1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính khả thi của các giải pháp cải cách chính sách tiền lương khu vực công

18 373 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 49,72 KB

Nội dung

Bao gồm các loại phụ cấp sau: - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức - Phụ cấp thâm niên vượt khung Cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được gia

Trang 1

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Đối tượng nghiên cứu 1

1.2 Phạm vi nghiên cứu 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 Tiền lương tối thiểu (cơ sở): 2

2.2 Hệ thống thang, bảng lương: 2

2.3 Cách trả lương 3

2.4 Phụ cấp 3

3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG 6

3.1 Khái quát về chính sách tiền lương trong khu vực công hiện nay 6

3.2 Các giải pháp cải cách tiền lương trong khu vực công và tính khả thi 10

3.3 Tính khả thi của các giải pháp 12

4 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở MỘT SÔ NƯỚC TRONG KHU VỰC 13

4.1 Singapore 13

5 KẾT LUẬN 16

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị cấp cao lãnh đạo kinh tế APEC

14 vào tháng 11/2016 đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nước ta trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu Đóng góp đáng kể trong tiến trình đó không thể không kể đến vai trò của nhà nước trong quản lý điều hành các chính sách vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách tiền lương Chính sách tiền lương là một trong những chính sách vĩ

mô còn nhiều bật cập đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi, bắt buộc phải cải cách nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường lao động đồng thời cũng đảm bảo được quyền lợi của người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bắt đầu từ năm 1993 đến nay, chính sách tiền lương đã qua nhiều lần cải cách trong

đó có việc thay đổi mức tiền lương tối thiểu và điều chỉnh lại cơ cấu thang bảng lương nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra Tiền lương tối thiểu trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu cho người lao động như ý nghĩa của nó, còn có sự phân biệt tiền lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp điều này đã mâu thuẫn với nguyên tắc “đối xử quốc gia của WTO” Hệ thống thang bảng lương phức tạp nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng tất cả các nghành nghề mới xuất hiện ngày càng nhiều Tiền lương còn mang tính bình quân chưa thực sự gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chưa trở thành nguồn thu nhập chính của người lao động Cơ chế quản lý tiền lương còn chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý, tiền lương tối thiểu do nhà nước công bố chưa trở thành lưới an toàn đảm bảo lợi ích cho người lao động nói chung Lương trong khu vực công mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn có xu hướng kìm nén hơn so với khu vực ngoài nhà nước

Trước nhưng yêu cầu thay đổi cấp bách và những bất cập trên Đảng và nhà nước ta đã chủ trương về đổi mới chính sách tiền lương theo hướng kinh tế thị trường trong đó coi tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên thị trường theo nguyên tắc tiền lương phải là động lực đối với người lao động, là điều kiện để doanh nghiệp hạch toán đúng Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Để có thể thực hiện sự đổi mới này một cách có hiệu quả cần có cái nhìn tổng quát về tình hình, thực trạng, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác, đề ra được các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi

để cải cách chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước

Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Tính khả thi của các giải pháp cải cách chính sách tiền lương khu vực công” cho bài tiểu luận kết thúc môn

1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng đối với công chức, viên chức, trong khu vực công ở Việt Nam

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Mức lương cơ sở của công chức viên chức ở Việt Nam, các chính sách cải cách tiền lương trong khu vực công

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 3

Làm rõ tác động của các giải pháp cải cách đến tiền lương công chức, viên chức trong khu vực công ở Việt Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê số liệu

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin

- Phương pháp tổng hợp

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cở sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung-cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm…)

Trong khu vực công, tiền lương là số tiền mà cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế, chính sách của nhà nước và được thể hiên trong hệ thống thang, bảng lương do nhà nước quy định Trong hoạt động công vụ, tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố tiên quyết thu hút và giữ được người tham gia hoạt động trong khu vực công, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư

Chính sách tiền lương là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của nhà nước trong lĩnh vực tiền lương nhằm phát triển chính sách do Nhà nước ban hành giải quyết các vấn đề tiền lương nhằm điều tiết những quan hệ tiền lương, tiền thưởng và thu nhập, bảo đảm lợi ích của người lao động, thường xuyên cải thiện mức sống cho người lao động và phát huy vai trò kích thích của tiền lương đối với việc thúc đẩy các động lực phát triển Nội dung chính sách tiền lương trong khu vực công bao gồm:

2.1 Tiền lương tối thiểu (cơ sở):

Tiền lương cơ sở là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao độngdo Quốc hội Việt Nam ban hành Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một

số chế độ khác theo quy định của pháp luật

2.2 Hệ thống thang, bảng lương:

Hệ thống thang, bảng lương năm 2004 áp dụng trong khu vực công vẫn dựa theo thâm niên là chủ yếu, người nhiều tuổi làm việc nhiều năm nhận lương cao hơn người ít tuổi

Hệ thống thang, bảng lương hiện hành chưa được xây dựng dựa trên giá trị công việc thực

tế của từng cơ quan, đơn vị mà chỉ có thang, bảng lương áp dụng cho toàn bộ hệ thống

Trang 4

- Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân

cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động) Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào

đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần

- Bảng lương: theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền

lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

2.3 Cách trả lương

Cơ chế trả lương hiện hành là trả lương theo hệ thống tháng bảng lương của Nhà nước quy định Vì thế đã không tạo ra sự khác biệt trong cơ chế trả lương cho các loại công nhân việc chức khác nhau

Hiện nay, cứ có bằng đại học là hưởng lương chuyên viên và tương đương và định kỳ

là 3 năm được tăng lương một lần Trong quá trình cải cách hệ thống chính sách tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp trong thời gian qua, việc trả lương theo kết quả công việc đã được đặt ra, song thực tế thực hiện vẫn theo cách thức cũ, người làm ít vẫn nhận lương cơ bản như người làm nhiều Cơ chế trả lương và tăng lương dựa chủ yếu theo

“thâm niên” Những vấn đề này đang được xem là điểm yếu căn bản nhất và là rào cản lớn nhất trong chế độ tiền lương hiện hành Phương thức này không còn phù hợp với xu hướng trả lương được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng là trả lương theo vị trí công việc và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức

2.4 Phụ cấp

Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, lương cấp hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu tố không ổn định

Bao gồm các loại phụ cấp sau:

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức

- Phụ cấp thâm niên vượt khung

Cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có đủ thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh như sau:

 Cán bộ, công chức, viên chức đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 tại Nghị định 204/2004/NĐ-CPvà trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát

 Cán bộ, công chức, viên chức đã có 2 năm (đủ 24 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP

- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Trang 5

Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn

vị khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:

 Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị

 Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm

- Phụ cấp khu vực

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và có khí hậu sẽ được hưởng phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

- Phụ cấp đặc biệt

Phụ cấp đặc biệt được tính bằng tỷ lệ % so với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% áp dụng đối với các đối tượng quy định tại mục I Thông tư 09/2005/TT-BNV làm việc ở địa bàn được quy định trong phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 09/2005/TT-BNV

- Phụ cấp thu hút

CBCCVC được hưởng phụ cấp thu hút khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ

sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lãnh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm đầu khi các đối tượng quy định tại điểm 1 mục I Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút

- Phụ cấp lưu động

Phụ cấp lưu động áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các

cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề

Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở

Trang 6

hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định

Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương cơ sở

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc

 Phụ cấp thâm niên nghề

Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong

tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm

 Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương

Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

 Phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp

Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại điểm này thì không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại điểm b khoản 8 Điều này

 Phụ cấp trách nhiệm công việc

Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương cơ sở

Trang 7

Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương cơ sở

Đối với Ban quản lý chợ: Hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,1 và 0,2 tùy theo quy mô từng chợ do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý xem xét, quyết định

Đối với Ban quản lý nghĩa trang, hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:

 Đội trưởng và tương đương: Hệ số 0,2

 Phó Đội trưởng và tổ trưởng: Hệ số 0,1

Đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại Trường chuyên biệt đang hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,3 theo quy định hiện hành thì vẫn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

Đối với cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của bệnh viện Thống nhất (thành phố Hồ Chí Minh): Hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,2

 Phụ cấp phục vụ quốc phòng

Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu

Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG

3.1 Khái quát về chính sách tiền lương trong khu vực công hiện nay

Trong khu vực nhà nước, người lao động được áp dụng chế độ tiền lương nhiều bậc có

sự phân biệt giữa lao động có trình độ tay nghề và không có tay nghề, giữa lao động nhẹ và lao động nặng nhọc cũng như sự khác nhau về cường độ và tầm quan trong xã hội của lao động Chế độ tiền lương nhiều bậc gồm có: bảng cấp bậc kỹ thuật, thang bậc lương, hệ thống tiền lương chức vụ, hệ số lương đối với từng khu vực

Đối với các công ty nhà nước, Theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP Ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước Phụ cấp khu vực gồm 7 mức, mức cao nhất là 1,0 và mức thấp nhất

là 0,1 lần mức lương tối thiểu chung Phụ cấp trách nhiệm gồm 4 mức, mức cao nhất là 0,5 và mức thấp nhất là 0,1 lần mức lương tối thiểu chung Phụ cấp độc hại, nguy hiểm cũng bao gồm 4 mức, mức cao nhất là 0,4 và mức thấp nhất là 0,1 lần mức lương tối thiểu chung Ngoài ra còn phụ cấp lưu động và phụ cấp thu hút

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ có quy định 7 loại bảng lương cho cấp bậc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 8 loại phụ cấp lương bao gồm phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, Phụ cấp độc hại, nguy hiểm và các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc

Trang 8

công việc Hệ số lương cao nhất đối với trình độ chuyên môn cao cấp (chuyên gia) là 10 lần mức lương tối thiểu chung Hệ số lương thấp nhất trong hệ thống thang bảng lương này là bậc 1 đối với nhân viên phục vụ (hệ số 1,0) Đối với phụ cấp, mức cao nhất là 1,3 lần và thấp nhất là 0,15 lần mức lương tối thiểu chung Mức lương tối thiểu chung của Việt Nam đã được điều chỉnh từ mức 210.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng (bảng dưới đây) Mức lương tối thiểu cơ bản này chủ yếu được áp dụng cho lao động làm việc trong khu vực nhà nước

Chính sách tiền lương trong khu vực công hay còn cách gọi khác là khu vực hành chính sự nghiệp hay khu vực nhà nước hiện nay bao gồm hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc và chế độ phụ cấp, mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhiều cuộc cải cách nhưng so với hiện tại vẫn còn khá phức tạp, còn mang nặng tính bình quân và chưa đảm bảo được sự công bằng; chưa phù hợp với yêu cầu vị trí làm việc, việc phân thành các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp còn nhiều bất cập, còn nặng nề về bằng cấp

và thâm niên; không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc; không thu hút được người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; tạo nhiều bất bình đẳng giữa các đối tượng, ngành nghề và khu vực; tạo hệ lụy khiến công chức, viên chức chạy đua cấp bậc, chức vụ mà không chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn Nhiều cán bộ lãnh đạo (như thứ trưởng hoặc tương đương, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ) vẫn được xếp lương theo chuyên môn, ngạch bậc dẫn đến bất cập trong thu nhập của các chứ danh lãnh đạo, quản

lý Và việc nâng bậc, nâng ngạch, thăng hạng lương vẫn còn chủ yếu dựa vào bằng cấp đào tạo và thâm niên công tác, chưa gắn liền với nhiệm vụ của từng vị trí công việc và kết quả đánh giá công việc

Hiện tại tiền lương của công chức nhà nước lại bị phụ thuộc chủ yếu vào các khoản phụ cấp mà không phải là tiền lương với số lượng hơn 20 loại phụ cấp khác nhau, trong khi ở những năm 1993 công chức Việt Nam chỉ có khoảng 9 khoản phụ cấp ngoài lương Đơn vị nào cũng đề nghị xây dựng bảng phụ cấp, thậm chí có đơn vị tiền phụ cấp còn cao hơn cả lương Điều này làm giảm ý nghĩa của chế độ phụ cấp, làm cho khoản chi có tính chất lương trong Ngân sách Nhà nước tăng nhanh và làm giảm vai trò của tiền lương

Mức lương tối thiểu (cơ sở) trong khu vực nhà nước từ năm 2003 đến 2018

(đồng/tháng)

Trang 9

8 01/05/2012 1.050.000

Hệ thống thang, bảng lương và chế độ năng bậc lương

Theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty Nhà nước xếp thep 07 bảng lương sau:

Bảng 1 Bảng lương chuyên gia cao cấp;

Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước;

Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn

vị sự nghiệp của Nhà nước;

Bảng 4 Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

Bảng 5 Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân;

Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân (Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tuỳ theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7); Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu

áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công ty nhà nước)

Chế độ nâng bậc lương (trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữ bậc lương)

- Theo niên hạn: 5 năm đối với chuyên gia cao cấp; 3 năm các ngạch từ loại A0 đến loại A3; loại B và loại C là 02 năm

- Trước thời hạn: do lập thành tích xuất sắc trong thức hiện nhiệm vụ, nghỉ hưu đa là

12 tháng

- Đối với Lực lưỡng vũ trang theo cấp bậc quan hàm (thực hiện theo pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang ví dụ: 3 năm với cấp uý, 4 năm với cấp tá và quân hàm gắn với chức vụ

Cách trả lương

- Mức lương

Mức lương = Hệ số lương nhân với tiền lương cơ sở

Trang 10

Những người có phụ cấp tính theo quy định của chế độ phụ cấp.

Một số ngành có hệ số lương tăng thêm như: Thuế, KBNN, BHXH phụ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân căn cứ vào kết quả và bình xét A, B,

C hàng quý, năm

- Nguyên tắc trả lương: Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của

cán bộ, công chức, viên chức(đảm bảo ngày công và nhiệm vụ được giao) và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị

- Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương:

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương

+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu) Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%

+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính

có thu

+ Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với

dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao

+ Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các

Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp

đã thực hiện đúng các quy định mà vẫn còn thiếu

Phụ cấp

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP quy định các chế độ phụ cấp lương cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thừa hành phục vụ trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước gồm các loại:

- Phụ cấp chức vụ (bằng hệ số phụ cấp nhân với mức lương cơ sở)

- Phụ cấp thâm niên vượt khung (bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với mức lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh)

- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo (bằng 10% nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung (nếu có))

- Phụ cấp khu vực (bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương cơ sở)

- Phụ cấp đặc biệt (bằng 30%, 50%, hoặc 100% nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung)

- Phụ cấp thu hút (20%, 30%, 50%, hoặc 70% nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung)

- Phụ cấp lưu động (bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương cơ sở)

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương cơ sở

- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc (Phụ cấp thâm niên nghề; Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung); phụ cấp

Ngày đăng: 11/12/2018, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w