“Hòn đá tảng” trong học thuyết kinh tế Mác chính là học thuyết về giá trị thặng dư. Trong đó, lý luận về hàng hóa sức lao động lại là cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư của ông. C.Mác thấy rằng trong chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN), để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa đặc thù, đó chính là sức lao động của con người. Tuy nhiên để có được sự phục vụ của sức lao động đó nhà tư bản phải bỏ tiền ra để trả công cho người lao động.