1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

102 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA MỘT SỐ DOANH

NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HỌ TÊN HỌC VIÊN: PHÍ THANH TÙNG

Hà Nội - 2018

Hà Nội - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA MỘT SỐ DOANH

NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC HÌNH VẼ iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

LỜI CAM ĐOAN vi

LỜI CẢM ƠN vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP… 8

1.1 Giới thiệu chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 8

1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 8

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của CSR 9

1.1.3 Các khía cạnh của CSR 11

1.1.4 Lợi ích khi triển khai CSR đối với doanh nghiệp 14

1.2 Một số tiêu chuẩn về CSR trên thế giới 15

1.2.1 Hướng dẫn của OECD cho các tập đoàn đa quốc gia 15

1.2.2 Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc 17

1.2.3 Tiêu chuẩn ISO 26000 18

1.2.4 Tiêu chuẩn GRI 20

1.2.5 Chiến lược đổi mới của EU 2011-14 về CSR 22

1.2.6 Các tiêu chuẩn khác 23

Trang 4

CHƯƠNG II – THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT

BẢN 24

2.1 Tổng quan về CSR tại Nhật Bản 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển CSR tại Nhật Bản 24

2.1.2 Các khía cạnh của CSR tại Nhật Bản 27

2.1.3 Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về CSR tại Nhật Bản 29

2.2 Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản 32

2.2.1 Công ty Honda 33

2.2.2 Công ty Shimizu 46

2.2.3 Công ty Avanti 59

CHƯƠNG III - CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 63

3.1 Tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam 63

3.1.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam………… 63

3.1.2 Một số kết quả trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam… 64

3.1.3 Một số hạn chế trong việc thực hiện CSR 67

3.2 Các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản……… 68

3.3 Các đề xuất và khuyến nghị cho Việt Nam 76

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 76

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp 79

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

CSR Corporate Social

Responsibility

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CR Corporate Responsibility Trách nhiệm của doanh nghiệp

EU European Union Liên Minh Châu Âu

GRI Global Reporting

Initiative

Sáng kiến báo cáo toàn cầu

ISO International

Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn thế giới

OECD Organization for

Economic Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

KPI Key Performance

Indicators

Chỉ số đo lường hiệu quả

METI Ministry of Economics,

Trade and Industry

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản

NPO Nonprofit Organization Tổ chức phi lợi nhuận

VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

UNGC United Nation Global

Compact

Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp CSR của Caroll 12

Hình 3.7: Mô hình CSR của Visser về các nước đang phát triển 13

Hình 2.2: Triết lý phát triển bền vững của Honda 36

Hình 2.3: Hệ thống quản trị phát triển bền vững của Honda 37

Hình 2.4: Ma trận đánh giá các vấn đề CSR của Honda 38

Hình 2.5: Chu trình quản lý chất lượng của Honda 43

Hình 2.6: Nền tảng hoạt động CSR của công ty Shimizu 48

Hình 3.8: Tỷ lệ các doanh nghiệp có phòng ban CSR 71

Hình 3.9: Bảng tham chiếu giữa báo cáo của Shinizu và các tiêu chuẩn CSR 73

Hình 3.10: Chu trình PDCA liên tục 74

Hình 3.11: Hoạt động bảo vệ môi trường dựa trên PDCA 75

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 26000 19

Bảng 1.2: Cấu trúc của tiêu chuẩn GRI 20

Biểu đồ 2.3: Các tiêu chuẩn CSR được doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng 29

Biểu đồ 2.4: Cơ sở lựa chọn tiêu chuẩn CSR của doanh nghiệp Nhật Bản 31

Bảng 2.5: Một số mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Honda 33

Bảng 2.6: Một số nội dung tham chiếu về môi trường theo tiêu chuẩn GRI trong báo cáo của Honda 39

Bảng 2.7: Tỷ lệ lao động nữ giới của Honda năm 2017 44

Bảng 2.8: Các chủ đề về CSR của Shimizu 49

Bảng 2.9: Các tiêu chí đánh giá 52

Bảng 2.10: Kết quả sử dụng các nguồn tài nguyên của Shimizu 57

Bảng 2.11: Lịch sử hình thành và phát triển của Avanti 59

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh

nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên

cứu độc lập của tôi, do chính tôi hoàn thành

Các tài liệu tham khảo, trích dẫn; các số liệu thống kê phục vụ mục đích

nghiên cứu của công trình này là trung thực, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018

Học viên

PHÍ THANH TÙNG

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu từ các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương cùng các anh chị, các bạn học viên cùng khoa Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày

tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:

PGS TS Đào Thị Thu Giang đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ở bên động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được các góp ý của các thầy cô, các anh chị và các bạn độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn nữa

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018

Học viên

PHÍ THANH TÙNG

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, được chia thành ba chương trong đó trình bày các vấn đề lớn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài Cụ thể như sau:

Chương I: Tổng quan về trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp

1.1 Giới thiệu chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cơ sở lý luận của luận văn được xây dựng dựa trên các lý thuyết có sẵn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Phần này trình bày các cơ sở lý thuyết cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó bao gồm khái niệm, quá trình hình thành và phát triển, các khía cạnh và lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp

1.2 Một số tiêu chuẩn về CSR trên thế giới

Phần này trình bày tổng quan về một số tiêu chuẩn về CSR trên thế giới Hiện tại có rất nhiều bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện CSR, tuy nhiên đồ án lựa chọn một số tiêu chuẩn phổ biến nhất và thường được các doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng như: Hướng dẫn của OECD cho các tập đoàn đa quốc gia, Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc, tiêu chuẩn ISO 26000, tiêu chuẩn GRI, chiến lược đổi mới của EU2011-14 về CSR và một số các tiêu chuẩn khác

Chương II: Thực tiễn triển khai CSR của doanh nghiệp Nhật Bản

2.1 Tổng quan về CSR tại Nhật Bản

Trước khi đi vào phân tích thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản, luận văn đưa ra một số thông tin tổng quan về CSR tại Nhật Bản như quá trình hình thành và phát triển của CSR tại Nhật Bản, từ triết lý Sanpo Yoshi “Tốt cho người bán, người mua và xã hội” của các thương gia thời Edo cho đến quá trình phát triển nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản (các vấn đề về ô nhiễm môi trường, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tuân thủ

Trang 11

luật pháp) hay hội nhập chung với xu hướng CSR của thế giới trong thời kỳ toàn cầu hóa Qua đó, luận văn mong muốn mang lại cái nhìn tổng quan nhất về quá trình hình thành phát triển, các khía cạnh của CSR tại Nhật Bản và tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

2.2 Thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản

Phần này trình bày thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có các doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ Qua

đó luận văn mong muốn làm rõ các quan điểm, quy trình, kế hoạch triển khai CSR của các doanh nghiệp

Chương III: Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản

3.1 Tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam

Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận và tình hình thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đưa ra một số hạn chế và làm cơ sở cùng với các thông tin về thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản để đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất khuyến nghị cho việc triển khai CSR tại Việt Nam

3.2 Các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp

Nhật Bản

Qua việc phân tích thực tiễn triển khai của các doanh nghiệp Nhật Bản cùng với hiện trạng triển khai CSR tại Việt Nam, đồ án đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.3 Các đề xuất và khuyến nghị cho Việt Nam

Luận văn đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình triển khai CSR Cụ thể:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: cần tổ chức các công tác tuyên truyền, nâng

cao nhận thức về CSR không chỉ trong cộng đồng các doanh nghiệp mà còn cho các tổ chức, các cộng đồng người dân địa phương; thiết lập các bộ tiêu chuẩn về CSR ở cấp ngành và quốc gia, làm nền tảng và hành lang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

Trang 12

tham khảo và áp dụng trong quá trình triển khai CSR; kiện toàn và tăng cường tính hiệu quả trong thực thi luật, giảm thiểu tình trạng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý, “lách” luật của nhiều doanh nghiệp Việt Nam; tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR nhằm cổ vũ và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện CSR

Đối với các doanh nghiệp: luận văn đưa ra một số gợi ý đề xuất như nâng cao

nhận thức về CSR trong nội bộ doanh nghiệp và các bên liên quan; tích hợp triết lý về CSR vào triết lý quản trị, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng các bộ phận, phòng ban chuyên trách về CSR đối với các doanh nghiệp lớn; tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về CSR trong quá trình triển khai CSR, đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 26000; các kế hoạch và chiến lược triển khai CSR nên phù hợp với quy mô và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; nên thực hiện các báo cáo thường niên về CSR, vừa mang mục đích rà soát, đánh giá kết quả thực hiện CSR, vừa làm cơ sở để các tổ chức bên ngoài thực hiện đánh giá doanh nghiệp cũng như thu hút nhà đầu tư, mở rộng cơ hội kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR), với quá trình hơn 60 năm hình thành và phát triển, đã và đang trở thành mối quan tâm toàn cầu Từ mục đích được các doanh nghiệp áp dụng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất, hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh và đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp Cùng với

xu hướng toàn cầu hóa và nhiều vấn đề toàn cầu về môi trường phát sinh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một yêu cầu tất yếu nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, quốc gia và thế giới

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một chủ đề cũng rất được quan tâm tại Nhật Bản Qua nhiều quá trình hình thành và phát triển, hiện tại CSR đã trở thành một phần hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản Nhật Bản cũng được đánh giá là một quốc gia hàng đầu trong việc thực hiện CSR với số lượng đông đảo các doanh nghiệp có bộ phân chuyên trách về CSR và công bố báo cáo hàng năm về phát triển bền vững và CSR

Sau công cuộc đổi mới đất nước năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam mới chỉ đạt 471 USD/năm thì đến năm

2017, quy mô nền kinh tế đạt hơn 220 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 2385 USD/năm Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cùng với xu hướng toàn cầu hóa kéo theo sự tham gia của các doanh nghiệp đa quốc gia vào thị trường Việt Nam đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, xã hội cũng như gia tăng sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ về CSR, các hoạt động về CSR của nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ dừng

Trang 14

lại ở từ thiện hoặc nhân đạo hoặc các doanh nghiệp lúng túng khi triển khai áp dụng CSR vào thực tiễn do thiếu kinh nghiệm, hạn chế về nhận thức cũng như nguồn lực

Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ giúp chúng ta có thêm hiểu biết về cách thức các doanh nghiệp Nhật Bản triển khai CSR từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng triển khai CSR một cách hợp lý và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững

2 Tình hình nghiên cứu

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới: Trên thế giới hiện nay có rất nhiều

công trình nghiên cứu về CSR và chia theo từng giai đoạn phát triển của CSR Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Social Responsibilities of the Businessman” (Trách nhiệm xã hội của doanh nhân) của Bowen (1953) đóng vai trò khởi đầu cho khái niệm CSR; “The Social Responsibility of Business Is to Increase Its Profit” (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận) của Friedman (1970) đưa ra quan điểm thực hiện CSR là việc kinh doanh mang lại lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật; “The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the Moral Management of Organizational Stakeholders” (Mô hình kim tự tháp về Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp: Hướng tới việc quản lý đạo đức của các bên liên quan) của Carrol (1991) đóng vai trò bổ sung và đóng góp mô hình kim tự tháp CSR nổi tiếng với bốn khía cạnh của CSR (khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện), đại diện cho quan điểm CSR của các doanh nghiệp tại các nước phát triển Các khía cạnh này cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội; “CSR in Developing Contries” (Trách nhiệm xã hội tại các nước đang phát triển) của Wayne Visser (2008) đề cập đến các khía cạnh của CSR thông qua mô hình kim tự tháp CSR cho các nước đang phát triển Mô hình này cho thấy doanh nghiệp tại các nước đang phát triển thường ưu tiên hai khía cạnh kinh tế và từ thiện và coi đây là hai khía cạnh nền tảng trước pháp luật và đạo đức, nghiên cứu cũng cho thấy đây là điểm khác biệt mấu chốt về quan điểm CSR của các doanh nghiệp tại các nước phát triển và doanh nghiệp tại các nước đang phát triển Ngoài các nghiên cứu mang tính vĩ mô, có nhiều nghiên cứu khác ở mức vi mô (tổ chức, công ty) ví dụ: “Global Coporate Social Responsibility Report” (Báo cáo CSR toàn cầu) của Nielsen (2014) và “2017 Cone

Trang 15

Communications CSR Study” (Nghiên cứu CSR 2017) của Cone Comunications (2017) cho thấy tác động của CSR lên khía cạnh khách hàng, việc thực hiện tốt CSR

có tác động tích cực tới hành vi mua hàng, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích từ khách hàng trong dài hạn và ngắn hạn; theo nghiên cứu của Vassileva (2009)

“Corporate Social Responsibility – Corporate Branding Relationship: An Empirical Comparative study” (Mối quan hệ giữa CSR và thương hiệu của doanh nghiệp: một nghiên cứu thực nghiệm) cho rằng các tác động của CSR lên thương hiệu cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là không rõ ràng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu khác cho thấy CSR có tác động tích cực và góp phần củng cố, tạo sự thu hút cho thương hiệu như nghiên cứu của Magdalena Andrejczuk (2010), Regina Virvilaite và Ugne Daubaraite (2011), Jee-Won Kang và Young Namkung (2017) Tóm lại, các nghiên cứu về CSR trên thế giới tương đối phong phú, bao gồm cả các nghiên cứu mang tính vĩ mô, lý thuyết, tập trung vào các khái niệm và mô hình của CSR và các nghiên cứu vi mô, cụ thể tới các tổ chức doanh nghiệp để đánh giá các khía cạnh và sự tác động của CSR lên hoạt động của doanh nghiệp

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về CSR tại Nhật Bản như: Khảo sát về

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Nhật Bản của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (Keizai Doyukai – 2003) bao gồm các khảo sát liên quan đến thực tế triển khai CSR tại Nhật Bản; “Báo cáo CSR tại Nhật Bản” của Akiko Yamaguchi (2010) trình bày các nội dụng nghiên cứu khảo sát về hoạt động báo cáo CSR tại Nhật Bản

Ngoài các nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều tiêu chuẩn và hướng dẫn triển khai CSR cũng được công bố trên thế giới như các tiêu chuẩn: Hướng dẫn của OECD cho các tập đoàn đa quốc gia; Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc; ISO

26000:2010, tiêu chuẩn GRI

Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam: Các công trình nghiên cứu về CSR tại

Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng trong các năm qua

Có thể chia các nghiên cứu này thành hai nhóm chính: nhóm nghiên cứu lý luận và nhóm nghiên cứu thực nghiệm

Trang 16

Một số các nghiên cứu lý luận như: Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của TS Nguyễn Mạnh Quân (2004) trong đó nêu ra vai trò của đạo đức kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp góp phần quan trọng quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Cung – Lưu Minh Đức (2009) đã đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực trạng hoạt động CSR ở Việt Nam cũng như đưa ra các khuyến nghị cho

cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện CSR; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” của PGS TS Phạm Văn Đức (2011) phân tích vai trò trong việc triển khai CSR và đánh giá khái quát việc triển khai CSR của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp” của Nguyễn Đình Tài (2014) phân tích cơ sở lý luận và vai trò của CSR đối với sự phát triển bền vững cũng như đưa ra các biện pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một số các nghiên cứu thực nghiệm như: “Nghiên cứu vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại công ty cổ phần sữa Việt Nam” của Đỗ Đình Nam (2012) chỉ ra rằng việc thực hiện CSR về cơ bản đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động CSR cho doanh nghiệp; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam: Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu” của Nguyễn Phương Mai (2013) đã chỉ ra một số khía cạnh về CSR còn chưa được thực hiện đầy đủ tại doanh nghiệp như các vấn đề liên quan đến người lao động và môi trường cũng như đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục các vấn đề nêu trên; “Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, Lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Khu vực thành phố Cần Thơ” của Châu Thị Lệ Duyên (2014) đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Cần Thơ có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và về dài hạn, việc thực hiện CSR sẽ gia tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu là các nghiên cứu tình huống một công ty, thường là các công ty trong lĩnh vực sản xuất thuộc nhiều ngành nghề khác nhau

Trang 17

Như vậy, có thể thấy hướng nghiên cứu về CSR tại Việt Nam đang rất được quan tâm Các nghiên cứu tập trung vào phân tích vai trò của CSR đối với doanh nghiệp và thực trạng triển khai CSR của một số doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên chưa có sự tham chiếu tới thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp nước ngoài Do vậy, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn phong phú và toàn diện hơn về CSR, luận văn lựa chọn đi phân tích thực tiễn triển khai CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản

và đối chiếu với thực tiễn triển khai CSR tại Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như gợi ý, đề xuất các ý kiến hỗ trợ đối với việc triển khai CSR tại Việt

Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp tại

Nhật Bản và thực trạng triển khai CSR của Việt Nam, luận văn rút ra các bài học kinh doanh đối với việc triển khai CSR tại doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện CSR cho doanh nghiệp tại Việt Nam

Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết các

nhiệm vụ sau:

 Tổng hợp một số vấn đề lý luận về CSR của doanh nghiệp

 Phân tích cách thực hiện, kết quả trong việc thực hiện CSR của ba doanh nghiệp tại Nhật Bản

 Đưa ra các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp trên và đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả thực hiện CSR tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Việc triển khai CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản và

Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

 Luận văn tập trung nghiên cứu cách thức, phương pháp, quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của ba doanh nghiệp Nhật Bản (công ty Honda, công ty Shimizu,

Trang 18

công ty Avanti, trong đó có hai doanh nghiệp lớn, một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Hai doanh nghiệp đầu tiên là các doanh nghiệp có quá trình hình thành phát triển lâu đời, có nhận thức sâu sắc về CSR và có quy trình triển khai CSR rất chuyên nghiệp Công ty Avanti là một doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy nhiên doanh nghiệp này thực hiện CSR rất thành công tại khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, chính vì vậy, tác giả tin rằng việc nghiên cứu hoạt động triển khai CSR của các doanh nghiệp trên sẽ

là cơ sở để đưa ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam); các bài học kinh nghiệm và đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả thực hiện CSR tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên việc chọn lọc, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp để làm rõ kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại Nhật Bản Các nguồn dữ liệu chính gồm có các báo cáo

về CSR, báo cáo phát triển bền vững của các công ty, các sách, nghiên cứu, báo cáo chuyên ngành liên quan đến CSR; các nguồn dữ liệu khác bao gồm các bài báo khoa học, tạp chí và thông tin trên các website

5 Điểm mới của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu vào thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản thông qua các báo cáo và hoạt động về CSR của các công ty, qua đó đưa ra bài học kinh nghiệm và các gợi ý khuyến nghị cho việc triển khai CSR tại Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa các lý thuyết, quá trình hình

thành và phát triển về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới, tại Nhật Bản

và Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp các vấn đề về thực tiễn triển khai CSR của

các doanh nghiệp tại Nhật Bản, hiện trạng triển khai CSR tại Việt Nam và đưa ra các bài học kinh nghiệm, khuyến nghị và đề xuất các giải pháp giúp triển khai CSR hiệu quả tại Việt Nam Luận văn cũng góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các cơ

Trang 19

quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách

và triển khai các nội dung CSR

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, được trình bày thành

ba phần:

Chương I: Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Chương II: Thực tiễn triển khai CSR của doanh nghiệp Nhật Bản

Chương III: Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn triển khai

CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

Trang 20

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1 Giới thiệu chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – sau đây gọi tắt là CSR) đã và đang được nhắc đến rất nhiều trong kinh doanh, tuy nhiên khái niệm về CSR vẫn chưa thật sự thống nhất trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho đến ngày nay

Có quan điểm cho rằng, CSR có thể định nghĩa theo phạm vi hẹp là việc doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận nằm trong ranh giới cho phép của luật pháp và xã hội Theo một phát biểu của nhà kinh tế học Milton Firedman đưa ra năm 1970, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu như sau:

“Chỉ có một và chỉ một loại trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp – là việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực và tham gia các hoạt động để tăng lợi nhuận, tuân thủ luật chơi, không lừa dối hay gian lận” (Milton Friedman, 1970)

Một ý kiến tương đồng khác của Peter Drucker - chuyên gia về tư vấn quản trị, đưa

Drucker, 1986)

Nói cách khác, quan điểm này cho rằng việc tạo ra lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động đã là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trang 21

Một quan điểm rộng hơn cho rằng doanh nghiệp ngoài việc tạo ra lợi nhuận còn phải quan tâm đến khía cạnh về xã hội và môi trường Theo giáo sư Archie B Carroll (1979):

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện mà xã hội mong đợi từ các tổ chức tại một thời điểm nhất định”

(Archie B Carroll, 1979)

Tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nội hàm của CSR gồm nhiều khía cạnh trong việc ứng xử của doanh nghiệp với các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên về mặt tổng quát, CSR chính là việc doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về kinh tế – kinh doanh phải có lợi nhuận, đáp ứng mong đọi của nhà đầu tư, về luật pháp – tôn trọng và tuân thủ luật pháp, về tự nhiên và xã hội – bảo vệ môi trường tự nhiên, thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, đáp ứng quyền lợi của người lao động, góp phần phát triển và đóng góp cho cộng đồng nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của CSR

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có một lịch sử hình thành và phát triển khá dài, bắt đầu từ những năm 1920 cho đến tận bây giờ Tuy nhiên, năm 1953, khi Howard Rothmann Bowen – nhà kinh tế học người Mỹ, công bố cuốn sách “Trách

nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilites of the Businessmen), khái niệm

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức được đón nhận Là cuốn sách đầu tiên đề cập khá toàn diện về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, tạo nền tảng do các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu xem xét coi CSR như là một phần trong việc lập kế hoạch chiến lược cũng như quá trình ra quyết định Từ đó đến nay, quá trình phát triển của CSR có thể được chia thành các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn hình thành và đóng góp các quan niệm về CSR (1950 – 1970)

Trong giai đoạn này, ngoài Bowen, những quan niệm đầu tiên về CSR còn được đóng góp bởi nhiều tác giả khác, điển hình như Joseph McGuire, đã đề cập trong cuốn

sách “Kinh doanh và Xã hội” (“Business and Society”, 1963, trang 144) rằng: “ý

tưởng của trách nhiệm xã hội đó cho rằng doanh nghiệp không chỉ có những nghĩa vụ

Trang 22

về kinh tế và pháp luật mà còn phải có trách nhiệm nhất định đối với xã hội vượt lên trên những nghĩa vụ đó” Một quan điểm khác của Friedman (1970) cho rằng việc

doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tạo ra lợi nhuận đồng nghĩa với việc

đang thực hiện CSR

Tóm lại, đây là giai đoạn hình thành và đóng góp các quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tuy nhiên giai đoạn này chủ yếu gồm các tranh luận về việc định nghĩa CSR Các hoạt động về CSR ở giai đoạn này phần lớn là việc doanh nghiệp làm

từ thiện cho xã hội

Giai đoạn mô hình và cụ thể hóa các yếu tố cấu thành CSR (1970 - 1990)

Giai đoạn những năm 1970 được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về các khái niệm của CSR cũng như cụ thể hóa, bổ sung thêm các thuật ngữ mới như: phản ứng xã

hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsivenes – Ackerman, 1973), Hiệu suất

xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Performance – Archie B Caroll, 1979)

Một nhà nghiên cứu nổi tiếng thời kỳ này là Sethi (1975) đã đi phân tích các khía cạnh trong hiệu suất xã hội của doanh nghiệp, phân biệt hành vi của doanh nghiệp liên quan

đến “nghĩa vụ xã hội”, “trách nhiệm xã hội”, “phản ứng xã hội” Ông lập luận thêm rằng “trách nhiệm xã hội ngầm đồng bộ hóa hành vi của doanh nghiệp với các chuẩn

mực, giá trị và mong đợi của xã hội” Một đóng góp khác trong thời kì này là của

Carroll (1979), người đã đưa ra mô hình lý thuyết cơ bản của CSR, cho rằng để thực hiện CSR, một tổ chức phải:

Một là, thông qua một định nghĩa cơ bản về CSR gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hai là, xác định những vấn đề xã hội có liên quan đang tồn tại (vấn

đề xã hội ở đây được hiểu là các bên liên quan mà doanh nghiệp có trách nhiệm, mối quan hệ hoặc có sự phụ thuộc) Ba là, chỉ rõ những triết lý hoặc chiến lược của doanh nghiệp để khắc phục những vấn đề này Ông cũng đưa ra bốn loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức

và trách nhiệm từ thiện

Giai đoạn tiêu chuẩn hóa và ứng dụng CSR vào doanh nghiệp (1990 – nay)

Trong giai đoạn này, ngoài việc khái niệm CSR tiếp tục được nghiên cứu, phát triển đa dạng và ở phạm vi toàn cầu, thì việc tiêu chuẩn hóa nhằm tạo sự thuận lợi cho

Trang 23

các doanh nghiệp có thể triển khai là rất cần thiết Do vậy đã có rất nhiều tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến CSR, tiêu biểu như:

- Hướng dẫn của OECD cho các tập đoàn đa quốc gia

- Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và quyền con người

- Tiêu chuẩn ISO 26000

- Tiêu chuẩn GRI

Trong những năm 1990, xuất hiện rất nhiều công ty lớn nổi tiếng trong việc triển khai CSR, ví dụ Nike, Coca-Cola, IBM, McDonald’s, Prudential Insurance, UPS Hiện nay, CSR đã trở thành triết lý gắn liền với hoạt động quản trị của doanh nghiệp, tác động và thay đổi hành vi của doanh nghiệp chuyển từ việc nên làm gì để tồn tại thành việc xây dựng một cộng đồng, một hệ sinh thái tốt hơn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

1.1.3 Các khía cạnh của CSR

Trên thực tế, các hoạt động CSR của doanh nghiệp được thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau của CSR tuy nhiên theo giáo sư Archie B Carroll (1991), có bốn khía cạnh của CSR cần thực hiện và được mô tả bằng mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll được mô tả như hình 1 dưới đây:

Trang 24

Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp CSR của Caroll

(Nguồn: Archie B Carroll, 1991)

Trách nhiệm Kinh tế: là trách nhiệm nền tảng và cơ bản nhất của một doanh

nghiệp Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không đạt được mục tiêu lợi nhuận Một doanh nghiệp kinh doanh không đạt lợi nhuận chính là gây ra lãng phí trong việc

sử dụng các nguồn lực và do vậy đã không thể đạt được CSR ngay ở bước đầu tiên Tóm lại, đảm bảo lợi nhuận hay đảm bảo trách nhiệm kinh tế cũng là con đường tồn tại của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiếp tục đóng góp cho xã hội trong dài hạn

Trách nhiệm Pháp lý: là trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật của

doanh nghiệp Pháp luật nói cách khác là văn bản chuẩn mực hóa lại các quy tắc ứng

xử, đạo đức trong xã hội do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoạt động trong khuôn khổ cho phép của pháp luật Cùng với trách nhiệm Kinh tế, đây chính là 2 trách nhiệm đóng vai trò cơ bản nhất để giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được những mục tiêu khác của CSR

Trách nhiệm Đạo đức: Sau khi doanh nghiệp đạt được hai yêu cầu trách nhiệm cơ

bản ban đầu, trách nhiệm Đạo đức là yếu tố doanh nghiệp cần hướng tới Trách nhiệm Đạo đức là trách nhiệm doanh nghiệp theo đuổi do chủ sở hữu doanh nghiệp nhận thấy cần phải làm đúng thay vì họ bị bắt buộc phải làm như vậy Trách nhiệm đạo đức có thể bao gồm việc cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường, trả lương công bằng cho người lao động, tuân thủ luật kinh doanh Do vậy có thể thấy trách nhiệm đạo đức vượt lên trên khuôn khổ trách nhiệm pháp luật và thể hiện sự mong đợi doanh nghiệp thực hiện từ phía chính phủ và cộng đồng

Trách nhiệm Từ thiện: là trách nhiệm xếp cao nhất trong mô hình kim tự tháp

CSR Trách nhiệm Từ thiện thể hiện nỗ lực muốn đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp như đóng góp các nguồn lực về tài chính, về con người cho xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện Việc đóng góp cho xã hội, phát triển cộng đồng cũng tạo tiền đề tiếp theo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trang 25

Mô hình của Caroll được đánh giá là một mô hình phù hợp cho các nước phát triển

do ở các quốc gia này, CSR rất được các công ty coi trọng và xem là một yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Do vậy, tất cả các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đều lấy CSR làm trọng tâm và đều nhằm mục tiêu đáp ứng các khía cạnh của CSR như khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đạo đức hay hệ thống pháp luật hoàn thiện của các nước phát triển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, góp phần nâng cao yêu cầu trong việc thực hiện CSR của doanh nghiệp

Tuy nhiên, việc thực hiện CSR ở các nước đang phát triển lại có phần khác biệt với các nước phát triển do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, độc quyền, tham nhũng

và lợi ích nhóm Theo tiến sĩ Wayne Visser (2008), doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển tập trung nhiều nhất vào hai khía cạnh của CSR là kinh tế và từ thiện, sau đó mới là luật pháp và đạo đức doanh nghiệp Ông cũng đưa ra mô hình kim tự tháp CSR cho các nước đang phát triển tương tự mô hình kim tự tháp CSR của Caroll như sau:

Hình 3.2: Mô hình CSR của Visser về các nước đang phát triển

(Nguồn: Visser, 2008)

Trong mô hình này, khía cạnh kinh tế vẫn là nền tảng và quan trọng nhất do sự thiếu hụt đầu tư nước ngoài cũng như tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao dẫn tới việc ưu tiên thực hiện CSR trên khía cạnh kinh tế (hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận, thu hút đầu

tư, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và con người) Theo sau là khía cạnh từ thiện do đa phần

Trang 26

các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển vẫn chủ yếu tập trung thực hiện CSR trên khía cạnh từ thiện, đóng góp cho cộng đồng, xã hội thông qua các hoạt động quyên góp, từ thiện Lý do khiến các doanh nghiệp tập trung thực hiện khía cạnh từ thiện một phần do nhận thức của các doanh nghiệp còn chưa cao, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng chỉ cần thực hiện quyên góp cho cộng đồng, làm từ thiện đã là thực hiện CSR Do vậy, dễ dàng thấy phong trào từ thiện phát triển rất mạnh hiện nay trong cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam Một lý do khác cũng ảnh hưởng đến CSR của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đó là truyền thống văn hóa, tôn giáo Có thể thấy hầu hết các tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo và Kito giáo đều thúc đẩy khuyến khích nhân đạo và từ thiện Xếp sau hai yếu tố đó là yếu tố về pháp luật và đạo đức doanh nghiệp Nguyên nhân dẫn đến việc hai yếu tố này được xếp sau hai yếu tố kinh tế và từ thiện một phần là do hệ thống pháp luật tại các nước đang phát triển đa phần chưa hoàn thiện, dẫn đến các lỗ hổng khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng né tránh và lách luật điển hình như các hoạt động trốn thuế, vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam là một nước đang phát triển, do vậy CSR tại Việt Nam cũng mang một số điểm giống các nước đang phát triển khác

1.1.4 Lợi ích khi triển khai CSR đối với doanh nghiệp

Trên thực tế, việc triển khai CSR mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

Tăng lòng trung thành của khách hàng: việc cung cấp cho khách hàng những sản

phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cộng với việc doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm và đóng góp cho xã hội cũng như môi trường sẽ là một công cụ đắc lực để giữ chân khách hàng Theo một khảo sát của Nielsen (2014) cho thấy 55% số khách hàng được khảo sát nói rằng họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ từ những công ty có các hoạt động vì cộng đồng và môi trường Hay theo báo cáo nghiên cứu CSR toàn cầu của Cone Communication năm

2017 cho thấy 84% khách hàng sẽ mua sản phẩm của công ty ủng hộ các vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm và 76% trong số này sẵn sàng tẩy chay một công ty nếu phát hiện công ty này kinh doanh lừa đảo hoặc vô trách nhiệm hay góp phần gây ra các vấn

đề về môi trường và xã hội Do vậy, việc thực hiện CSR chính là biện pháp quan trọng

Trang 27

để tăng lòng trung thành với khách hàng, tìm kiếm, thu hút khách hàng mới và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Góp phần giảm chi phí và tăng năng suất: Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật

nhằm giảm thiểu sự hao phí về nguyên vật liệu, năng lượng hay giảm thiểu việc sử dụng bao bì, đóng gói sản phẩm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Trong báo cáo CSR năm 2016 của General Mills, công ty này đã giảm được 70% lượng đóng gói so với năm 2009 Ngoài ra, chi phí sản xuất hay năng suất lao động cũng phụ thuộc vào cách thức tổ chức sản xuất và quản lý của công ty Việc đánh giá hiệu quả làm việc, chế độ lương thưởng hợp lý, điều kiện làm việc an toàn, sạch sẽ, cơ hội đào tạo và thăng tiến, chế độ bảo hiểm cũng là động lực giúp nhân viên gắn bó và lao động hết mình vì công ty Doanh nghiệp nhờ đó cũng giảm thiểu các chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới và thu hút được nhân lực có chuyên môn cao

Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: việc thực hiện CSR

trên phương diện làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các đối tác cũng giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín trong mắt khách hàng, đối tác, thu hút các nhà đầu tư Ngoài ra việc tham gia các chương trình từ thiện, tình nguyện cũng giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng

Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp

thực hiện CSR, đóng góp nhằm cải thiện môi trường, xã hội, cộng đồng cũng là hành động nhằm xây dựng nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững Thêm nữa, CSR cũng đóng vai trò nhất định trong việc giảm thiểu và giải quyết rủi ro, khủng hoảng của doanh nghiệp

1.2 Một số tiêu chuẩn về CSR trên thế giới

1.2.1 Hướng dẫn của OECD cho các tập đoàn đa quốc gia

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (The Organisation for Economic operation and Development – OECD) đã công bố bản hướng dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia trong việc thực hiện CSR từ năm 1976 Bản hướng dẫn này đã được chỉnh sửa 5 lần cho đến năm 2011 và được chính phủ hơn 44 nước trên thế giới công nhận và khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh xem xét thực hiện

Trang 28

Co-Bản hướng dẫn này được khuyến nghị thực hiện trên tinh thần tự nguyện cho các công ty đa quốc gia với mục tiêu đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ luật pháp, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động, giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển bền vững Một số nội dung chính của khuyến nghị chỉ ra các khía cạnh CSR mà doanh nghiệp cần thực hiện, đó là:

Công bố thông tin: các doanh nghiệp cần đảm bảo công bố thông tin

kịp thời và minh bạch về các vấn đề trọng yếu liên quan đến hoạt động, cơ cấu, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, quyền sở hữu và hội đồng quản trị công ty Thông tin này nên được công bố cho toàn bộ doanh nghiệp và các đối tượng liên quan hoặc theo các khu vực địa lý trong trường hợp cần thiết

Quyền con người: các hoạt động của doanh nghiệp phải tôn trọng quyền

con người và tuân thủ theo các quy định và pháp luật về quyền con người Cần tránh vi phạm đến các vấn đề về nhân quyền và cần phải có biện pháp giảm thiểu và giải quyết

các vấn đề về nhân quyền do hoạt động của doanh nghiệp

Lao động và việc làm: tôn trọng và đối xử công bằng với người lao

động, ngăn chặn và không sử dụng lao động trẻ em Có chế độ lương thưởng hợp lý,

môi trường làm việc an toàn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Môi trường: thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý môi trường phù

hợp với doanh nghiệp nhằm liệt kê, theo dõi, đánh giá các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe và an toàn từ các hoạt động của doanh nghiệp Duy trì các hoạt động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và không chế các tác động tiêu cực này Góp phần cải thiện môi trường thông qua việc ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cải thiện quy trình hoạt động, phát triển các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường Đào tạo nhận thức cho người lao động về các vấn đề môi trường và đảm bảo

an toàn lao động

Chống tham nhũng: các doanh nghiệp không được trực tiếp hoặc gián

tiếp, cung cấp, hứa hẹn, hối lộ hoặc cung cấp các ưu đãi dưới hình thức khác nhằm đạt

được lợi ích kinh doanh hoặc các lợi ích không thích hợp khác

Quan tâm đến khách hàng: đảm bảo hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đầy

đủ các tiêu chuẩn yêu cầu liên quan đến sự an toàn và sức khỏe của người sử dụng Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Trang 29

của khách hàng như giá, mức độ an toàn khi sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường, dịch

vụ bảo trì bảo hành, bảo quản hàng hóa

Khoa học và công nghệ: đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp phù

hợp với các quy định về sử dụng khoa học công nghệ của nước sở tại Chuyển giao phổ biến và phát triển công nghệ thông qua các hoạt động của công ty Chú trọng đến

việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Cạnh tranh: tuân thủ các quy định và luật cạnh tranh, không được tiến hành

thỏa thuận nhằm chống cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh như giữ giá, thông đồng trong đấu thầu, thiết lập các hạn mức sản xuất, chia sẻ hoặc phân chia thị trường theo

khách hàng, nhà cung cấp, lãnh thổ hoặc đường dây thương mại

Nghĩa vụ về thuế: Góp phần đóng góp vào tài chính công của nước sở tại bằng

cách hoàn thành nghĩa vụ thuế đúng hạn, tuân thủ các quy định và pháp luật có liên quan Nên áp dụng các chiến lược quản trị rủi ro thuế để đảm bảo các rủi ro tài chính,

luật pháp và uy tín liên quan đến thuế được liệt kê và đánh giá đầy đủ

1.2.2 Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc

Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc (United Nation Global Compact – UNGC) được thông qua vào năm 2000, là một bộ quy tắc ứng xử kêu gọi doanh nghiệp gắn kết chiến lược và hoạt động của mình với mười nguyên tắc về quyền con người, tiêu chuẩn lao động, môi trường và chống tham nhũng Mục tiêu của Hiệp ước là tạo ra sự phát triển bền vững do các doanh nghiệp trên toàn cầu và kiến tạo thế giới tốt đẹp hơn Hiện nay, theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, có hơn 9500 công ty và 3000 tổ chức ở hơn 160 nước trên thế giới đã nhận thức và thực hiện theo hiệp ước này Mười nguyên tắc trong Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc như sau:

Quyền con người: các doanh nghiệp nên:

- Nguyên tắc 1: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên cơ

sở tôn trọng và hỗ trợ việc bảo vệ quyền con người đã được quốc tế công bố

- Nguyên tắc 2: Doanh nghiệp không được đồng lõa trong việc xâm hại quyền con người

Tiêu chuẩn lao động: các doanh nghiệp cần duy trì:

- Nguyên tắc 3: Quyền tự do của các hội, nhóm và công nhận quyền thương lượng tập thể của người lao động

Trang 30

- Nguyên tắc 4: Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và bóc lột

- Nguyên tắc 5: Không sử dụng lao động trẻ em

- Nguyên tắc 6: Xóa bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp

Môi trường: các doanh nghiệp nên:

- Nguyên tắc 7: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên theo hướng

tích cực đối với những thách thức về môi trường

- Nguyên tắc 8: Chủ động nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với môi

trường

- Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân

thiện với môi trường

Chống tham nhũng:

- Nguyên tắc 10: Các doanh nghiệp nên chống tham nhũng dưới mọi hình

thức, bao gồm cả hối lộ và tống tiền

1.2.3 Tiêu chuẩn ISO 26000

ISO 26000 là tiêu chuẩn CSR của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (The International Organization for Standardization), được ban hành ngày 01 tháng 11 năm

2010 Tiêu chuẩn này được phát triển bởi các chuyên gia đến từ hơn 90 nước và nhiều

tổ chức khác nhau trên thế giới Bộ tiêu chuẩn này dành cho tất cả các đối tượng tổ chức hay doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, tính chất và vị trí địa lý, bao gồm các hướng dẫn về:

 Khái niệm, mô hình và thuật ngữ liên quan đến trách nhiệm xã hội

 Lịch sử phát triển, xu hướng và tính chất của trách nhiệm xã hội

 Lý thuyết và thực tế liên quan đến trách nhiệm xã hội

 Các đối tượng cốt lỗi và vấn đề của trách nhiệm xã hội

 Triển khai, tích hợp và củng cố hành vi trách nhiệm xã hội của tổ chức thông qua các chính sách và thực tiễn

 Xác định và lôi kéo sự tham gia của các bên liên quan tới doanh nghiệp

 Truyền đạt các cam kết, hoạt động và các thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội

Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 26000 được trình bày theo bảng 1.1 bên dưới:

Trang 31

Bảng 1.1: Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 26000 sửa font chữ

(Nguồn: https://www.iso.org)

Tên điều khoản Số điều khoản Mô tả chi tiết

Phạm vi Điều khoản 1 Xác định phạm vị, các hạn chế và loại trừ

của tiêu chuẩn

Thuật ngữ và định

Xác định và cung cấp các thuật ngữ chính đóng vai trò nền tảng trong việc hiểu thuật ngữ trách nhiệm xã hội được sử dụng trong tiêu chuẩn

Hiểu biết về trách

nhiệm xã hội Điều khoản 3

Mô tả các yếu tố và các điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội

Mô tả ý nghĩa của trách nhiệm xã hội và cách áp dụng trong doanh nghiệp Điều khoản này còn bao gồm các hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trách nhiệm xã

hội và lôi kéo sự

tham gia của các

bên có liên quan

Điều khoản 5

Liệt kê hai nền tảng thực hành trách nhiệm

xã hội: sự nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và việc xác định, lôi kéo

sự tham gia của các bên có liên quan tới doanh nghiệp

Giải thích các đối tượng cốt lõi và các vấn

đề liên quan trong trách nhiệm xã hội Các thông tin bao gồm phạm vi, mối liên hệ với trách nhiệm xã hội, các nguyên tắc, hành động và mong đợi đối với từng đối tượng Hướng dẫn tích

hợp trách nhiệm

xã hội đối với tổ

Điều khoản 7 Cung cấp các hướng dẫn để áp dụng trách

nhiệm xã hội vào trong doanh nghiệp

Trang 32

Tên điều khoản Số điều khoản Mô tả chi tiết

chức

Mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 26000 là cung cấp các hướng dẫn cho các tổ chức trong việc thực hiện CSR nhằm tối đa hóa sự đóng góp của các tổ chức cho sự phát triển bền vững Do bộ tiêu chuẩn này hướng tới đối tượng là các tổ chức nên thiên về hướng “Trách nhiệm xã hội”, rộng hơn so với “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” Đây cũng là một tiêu chuẩn mang tính hướng dẫn nên không có hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ như các tiêu chuẩn ISO khác ISO 26000 tập trung vào bảy chủ đề cốt lõi sau: quản trị tổ chức, quyển con người, người lao động, môi trường, hoạt động công bằng, các vấn đề về khách hàng, sự tham gia và phát triển của cộng đồng

1.2.4 Tiêu chuẩn GRI

Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu Global Report Initiative – GRI được thành lập năm 1997 tại Mỹ là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế độc lập hoạt động với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xác định và đánh giá các tác động của họ đến các yếu tố như kinh tế, môi trường và xã hội Bộ tiêu chuẩn GRI tạo nên một khuôn khổ báo cáo, giúp các doanh nghiệp thực hiện báo cáo về các tác động của mình trên các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và qua đó đóng góp tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển bền vững Tiêu chuẩn GRI có thể áp dụng cho bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, không phụ thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp hay vị trí địa lý Ước tính cho đến năm 2015, khoảng 7500 tổ chức đã áp dụng tiêu chuẩn GRI vào báo cáo phát triển bền vũng của mình Năm 2016, tiêu chuẩn GRI được cập nhật và chính thức thay thế tiêu chuẩn GRI G4 cũ

Cấu trúc của tiêu chuẩn GRI được chia thành bốn nhóm như sau:

Bảng 1.2: Cấu trúc của tiêu chuẩn GRI

(Nguồn: https://www.globalreporting.org)

Tiêu chuẩn chung Nhóm tiêu chuẩn này bao gồm ba phần:

Trang 33

(100 series) GRI 101: Nền tảng, đưa ra các nguyên tắc báo cáo

nhằm xác định nội dụng và chất lượng của báo cáo

GRI 102: Thông tin chung, được sử dụng để báo cáo

các thông tin cơ bản về tổ chức và các hoạt động báo cáo phát triển bền vững Cụ thể bao gồm các thông tin về hồ

sơ năng lực, chiến lược, đạo đức kinh doanh, hoạt động quản trị và tham gia của các bên liên quan, quá trình báo cáo

GRI 103: Hướng tiếp cận về quản trị, được sử dụng để

báo cáo các thông tin về cách một tổ chức quản trị các vấn đề liên quan đến các nhóm cụ thể (kinh tế, môi trường, xã hội)

Tiêu chuẩn cụ thể theo

Nội dung chính của ba nhóm tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Nhóm tiêu chuẩn về kinh tế bao gồm: hiệu quả hoạt động kinh tế, sự hiện

diện trên thị trường, các tác động gián tiếp đến nền kinh tế, phương thức mua sắm, chống tham nhũng, hành vi chống cạnh tranh

- Nhóm tiêu chuẩn về môi trường bao gồm: nguyên vật liệu, năng lượng, nước,

đa dạng sinh thái, khí thải, chất thải, tuân thủ về môi trường, đánh giá nhà phân phối trên yếu tố môi trường

- Nhóm tiêu chuẩn về xã hội bao gồm:

Trang 34

- Các tiêu chuẩn về việc làm và người lao động bao gồm: việc làm, mối quan hệ giữa quản trị và lao động, sức khỏe và an toàn lao động, giáo dục và đào tạo,

đa dạng hóa và bình đẳng về cơ hội, chống phân biệt trong môi trường làm việc, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, thực hành an ninh

- Các tiêu chuẩn về đảm bảo quyền con người bao gồm: quyền của người bản địa, đánh giá quyền con người

- Các tiêu chuẩn về xã hội bao gồm: cộng đồng địap hương, đánh giá nhà phần phối trên phương diện xã hội, chính sách đối với cộng đồng

- Các tiêu chuẩn đối với khách hàng bao gồm: sự an toàn và sức khỏe khách hàng, hoạt động marketing và thương hiệu, quyền riêng tư của khách hàng, tuẩn thủ kinh tế xã hội

1.2.5 Chiến lược đổi mới của EU 2011-14 về CSR

Ủy ban Châu Âu (Euro Commission – EC) đã đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển các chính sách nhằm thúc đẩy CSR từ năm 2001 Ủy ban Châu Âu khi đó định nghĩa CSR là một khái niệm trong đó các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm về xã hội và môi trường vào trong hoạt động kinh doanh cũng như sự tương tác đối với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện Năm 2006, Ủy ban đã đưa ra một chính sách mới với trọng tâm nhằm hỗ trợ cho sáng kiến Liên Minh Châu Âu về CSR Năm

2011, Ủy ban đưa ra chiến lược đổi mới 2011-14 về CSR trong đó đưa ra các khía cạnh về CSR bao gồm: quyền con người, vấn đề lao động và việc làm (đào tạo, đa dạng hóa, bình đẳng giới, sức khỏe người lao động và phúc lợi doanh nghiệp), vấn đề

về môi trường (đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên hiệu quả, đánh giá vòng đời sản phẩm và phòng chống ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng Sự tham gia và phát triển của cộng đồng, khả năng hội nhập xã hội của người tàn tật, lợi ích của người tiêu dùng cũng là những khía cạnh không thể thiếu của CSR Ủy ban cho rằng việc thực hiện CSR cần có sự chủ động từ chính bản thân doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước đóng vai trò hỗ trợ thông qua các chính sách, quy định nhằm tăng cường sự minh bạch, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, đảm bảo trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc đổi mới và phát triển cách tiếp cận với CSR phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình

Trang 35

1.2.6 Các tiêu chuẩn khác

Ngoài một số tiêu chuẩn chung về CSR thì còn có rất nhiều các tiêu chuẩn theo từng khía cạnh CSR cụ thể khác như tiêu chuẩn về môi trường ISO14001 được công bố năm 1996, cung cấp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường; Tiêu chuẩn SA8000, được phát triển bởi tổ chức “Trách nhiệm xã hội quốc tế” (Social Accountability International), đưa ra các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền con người của người lao động; Các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UN Women’s Empowerment Principles) tháng 03 năm 2010, gồm bảy nguyên tắc đảm bảo việc bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Quyền con người (UN Guiding Principles on Business and Human Rights), cung cấp các nguyên tắc thực hiện đảm bảo quyền con người

Trang 36

CHƯƠNG II – THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR CỦA DOANH

NGHIỆP NHẬT BẢN

2.1 Tổng quan về CSR tại Nhật Bản

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển CSR tại Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, với nhiều ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, cung cấp các sản phẩm có chất lượng hàng đầu thế giới mặc dù không có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản cũng được đánh giá là quốc gia hàng đầu trong việc thực hiện CSR

Như đã trình bày trong chương trước, quan điểm về CSR trên thế giới đã được quan tâm và có quá trình hình thành và phát triển từ rất lâu, Nhật Bản cũng không phải một ngoại lệ, quá trình hình thành và phát triển CSR tại Nhật Bản cũng trải qua nhiều giai đoạn kể từ thế kỷ XVII cho đến nay

Lịch sử hình thành quan điểm về CSR xuất hiện từ thời kỳ Edo (1603 – 1867), một

số nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm về CSR được bắt nguồn từ triết lý kinh doanh

“Sanpo Yoshi” của các thương gia vùng Ohiachiman (Omi, nay là quận Shiga gần

Kyoto): “Tốt cho người bán, người mua và cho xã hội” Có nghĩa, việc kinh doanh

ngoài thỏa mãn yêu cầu của người bán, người mua thì còn phải đáp ứng các yêu cầu chung của xã hội Cho đến hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng triết lý này làm nền tảng để hoạt động và phát triển Năm 1956, tổ chức Hiệp hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Nhật Bản (Japan Association of Corporate Executives) đã phát triển

khái niệm về CSR hiện đại bằng việc thông qua nghị quyết mang tên “Nhận thức và

Thực tiễn của Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Awareness and Practice of the Social Responsibilities of Businessmen) trong đó nêu rõ các doanh nghiệp cần chuyển

từ các cá thể độc lập giản đơn thành một phần mạnh mẽ của hệ thống xã hội Việc quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn giản là sự ủy thác của các nhà đầu tư mà là của toàn xã hội

Trang 37

Sau chiến tranh thế giới thứ II, quá trình phát triển của CSR tại Nhật Bản được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn I (1950 – 1980): Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sự tăng

trưởng mạnh mẽ về kinh tế Dẫn đầu là các ngành công nghiệp nặng như sắt thép, đóng tàu và điện năng do sự hỗ trợ của chính phủ với những chính sách ưu tiên đặc thù cho các ngành này Mặc dù việc tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa nhanh chóng

đã cải thiện đời sống xã hội cũng như cuộc sống của người dân tuy nhiên sự tăng trưởng này đã kéo theo những vấn đề phát sinh về môi trường cùng với những cáo buộc các công ty tại Nhật Bản đã quá ích kỷ khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận dẫn tới

sự ô nhiễm nặng nề về không khí và nguồn nước Điển hình nhất là căn bệnh Minamata (một căn bệnh thần kinh do nhiễm độc thủy ngân), được phát hiện lần đầu tiên ở thành phố Minamata, Kumamoto vào năm 1956 Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do nhà máy hóa học của Tập đoàn Chisso đã cho xả thải chất thủy ngân trong suốt hơn 30 năm Ô nhiễm môi trường và sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người đã khiến chính phủ ban hành bộ luật “Kiểm soát ô nhiễm môi trường” (Environmental Pollution Control) vào năm 1967, yêu cầu loại bỏ các chất gây ô nhiễm công nghiệp trong chất thải trước khi thải ra không khí hoặc nguồn nước

Thêm nữa, là nước phụ thuộc vào dầu lửa nhập khẩu nên cuộc khủng hoảng dầu lửa (1973 – 1975) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế của Nhật Bản Các vấn đề về môi trường, kinh tế cũng như sự phản ứng dữ dội từ cộng đồng và xã hội đã khiến các doanh nghiệp nghiên cứu và thực hiện áp dụng các chính sách và quy trình nhằm bảo vệ môi trường, thành lập các phòng ban chuyên trách về vấn đề môi trường cũng như nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới nhằm giảm thiệu tác động tiêu cực tới nguồn nước và không khí, triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng như một nỗ lực nhằm tháo gỡ các vấn đề về kinh tế và môi trường Có thể nói, trong giai đoạn này, việc thực hiện CSR tập trung chủ đạo vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường

Giai đoạn II (1980 – 1990): Trong những năm này, sự tăng giá của đồng Yên Nhật

theo Hiệp định Plaza năm 1985 làm giảm sức cạnh tranh và gây khó khăn cho ngành sản xuất tại Nhật Bản khiến cho các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất ra nước ngoài Điều này đã mang lại cơ hội cho người lao động Nhật Bản được hưởng và

Trang 38

so sánh các tiêu chuẩn sống và làm việc tại các quốc gia khác nhau Sự so sánh này dẫn đến việc nhận thức về điều kiện nhà ở chật chội, thời gian làm việc dài và bất bình đẳng giới đang diễn ra tại Nhật Bản Để tháo gỡ vấn đề này, các doanh nghiệp tại Nhật

đã áp dụng mô hình “Doanh nghiệp công dân tốt” (Good Coporate Citizenship), tích cực thành lập các quỹ tài trợ cho nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, hỗ trợ tài chính cho nhiều sáng kiến về phúc lợi xã hội Điển hình là sự thành lập Câu lạc bộ 1% do Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Japan Bussiness Federation - Keidanren) khởi xướng vào năm 1989 trong đó các doanh nghiệp và cá nhân tham gia cam kết sẽ đóng góp 1% lợi nhuận mỗi năm để giải quyết các vấn đề xã hội Liên đoàn cũng đóng vai trò hỗ trợ

trong việc thành lập “Hội đồng vì Doanh nghiệp công dân tốt hơn” (Council for

Better Corporate Citizenship) như một nỗ lực giải quyết các vấn đề về xã hội trong

thời kỳ này

Giai đoạn III (1990 - 2000): Trong giai đoạn này, sự sụp đổ của nền kinh tế bong

bóng kéo dài từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991 cùng với hàng loạt sai phạm

và các vụ bê bối trong kinh doanh (các khoản vay nợ gian lận, thao túng giá cổ phiếu, hối lộ và lợi nhuận bất hợp pháp ) đã khiến trách nhiệm của doanh nghiệp trở thành vấn đề nghiêm trọng Để lấy lại sự tin tưởng cho các doanh nghiệp, Liên đoàn doanh

nghiệp Nhật Bản đã soạn thảo bộ “Hiến chương về hành vi của doanh nghiệp”

(Charter of Corporate Behaviour) vào tháng 9 năm 1991 gồm bảy nguyên tắc để thực

hiện vai trò xã hội của các công ty:

 Nỗ lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho xã hội

 Tôn trọng quyền lợi của nhân viên, tạo sự thoải mái và phong phú trong môi trường làm việc

 Xem xét bảo vệ môi trường khi thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp

 Tích cực đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động từ thiện

 Tăng cường phúc lợi cho cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện

 Không tham gia các hoạt động chống lại xã hội bao gồm cả việc tham gia vào các tổ chức có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự và an ninh xã hội

 Tiếp xúc với khách hàng và người dân thông qua các buổi thảo luận công khai qua đó điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp phù hợp với hành vi của xã hội

Trang 39

Dựa trên các nguyên tắc này, các doanh nghiệp đã đưa ra các nguyên tắc riêng về hành vi của công ty, tuy nhiên đều nhấn mạnh vào việc tuân thủ pháp luật và đạo đức doanh nghiệp Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, sự nhận thức của công chúng đối với các vấn đề môi trường toàn cầu như sự phá hủy tầng Ozon, sự xâm hại các cánh rừng nhiệt đới hay sự nóng lên toàn cầu đã mở rộng phạm vi của CSR trong giai đoạn này Chính phủ Nhật Bản cũng thay đổi các chính sách từ chú trọng đến các biện pháp chống ô nhiễm sang các chính sách bảo vệ môi trường một cách toàn diện hơn Năm

1996, với sự ra đời của ISO14001 đề cập đến hệ thống quản trị môi trường, các doanh nghiệp cũng thay thế từ việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm sang thiết lập hệ thống quản trị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường toàn cầu

Trong giai đoạn này, có thể nói CSR đã được phổ biến, nhận thức rõ ràng và được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn áp dụng triển khai nhằm tăng sự cạnh tranh và phát triển bền vững

Giai đoạn IV (từ 2000 đến nay): Đầu những năm 2000, các vấn đề bê bối trong

sản xuất, chất lượng sản phẩm, ô nhiễm môi trường của các công ty lớn tại Nhật Bản lại một lần nữa dấy lên câu hỏi về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Thêm nữa, việc mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá theo các tiêu chuẩn CSR của Mỹ và Châu Âu, do vậy các doanh nghiệp bắt đầu phải đáp ứng với các tiêu chuẩn, yêu cầu về CSR đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới Các yếu tố khách quan này đã thúc đẩy doanh nghiệp chuyển từ việc triển khai CSR một cách bị động và ứng phó sang vị thế chủ động thực hiện CSR Các tiêu chuẩn về CSR được các doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng, phần lớn các doanh nghiệp đều có phòng ban chuyên trách về CSR, CSR được tích hợp vào triết lý kinh doanh và hành động của doanh nghiệp Đây là thời kỳ CSR được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và hòa chung với xu hướng CSR của thế giới

2.1.2 Các khía cạnh của CSR tại Nhật Bản

Hiện nay, mặc dù việc thực hiện CSR đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp tại Nhật Bản tuy nhiên tổng kết lại quá trình phát triển của CSR, việc áp dụng CSR lại được thực hiện chủ yếu từ phía bản thân các doanh nghiệp Đây là điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh giữa CSR của Nhật Bản và CSR của các nước phương tây như Mỹ và Châu Âu Các doanh nghiệp Nhật Bản tự chủ động nghiên cứu và áp dụng

Trang 40

CSR theo cách phù hợp với hoạt động của mình, không quá phụ thuộc vào sự tác động của các đối tượng liên quan đến doanh nghiệp Khác với phương tây, các công ty ở Nhật Bản ít khi xung đột với các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức xã hội mà ngược lại, theo một khảo sát từ Tokyo Foundation năm 2014 (CSR Corporate Survey Data) thì các doanh nghiệp Nhật Bản đều có quan điểm tích cực trong việc hợp tác với các bên liên quan và có 73% các doanh nghiệp đã trao đổi với các bên liên quan trong việc thực hiện CSR Một loạt các khảo sát khác từ Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản năm 2014 cho thấy tỷ lệ các công ty hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận tăng 10% mỗi ba năm và đạt cao nhất tới 50% Chính phủ Nhật Bản trong quá trình phát triển CSR cũng không đưa ra hệ thống các chính sách về CSR cũng như chưa thực sự tập trung vào lĩnh vực này Mặc dù không không có luật hay quy chế nào yêu cầu doanh nghiệp báo cáo các hoạt động CSR tuy nhiên có đến 99% các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản thực hiện báo cáo CSR thường niên (theo KPMG – 2011)

Tuy các doanh nghiệp Nhật Bản có các cách tiếp cận và áp dụng CSR khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào bốn khía cạnh chính sau:

Tuân thủ luật pháp: Đây là khía cạnh đầu tiên và được các doanh nghiệp Nhật

Bản đặc biệt coi trọng thực hiện Khía cạnh này là kết quả của một quá trình sai phạm liên tục của các tập đoàn lớn trong quá khứ cũng như để đáp ứng yêu cầu và mong đợi

của xã hội, tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp

Đóng góp cho xã hội: Là một khía cạnh được nhiều doanh nghiệp thực hiện

dưới hình thức hỗ trợ tài chính bên ngoài các hoạt động của doanh nghiệp Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thiết lập nhiều quỹ nhằm hỗ trợ các hoạt động khoa học, nghệ thuật và phúc lợi xã hội Theo một khảo sát của Viện nghiên cứu Nhật Bản (2012) thì

có 62% các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản đã thành lập phòng ban chuyên trách nhằm lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động hỗ trợ xã hội và có 66% doanh nghiệp trong

số đó có hệ thống văn bản quy chế hoàn thiện

Giải quyết các vấn đề môi trường: Đây là khía cạnh cũng rất được các doanh

nghiệp quan tâm Với lịch sử từng hứng chịu sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mối đe dọa về suy thoái môi trường toàn cầu, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện các hệ thống quản lý môi trường, áp dụng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế

Ngày đăng: 09/10/2018, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: "Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam”
4. Nguyễn Đình Tài, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/2010, tr. 8 – tr. 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp”
5. Nguyễn Mạnh Quân, “Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty”, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, TP. Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân
6. Nguyễn Phương Mai, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam: Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu”, Tạp chí Khoa học DHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, số 1/2013, tr. 32 – tr. 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam: Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu”
7. Phạm Văn Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9/2011, tr. 18 – tr. 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
8. Tổng cục Thống kê, “Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017”, đăng ngày 19/01/2018 tại địa chỉ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&ItemID=18686, truy cập ngày 20/06/2018.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017”
9. A. Yamaguchi, "CSR Reporting in Japan", 2010, tại địa chỉ http://gc- rc.org/repo/100803/100802_shanghai_07.pdf, truy cập ngày 01/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CSR Reporting in Japan
10. Archie B. Carroll, “The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the Moral Management of Organizational Stakeholders”, Bussiness Horizons, số 34/1991, tr. 39 – tr. 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the Moral Management of Organizational Stakeholders”
11. Association batik international; Center for Development and Integration, "Civil Society and Corporate Social Responsibility in Viet Nam", 03/2013, tại địa chỉ http://batik-international.org/data/batik/media/site/pdf/BATIK-EN-etude-OSC-CSR-14-09.pdf, truy cập ngày 01/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Civil Society and Corporate Social Responsibility in Viet Nam
12. Bowen H., "Social Responsibilities of the Businessman", 1953, University of Iowa Press, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Responsibilities of the Businessman
13. Cone Comunication, “2017 Cone Communications CSR Study”, 2017 tại địa chỉ http://www.conecomm.com/research-blog/2017-csr-study, truy cập ngày 05/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2017 Cone Communications CSR Study
14. Global Reporting Initiative, “GRI Standards”, 2016 tại địa chỉ: https://www.globalreporting.org/standards/gri-standards-download-center truy cập ngày 05/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GRI Standards
17. International Organization for Standardization, "ISO26000:2010", 2010, tại địa chỉ https://www.iso.org/standard/42546.html, truy cập ngày 01/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISO26000:2010
18. International Organization for Standardization, "Practical overview of the linkages between ISO26000:2010, Guidance on social responsibility, and OECD Guidelines for Multinational Enterprises (2011)", 2011, tại địa chỉ https://www.iso.org/publication/PUB100418.html, truy cập ngày 01/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Practical overview of the linkages between ISO26000:2010, Guidance on social responsibility, and OECD Guidelines for Multinational Enterprises (2011)
19. Jee-Won Kang, Young Namkung, “The Effect of CSR on Brand Equity and The Moderating Role of Ethical Consumerism: The Case of Starbucks”, Journal of Hospitality & Tourism Research, 08/2017, tr. 1 – tr. 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Effect of CSR on Brand Equity and The Moderating Role of Ethical Consumerism: The Case of Starbucks”
20. K. Doyukai, "Corporate Social Responsibility in Japan", 2003, tại địa chỉ https://www.doyukai.or.jp/en/policyproposals/2003/pdf/040116a.pdf, truy cập ngày 02/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility in Japan
21. Keidanren, "Summary of the Survey on Corporate Philanthropic Activities in Fiscal 2015", 2016, tại địa chỉhttps://keidanren.or.jp/en/policy/2016/092_summary.pdf, truy cập ngày 02/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Summary of the Survey on Corporate Philanthropic Activities in Fiscal 2015
22. Kim Cheng Patrick Low, Samuel O. Idowu, Sik Liong Ang, "Corporate Social Responsibility in Asia - Practice and Experience", Springer International Publishing, Switzerland, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility in Asia - Practice and Experience
23. Magdalena Andrejczuk, “Corporate Social Responsibility in Shaping The Media Image of The Company”, 2010, tại địa chỉ http://nowadays.home.pl/JECS/data/documents/JECS=201=282010=29=2019-25.pdf, truy cập ngày 09/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Corporate Social Responsibility in Shaping The Media Image of The Company”
24. Milton Friedman, "The Social Responsibility of Business Is to Increase Its Profit", The New York Times Magazine, 13/09/1970, tại địa chỉ:https://www.colorado.edu/studentgroups/libertarians/issues/friedman-soc-resp-business.html, truy cập ngày 02/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Social Responsibility of Business Is to Increase Its Profit

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w