứu

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận

1 Các khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm tiền lương

Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa

người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động

và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoản thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm, ).(Nguyễn Tiệp, 2011)

Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người

lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng mà họ đã đóng góp (Nguyễn Tiệp, 2011)

Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao

đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định (Nguyễn Tiệp, 2011)

Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà

họ muốn mua Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa ta có thể thấy rõ là nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi Điều này có thể xảy ra ngay

cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên (do có những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách tiền lương) Đây là một quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi của Tiền lương danh nghĩa, của giá cả và phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống

1.2 Thang bảng lương và chế độ phụ cấp

Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về Tiền lương giữa những công nhân

cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động) Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào

đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần

Trang 5

Bảng lương: theo Nghị định 204/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền

lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, NĐ205/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước; Nghị định 206/2004/N ĐCP ngày14/12/2004 quy định quản

lý lao động , tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước

1.3 Tiền lương trong khu vực công

Khu vực công là các tổ chức, nhân sự, nguồn lực tài chính được hình thành để thực

hiện mục tiêu quản lý nhà nước và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công theo yêu cầu phát triển chung của toàn xã hội

Đặc điểm của khu vực công

Tuân thủ và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế-xã hội nói chung

Các hoạt động của khu vực công cũng diễn ra với sự khan hiếm nguồn lực nói chung

Chính phủ điều hành khu vực công bằng quyền hành nhà nước, tuy nhiên vẫn phải tôn trọng và thừa nhận sự tác động của các quy luật kinh tế và sự phát triển của nền kinh

tế thị trường

Các hoạt động của khu vực công chủ yếu phục vụ xã hội và mục tiêu quản lý của nhà nước

Theo Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Lê Chi Mai tiền lương trong khu vực công là phần tiền

trả cho công chức, viên chức theo ngạch bậc do nhà nước quy định

Là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo quy định và được thể hiện trong hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định

Vai trò của tiền lương trong khu vực công

Thước đo giá trị sức lao động

Tái sản xuất sức lao động

Vai trò kích thích tiền lương

Bảo hiểm tích lũy

Thể hiện đánh giá chính xác của Xã hội đối với tài năng, trí tuệ, năng lực, kết quả lao động và cống hiến của mỗi người

Thu hút nhân tài

Trang 6

Yêu cầu của tổ chức tiền lương

Đảm bảo tái sản xuất sức lao động

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Dựa trên cơ sở thỏa thuận

Trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả thực hiện

Phân biệt theo điều kiện lao động, cường độ lao động

Thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động

Tính đến các quy định của pháp luật

Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán

Trang 7

Chương 2 Thực trạng tiền lương khu vực công của Nhật Bản

2 Thực trạng tiền lương khu vực công ở Nhật Bản

2.1 Đặc điểm kinh tế- chính trị của Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương Gồm 4 đảo chính: Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3900 đảo nhỏ Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km2, đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích

và chiếm chưa đầy 0.3% tổng diện tích toàn thế giới

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945 – 1954, phát triển cao độ trong những năm

1955 – 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục

Nhật Bản là một nước có nền kinh tế công nghiệp tài chính thương mại dịch vụ khoa học kĩ thuật đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ) Cán cân thương mại và

dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới Đơn vị tiền tệ là đồng Yên Nhật

Hệ thống chính trị

Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu Theo Hiên pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật

là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc” Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia Quyền lực này sẽ do thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận

2.2 Tiền lương trong khu vực công tại Nhật Bản

2.2.1 Hệ thống phân loại vị trí công việc

Các công chức trong khu vực công được chia làm hai loại “đặc biệt” và ‘ thường” Việc bổ nhiệm đối với những công chức hạng “đặc biệt” được chỉ đạo bởi các yếu tố chính trị và một số yếu tố khác và không liên quan tới việc thi tuyển cạnh tranh Công chức hạng đặc biệt gồm: bộ trưởng nội các, người đứng đầu các cơ quan độc lập, thành viên của lưc lượng tự phòng vệ, quan chức nghị viện và đại sứ

Tuy nhiên lực lượng nòng cốt trong nền công vụ là các viên chức trong nhóm “ thường xuyên”, được tuyển dụng thông qua thi tuyển cạnh tranh Hàng năm Viện Nhân sự Nhật Bản, cơ quan nhà nước độc lập với các bộ mở 3 kỳ thi Kỳ thi tuyển chọn công chức

Trang 8

loại I (cấp cao) và các kỳ thi tuyển chọn công chức loại II và loại III (cấp thấp) Những người trúng tuyển kỳ thi loại I sẽ được đào tạo để trở thành cán bộ lãnh đạo trong tương lai Còn những người trúng tuyển các kỳ thi loại II, loại III sẽ làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể Kỳ thi tuyển loại I được mở hàng năm vào tháng 6 Nước Nhật mỗi năm tuyển khoảng 1.000 cán bộ loại này, nhưng số người dự thi gấp hơn 50 lần Số người thi thường là các sinh viên ưu tú đã qua các kỳ thi trước khi tham dự kỳ thi này Ví dụ, họ phải đỗ vào các trường đại học lớn, trong suốt quá trình học tập, thành tích phải xuất sắc Theo thống kê thì có tới một nửa số người thi trúng tuyển vào kỳ thi loại I đều là sinh viên

ưu tú của đại học Tokyo, hầu hết là các sinh viên khoa luật và khoa kinh tế

Trong số trên 1.000 cán bộ mới được tuyển chọn mỗi năm có khoảng một nửa là công chức hành chính, số còn lại là công chức chuyên môn kỹ thuật Công chức hành chính xuất thân từ khoa luật, khoa kinh tế hầu hết trở thành lãnh đạo cao cấp ở các bộ Công chức chuyên môn kỹ thuật cũng có thể trở thành lãnh đạo ở một số bộ liên quan đến khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên như Bộ Giao thông, bưu điện, xây dựng, nông nghiệp… Sau khi đỗ kỳ thi loại I, các quan chức tương lai được quyền chọn nơi làm việc

Có một số bộ ứng cử viên quá đông, nên họ lại phải dự thi một lần nữa Tại Nhật, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế, Bộ Ngoại giao, Cục Kinh tế kế hoạch là những nơi có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất Các bộ này mỗi năm chỉ nhận 25 công chức mới, nhưng số người thi vào cao gấp nhiều lần

2.2.2 Tiền lương và chế độ đãi ngộ

Nhìn chung, công chức hành chính ở Nhật Bản cũng như nhân viên các công ty đều hưởng chế độ lương theo thâm niên

Cấu trúc: Tiền lương của những người làm công gồm 4 phần: lương cơ bản; tiền thưởng, tiền trợ cấp cho thôi việc (tiền lương hưu) và các khoản trợ cấp khác + Tiền lương cơ bản: Hàng năm bộ tài chính lấy thống kê lương bổng trong các công ty tư nhân rồi tính ra bình quân lương bổng tư nhân Mức lương khởi đầu cho công chức cao cấp được định bởi mức lương trung bình của các kỹ sư hay nhân viên viên mới tốt nghiệp đại học trong các công ty tư nhân cộng thêm một hằng số tương đối Mức lương cho công chức trung cấp cũng được định bởi mức lương trung bình của các công nhân viên thuộc các công ty tư nhân mới tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12) cộng thêm một hằng số tương tự Chính phủ Nhật Bản đã tăng mức lương tối thiểu từ 789 yên/ giờ lên 823 yên/giờ tức là tăng 25 yên/giờ cho người lao động bắt đầu từ ngày 01/01/2017

Trang 9

Bảng2.1: Bảng lương tối thiểu tại 47 tỉnh thành Nhật Bản trên 1 giờ của người lao

động

(Đơn vị tính: Yên/giờ)

Tỉnh/Thành

Phố Mức Lương Tối Thiểu Mới

Ngày Có Hiệu Lực

Trang 10

Nara 762 (740) 06/10/2016

-Nguồn: http://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/koyou_roudou/roudoukijun/

minimumichiran/

Các tiêu chí cơ bản của việc trả lương:

+ Công Chức được trả lương trên cơ sở nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc vị trí và chức trách của mình

+ Việc trả lương do pháp luật xác định và cần được xem xét nhằm đáp ứng những điều kiện thông thường của Xã hội

+ Chính phủ có những biện pháp đãi ngộ Công Chức bằng việc tạo điều kiện làm việc tốt và bảo đảm việc trả lương cao cho họ

Trang 11

Tiền thưởng: Công chức Nhật Bản nhận được tiền thưởng 3 lần trong 1 năm và số tiền đó không vượt quá 5 tháng lương

Các khoản phụ cấp khác: là tiền trả thêm bổ sung vì nhiều mục đích ( phụ cấp quản

lý, phụ cấp làm việc trong các dịp lễ đối với Công Chức lãnh đạo, phụ cấp động viên người mới vào làm việc, phụ cấp cho gia đình, phụ cấp đắt đỏ thành phố, phụ cấp tiền thuê nhà , phụ cấp đi lại, phụ vùng sâu vùng xa, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp nghị phép, phụ cấp hàng quý, phụ cấp cho giáo viên, ) Vì thế, mức lương trung bình của công chức khá cao

Tăng lương: Việc tăng lương hàng năm cũng làm theo phương pháp như cách tính mức lương cơ bản Cứ khoảng 2-3 năm họ lại được tăng lương 1 lần Nhìn chung, lương khởi điểm và lương cơ bản của công chức có xu hướng tăng, song mức tăng khá chậm Điều muốn nói thêm là, tăng mức lương lên tùy thuộc vào việc đánh giá thành tích năm qua Chính phủ đưa khung nhằm giới hạn việc tăng thâm niên công tác hàng năm không cao 6% mức lương

Chế độ lương hưu

- Tuổi nghỉ hưu bắt buộc: 60 tuổi

- Để lĩnh lương hưu, hàng tháng công chức phải đóng bảo hiểm xã hội 3% tiền lương số tiền đưa vào tài khoản để sau lĩnh lương hưu

- Một công làm việc công vụ >10 năm có quyền nhận tiền phụ cấp nghỉ hưu 1 lần, Công chức làm việc 25 năm lựa chọn nhận tiền hưu cục tiền hưu hàng tháng

- Phụ cấp lần cho công chức nghỉ hưu tính lương tháng cuối trước nghỉ hưu nhân với năm công tác:

+ Đối với công chức có từ 25 năm công tác trở lên, số tiền tính theo cách sau : Lương tháng cuối nhân số năm công tác chia cho 50

+ Đối với Công Chức có số năm công tác 25 năm lương tháng cuối nhân số năm công tác chia cho 55

Ngày đăng: 11/12/2018, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w