MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 I. Khái quát chung về lịch sửpháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 3 1. Khái quát chung về lịch sử pháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới 3 2. Khái quát chung về lịch sử Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam 6 II. Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 8 1. Thực trạng môi trường của Nhật Bản 8 1.1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản 8 1.2. Các vấn đề về môi trường ở Nhật Bản hiện nay 9 2. Đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 11 III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 12 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2HÀ NỘI – NĂM 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
I Khái quát chung về lịch sửpháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 3 1 Khái quát chung về lịch sử pháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới 3
2 Khái quát chung về lịch sử Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam 6
II Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 8
1 Thực trạng môi trường của Nhật Bản 8
1.1 Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản 8
1.2 Các vấn đề về môi trường ở Nhật Bản hiện nay 9
2 Đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 11
III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 12 KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh Cùng với việc xâydựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những tác động thúcđẩy phát triển là các tác động làm thay đổi môi trường sinh thái, biến đổi các hệ sinh thái
tự nhiên, những vấn đề này có thể không được nhận ra hoặc chúng ta đã chấp nhận đánhđổi để phát triển Vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển đó là chính là sự bền vững,điều này đã đưa việc đánh giá tác động môi trường trở nên hết sức quan trọng Đánh giátác động môi trường là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xem xét, dự báo tácđộng môi trường, xã hội của dự án, hoạt động phát triển, cung cấp luận cứ khoa học chochính quyền, cơ quanquản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trìnhquyết định đầu tư và phê duyệt dự án Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hoá và quy địnhtrong Luật Bảo vệ môi trường 1993 và cụ thể hoá trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 củaViệt Nam Từ đó đến nay, thời gian thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủ ViệtNam từng bước cụ thể hoá và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triểnnăng lực đội ngũ thực hiện ĐTM, nhờ ĐTM nhiều dự án có nguy cơ rủi ro cao đối vớimôi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt hoặc điều chỉnh lại Tuy nhiên, hoạt độngĐTM ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như trongthực thi trên thực tế
Trên thế giới vấn đề đánh giá tác động môi trường đã trở thành một phần quantrọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các nước phát triển trong đó có NhậtBản Cũng như Việt Nam, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn đánh đổi sự thay đổi của môitrường để đạt được sự phát triển kinh tế để vươn lên thành một trong những quốc gia pháttriển nhất thế giới Tuy nhiên Nhật Bản đã nhận ra được vấn đề, từ những năm 70 của thế
kỉ trước, Nhật Bản đã bắt đầu có những nhận thức đầu tiên về ĐTM và tiếp đó khôngngừng học hỏi các quốc gia phát triển, cho đến nay, Nhật Bản đã dần hoàn thiện pháp luật
Trang 4về đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường đã thực sự đem lại hiệuquả cao cho công tác bảo vệ môi trường của Nhật Bản Việt Nam cần nhìn và Nhật Bảnnhư một tầm gương sáng để phát triển pháp luật về đánh giá tác động môi trường.
I Khái quát chung về lịch sửpháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế
giới và ở Việt Nam
1 Khái quát chung về lịch sử pháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới
Năm 1969, “Đạo luật môi trường” (National Envirimental Policy Act, NEPA) đầutiên của Mỹ ra đời nhằm thiết lập những chính sách và luật định cho việc bảo vệ môitrường Yêu cầu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở Mỹ cũng bắt đầu từ thời điểm
đó Và đây cũng coi là mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của Pháp luật về đánh giá tácđộng môi trường trên thế giới, là cơ sở cho sự phát triển của pháp luật về đánh giá tácđộng môi trường hiện nay Tiếp sau Mỹ là một số nước như Nhật Bản, Hồng Kông,Singapore đã nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường và yêucầu có báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển
Nhu cầu về công tác đánh giá tác động môi trường bắt đầu lan rộng đến nhiềunước trên thế giới, không chỉ ở những nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cảcác nước đang phát triển cũng nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò củaĐTM, đây cũng là bước tiến có ý nghĩa quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường toàncầu Thời gian bắt đầu thực hiện ĐTM của một số quốc gia như sau:
Trang 5Kông
Trang 6- Giai đoạn trước năm 1970: Đây là giai đoạn sơ khai của báo cáo ĐTM Các báo cáoĐTM còn nhiều hạn chế trong phân tích khía cạnh kinh tế và thiếu những trang thiết bị kỹthuật hay công nghệ kỹ thuật Nghiên cứu thường tập trung trên những diện hẹp Báo cáoĐTM không được trình nộp lên cơ quan cấp trên hay thông báo rộng rãi cho công chúng
- Giai đoạn 1970-1980: Có nhiều tiến bộ trong phân tích kinh tế, phân tích chi phí, lợitức; nhấn mạnh một cách hệ thống những sự tăng lên và mất đi, và cả sự phân bố trong
dự án; củng cố thông qua hoạch định, chương trình và kinh phí dự trù; những hậu quảmôi trường và xã hội không được chỉ ra Giai đoạn này báo cáo ĐTM dần dần được nhiềunước biết đến và sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường.+Giai đoạn 1970-1975: Báo cáo ĐTM thường tập trung việc mô tả và dự đoán sự thayđổi về sinh thái, hướng sử dụng đất; nhiều cơ hội nghiêm túc cho việc thiết lập nhữngtrường hợp trước công chúng và trình bày tóm tắt lại báo cáo ĐTM Nhấn mạnhnhững nhu cầu và cung cách thiết kế của dự án và những phương pháp đo đạc, nhữnghạn chế của dự án
+Giai đoạn 1975 – 1980: Báo cáo ĐTM tập trung nhiều khía cạnh, bao gồm ĐTM về
xã hội của những thay đổi trong cấu trúc hạ tầng của cộng đồng, những dịch vụ và lốisống; việc trình bày trước công chúng trở nên cần thiết cho việc hoạch định dự án: giatăng việc nhấn mạnh về việc điều chỉnh dự án trong quá trình xem xét dự án; phântích những rủi ro của những trang thiết bị nguy hiểm và những thiết bị chưa rõ kỹthuật sử dụng
- Giai đoạn 1980 – 1992: Báo cáo ĐTM thường đưa ra những thiết lập tốt hơn nhằm liênkết giữa đánh giá tác động và hoạch định chính sách, ứng dụng trong giai đoạn quản lý;nghiên cứu tập trung vào việc theo dõi hay giám sát những ảnh hưởng trong quá trìnhđánh giá dự án và sau đó Cũng trong giai đoạn này, báo cáo ĐTM được phổ biến rộngkhắp trên thế giới, các quốc gia đa số đều nhận thức được vai trò quan trọng cảu báo cáoĐTM và đưa vào hệ thống pháp luật của quốc gia đó
Trang 7- Giai đoạn sau 1992: Vai trò của ĐTM trong thực hiện những mục tiêu của phát triểnbền vững Cung cấp ĐTM tới chính sách và kế hoạch sử dụng đất Chiến lược đánh giámôi trường, vai trò trong việc hỗ trợ giữa chiến lược môi trường và chính sách Từ năm
1992 đến nay, báo cáo ĐTM ngày càng được coi trọng và trở thành một công cụ pháp lýtất yếu sử dụng trong công cuộc bảo vệ môi trường Nội dung của báo cáo ĐTM ngàycàng được cụ thể, và hiệu quả của báo cáo ĐTM trong việc dự báo và hạn chế tác độngxấu đến môi trường ngày càng cao
2 Khái quát chung về lịch sử Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vấn đề đánh giá tác động môi trường ởViệt Nam sớm triển khai Ngay từ những năm 1980 nhiều nhà khoa học bắt đầu tiếp cậnvới công tác ĐTM thông qua các hội thảo và các khoá đào tạo do các tổ chức Quốc tếthực hiện (UNEP, UNU) Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tài nguyênthiên nhiên và môi trường do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước triển khai và đặtnền móng quan trọng cho việc nghiên cứu, thực hiện ĐTM tại Việt Nam Tháng 4/1984,Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường của trường Đại học Tổng hợp Hà Nộikết hợp với Chương trình nghiên cứu quốc gia về Môi trường, đã tổ chức khoá huấnluyện về ĐTM cho các giảng viên từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu TW đầu tiêntại Việt Nam Sau đó, ĐTM đã được xác định cụ thể trong các văn bản quan trọng củaNhà nước về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vàbảo vệ môi trường, cụ thể là: Nghị quyết số 246 – HĐBT ngày 20.9.1985 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Tiếp đó là một loạt các thông tư hướng dẫn các công việccần làm ngay để bảo vệ môi trường Từ 1987, chương trình đào tạo sau Đại học về quản
lý môi trường và ĐTM được Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Đại học Tổng Hợp
Hà Nội thường xuyên tổ chức (8) Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó thì mức độ và quy
mô còn chưa đồng bộ và rộng khắp ở các nghành và các địa phương
Trang 8Trong giai đoạn 1987 – 1990, Nhà nước đã đầu tư vào chương trình điều tra cơbản và được xem như công tác kiểm tra hiện trạng môi trường Đó là các chương trìnhđiều tra vùng Tây Nguyên, vùng ĐBSCL, Quảng Ninh…
Sau 1990, mặc dù Luật Môi trường Việt Nam chưa thiết lập thì Nhà nước đã yêucầu một số dự án phải có báo cáo ĐTM như: Công trình xây dựng Nhà máy Giấy BãiBằng, công trình Thuỷ lợi Thạch Nham, công trình Thuỷ điện Trị An, Nhà máy lọc dầuThành Tuy Hạ Một số tổ chức quản lý Nhà nước như Cục Môi trường, Sở Khoa họcCông Nghệ và Môi trường, các trung tâm, Viện Môi trường cũng đã được tập huấn côngtác tư vấn cho lập báo cáo ĐTM và tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM
Năm 1993, Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày27/12/1993 Luật gồm 07 chương và 55 điều, nhiều thuật ngữ chung về môi trường đãđược định nghĩa, những quy định chung về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đãđược đưa ra Đặc biệt, Điều 11, 17 và 18 trong luật này có định nghĩa ĐTM và những quyđịnh các dạng dự án đang hoạt động và sẽ triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiếtphải lập báo cáo ĐTM; điều 37 và 38 quy định các cơ quan chức năng có trách nhiệmthẩm định báo cáo ĐTM Ngoài ra, Chính phủ đã ra Nghị định về hướng dẫn thi hànhLuật Bảo vệ Môi trường vào 10/1994
Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua và có hiệu lực, công tác ĐTM đãđược triển khai nhanh chóng Từ năm 1993 – 1995 đã có 423 báo cáo ĐTM trình nộp lên
Bộ KHCN&MT Ngoài ra, một số lớn báo cáo ĐTM được nộp cho Sở KHCN&MT ở cáctỉnh Kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường, công tác ĐTM ở Việt Nam mới được triểnkhai có hệ thống, bài bản và đồng bộ từ các Bộ, nghành, Trung ương đến các địa phương
Từ 1994 đến 1998, Bộ KHCN&MT ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tácĐTM và tiêu chuẩn môi trường Ngày 25/3/1995, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ra Quyếtđịnh số 229/QĐ/TDC chính thức công bố 10 tiêu chuẩn môi trường nước và không khíquốc gia Hiện nay, đã có 09 dự thảo hướng dẫn ĐTM của chuyên nghành: là Thuỷ điện;
Trang 9Nhiệt điệt; Quy hoạch đô thị; Quy hoạch khu công nghiệp; Xây dựng công trình giaothông; Nhà máy xi măng; Sản xuất rượu, bia; Xí nghiệp dệt, nhuộm.
Đến năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã sửa đổi và được Quốc hộithông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Trong đó có nhiều quy định bổ sung về ĐTM tạichương 3 và kèm theo Nghị định 80 quy định chi tiết hơn về ĐTM và cam kết bảo vệ môitrường (tại mục 2) Thông tư này có kèm theo các phụ lục về biểu mẫu liên quan đến lậpbáo cáo, xin thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường.Năm 2008, nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định80/2006 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiếnlược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Kể từ đây, công tác ĐTM ở Việt Nam đã được chú trọng và có những thành quảnhất định, phát huy được vai trò quan trọng cho công tác bảo vệ môi trường của đất nước.Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án lớn đã được thực hiện Hiệntại, công tác ĐTM ở nước ta đã được triển khai có hệ thống và đồng bộ ở các Bộ, nghành
và địa phương trong cả nước
Đến nay, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 23tháng 6 năm 2013 và sắp tới sẽ có hiệu thực thi hành, trong đó, các quy định về báo cáoĐTM đã được cụ thể hoá và quy định cụ thể rõ ràng hơn Tương lai có thể hy vọng rằngcác báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ ngày càng hoàn thiện, bảo đảm chất lượngcao hơn để góp phần ngăn chặn suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vàsức khoẻ cộng đồng, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của Quốc gia
II Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản
1 Thực trạng môi trường của Nhật Bản
1.1 Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản
Trang 10Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốnquần đảo độc lập hợp thành: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quầnđảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu Ogasawara Vì là một đảo quốc nênxung quanh Nhật Bản toàn là biển, không tiếp giáp với một quốc gia hay lãnh thổ nàotrên đất liền Diện tích Nhật Bản: 377906,97 km² (rộng thứ 60 trên thế giới), lãnh hải
3091 km², đường bờ biển dài 33.889 km
Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản, giữa các núi có các bồnđịa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên Số lượng sông, suối nhiều nhưng độ dài củasông không lớn Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các
cơ sở kinh tế, nhất là ở phía bờ Thái Bình Dương
Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp.Vào mùa đông, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp khôngkhí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây,miền đông ít bị tuyết rơi hơn nhưng cũng rất lạnh Mùa hè với các luồng khí từ Thái BìnhDương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm Mùa xuân và mùa thu
có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng
Nhật Bản có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua, có nhiều loại thúđặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400kilogam, loài khỉ cỡ trung bình cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn…Nhật Bản là quốcgia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, tất cả các khoáng sản đều phải nhập cảng từ nướcngoài Hiện nay, do sự phát triển đô thị, việc bành trướng du lịch, môi trường sống củamột số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu Để bảo vệ môi trường thiên nhiên, Nhật Bản đã xâydựng nên nhiều công viên quốc gia
1.2 Các vấn đề về môi trường ở Nhật Bản hiện nay
1.2.1 Động đất và núi lửa
Theo lý thuyết đĩa lục địa, Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là
Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và biển Philippines, các quần đảo của Nhật Bản hình
Trang 11thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm Chính vìvậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế giới, đó là nhiều núilửa, lắm động đất Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1000 trận động đất, tập trung chủ yếu
ở vùng Kanto Động đất cấp 3,4 xảy ra thường xuyên Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạtđộng, trong đó có núi phú sĩ Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có nhiều ởNhật Bản Động đất và núi lửa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườngtại Nhật Bản nhất là về ô nhiễm không khí
1.2.2 Ô nhiễm môi trường thiên nhiên
Hiện nay, Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới
đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường gay cấn
Tầng Ôzôn bị xói mòn và ô nhiễm không khí
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống các ngành công nghiệp nặng và hoá chất hoạtđộng trên một phạm vi rộng lớn Chính những chất thải như khí gas, clo…là thủ phạmbào mòn và làm thủng tầng ôzôn Theo các nhà phân tích nghiên cứu môi trường NhậtBản tầng ôzôn bị xói mòn kể từ cuối những năm 1970, và đặc biệt được quan tâm khinăm 1996, người ta phát hiện ra tầng ôzôn bị thủng ở mức nghiêm trọng nhất
Mưa axit
Thực tế cho thấy, ở Nhật bản mưa Axit phân bố trên diện rộng và tập trung ở vùngnam Honshu và Kyushu Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn ô nhiễm không khínhưng để phát triển kinh tế, chính phủ Nhật Bản không thể ngừng việc xây dựng và sảnxuất của các ngành công nghiệp Vì vậy nguy cơ gia tăng mưa axit ở Nhật Bản vủa tiềm
ẩn vừa hiện hữu
Ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung lớn