phát triển văn hóa Đọc trong các trường Đại học là một vấn đề có ý nghĩa chiến lượccủa Đảng, Nhà nước cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo để góp phần thực hiệnmục tiêu nâng cao dân trí, đ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ ĐỨC DUY
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h ttp://ww w .lrc.tnu edu v n
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ ĐỨC DUY
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌCCHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Thành Kỉnh
Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h ttp://ww w .lrc.tnu edu v n
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Phát triển văn hóaĐọc cho sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN” Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiêncứu của mình
Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – Nguyễn ThànhKỉnh- người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu vàthực hiện luận văn này
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán bộ, giáoviên thuộc các phòng, ban, khoa, tổ bộ môn, các đoàn thể, các em sinh viên trongTrường ĐHKH - ĐHTN đã giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu xót.Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoànthiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015
Tác giả
Lê Đức Duy
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
h ttp://ww w .lrc.tnu edu v n
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Lê Đức Duy
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
h ttp://ww w .lrc.tnu edu v n
MỤC LỤC
Trang
i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC
LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học .3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại nước ngoài 6
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại Việt Nam 7
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 9
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Trang 71.2.3 Văn hóa Đọc 11
1.2.4 Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 14
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA ĐỌC 14
1.3.1 Vai trò của văn hóa Đọc 14
1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa Đọc với văn hóa nhà trường 16
1.3.3 Các yếu tố tạo thành văn hóa Đọc 16
1.4 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 22
1.4.1 Tầm quan trọng của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 22
1.4.2 Cơ sở pháp lý của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 23
1.4.3 Mục tiêu phát triển văn hóa Đọc 24
1.4.4 Nội dung phát triển văn hóa Đọc 25
1.4.5 Các phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc 28
1.4.6 Hiệu trưởng nhà trường và các lực lượng trong phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 31
1.4.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC– ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 40
2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 40
2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 40
2.1.2 Tổ chức nghiên cứu 41
2.1.2.1 Mục đích khảo sát 41
2.1.2.2 Đối tượng khảo sát 41
2.1.2.3 Nội dung khảo sát 41
2.1.2.4 Phương pháp khảo sát 41
Trang 82.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 42
2.2.1 Nhận thức của sinh viên về văn hóa Đọc 42
2.2.2 Thói quen đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học 45
2.2.3 Văn hóa ứng xử của sinh viên trong quá trình sử dụng tài liệu đọc 58
2.2.4 Những thuận lợi của sinh viên trong đọc sách 59
2.2.5 Những khó khăn của sinh viên trong đọc sách 62
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKH – ĐHTN 64
2.3.1 Tổ chức hình thành ý thức đọc sách cho sinh viên 64
2.3.2 Thực trạng huy động các nguồn lực để hình thành thói quen đọc sách cho sinh viên trường ĐHKH 66
2.3.3 Thực trạng phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên trường ĐHKH 69
2.3.4 Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 70
2.3.5 Môi trường đọc sách và phát triển môi trường đọc sách cho sinh viên trường ĐHKH 73
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 74
2.4.1 Những điểm mạnh 74
2.4.2 Những điểm yếu 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐHTN 77
3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 77
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 77
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực 77
Trang 93.1.3 Nguyên tắc đảm bảo hệ thống 77
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 78
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giảng viên và sinh viên .78
3.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN 78
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự học, tự nghiên cứu .79
3.2.2 Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên 81
3.2.3 Chỉ đạo giảng viên phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học 83
3.2.4 Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên 85
3.2.5 Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh viên đọc sách 87
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên 89
3.2.7 Mối liên hệ giữa các biện pháp 90
3.3 KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
1 Kết luận 96
2 Khuyến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ
GV : Giảng viên / Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhận thức về văn hóa Đọc của sinh viên 43
Bảng 2.2: Vai trò của việc đọc sách đối với sinh viên 45
Bảng 2.3: Loại tài liệu và mức độ quan tâm của sinh viên trong quá trình đọc 51
Bảng 2.4: Địa điểm tìm kiếm thông tin của sinh viên trường ĐHKH – ĐHTN 54
Bảng 2.5: Lý do sinh viên tới thư viện 61
Bảng 2.6: Ý kiến của sinh viên về tinh thần và thái độ của nhân viên thư viện 62
Bảng 2.7: Các biện pháp hình thành ý thức đọc sách cho sinh viên 65
Bảng 2.8: Các biện pháp huy động nguồn lực hình thành thói quen đọc sách cho sinh viên 67
Bảng 2.9: Các biện pháp phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên 69
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 93
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Năng lực của một giảng viên đại học 82
Hình 3.2: Sơ đồ mối liên quan giữa các biện pháp 95
Trang Biểu đồ 2.1: Thời gian đọc sách mỗi ngày 46
Biểu đồ 2.2: Thời điểm đọc sách trong ngày của sinh viên 47
Biểu đồ 2.3: Nội dung và mức độ sử dụng tài liệu của sinh viên 49
Biểu đồ 2.4: Mục đích đọc tài liệu của sinh viên 52
Biểu đồ 2.5: Tư thế khi đọc tài liệu của sinh viên 56
Biểu đồ 2.6: Phương pháp đọc sách của sinh viên 57
Biểu đồ 2.7: Thói quen lưu giữ tài liệu của sinh viên 58
Biểu đồ 2.8: Mức độ thư viện đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên 60
Trang 13Ở Việt Nam trong những năm gần đây, văn hóa tổ chức đã được nhận diện nhưmột tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp Điều
đó chứng tỏ khai niệm văn hóa tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng các
tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa tổ chức Và hơn bất cứ tổ chứcnào trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hóa cao nhất; là nơihội tụ, kết tinh văn hóa để đào tạo ra những chuẩn mực văn hóa cho xã hội
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển vănhóa Đọc trong nhân dân đã xác định “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa Đọc củacác tầng lớp nhân dân… Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loạiphòng đọc, trước hết ở cơ sở” (Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thưTrung ương Đảng Khóa IX) Tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng
đã yêu cầu: “Lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước làm mục tiêu lựa chọn sách, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấp kịp thờicho bạn đọc Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệuquả thế hệ đọc tương lai”
Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường Đại học phải
có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đàotạo, khoa học và công nghệ” Hệ thống thư viện, giáo trình, tài liệu là một trongnhững tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường Đại học; Là điều kiệnquan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học Như vậy có thể thấy
Trang 14phát triển văn hóa Đọc trong các trường Đại học là một vấn đề có ý nghĩa chiến lượccủa Đảng, Nhà nước cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo để góp phần thực hiệnmục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Hiện các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước đã chuyển đổi từ phương thứcđào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Lấy người họclàm trung tâm; Giảm số giờ lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thí nghiệm, thực hành,
tự học; Tích cực hóa quá trình dạy học, sinh viên chủ động tự học, tự nghiên cứu Đểgiải quyết tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi sinh viên cần được trang bị kiến thức sửdụng thông tin, có phương pháp đọc sách và tự nghiên cứu sách, hình thành văn hóaĐọc
Văn hóa Đọc được cấu thành từ 3 yếu tố đó là: thói quen đọc, phương pháp đọc
và kỹ năng đọc (GS Chu Hảo – Hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục”) Văn hóaĐọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thức,hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của cộng đồng xã hội
Đất nước Việt Nam với một nền văn hiến lâu đời, trọng sự học, đặc biệt là việcđọc sách Nhưng ngày nay, văn hóa Đọc đang dần bị lấn áp bởi các phương thức giảitrí như game online, mạng xã hội thì việc đọc sách dần đang thất thế, nhất là với giớitrẻ
Thực trạng trong những năm gần đây đó là xu hướng lười đọc sách, ngại đọcsách và sự phai nhạt thói quen đọc sách của cộng đồng, trong đó đáng chú ý đến giớitrẻ nói chung và sinh viên trường Đại học Khoa học nói riêng Sinh viên ít nghe nóihoặc có nghe nói nhưng không hiểu thế nào là “văn hóa Đọc” Sinh viên thụ độngtrong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo để tìm kiến thức phục vụ cho việc tựhọc và nghiên cứu khoa học Chỉ học và đọc khi kì thi tới gần, chưa có văn hóa Đọcđũng nghĩa
Nhà trường chưa có chiến lược phát triển văn hóa Đọc; Công tác tuyên truyền,hướng dẫn, phát động phong trào đọc sách trong sinh viên chưa thường xuyên
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển văn hóa Đọc cho sinh
viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp
Trang 153 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình đọc sách và sử dụng sách, tài liệu của sinh viên trường đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp quản lý nhằm phát triển văn hóa Đọc của sinh viên trường Đạihọc Khoa học – Đại học Thái Nguyên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sởlý luận về phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học
- Khảo sátthực trạng đọc sách, phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đạihọc Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm phát triển văn hóa Đọc cho sinh viêntrường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
5 Giả thuyết khoa học
Việc đọc sách bị hạn chế bởi nhiều yếu tố Nếu tìm được những biện pháp tácđộng thích hợp sẽ kích thích nhu cầu đọc sách và phát triển được văn hóa Đọc trongsinh viên, nâng cao hiệu quả của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Trang 167 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quanđiểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa Đọc, về công tác sách, báo, tài liệu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về văn hóa nhà trường, việc đọc vàvăn hóa Đọc
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận địnhhướng quy trình, phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tàiliệu Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thốnghóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo, tạpchí về các vấn đề liên quan đến đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra
- Sử dụng trắc nghiệm để điều tra nhu cầu, thói quen, phương pháp và kỹ năngđọc sách, tài liệu của sinh viên hiện nay
Trang 178 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học.
Chương 2: Thực trạng phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
Chương 3: Các biện pháp phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên ở trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên.
Trang 18CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Văn hoá đọc gần đây đã được nhiều người đề cập với ý nghĩa là một hoạt độngvăn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận và xử lýthông tin, tri thức một cách khoa học và bổ ích Văn hoá đọc góp phần to lớn vào việcbồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người Để tônvinh những giá trị mà văn hóa Đọc mang lại, đã có bài báo khẳng định “Đọc sách làhành trình của trí tuệ và tâm hồn”, “Đọc sách là biểu tượng của văn hóa và văn minh”hay một trang web quen thuộc với bạn đọc đăng tải những thông tin về vấn đề đọcsách và văn hóa Đọc đó là http:// sachha y.co m
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại nước ngoài
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa Đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của ĐạiHội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức vănhoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm
“Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day) [12], trong đó
nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách
và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ Ngày này được
tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏamãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiềuđóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại Đây cũng là dịp thểhiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học, các thư viện,các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quanthông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả
Từ nhiều năm nay, tại các quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi các hoạt độngquảng bá cho ngày đọc sách được trình diễn khắp nơi trên đường phố, trên cácphương tiện giao thông cộng cộng, trong giảng đường, thư viện, … Tiêu biểu nghiêncứu văn hóa Đọc ở Đức cho thấy văn hóa Đọc Ðức đã có một sự phát triển liên tục,
Trang 19bén rễ sâu xa trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần người Ðức Hội chợ sáchLeipzip, một truyền thống giao lưu văn hóa Đọc từ thế kỷ 17, được tổ chức vào tháng
3 mỗi năm cũng đang thu hút một số lượng lớn người triển lãm Trên thế giới đã thiếtlập “một ngày tôn vinh để giữ gìn và phát triển văn hóa Đọc” vào 23/04 hàng năm
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại Việt Nam
Tại Việt Nam những năm gần đây, văn hóa Đọc đã thu hút sự quan tâm của các
cơ quan quản lý của nhà nước và nhiều nhà nghiên cứu Chính vì vậy, đã có rất nhiềuhoạt động nhằm phát triển văn hóa Đọc và các công trình nghiên cứu về văn hóa Đọc.Tại Việt Nam, Ngày đọc sách thế giới được tổ chức hàng năm doHội đồng Anh(British Council) khởi xướng từ năm 1996 ,Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội –L’espace cũng có nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực để tuyên truyền cho văn hoáđọc Những năm gần đây Bộ Văn Hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đãquyêt địnhchọn ngày 23/4 hàng năm làm ngày hội đọc sách của Việt Nam, do Thư viện Quốcgia làm chủ trì nhằm khuyến khích, đưa phong trào đọc sách, báo trở thành thành nétđẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ đất nước giao lưu, hội nhập quốc
tế Mong muốn“Ngày hội đọc sách” sẽ lan toả khắp cả 64 tỉnh thành nhằm thúc đẩy
và tôn vinh những ngành nghề liên quan đến sách báo và tri thức như :Thư viện, Xuấtbản, phát hành để sách báo trở thành những người bạn thân thiết của mỗi ngườihơn
Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Địnhhướng và giải pháp phát triển văn hóa Đọc ở Việt Nam” Ngoài ra, Bộ còn xây dựng
dự thảo Đề án “Phát triển văn hóa Đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020, tầmnhìn 2030” Đề án là bước cụ thể hóa thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đếnnăm 2020 với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xâydựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của văn hóa Đọctrong đời sống xã hội Nhiều nhà nghiên cứu tự đặt ra những câu hỏi “Thế kỷ XXI,liệu văn hóa Đọc có còn nữa không?”, “Người Việt có “văn hóa Đọc”?”, “Văn hóaĐọc có cần báo động?”
Trang 20Để trả lời được câu hỏi đặt ra, đã có không ít bài viết tìm hiểu về văn hóa Đọcthời đại hiện nay: “Văn hóa Đọc, một cảm nhận” trên Tạp chí Sách và Đời sống;
“Văn hóa Đọc và phát triển văn hóa Đọc ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Viêm– Thư viện Quốc Gia Việt Nam; “Đọc và văn hóa Đọc trước - 10 - ngưỡng cửa thôngtin” của tác giả Phạm Văn Tình đăng trên Tạp chí Thư viện số 3/2006; bài viết “Vănhóa Đọc: Cơ hội và thách thức” của sinh viên Phạm Đức -Sinh viên trường Đại họcVăn hiến Thành phố Hồ Chí Minh, “Cảm nhận về văn hóa Đọc” của tác giả NguyễnQuang A – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS hay bài báo cáo “Văn hóaĐọc của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội trước ngưỡng cửa công nghệthông tin” của Nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động – Xãhội năm 2011 Về vấn đề phát triển văn hóa Đọc, nhiều đề tài luận văn thạc sỹ đãnghiên cứu như: “Văn hóa Đọc trong thanh niên hiện nay (trường hợp tỉnh KhánhHòa)” của học viên Nguyễn Thị Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ khoa văn hóa họctrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ ChíMinh, năm 2009; “Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bảnsách phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hoá đọc tại các vùng miền” của tác giả
Đỗ Kim Thịnh, Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông, đề tài khoa học năm2009; “Tăng cường và mở rộng phong trào đọc sách báo ở nông thôn tỉnh HậuGiang” của tác giả Võ Thị Thu Hương, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, TrườngĐại học Văn hoá, năm 2006; “Thực trạng văn hóa Đọc của thanh thiếu niên tại BìnhDương hiện nay” của học viên Nguyễn Văn Thục, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn cấp tỉnh, năm 2011; “Văn hóa Đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông”của Nguyễn Hữu Giới đăng trên Tạp chí Văn nghệ, “Văn hóa Đọc cho trẻ - Người lớn
ưu tư gì?” của Liên Giang đăng trên báo Giáo dục và thời đại online “Văn hóa Đọc –nên bắt đầu từ gốc” của Trương Minh đăng trên báo Tuổi trẻ online…
Trong giới thư viện học đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa đọc như
“Đẩy mạnh văn hóa đọc trong thời đại Công nghệ thông tin” của Trần Văn Hà [2];
“Văn hóa đọc và vấn đề đặt ra hiện nay” của Phạm Thanh Tâm [5]; “Bàn thêm về vănhóa đọc” của tác giả Lê Văn Bài [1]; “Giáo dục văn hóa đọc cho lứa tuổi thiếu nhi”
Trang 21của TS Trần Thị Minh Nguyệt [4] cũng như các công trình nghiên cứu khác được trình bày tại tọa đàm về văn hóa đọc của người Việt Nam [6].
Một số Luận văn Thạc sĩ văn hóa Đọc và thư viện học đề cập tới văn hóa Đọcnhư: “Phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân” của học viên
Đỗ Thu Thơm, chuyên ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội [8]; “Văn hóa Đọc của sinh viên Đại họcQuốc gia Hà Nội” (2014) của Nguyễn Thị Thanh Thủy [9], “Xây dựng và phát triểnvăn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội” (2014) của Lê ThịHòa [3]…
Các công trình nói trên nhìn chung đều đề cập tới sự quan tâm, nhu cầu và vàitrò của văn hóa Đọc đối với sinh viên hoặc nghiên cứu thực trạng văn hóa Đọc củasinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội Tuy nhiên cho tới nay, chưa có công trìnhnào đề cập tới phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên Trường ĐHKH – ĐHTN
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Văn hóa
Có nhiều định nghĩa về văn hoá Năm 1952, Alfred Kroeber và ClydeKluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy không dưới 164 định nghĩa về văn hóa Sự khác nhaucủa chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng,các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này Tại Hội nghị Quốc tế cácnhà văn học họp tại Mehico do Unesco tổ chức năm 1982, trên cơ sở của 200 địnhnghĩa khác nhau của văn hóa, bản tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận mộtquan niệm về văn hóa như sau: “ Trong ý nghĩa rộng nhất văn hóa là tổng thể nhữngnét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và vănchương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giátrị, những tập tục và tín ngưỡng” [11] Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì văn hóa làmột hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa chính là sảnphẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kếthừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người
Trang 22Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơbản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả vềvật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạnlịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môitrường tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội.
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh củađời sống trong xã hội.Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạonên bộ mặt chung nhất của hệ thống văn hóa, còn những biểu hiện cụ thể của văn hóanói chung và của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thông qua các loại hình vănhóa
1.2.2 Văn hóa nhà trường
Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất hiệnnhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khíacạnh khác Tuy nhiên, tư trưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa là VHNT chính làvăn hoá mộttổ chức
Hệ thống giá trị không phải là cái tự nhiên mà có, nó được hình thành một cáchlâu dài, từ từ, ổn định và được các thành viên thừa nhận, chấp nhận Do đặc thù mà hệthống giá trị văn hóa của nhà trường này khác với hệ thống giá trị văn hóa của nhàtrường khác
Hệ thống giá trị của VHNT bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinhthần, nó tồn tại dưới dạng thức khác nhau như:những tồn tại vật lý bao gồm cấu trúc,những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh nhà trường, đồng phụccủa nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ nghi, các hoạt động văn hóa vàhọc tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị tinh thần, những tồn tại tinh thần
- phi vật thể như truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối vớinhà trường, bầu không khí tâm lý - Kent.D.Peterson cho rằng: “Văn hóa nhà trường
là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng
và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường” [11]
Stephen Stolp cho rằng: Văn hóa nhà trường như là “một cấu trúc, một quá trình
và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và học sinh đến việc
Trang 23giảng dạy và học tập có hiệu quả” [11] - Elizabeth R Hinde cho rằng văn hóa nhàtrường không phải là một thực thể tĩnh Nó luôn được hình thành và định hình thôngqua các tương tác với người khác và thông qua những hành động đáp lại trong cuộcsống nói chung (Finnanm 2000) Văn hóa nhà trường phát triển ngay khi các thànhviên tương tác với nhau, với học sinh và với cộng đồng Nó trở thành chỉ dẫn chohành vi giữa các thành viên của nhà trường Văn hóa được định hình bởi những tươngtác với con người và hành động của họ được chỉ đạo bởi văn hóa Đó là một vòngtròn tự lặp đi lặp lại [11] Tóm lại, từ những định nghĩa trên chúng ta dễ dàng nhậnthấy: - VHNT bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những cái có thể sử dụngđược và bầu không khí làm việc (biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu, quy tắc,những mong đợi…).
Khái niệm VHNT được các tác giả phương Tây hiểu rộng hơn nhiều so với việcchỉ đạo ra một môi trường học tập hiệu quả Chúng tập trung nhiều đến các giá trị cốtlõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS Nó liênquan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, HS, cha mẹ HS và CB cộngđồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường
Thuật ngữ văn hóa Đọc được sử dụng rộng rãi, nhưng cách hiểu về văn hóa Đọclại rất khác nhau, dẫn tới tình những định nghĩa chưa thống nhất nhưng nhìn chung,văn hóa Đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp:
+ Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cánhân, của cộng đồng xã hội và các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước Nhưvậy, văn hóa Đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là balớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau
Trang 24+ Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị, chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng xử,giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹnăng đọc [10, tr 1-2]
Theo GS TS Hoàng Nam : “ Văn hóa Đọc được hình thành từ lâu đời trong lịch
sử, là một bước tiến quan trọng của lịch sử văn minh nhân loại Điều kiện tiên quyếtcho văn hóa Đọc là phải biết chữ và biết tiếng mà chữ đó thể hiện” Theo ông, vănhóa Đọc gắn liền với chữ viết và nghề in”
Theo tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, xét trên bình diện phát triển văn minh nhânloại văn hóa Đọc gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của chữ viết; xét trên bìnhdiện cá nhân văn hóa Đọc biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của con người (vănhóa)
Trong bài “Văn hóa Đọc và phát triển văn hóa Đọc ở Việt Nam”, Nguyễn HữuViêm cho rằng “Van hóa Đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và mộtnghĩa hẹp Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực của cộng đồng
và của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước… còn ở nghĩa hẹp, đó làcách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Nghĩa là văn hóa Đọc gắnliền với ứng xử đọc, giá trị và chuẩn mực đọc của cá nhân và xã hội”
Xem xét văn hóa Đọc theo nghĩa hẹp, tức là xét dưới góc độ văn hóa hành vicủa con người, cũng có nhiều quan điểm khác nhau
Thủy Linh trong bài “Văn hóa Đọc, sức sống bền lâu” lại cho rằng: “ văn hóaĐọc, nôm na hiểu rằng, biết cách đọc, biết cách cảm thụ, biết thu lượn những tri thức,lối sống từ những con chữ, từ những điều chuyển tải sau con chữ, để biết sống tốt đẹphơn, xây dựng một xã hội văn hóa và những con người văn hóa” và rằng văn hóa Đọc
là một kênh giao tiếp quan trọng trong đời sống con người thông qua con đường tiếpnhận đọc, con người có thể trao đổi và thu nhận thông tin
Theo ThS Chu Vân Khánh, văn hóa Đọc là một loại hình hoạt động văn hóa,bởi lẽ: Đọc sách là tiêu thụ, quảng bá những giá trị văn hóa vá các giá trị từ sách báo
mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên
Trang 25những giá trị mới Vì vậy, có thể xem văn hóa Đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng xã hội.
Th.S Bùi Văn Vượng lại coi thuật ngữ văn hóa Đọc là đọc sách có văn hóa hayxây dựng một xa hội đọc sách
Theo TS Lê Văn Viết, quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào
đó thì mới được coi là văn hóa Đọc [13, tr 2]
Như vậy, văn hóa Đọc có thể hiểu một cách khái quát là cách thức ứng xử vàđánh giá đọc của mỗi cá nhân thông qua thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọccủa bản thân
Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin, con người ngày càng tiếp xúc vớicác phương tiện truyền thông hiện đại, nhiều ý kiến lo ngại rằng văn hóa nghê nìn sẽngày càng lấn lướt văn hóa Đọc Thậm chí nhiều người đổ lỗi cho sự phát triển củacông nghệ đã khiến cho văn hóa Đọc ngày càng bị lãng quên Tuy nhiên, xu hướngthế giới cho thấy, việc ra đời sách điện tử không hề làm mất đi văn hóa Đọc mà thậmchí bởi sự tiện dụng, sách điện tử còn làm cho số người đọc sách tăng lên Chúng takhông nên gạt bỏ một công nghệ hiện đại khi mà nó hoàn toàn có khả năng thúc đẩyvăn hóa Đọc phát triển Bởi lẽ các loại hình văn hóa khác như văn hóa nghe nhìn,không thể lấn át văn hóa Đọc mà chúng chỉ bổ sung cho nhau, mỗi loại hình có mộtthể mạnh riêng Văn hóa Đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá
và tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn không thểlàm được Trong khi văn hóa nghe nhìn lấy đi sự sáng tạo, trí tưởng tượng thì văn hóaĐọc lại làm giàu thêm những thứ đó Đọc sách vẫn luôn được coi là một cách thưởngthức văn hóa sang trọng và có chiều sâu Vì thế chúng ta không cần quá lo lắng việctrong xã hội phát triển văn hóa Đọc sẽ mất đi, cái cần làm là chúng ta hãy mở rộnghơn những cách tiếp cận việc đọc
Theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận văn tác giả luận văn quan niệm văn hóaĐọc là ứng xử, giá trị, chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, nó phản ánh thói quen đọc, sởthích đọc và kỹ năng đọc
Trang 261.2.4 Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin: Phát triển là khuynh hướng vận động đãxác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn
- Theo từ điển Xã hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phươnghướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sựchuyển biến sang một trình độ mới Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, lànguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưuđộng, biến đổi
- Theo tác giả Fran Emanuel Weinert: Phát triển là sự trải qua, tăng trưởng haylớn lên tự nhiên, phân hoá hoặc tiến hoá tự nhiên với những thay đổi liên tục kế tiếpnhau
Từ các quan điểm trên cho thấy quá trình phát triển văn hóa Đọccho sinh viêntrong thời gian dài dưới sự tác động, định hướng của các lực lượng giáo dục trong,ngoài nhà trường và sự tự rèn luyện của bản thân sinh viên Về bản chất là quá trìnhbiến đổi về mặt nhận thức và các kĩ năng, thái độ của SV trong quá trình đọc sách từthấp đến cao theo chiều hướng hoàn thiện dần thông qua con đường học tập, nghiêncứu, tự nghiên cứu, tự rèn luyện Hay nói một cách khác phát triển văn hóa đọc chosinh viên là dưới tác động của các lực lượng và môi trường giáo dục làm thay đổinhận thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên trong quá trình đọc sách đi từ thấp đến caotheo chiều hướng ngày càng hoàn thiện
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA ĐỌC
1.3.1 Vai trò của văn hóa Đọc
Từ thực tế cuộc sống và thực tế giáo dục có thể khẳng định rằng văn hóa Đọc cóvai trò đặc biệt trong mọi hoạt động và sự phát triển của sinh viên (trong hoạt độnggiáo dục và tự giáo dục, trong hoạt động giải trí, cập nhật thông tin, trong hoạt động
và sự phát triển văn hóa …)
Trang 27- Trong hoạt động và sự phát triển văn hóa Đọc sách là giúp sinh viên mở mangtầm mắt, hiểu biết về giá trị văn hóa dân tộc và trên thế giới, mà trên ghế nhà trườngkhông thể cung cấp đủ cho sinh viên.
- Văn hóa Đọc bản chất là hình thức tự học Chính vì vậy, việc đọc sách giúpmỗi con người sẽ tự hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách tức là có đủ phẩm chấtđạo đức, có tài và năng lực, có đầy đủ những kỹ năng để bắt nhịp cuộc sống Để mìnhsáng hơn và hoàn thiện người hơn
+ Văn hóa Đọc giúp hình thành thế giới quan khoa học hoàn chỉnh Nhờ đó,sinh viên có cái nhìn, đánh giá đúng đắn sự việc trong mọi hoạt động sống của mình.+ Văn hóa Đọc hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu những nội dung, môn học tạitrường Đặc biệt hiện nay, với phương pháp đào tạo theo tín chỉ, trên lớp thầy cô chỉhướng dẫn nội dung, chỉ chỗ tài liệu và sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu vấn đề.Chính vì vậy, để có kết quả học tập tốt trên ghế nhà trường, sinh viên phải nỗ lựctrong việc tự học và văn hóa Đọc chính là công cụ, là phương tiện giúp cho sinh viênhoàn thành nhiệm vụ và đạt được đỉnh cao
+ Ngoài trường học, văn hóa Đọc là hình thức tự học giúp cho sinh viên học tậpsuốt đời Sau khi tốt nghiệp, hành trang vào đời của sinh viên chỉ được chuẩn bịnhững kiến thức cơ bản, còn những kiến thức cao hơn, những kinh nghiệm, những kỹnăng nghề nghiệp, kỹ năng sống… còn phải được bổ sung, phát triển Đọc sách là conđường chính để sinh viên học tập suốt đời
+ Rèn luyện ngôn ngữ, giao tiếp Văn hóa Đọc là phương tiện để rèn luyện ngônngữ Ngôn ngữ trong tài liệu là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ đãđược chuẩn hóa Thông qua đọc tài liệu, có thể bổ sung vốn từ vựng, làm phong phúngôn ngữ của mình, đó là cơ sở tốt để phát triển tư duy, phát triển nhận thức Qua đógiúp sinh viên có được những kỹ năng trong giao tiếp
+ Đạo đức, lối sống và ứng xử Văn hóa Đọc giúp tiếp thu những phẩm chất tốtđẹp của con người, như tình yêu thương cha mẹ anh em; tình yêu đồng loại, sự hysinh vì hạnh phúc của con người,…; giúp họ trở thành con người hiếu thảo trong giađình, người công dân tốt của xã hội
Trang 28Tóm lại, văn hóa Đọc giúp nâng cao trình độ, phát triển toàn diện về năng lựccủa sinh viên trong mọi hoạt động tồn tại và phát triển của cá nhân: năng lực nghềnghiệp, năng lực nghiên cứu, năng lực giao tiếp…
1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa Đọc với văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất hiệnnhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khíacạnh khác Tuy nhiên nói đến VHNT là nói đến một hiện tượng khách quan, là sựtổng hòa của tất cả các khía cạnh vật chất và tinh thần của một nhà trường
Trong quá trình phát triển và hội nhập hôm nay, quan điểm giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh luôn cần sự đổi mới để góp phần xây dựng văn hóa học đườnglành mạnh trong sáng phù hợp với môi trường giáo dục của thời đại toàn cầu hóa.Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”, các nhà trường đã xây dựng 5 văn hóa: Văn hóa chào, văn hóa xếphàng, văn hóa đọc, văn hóa tiết kiệm, văn hóa bảo vệ môi trường để góp phần pháttriển văn hóa nhà trường
Văn hóa đọc là một thành phần của văn hóa nhà trường, cấu thành lên văn hóanhà trường Cũng như những dạng thức văn hóa khác, văn hóa đọc không thể tự nhiênhình thành và phát triển mà đòi hỏi phải có quá trình với sự dày công xây dựng, vunđắp, đặc biệt khi đọc là một kỹ năng phải rèn luyện qua trường lớp Trong nhà trườngphổ thông, văn học là môn học giữ vai trò quan trọng, chủ đạo trong việc xây dựng vànuôi dưỡng văn hóa đọc cho học sinh
1.3.3 Các yếu tố tạo thành văn hóa Đọc
Xuất phát từ định nghĩa văn hóa Đọc cho thấy văn hóa Đọc được cấu thành từnhững yếu tố như: nhu cầu đọc, thói quen đọc và sở thích đọc, kỹ năng đọc và vănhóa ứng xử với tài liệu
Trang 29a Nhu cầu đọc
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý trong cấu trúc tâm lý chung của con người.Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việctiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của conngười Nói cách khác, nhu cầu đọc là thái độ của chủ thể với việc đọc như một hoạtđộng sống không thể thiếu được
Yêu cầu đọc là biểu hiện cụ thể của nhu cầu đọc Khi người đọc đã xác địnhđược đối tượng, tài liệu cụ thể thỏa mãn được nhu cầu của mình thì họ đưa ra yêu cầutương ứng Yêu cầu tương tự sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần ở những đối tượng cụ thể khácnhau Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt yêu cầu đọc không phản ánh nhu cầu
mà xuất phát từ yêu cầu công việc đột xuất Ví dụ, để thực hiện bài tập của một mônhọc ở một thời điểm cụ thể nào đó [2 ,tr.69]
Nhu cầu đọc bắt nguồn từ yêu cầu tiếp nhận thông tin khi con người tham giacác hoạt động sống khác nhau nhưng nó chỉ thực sự hình thành với điều kiện chủ thể
có khả năng giải mã thông tin được mã hóa trong tài liệu Khi đòi hỏi đối với việc đọctrở nên cấp bách, thường xuyên, nhu cầu đọc xuất hiện
Nhu cầu đọc bao giờ cũng gắn liền với số lượng và chất lượng tài liệu được lưuhành trong một xã hội cụ thể Thư viện là nơi lưu trữ và truyền tải tri thức thông quavốn tài liệu và công tác phục vụ bạn đọc, vì vậy nhu cầu đọc là nguồn gốc của hoạtđộng thư viện Hoạt động thư viện không thể tồn tại và phát triển ở những nơi không
có nhu cầu đọc
b Thói quen và sở thích đọc
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có Phản xạ cóđiều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lặp lạinhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi địnhhình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó khôngsẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhântrong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyênnhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.[19, tr.1]
Trang 30Sở thích hay còn gọi là thú vui, thú tiêu khiển là những hoạt động thường xuyênhoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảngthời gian thư giãn, sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích với một đốitượng sống nhất định [18, tr.1]
Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ýnghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó (theo định nghĩa củaTâm lý học) Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nộidung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú Hứng thú làm nảy sinh khátvọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Nhưvậy, hứng thú đọc là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động đọcsách, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cánhân
Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việcthay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn Có những thói qune đượchình thành từ hứng thú về một hoạt động nào đó hay từ những sở thích của bản thân
Vì vậy, trên khía cạnh lợi ích và tác hại của hành động mang lại mà có thể chia thóiquen thành hai loại là thói quen tốt và thói quen xấu
Thói quen đọc hay sở thích đọc là một hoạt động hay mối quan tâm của conngười liên quan đến việc đọc sách, báo, tài liệu có tính chất lặp lại nhiều lần trongthời gian rảnh rỗi nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân
Có những thói quen độc sách bắt nguồn từ việc đọc sách thường xuyên trongthời gian dài (ví dụ nhu một ngày luôn dành từ 2 đến 3 giờ để đọc sách hay từ hứngthú đọc một loại sách nhất định như truyện tranh, tiểu thuyết, sách văn học, sách vềkhoa học viễn tưởng,…) Vì vậy, nhu cầu đọc và hứng thú đọc là nhân tố kích thíchhoạt động đọc làm cho hoạt động đọc đạt hiệu quả cao (tăng cường sự chú ý, cường
độ đọc cao, có sự tham gia đến mức tối ưu của các quá trình tư duy, tưởng tượng, trínhớ) dẫn tới việc thụ cảm tài liệu ở mức độ cao
Ngày nay, giới trẻ nói chung, sinh viên nói riêng ngày càng tiếp cận nhiều hơnvới các loại hình truyền thông đa phương tiện, trở nên “lười” đọc sách, thư viện cũng
Trang 31vì vậy ngày càng vắng bóng sinh viên Bạn đọc có xu hướng tìm kiếm một cáchnhanh chóng, ngắn gọn, dễ hiểu thay vì ngồi đọc, nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chépthông tin Như vậy, việc hnh thành thói quen đọc sách và tạo hứng thú đọc cần đượcrèn luyện không chỉ trong môi trường giáo dục gia đình, Nhà trường mà cả sự quantâm cua thư viện.
c Kỹ năng đọc
Việc đọc được miêu tả như một phương tiện giao tiếp và mục tiêu chính của đọc
là hiểu được ý nghĩa của tài liệu in ấn hoặc các tài liệu viết Đọc có nghĩa là “đọc vàhiểu”, nhưng để hiểu được các vấn đề đã đọc thì bản thân mỗi người đọc cần có kỹnăng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng và thường được nhắc đến trongđời sống hằng ngày như kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, kỹnăng mềm,… Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hìnhthành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được do quá trìnhlặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó một cách có ý thức Kỹnăng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng [15, tr.1]
Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục mộthay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo
ra kết quả mong đợi [15, tr.1]
Kỹ năng đọc là một loại kỹ năng mềm, phương thức giúp người đọc có thể tiếpnhận thông tin một cách nhanh nhất Cùng với nhu cầu đọc, hứng thú đọc thì kỹ năngđọc là yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa Đọc
Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra thành 3 loại: kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng sống và kỹ năng làm việc Nếu xét theo liên đới chuyên môn, kỹ năng baogồm: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp
Kỹ năng đọc là thành tố quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa Đọc, là khảnăng hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thànhtri thức, kinh nghiệm của bản thân để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sángtạo trong khi tiến hành các hoạt động sống khác nhau [7, tr.113]
Trang 32Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, năng lực vàmục đích đọc của mỗi cá nhân Trong đó, mục đích đọc là yếu tố quan trọng trongviệc lựa chọn phương pháp đọc phù hợp với yêu cầu đọc Từ đó sẽ giúp chủ thể tránhđược đọc tràn làn, tốn công sức và quản lý thời gian đọc hợp lý.
Để văn hóa Đọc trở thành một chuẩn mực, phải có kỹ năng đọc Kỹ năng đọc là
sự thể hiện những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc Các thaotác tư duy đó là:
- Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vậndụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiêncứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí…)
- Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thưmục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu khác như bách khoa thư, từ điển giảinghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang… và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bảnthân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet)
- Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc(đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp)
- Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả cách ngồi,khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,…
- Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đãđọc như ghi chép, lập một phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn
bè, đồng nghiệp…
- Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc
Trong kỹ năng đọc, yếu tố nào cũng quan trọng, không được coi nhẹ một yếu tốnào Nếu không biết vận dụng các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc,đọc tài liệu nghiên cứu cũng như đọc tài liệu giải trí, không thể tiếp nhận được nộidung sâu sắc của tài liệu nghiên cứu Vì mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc
có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọcđược vào cuộc sống của chính người học [10]
Trang 33Trong giai đoạn hiện này, giáo dục đại học đã chuyển qua đào tạo theo học chếtín chỉ đòi hỏi sinh viên hình thành thói quen tích cực tự học Tức là sinh viên cầnphải “tự nghiên cứu, tìm tòi – tự thể hiện – tự kiểm tra và điều chỉnh” nhằm hìnhthành phẩm chất cần cù, nghiêm túc; không ỷ lại, trông chờ; chủ động, tích cực vàsáng tạo Như vậy, bản thân mỗi sinh viên cần tự rèn luyện cho mình kỹ năng đọc để
có thể đáp ứng được các yêu cầu trong học tập
d Văn hóa ứng xử với tài liệu
Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác trongnhững tình huống xác định Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp màchủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cửchỉ, cách nói năng – tùy thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp caonhất
Vậy, kết hợp với định nghĩa văn hóa ở trên, văn hóa ứng xử là cách mà conngười thể hiện thái độ của mình đối với người khác và với môi trường xung quanh,được biểu hiện qua hình thái của văn hóa nói và văn hóa hành động
Khi nói đến văn hóa ứng xử với tài liệu là nói tới việc bạn thu nhận các thôngtin trong tài liệu bằng cách nào? Bạn đối xử với tài liệu ra sao? Hay nói một cáchkhác là bạn thể hiện sự tôn trọng đối với cuốn sách bạn đang sử dụng như thế nào?Văn hóa ứng xử với tài liệu chính là thái độ và hành động của người đọc đối vớitài liệu trong quá trình đọc Những biểu hiện này phụ thuộc vào tính cách và nhậnthức của mỗi cá nhân bao gồm các thái độ: giữ gìn, khai thác/sử dụng đúng mục đích,không có hành vi làm hư tổn tài liệu Ngoài ra, văn hóa ứng xử với tài liệu còn thểhiện qua tư thế đọc, nơi lưu trữ tài liệu
Đối với sinh viên, là người tiếp xúc với tài liệu thường xuyên trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu, thói quen đọc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ứng xử với tài liệucủa mỗi người Vì vậy, ngoài việc hinh thành thói quen đọc sách hàng ngày, bản thânmỗi người cần tạo cho mình một thái độ trân trọng tài liệu – sản phẩm trí tuệ củanhân loại
Trang 341.4 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.4.1 Tầm quan trọng của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên
Phát triển văn hóa đọc để tiếp thu tri thức của nhân loại, làm giàu thêm tri thứccủa dân tộc và con người Việt Nam Phát triển văn hóa đọc, đồng thời gắn kết và liênthông với phát triển văn hóa, giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng
xã hội học tập hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ pháttriển bền vững đất nước
Các cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo, thư viện và gia đình có trách nhiệmtạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể đọc sách, tham gia vào việc xây dựng môitrường đọc thân thiện Phát triển văn hóa đọc gắn với việc nâng cao dân trí, tạo điềukiện cho người dân tiếp cận với thông tin và tri thức dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng,tạo cơ hội cho việc học tập suốt đời của người dân ở mọi nơi, mọi lúc
Phát triển văn hóa đọc nhằm điều chỉnh các biểu hiện lệch lạc, hình thành thịhiếu lành mạnh, xu hướng đọc đúng đắn, gắn việc đọc với bồi dưỡng lòng yêu nước,góp phần hình thành nên con người có nhân cách, có lối sống lành mạnh, có trí thức,
kỹ năng sống và ý thức tuân thủ pháp luật
Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nhằm hình thành thói quen và phát triểnnhu cầu đọc của mọi tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phong trào học tập trong xã hội,xây dựng thế hệ đọc tương lai, chú trọng tầng lớp thanh, thiếu niên
Nói tóm lại, việc phát triển văn hóa Đọc nói chung và phát triển văn hóa Đọccho sinh viên trong các trường đại học chính là một trong những hoạt động, điều kiệnquan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học, giúp cho các giảng viên, sinh viên đếnvới sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, họctập suốt đời của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội học tập - một trong những mụctiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế
Trang 351.4.2 Cơ sở pháp lý của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúcđẩy sựphát triển kinh tế xã hội Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa –là mộttrong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân cóhiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hộidựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triểnvăn hóa đọc trong nhân dân Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thưTrung ương Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hoá đọc củacác tầng lớp nhân dân… Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loạiphòng đọc, trước hết ở cơ sở” Tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020cũng đã yêu cầu: “Lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước làm mục tiêu lựa chọn sách, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấpkịp thời cho bạn đọc Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng
có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”
Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường đại học phải
có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đàotạo, khoa học và công nghệ Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu có tráchnhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ ở trongnước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quảncác sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận văn, luận án đã bảo vệ tạitrường, các ấn phẩm của trường Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyênngành hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành” Hệ thống thư viện, giáotrình, tài liệu là một trong những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượngtrường đại học; là điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy -học Như vậy có thể thấy phát triển văn hóa đọc trong các các trường đại học là mộtvấn đề có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và
Trang 36đào tạo để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước.
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã chuyển đổi phươngthức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ Đặc điểmcủa đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giảm số giờ lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thínghiệm, thực hành Giờ tự học của sinh viên tăng gấp đôi so với đào tạo theo niênchế Triển khai tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi phải đổi mới phươngpháp dạy - học; chuyển từ cách dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi sang tích cực hóaquá trình dạy học, trong đó giảng viên trình bày những nội dung cơ bản của học phần
và hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu Để giải quyết tốtnhững yêu cầu trên, đòi hỏi sinh viên cần được trang bị kiến thức sử dụng thông tin,
có phương pháp đọc sách và tự nghiên cứu sách, bởi đọc sách chính là cách học tậptốt nhất, là phương tiện cần thiết và hiệu quả nhất để tạo cho mình một cơ sở học vấnvững vàng Bên cạnh đó, giảng viên chính là người chọn lọc và định hướng cho sinhviên đến những giáo trình, tài liệu tham khảo cần thiết để mở rộng kiến thức; cầntham gia nhiều hơn đến các hoạt động thư viện như góp ý, đề xuất bổ sung tài liệu,tận dụng nguồn tài liệu, dịch vụ của thư viện, khuyến khích sinh viên sử dụng tài liệucủa thư viện để đạt được những kết quả: hoàn thiện bộ sưu tập, hiểu rõ hơn về thưviện của trường, có cái nhìn mới về thư viện, sinh viên có thêm kiến thức ngoài giáotrình được quy định
1.4.3 Mục tiêu phát triển văn hóa Đọc
a Mục tiêu 1:
Nâng cao nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò của Văn hóa Đọc; tráchnhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc phát triển Văn hóa Đọc Hình thành thóiquen đọc, để việc đọc trở thành nề nếp trong cuộc sống, học tập, lao động…
b Mục tiêu 2:
Xây dựng định hướng đọc lành mạnh vừa phù hợp nhu cầu đọc của từng sinhviên, vừa phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường
Trang 37c Mục tiêu 3:
Xây dựng môi trường đọc thuận lợi, đảm bảo cho sinh viên các chuyên ngành,các khóa khóa học,… có thể tiếp cận và sử dụng tài liệu, sách báo, thông tin được dễdàng, thuận lợi, phù hợp với nhu cầu đọc đa dạng, luôn thay đổi của sinh viên
1.4.4 Nội dung phát triển văn hóa Đọc
a Tổ chức hình thành ý thức đọc cho sinh viên
Trong kỷ nguyên thông tin và “thế giới phẳng” hiện nay, chất lượng học tập củasinh viên phụ thuộc rất lớn vào việc chuyên cần đọc sách, chọn đúng sách và đọcđúng cách Vì vậy, việc hình thành ý thức đọc là một việc làm quan trọng Ý thức đọcgồm hai nội dung: lựa chọn có ý thức tài liệu cần đọc và có văn hóa ứng xử lànhmạnh với tài liệu đọc
Thông qua hoạt động giảng dạy, đào tạo nhà quản lý cần có những biện pháp đề
ra yêu cầu, nhiệm vụ cho giảng viên về trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn sinh viên trongquá trình chọn sách, đọc sách, cụ thể giảng viên cần hướng dẫn sinh viên những nộidung sau đây:
Lựa chọn có ý thức tài liệu cần đọc là biết lựa chọn những tài liệu đọc có nộidung lành mạnh, phù hợp với nhu cầu công việc, học tập và cuộc sống cũng như nănglực và trình độ hiểu biết của bản thân Theo nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên cần: lựachọn có ý thức tài liệu cần đọc, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đốivới từng loại tài liệu (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí ); địnhhướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân từ tài liệu in cho đến tài liệu trong môitrường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet); đảm bảo được tính hệ thống trongquá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đềđơn giản tới phức tạp); biết cách tiếp nhận một cách tốt nhất nội dung tài liệu đọc;vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc nhưghi chép, trao đổi với bạn bè; vận dụng sáng tạo vào quá trình học tập và cuộc sốngnhững nội dung đã đọc
Trang 38Nhà trường chỉ đạo giảng viên hướng dẫn sinh viên có ý thức tiếp nhận thôngtin phục vụ học tập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: Đọc giáo trình, tài liệu thamkhảo, các công trình nghiên cứu đã công bố, đọc qua Internet.
Nhà quản lý cần xây dựng các chuẩn mực trong đọc sách để rèn luyện văn hóaứng xử lành mạnh với tài liệu đọc cho sinh viên
Văn hóa ứng xử lành mạnh với tài liệu đọc là: ý thức trân trọng, giữ gìn và bảoquản tài liệu Biết trân trọng, giữ gìn cẩn thận những tài liệu đọc cũng như có ý thứcbảo vệ những công trình văn hóa nói chung chính là sự thể hiện ý thức công dân.Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho sinh viên trong việc giữ gìn, bảo quản tài liệu đọccòn góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ cho các em Qua đó, nâng cao nhận thức vềgiá trị của tài liệ đọc với việc học tập và nghiên cứu
b Huy động các nguồn lực tổ chức hình thành thói quen đọc cho sinh viên
Bất cứ ai muốn trở thành con người hoàn chỉnh thỉ phải có hiểu biết, phải đọc.Đọc chính là cách tốt nhất để con người học hỏi, là con đường thường xuyên để pháttriển trí tuệ Và khi đã đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định thì đọc sách cần đượcbiến thành công việc hàng ngày, cũng giống như các vận động viên thể thao phải rènluyện hàng ngày
Để góp phần hình thành thói quen đọc của sinh viên cần nhiều giải pháp đồng
bộ, trước hết, nhà quản lý cần quan tâm đến các nội dung công việc sau đây:
- Xây dựng được ý thức đối với vấn đề đọc sách của sinh viên;
- Tạo điều kiện thuận lợi về không gian đọc,
- Đầu tư nguồn học liệu đáp ứng các sở thích, thị hiếu đa dạng về sách;
- Xây dựng hệ thống thư viện, tài nguyên học liệu,
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc đọc sách;
- Phát triển môi trường đọc sách trong sinh viên nuôi dưỡng được “bầu khôngkhí đọc sách”- ở đó, những sinh viên ít chịu đọc sách sẽ tự cảm thấy lạc lõng
Trang 39Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ, trao đổi kinhnghiệm, định hướng đọc sách cho sinh viên; thành lập các câu lạc bộ đọc sách trongsinh viên, tạo cơ hội để các em vận dụng các kiến thức đã học
- Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn hướng dẫn giảng viên đổi mới phương phápgiảng dạy, lấy người học làm trung tâm, giảng viên đóng vai trò là “huấn luyện viên”,người học chủ động tìm kiếm, xử lý và tích lũy kiến thức; song hành với đổi mới việckiểm tra, đánh giá (thật sự có chú trọng đến quá trình đọc sách) là giải pháp hiệu quảnhất tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách của sinhviên Khi đó, việc đến thư viện, tìm sách ở nhiều nguồn khác nhau để đọc, đồng thờiđọc có tiếp thu, phê phán và sáng tạo sẽ dần dần là nhu cầu thiết yếu, một thói quenđược hình thành ở mỗi sinh viên
Chỉ đạo giảng viên thường xuyên kiểm tra kết quả tự đọc, tự nghiên cứu củasinh viên, sử dụng đánh giá đồng đẳng để kiểm tra và tự đánh giá của sinh viên đểkiểm tra
c Chỉ đạo giảng viên phát triển các kỹ năng đọc cho sinh viên
Để văn hóa Đọc trở thành trở thành một chuẩn mực phải có kỹ năng đọc Bêncạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc là một trong số những hoạt động quantrọng nhất mà sinh viên cần làm quen Đa số sinh viên thấy rằng mình phải đọc quánhiều và không bao giờ đủ thời gian để đọc Danh sách những gì cần đọc thường rấtdài, bên cạnh đó giảng viên còn đưa ra nhiều hướng dẫn khác do đó sinh viên có quánhiều thông tin cần tiếp nhận và có quá ít thời gian để tiếp nhận chúng Vì vậy,khôngphải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muốn, để nâng cao chất lượng vàhiệu quả đọc sách, phải có kỹ năng đọc Cần hiểu rằng: kỹ năng đọc do kết quả họctập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế mà hình thành nên, bởikết quả của kỹ năng đọc phụ thuộc vào khả năng nhận thức, tình hình sức khỏe, thóiquen lao động của mỗi người là khác nhau Nhưng nếu tự bản thân mỗi người cốgắng và luyện tập thì sẽ đọc tốt thu được nhiều kết quả… Những sinh viên có kỹ năngđọc phát triển, họ có nhiều lợi thế khi tìm tài liệu Họ biết định hướng tìm trong cácloại mục lục thư viện, các loại thư mục, các loại sách công cụ (bách khoa thư, cẩm
Trang 40nang chuyên ngành, từ điển giải thích ), biết tìm tài liệu từ trình độ thấp lên trình độcao, biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đãđọc như: ghi chép, viết chú giải, soạn tóm tắt, lập hộp phiếu thư mục để nắm vữngthông tin, tri thức; biết vận dụng những điều đã đọc được vào nhiệm vụ được giao Nhất là họ biết vận dụng các cách đọc khác nhau đối với các loại tài liệu khác nhau:tài liệu phổ cập, tài liệu giải trí, tài liệu nghiên cứu
d Chỉ đạo giảng viên hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến thức đã đọc vào giải quyết các nhiệm vụ trong công việc và cuộc sống
Người đọc giỏi không đơn giản chỉ là vấn đề phát triển kỹ năng Sinh viên muốntrở thành người đọc giỏi cần học cách chắt lọc thông tin hiệu quả từ những gì đã đọc
để áp dụng vào giải quyết các nhiệm vụ của bản thân và vươn tới thành công Chính
vì vậy, “đọc sách có thể khiến một kẻ trắng tay thành triệu phú, một cậu bé nghèo trởthành chính khách”
Đọc sách khiến tư duy thay đổi, xã hội được cải biến Họ cũng sẽ thành ngườiđọc có kỷ luật, hình thành và duy trì thói quen tốt, và sử dụng tốt thời gian nhờ vậndụng các kỹ năng và phương pháp đã tiếp thu
1.4.5 Các phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc
a Ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển văn hóa Đọc trong nhà trường.
Nhà trường cần tăng cường quản lý hoạt động học tập của sinh viên, hoạt độngcủa thư viện, tạo hành lang pháp lý cho văn hóa Đọc phát triển Tiếp tục hoàn thiệnviệc xây dựng và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về phát triển văn hóa nói chung, phát triển hệ thống thư viện và vănhóa Đọc nói riêng Triển khai thường xuyên các hoạt động truyền thông nhằm nângcao nhận thức về phát triển văn hóa Đọc trong các trường đại học Nhà trường cần cóchính sách trợ giá, hỗ trợ kinh phí cho các tác giả viết giáo trình, sách tham khảo chosinh viên; vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham giaxây dựng và phát triển văn hóa Đọc, đồng thời tài trợ cho các hoạt động phát triển