Kỹ năng con người Kỹ năng con người là khả năng của người quản lý trong việc lao động một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
MÔN:QUẢN TRỊ HỌC
CHỦ ĐỀ:
ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ QUẢN TRỊ GIỎI
Nha Trang - tháng 3/2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: -1
NỘI DUNG: -3
CHƯƠNG I: Nhà quản trị -3
1 Khái niệm nhà quản trị -3
Trang 22 Các cấp bậc quản trị -4
3 Các kỹ năng của nhà quản trị -5
4 Vai trò của nhà quản trị -9
CHƯƠNG II: Các phẩm chất cần thiết của một nhà quản trị -10
CHƯƠNG III: Các bài học từ thực tiễn -14
1. Bí quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản -14
2. Chia sẻ của các CEO hàng đầu thế giới -19
LỜI KẾT: -25
TÀI LIỆU THAM KHẢO -25
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, công việc quản trị và nhà quản trị đã có tính chất chuyên nghiệp, quản trị có mặt trong mọi định chế xã hội Nghề quản trị đã và đang trở thành một nghề hấp dẫn trong thời đại hiện nay Nhưng để trở thành một nhà quản trị giỏi thì không phải ai cũng có thể đạt được Viết bài tiểu luận này, tôi mong có thể chia sẻ những hiểu biết cũng như những bài học mà tôi tích lũy được Mong các thanh niên Việt Nam hãy
cố gắng rèn luyện hơn nữa để trở thành những nhà kinh doanh giỏi,
Trang 3những nhà quản trị giỏi để giúp đất nước ta ngày càng phát triển và sánhvai với các cường quốc năm châu.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy Lê Hồng Lam đã hướng dẫn và tạo điềukiện để tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận của mình một cách tốt nhất
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Nhà quản trị
1 Khái niệm nhà quản trị:
Nhà quản trị làm việc trong một tổ chức, nhưng không phải bất cứ thànhviên nào trong tổ chức cũng là nhà quản trị
Nói chung trong tổ chức có hai loại người: những nhà quản trị và nhữngngười thừa hành
Người thừa hành là những người trực tiếp làm một công việc haymột nhiệm vụ mà không có trách nhiệm trông coi công việc củangười khác
Trang 4Ví dụ: một người hầu bàn, một công nhân đúng máy tiện,…
Trái lại, nhà quản trị là những người điều khiển công việc củangười khác, có những vị trí và trách nhiệm khác nhau
Ví dụ: tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc một phân xưởng, một vị giámđốc,…
Ngoài ra, ta có những định nghĩa khác về nhà quản trị như sau:
Nhà quản trị là những người làm việc trong tổ chức, điều khiểncông việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạtđộng của họ
Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và kiểmsoát những nguồn lực trong tổ chức một cách có hiệu quả để đạtđược mục tiêu của tổ chức
Nhà quản trị là người có quyền sử dụng các loại nguồn lực trong tổchức đó và chịu trách nhiệm đưa tổ chức đó hoàn thành mục tiêuchung
2 Các cấp bậc của quản trị :
Hoạt động quản trị cũng là một hoạt động xã hội của con người vàchính vì vậy nó cũng cần được chuyên môn hóa Trong mỗi tổ chức,các công việc về quản trị không chỉ có tính chuyên môn hóa cao mà
nó còn mang tính thứ bậc rõ nét Tùy theo cấp bậc có thể chia nhàquản trị thành 3 loại: nhà quản trị cấp cơ sở, nhà quản trị trung cấp vànhà quản trị cao cấp Thứ bậc của 3 cấp quản trị này được mô tả trong
mô hình sau:
Cấp cao Trung cấp Cấp cơ sở
Các quyết định chiến lược Các quyết định chiến thuật Các quyết định tác nghiệp
Trang 52.1 Các nhà quản trị cấp cơ sở (First-line Managers) cũng
thường gọi là tổ trưởng, đốc công cai thợ,…Đây là các quản trịviên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quảntrị trong cùng một tổ chức Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyếtđịnh tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn điều khiển các nhânviên trong các công việc sản xuất kinh doanh, công tác cụ thểhàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung
2.2 Các nhà quản trị trung cấp (Middle Managers) thường mang
chức danh trưởng phòng, trưởng ban, cửa hàng trưởng, đốc côngphân xưởng, trưởng khoa,…Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyếtđịnh chiến thuật thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanhnghiệp, phối hợp các hoạt động các công việc để hoàn thành mụctiêu chung
2.3 Các nhà quản trị cấp cao (Top Managers) như giám đốc,
tổng giám đốc, giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng quản trị,…Nhiệm vụ là đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiệnchiến luợc, duy trì và phát triển tổ chức họ chịu trách nhiệm vềnhững thành quả cuối cùng của tổ chức
3 Các kỹ năng của nhà quản trị:
3.1 Kỹ năng kỹ thuật:
Bao hàm sự hiểu biết và thành thạo về một loại hình hoạt động đặcbiệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến các phương pháp,các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật Chúng ta có thể mường tượng tương đối dễ dàng những kỹ năng kỹ thuật của nhà phẫu thuật, nhạc sỹ, nhân viên kế toán hay kỹ sư khi mỗi người trong số
họ thực hiện những chức năng riêng biệt của họ Trong số ba kỹ năng được mô tả, kỹ năng kỹ thuật là cái quen thuộc nhất bởi vì nó
cụ thể nhất và vì thế, trong thời đại chuyên môn hoá ngày nay, kỹ
Trang 6năng này là kỹ năng mà số người đòi hỏi đông nhất Hầu hết các chương trình hướng nghiệp và đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn này.
3.2 Kỹ năng con người
Kỹ năng con người là khả năng của người quản lý trong việc lao động một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm
và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà ông ta lãnh đạo Nếu như kỹ năng kỹ thuật trước hết đề cập đến chuyện làm việc với
“các đồ vật” (các chu trình hay các đối tượng vật chất) thì kỹ năng con người trước hết đề cập đến chuyện làm việc với mọi người Kỹnăng này được trình diễn thông qua cách thức một cá nhân nhận thức các cấp trên của nhà quản lý anh ta, nhận thức được những người ngang cấp với anh ta và những người cấp dưới của anh ta, cũng như trong cách mà anh ta hành động sau đó Người có kỹ năng con người phát triển cao là người có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của những người khác trong tổ chức đến mức anh ta có thể đánh giá những phản ứng có thể và những hậu quả của những cách hành động khác nhau mà anh ta có thể làm Với sự nhạy cảm như vậy, anh ta có khả năng và mong muốn hành động theo cách nào đó nhưng luôn tính đến nhận thức và thái
độ của những người khác
3.3 Kỹ năng nhận thức:
Kỹ năng này bao gồm khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể Khả năng này bao gồm việc thừa nhận các bộ phận khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác ra sao Khả năng này cũng mở rộng đến việc hình dung được mối quan hệ giữa một cá thể với tất cả các ngành công nghiệp, với
cả cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư cách là một tổng thể Thừa nhận những mối quan hệ
Trang 7này và nhận thức được những yếu tố nổi bật trong bất kỳ tình
huống nào, người quản lý khi đó sẽ có thể hành động theo cách nào
đó để nâng cao phúc lợi tổng thể của toàn bộ tổ chức Vì thế sự thành công của bất cứ quyết định nào đều phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của những người đưa ra quyết định và những người chuyển quyết định thành hành động Không chỉ có việc phối hợp một cách có hiệu quả các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp mà toàn bộ đường hướng và sắc thái, toàn bộ tính chất phản ứng của tổchức và quyết định “bản sắc của công ty” đều phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của người quản lý
Trên thực tế, những kỹ năng này có liên quan mật thiết với nhau đến mức khó mà xác định được đâu là điểm một kỹ năng kết thúc
và kỹ năng khác bắt đầu Tất cả ba kỹ năng đều quan trọng tại mỗi cấp quản lý, song tầm quan trọng tương đối của kỹ năng kỹ thuật,
kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức của nhà quản lý cũng thay đổi tuỳ theo những cấp trách nhiệm khác nhau
Tại các cấp thấp hơn, kỹ năng kỹ thuật là yếu tố tạo ra nhiều điểm
ưu việt của công nghiệp hiện đại Tuy nhiên, kỹ năng kỹ thuật có tầm quan trọng lớn nhất là tại những cấp quản lý bên dưới Khi nhàquản lý ngày càng tiến lên cao hơn so với hoạt động vật chất thực
tế thì nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật trở nên ít quan trọng hơn
Đã nhiều năm nay, nhiều người khẳng định rằng, khả năng lãnh đạo là vốn có trong một số cá nhân nhất định được lựa chọn
Chúng ta thường nói về “những lãnh tụ bẩm sinh”, “những nhà quản lý doanh nghiệp bẩm sinh”, “những người bán hàng bẩm sinh” Có một sự thật không cần bàn cãi là một số người có năng khiếu hay khả năng tự nhiên hay bẩm sinh lớn hơn về những kỹ năng nhất định Tuy nhiên, các nghiên cứu trong ngành tâm lý học
và sinh lý học cũng chỉ ra rằng: thứ nhất, những người có năng khiếu hay khả năng mạnh có thể tăng cường, phát triển kỹ năng
Trang 8của họ thông qua thực tiễn và đào tạo; thứ hai, ngay cả những người thiếu khả năng tự nhiên cũng có thể nâng cao thành tích và hiệu quả chung của họ.
Phương pháp ba kỹ năng này nhấn mạnh rằng, những nhà quản lý giỏi không nhất thiết phải là bẩm sinh, họ có thể được phát triển
mà thành tại tất cả các cấp đều đòi hỏi phải có một trình độ nào đó
về mỗi kỹ năng trong số ba kỹ năng đã nói trên Ngay cả các nhà quản lý tại những cấp thấp nhất cũng phải liên tục sử dụng tất cả các kỹ năng này Nhận thức rõ ràng về những kỹ năng này và về những phương pháp đo lường trình độ của các nhà quản lý về mỗi loại kỹ năng sẽ là công cụ hiệu quả cho những người quản lý cấp cao nhất, không chỉ để hiểu hành vi điều hành mà còn để chọn lựa, đào tạo và đề bạt các cán bộ quản lý trên tất cả các cấp trong doanhnghiệp
Hình: kỹ năng của các cấp quản trị
4 Vai trò của nhà quản
trị:
4.1 Các vai trò quan hệ
với con người:
Vai trò đại diện hay tượng trưng có tính chất nghi lễ trong tổ chức
Vai trò của người lãnh đạo đòi hỏi nhà quản trị phải phối hợp vàkiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền
Vai trò liên lạc, quan hệ với người khác, ở trong hay ngoài tổ chức,
để góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ
4.2 Các vai trò thông tin:
Vai trò thu thập: thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh chungquanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sựkiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ
KỸ KỸ KỸ NĂNG NĂNG NĂNG
NĂNG
KỸ THUẬT NHÂN SỰ TƯ DUY
NQT CẤP CAONQT CẤP TRUNG
NQT CẤP CƠ SỞ
Trang 9chức.Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản vàqua trao đổi, tiếp xúc với mọi người.
Vai trò phổ biến những thông tin liên hệ đến người có liên quan, cóthể là thuộc cấp, người đồng cấp hay thượng cấp
Vai trò của người thay mặt tổ chức để cung cấp thông tin cho các bộphận trong cùng một đơn vị hay cho các cơ quan bên ngoài để giảithích, để bảo vệ hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho tổ chức
Đóng vai trò của một nhà thương thuyết, đàm phán, thay mặt cho tổchức trong quá trình hoạt động
CHƯƠNG II: Các phẩm chất cần thiết của một nhà quản trị
1/ Nhà lãnh đạo phải “lãnh đạo” :
Như Gari Selfridje đã nói, người lãnh đạo phải “lãnh đạo” chứ không chỉquản lý điều hành Có nghĩa là người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò hướng dẫn, lựa chọn mục tiêu, xác định tầm nhìn, dẫn dắt và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển
2/ Tự tin, có chí hướng, có trách nhiệm và biết cách đối xử với nhân viên
Người lãnh đạo thành công là người luôn đi thẳng, ngẩng cao đầu, bước những bước chững chạc và tự tin Tự tin là một trong những phẩm chất dẫn đến thành công Ngoài ra, người “cầm cân nẩy mực” luôn phải giữ bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống để đối mặt với mọi sóng gió và
Trang 10thách thức trên thương trường
4/ Biết quý trọng thời gian của nhân viên :
Người lãnh đạo không bao giờ được phép tạo ra không khí vô công rồi nghề trong doanh nghiệp của mình vì điều này sẽ làm rệu rạo khí thế làmviệc của nhân viên Việc lãnh đạo không biết bố trí nhân viên và tổ chức công việc kinh doanh sẽ phá vỡ trình độ văn minh của quản lý lao động
và văn hoá doanh nghiệp
5/ Nghiêm túc và đòi hỏi cao :
Nghiêm túc và đòi hỏi cao không đồng nghĩa với bắt bẻ hay hoạnh hoẹ nhân viên Những đòi hỏi đúng mực và nghiêm túc không hề gây ra sự thiếu thiện cảm của nhân viên dưới quyền, ngược lại, qua đó lãnh đạo sẽ nâng cao được uy tín của mình
6/ Phê bình và biết tiếp thu phê bình của nhân viên :
Người lãnh đạo sợ phê bình thì không thể là người chèo chống con tàu được Thay cho việc không phê bình được nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ lạiluôn tự phàn nàn, và điều này sẽ tạo nên ấn tượng không mấy tốt đẹp về mình trong con mắt của nhân viên
Phê bình cần mang tính xây dựng nhằm giúp nhân viên sửa chữa khuyết điểm Người lãnh đạo giỏi là người không những chỉ cho nhân viên thấy được vi phạm mà còn hướng dẫn, giúp họ nhận thức được sâu sắc sai lầm của mình và sửa chữa nó
7/ Biết thưởng và phạt :
Người lãnh đạo không nên tiết kiệm lời khen Hãy khen thưởng nhân
Trang 11viên khi họ xứng đáng được khen Ngược lại, khi phạt, cũng phải mang tính xây dựng, không nên mắng mỏ Cảnh cáo nên bắt đầu từ khen ngợi, sau đó chỉ cho nhân viên biết khuyết điểm của họ
Việc cảnh cáo nên chỉ được thực hiện giữa lãnh đạo và nhân viên vi phạm, sao cho các nhân viên khác không biết được Như vậy những nhân viên dưới quyền sẽ sợ nhưng lại kính trọng lãnh đạo doanh nghiệp Nếu cảnh cáo thiếu công bằng, chưa xác đáng thì sẽ gây ra sự phản cảm của nhân viên Cảnh cáo công khai trước tập thể nhân viên được coi là mức phạt cao nhất và chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả
8/ Lịch thiệp, niềm nở, tế nhị :
Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lòng kính trọng đối với bản thân và người khác Những mệnh lệnh được đưa ra trong doanh nghiệp dưới dạng lịch thiệp thường mang lại hiệu quả cao hơn là mệnh lệnh không tôn trọng người khác Con người, bao giờ cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo -một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm nở
Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra cho mình thói quen chủ động giao tiếp thân ái, niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện Lịch thiệp khác hẳn với sự xun xoe, nịnh bợ và tâng bốc
9/ Tính hài hước :
Người lãnh đạo cần có tính hài hước Hài hước không làm tổn hại danh
dự của người lãnh đạo Hài hước là phẩm chất nói lên nhân sinh quan đúng đắn và tinh thần phấn khởi Trong môi trường kinh doanh đầy sức
ép và căng thẳng như ngày nay, tinh thần phấn khởi bao giờ cũng là nhân tố thúc đẩy sự năng động, sáng tạo và hiệu quả
Hài hước là dấu hiệu của mối quan hệ hữu ái, tốt đẹp, là điềm báo dấu hiệu nổi tiếng của con người
10/ Biết nói và nghe :
Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết nói hay, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ phải là nhà hùng biện Nói hay là biết nói ngắn gọn, rõ ràng,
Trang 12khúc triết, chính xác và trình bày gãy gọn ý nghĩ của mình Người lãnh đạo không thể không biết trình bày những điều cần thiết bằng những câunói rõ ràng, ngắn gọn và thông minh
Biết lắng nghe, nói cách khác, biết nghe người khác, cũng là một phẩm chất không thể thiếu Phải biết gọi người khác đến nói chuyện, biết cách giải trừ căng thẳng về tinh thần, biết nêu ra câu hỏi và biết đặt các câu hỏi cảm thông, biết cách “tước được vũ khí” của người đối diện
12/ Nhận biết đặc điểm của nhân viên :
Đây là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với những tổ chức lớn, nơi có khả năng “không thấy được con người”
Biết nhận biết con người, thấy được đặc điểm cá nhân của từng người, gọi họ theo tên, hỏi họ về việc riêng tư, chào hỏi, chúc mừng ngày sinh nhật, lễ, Tết, là một phương pháp hữu hiệu nâng cao tinh thần, tạo bầu không khí hữu nghị, tốt đẹp trong hoạt động của doanh nghiệp
CHƯƠNG III: Các bài học từ thực tiễn
I Bí quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản :
Có rất nhiều chiến lược, bí quyết quản trị doanh nghiệp khác nhau,
nhưng theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thì điều này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm thực tế của mỗi công ty, trình độ và khả năng nhận thức của mỗi nhà quản trị