Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)
Trang 1DAI HOC THAI NGUYEN
TRUONG DAI HOC SU PHAM
LE DUC DUY
PHAT TRIEN VAN HOA DOC CHO SINH VIEN TRUONG DAI HOC KHOA HOC -
ĐẠI HỌC THAI NGUYEN
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC
Thai Nguyén - 2015
Trang 2DAI HOC THAI NGUYEN
TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM
LÊ DUC DUY
PHAT TRIEN VAN HOA DOCCHO SINH VIEN TRUONG DAI HOC KHOA HOC —
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Thành Kỉnh
Thái Nguyên - 2015
Trang 3LOI CAM ON
Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Phát triển văn hóa
Đọc cho sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN” Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Tơi xin bày tỏ tắm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo - Nguyễn Thành Kinh- người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình tơi nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán bộ, giáo
viên thuộc các phòng, ban, khoa, tổ bộ mơn, các đồn thể, các em sinh viên trong
Trường DHKH - ĐHTN đã giúp đỡ để tơi hồn thành tốt dé tài nghiên cứu này Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thê cịn những thiếu xót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015 Tác giả
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tác giả
Trang 5MUC LUC
Trang 8909.909) aaa )H,A i 89)09 98299008 - HHẬHH , ii
MỤC TỤC sec s0 n0 0111619 06129169134931548149916039835013148195X898995815148359130413019489048035E08% 11
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTT - - 5c x+zx+z+xzxerxree iv
DANH MUC CAC BANG oeescesssssssssssssessssessssessssecsssessssccsssesssssssscsssecssecesscesseceaseceasecees Vv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIÊU DO sscsssesssesssesssessseessesssesssesssesssessseessessseesseess vi (062000 — 1
1 Lý đo chon 46 tai .ceeccecsccssesssesssesssesssesssesssecssesssesssesssecssecssessuessuecssecssessueesseesueeseeesess 1
2 Mue:'đích nghiÊn'GỮNtsscasiasintixi11484454141544383154X5553G3555504G513384ESE3ES333833358453838838 3 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2-¿-©+2©+++2+++tx+++tzx++rxxvzrxrrrrsreee 3
4 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU:‹::::ss:cs:xssxsci5556601615611611)6145231656655631855516513ã545551163144516618431156148144658E 3
5 Giả thuyết khoa hỌc -2- 2° ©2s 2 ESEE2E1221171121171121171121111111111 11x11 rre 3 6: Phạm,;vỉ nghiÊn,CỨU.s:zzxszzisii0i1i41085001500010G81115S8S1VTSRSSSSSERSSSSSERRHESSTAESSEISSARISSESERS34Ø 3 7 Phương pháp nghiên CỨU ¿- << ESkSE1 ST TT HH Tàn HH rơn 4 8 Dự kiến cấu trúc của luận văn -¿- ¿+ St tEEkEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkEEkrrkrkrrkrrke 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIEN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH
Ni ÐN:1019)/€527.)0:69 6
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ (k2 11211111111121 111 11txe, 6
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại nước ngồi -. - 6 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại Việt Nam - 7
1.2 MỘT SÓ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐÉN ĐẺ TÀI NGHIÊN CỨU 9
Trang 6IV, eo -:d4 11 1.2.4 Phát trién van héa Doc cho sinh Vien scescecssessesesseseseesesssssessesstsseseseesesseesees 14
1.3 NHUNG VAN ĐẺ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA ĐỌC 2-csccxccesree 14
1.3.1 Val tro:cha van hóa ĐỌC cáxccsc te 18t 20 146101661841113458116X1A5564014555X15548515445583853438838 14
1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa Đọc với văn hóa nhà trường . 16 1.3.3 Các yếu tố tạo thành văn hóa Đọc 2¿©+++2c+++2zxeerrxrerrxrerrxrerkrcee 16
1.4 PHAT TRIEN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 22
1.4.1 Tầm quan trọng của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên . 22 1.4.2 Cơ sở pháp lý của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 23
1.4.3 Muc tiéu phat trién van héa DOG s essere eerie HE OE SS SE ES 24
1.4.4 Nội dung phát triển van hOa DOC cecccecesssessseesseesseesseessesseesseesseesseesseesseeeseessees 25 1.4.5 Các phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc . -: 28 1.4.6 Hiệu trưởng nhà trường và các lực lượng trong phát triển văn hóa Đọc cho sinh
„0 31
1.4.7 Cac yéu té anh huéng téi phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên 32 KÉT LUẬN CHƯNG l -22-2+©+2+2E+2EEE222EE22EE271E 271.221.221 Erkrerrvee 39
CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN VAN HOA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .-. : 40 2.1 TÔ CHỨC NGHIÊN CỨU .- 2-22 ©£©+£+EESEE2EE£EEE+£EEE£EE2EESEEezrkerrkeee 40 2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sất ¿22 2¿++2+EEt2EE2SEEEEEEESEEEEEEESEErrkrrrkree 40
2.1.2 Tổ chức nghiên cứu ¿-¿++2+2E22EE2E1221127112712271271211211.11 xe Al 2.1.7.1: Mục:đích KhẩO SÃosesaspsaosiDsos GESCGIDESIOSSGIOSIEESSOSLIOSRAlASSQiatstassd 41
2.1.2.2 D6i ttrong kha Sat eeccscsesssesssessseesssesssssssessssessssssscssssssscssesseceseesseeeseceseesess 41
2.1.2.3 Nội dung khảo Sat .ccecccccsssescsssessssessssessssecsssesssscsssecsssecsssecssssessscesseccssecssseessvess 4I
Trang 72.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - 2-2 E+E2+EE£EEeEEEeEEerkerrerrke 42
2.2.1 Nhận thức của sinh viên về văn hóa Đọc . 2-2 2 k+rketxerxerxerrerrke 42 2.2.2 Thói quen đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học - 5+ 45 2.2.3 Văn hóa ứng xử của sinh viên trong quá trình sử dụng tài liệu đọc 58 2.2.4 Những thuận lợi của sinh viên trong đọc sách - - «+ +s++sx++c+eeeeesx 59 2.2.5 Những khó khăn của sinh viên trong đọc sách ¿+ «++s+++xc+ex+ex+x 62
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKH — ĐHTTN 6c St St EEkEEEEE1EE1111211 1111111111111 11 111111111111 11111 crke 64
2.3.1 Tổ chức hình thành ý thức đọc sách cho sinh viên . 2- 2 szcsz se 64 2.3.2 Thực trạng huy động các nguồn lực để hình thành thói quen đọc sách cho sinh viễn trường ĐHKTsc:ixeccicesiiicis0104410116D25853840356134453100345854635313531364135435845011508388 66 2.3.3 Thực trạng phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên trường DHKH 69 2.3.4 Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc cho sinh
ĐHKH 22-25 22SESEE52211271127112715211127117111 11 11E 11.11 Eee 73
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 2-52 2+s£xetE++EEerxerrerree 74
2.4.1 Những điểm mạnh . 2+ ©222+2E2EE22EEE2E12271127122711271271211271211 1 xe 74 2.4.2 Những điểm yếu 2+2 EE2EE2E112E11271127112711211127112111211 11x 74
KET LUẬN CHƯƠNG 2 - tk ỀEESEESEEEEEEEEEEEKEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEELEEEELrkrkrry 76 CHƯƠNG 3 CAC BIEN PHÁP PHÁT TRIÊN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN
TRUONG DAI HOC KHOA HOC — ĐHTN 2-©¿222++22zx2vxxrzrxerrrreree 77
3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP - 2 s2 eEervcrrxerx 17
Trang 83.1.3 Nguyên tắc đảm bảo hệ thống -.2- 22 222 22EEE2EEE2EEE2EEE2EEESEErrkrrrkeer 71 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 2-22 22 +22 E£EEE2EEE2EEE2EEx.EEeerkeee 78 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giảng viên và sinh viên 78
3.2 CAC BIEN PHAP PHAT TRIEN VAN HOA DOC CHO SINH VIEN 78
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự hoc, tự nghiên cứu 79
3.2.2 Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tích cực hóa hoạt
động của người học đề hình thành văn hóa đọc cho sinh viên -2- 2 5 + 81 3.2.3 Chi đạo giảng viên phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học . - + + scscs+cszse+szxcrx 83 3.2.4 Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh VIÊH - xxx ng như 85 3.2.5 Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh viên đọc
3.2.7 Mỗi liên hệ giữa các biện pháp . 2 2+ +++2+++tx++rxesrxeerxeerkesrkrrrkeee 90
3.3 KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THỊ VÀ SU CAN THIET CUA CAC BIEN
D0 - £«Ÿ«‹:,.-:<-, HHHH Ơ 92 KÉT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ 22 ©+¿2+++2EEESEEEtSEEErtrxertrkrrrrkerrrree 96
1 KẾT luận 2-5 ©S2+EEEEkEEEE2E19E1121121111111121111.111 1111.1111111 111111 11 11 g1 crkc 96
bá cồn" 4 97
Trang 9DANH MUC CAC KY HIEU, CAC CHU VIET TAT Từ viết tắt BGH BPQL CBQL&GV CVHT ĐHKH ĐHTN DVT GV GVCN HS HSSV SL SV TL TLSV TT TT-TV VHNT Nghĩa của từ
Ban Giám hiệu
Biện pháp quản lý Cán bộ quản lý và Giảng viên
Cố vấn học tập
Đại học Khoa học
Đại học Thái Nguyên Đơn vị tính Giảng viên / Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Học sinh sinh viên Số lượng Sinh viên
Tỷ lệ
Trợ lý sinh viên
Trang 10Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7:
Bảng 2.8: Các biện pháp huy động nguồn lực hình thành thói quen đọc sách cho
sinh viên
Bảng 2.9:
DANH MUC CAC BANG
Trang Nhận thức về văn hóa Docrcha: sinh Vit n wrescccsssecsevssweesessvneeeeszesuecesaeeveceseuves 43
Vai trò của việc đọc sách đối với sinh viên . - 5c cscscrxcrrerrs 45
Loại tài liệu và mức độ quan tâm của sinh viên trong quá trình đọc 51
Địa điểm tìm kiếm thơng tin của sinh viên trường ĐHKH — ĐHTN 54
Lý do sinh viền tới thƯ VIỆT sen dunnga gan hang HD G1D10411816104G03583044031080108 wes 61 Ý kiến của sinh viên về tỉnh thần và thái độ của nhân viên thư viện 62 Các biện pháp hình thành ý thức đọc sách cho sinh viên .- 65
Trang 11DANH MUC CAC HINH VE - BIEU DO
Trang Hình 3.1: Nang luc cua mot giang vién dai MOC 0 ee eeceeseeeceeseeseeeeceseeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 82 Hình 3.2: Sơ đồ mối liên quan giữa các biện pháp -¿ ¿csz5cssecsceee 95
Trang
Biểu đồ 2.1: Thời gian đọc sách mỗi ngày . -2- 22 +2++2+EE++EEE+EEESEEerrkerrkeee 46 Biểu đồ 2.2: Thời điểm đọc sách trong ngày của sinh viên . : +: 47 Biểu đồ 2.3: Nội dung và mức độ sử dụng tài liệu của sinh viên . -. 49
Biểu đồ 2.4: Mục đích đọc tài liệu của sinh viên -¿- 5s SxeEeEEeEkerxrrrxersrrs 52 Biểu đồ 2.5: Tư thế khi đọc tài liệu của sinh viên 2c 2s x+xz+rxerxezrecrxe 56
Trang 12MO DAU
1 Lý do chọn đề tai
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa ln tổn tại trong mọi hoạt động của tổ chức Vấn để là con người có ý thức được sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay khơng Văn hóa Nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà
trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, văn hóa tơ chức đã được nhận diện như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp Điều đó chứng tỏ khai niệm văn hóa tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng các tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa tổ chức Và hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hóa cao nhất; là nơi hội tụ, kết tỉnh văn hóa đề đảo tạo ra những chuẩn mực văn hóa cho xã hội
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển văn hóa Đọc trong nhân dân đã xác định “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa Đọc của các tầng lớp nhân dân Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết ở cơ sở” (Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX) Tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã yêu cầu: “Lay nhiệm vụ phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm mục tiêu lựa chọn sách, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấp kịp thời cho bạn đọc Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”
Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường Đại học phải có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đào
tạo, khoa học và công nghệ” Hệ thống thư viện, giáo trình, tài liệu là một trong
Trang 13phat triển văn hóa Doc trong các trường Đại học là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân tri, dao tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tai cho đất nước
Hiện các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước đã chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Lấy người học làm trung tâm; Giảm số giờ lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thí nghiệm, thực hành, tự học; Tích cực hóa q trình dạy học, sinh viên chủ động tự học, tự nghiên cứu Để giải quyết tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi sinh viên cần được trang bị kiến thức sử dụng thơng tin, có phương pháp đọc sách và tự nghiên cứu sách, hình thành văn hóa Đọc
Văn hóa Đọc được cấu thành từ 3 yếu tố đó là: thói quen đọc, phương pháp đọc và kỹ năng đọc (GS Chu Hảo — Hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục”) Văn hóa
Đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thức,
hướng đên các ứng xử, giá trị và chuân mực thâm mỹ của cộng đông xã hội
Đất nước Việt Nam với một nền văn hiến lâu đời, trọng sự học, đặc biệt là việc đọc sách Nhưng ngày nay, văn hóa Đọc đang dần bị lấn áp bởi các phương thức giải trí như game online, mạng xã hội thì việc đọc sách dần đang thất thế, nhất là với giới trẻ
Thực trạng trong những năm gần đây đó là xu hướng lười đọc sách, ngại đọc
sách và sự phai nhạt thói quen đọc sách của cộng đồng, trong đó đáng chú ý đến giới
trẻ nói chung và sinh viên trường Đại học Khoa học nói riêng Sinh viên ít nghe nói hoặc có nghe nói nhưng không hiểu thế nào là “văn hóa Đọc” Sinh viên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo để tìm kiến thức phục vụ cho việc tự học và nghiên cứu khoa học Chỉ học và đọc khi kì thi tới gần, chưa có văn hóa Đọc đũng nghĩa
Nhà trường chưa có chiến lược phát triển văn hóa Đọc; Cơng tác tuyên truyền, hướng dẫn, phát động phong trào đọc sách trong sinh viên chưa thường xuyên
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hoá đọc, xem xét vai trò và tác động của văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng quá trình học tập của sinh viên, từ đó tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng văn hoá đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học — Đại học Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quán lý, các giải pháp định hướng nhằm phát triển văn hoá đọc cho sinh viên nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình đọc sách và sử dụng sách, tài liệu của sinh viên trường đại học 3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp quản lý nhằm phát triển văn hóa Đọc của sinh viên trường Đại
học Khoa học — Đại học Thái Nguyên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sởlý luận về phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học - Khảo sátthực trạng đọc sách, phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học — Đại học Thái Nguyên
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Khoa học — Đại học Thái Nguyên
5 Giá thuyết khoa học
Việc đọc sách bị hạn chế bởi nhiều yếu tố Nếu tìm được những biện pháp tác động thích hợp sẽ kích thích nhu cầu đọc sách và phát triển được văn hóa Đọc trong sinh viên, nâng cao hiệu quả của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Văn hóa Đọc của sinh viên Trường Đại học Khoa học — Đại học Thái Nguyên hiện nay
Trang 157 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa Đọc, về công tác sách, báo, tài liệu
7 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về văn hóa nhà trường, việc đọc và văn hóa Đọc
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước trên cơ sở các cơng trình đã được đăng tải trên các sách báo, tạp
chí về các vấn đề liên quan đến đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra
- Sử dụng trắc nghiệm để điều tra nhu cầu, thói quen, phương pháp và kỹ năng đọc sách, tài liệu của sinh viên hiện nay
Phương pháp quan sát
- Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu
Trang 16Phương pháp phỏng vẫn
- Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, thói quen đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học — Đại học Thái Nguyên
7.3 Phương pháp bồ trợ
- Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ
tin cậy cao cần sử dụng các phương pháp thống kê toán học đề xử lý, kiểm tra số liệu 8 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học
Chương 2: Thực trạng phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học
Khoa hoc — Dai học Thái Nguyên
Trang 17CHUONG 1:
CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN VAN HOA DOC CHO SINH VIEN TRUONG DAI HOC
1.1 LICH SU NGHIEN CUU VAN DE
Văn hoá đọc gần đây đã được nhiều người đề cập với ý nghĩa là một hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học và bổ ích Văn hố đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người Đề tôn vinh những giá trị mà văn hóa Đọc mang lại, đã có bài báo khẳng định “Đọc sách là hành trình của trí tuệ và tâm hồn”, “Đọc sách là biểu tượng của văn hóa và văn minh” hay một trang web quen thuộc với bạn đọc đăng tải những thông tin về vấn đề đọc sách và văn hóa Đọc đó là http://sachhay.com
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại nước ngoài
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa Đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại
Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 — 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn
hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day) [12], trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phâm bất hủ Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiễn bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại Đây cũng là dip thé hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học, các thư viện, các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả
Trang 18bén rễ sâu xa trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần người Đức Hội chợ sách Leipzip, một truyền thống giao lưu văn hóa Đọc từ thế kỷ 17, được tô chức vào tháng 3 mỗi năm cũng đang thu hút một số lượng lớn người triển lãm Trên thế giới đã thiết
lập “một ngày tôn vinh đề giữ gìn và phát triển văn hóa Đọc” vào 23/04 hàng năm
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu phát triển văn hóa Đọc tại Việt Nam
Tại Việt Nam những năm gần đây, văn hóa Đọc đã thu hút sự quan tâm của các
cơ quan quản lý của nhà nước và nhiều nhà nghiên cứu Chính vì vậy, đã có rất nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa Đọc và các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Đọc
Tại Việt Nam, Ngày đọc sách thế giới được tổ chức hàng năm doHội đồng Anh
(British Council) khởi xướng từ năm 1996 ,Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội —
Lespace cũng có nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực để tuyên truyền cho văn hoá đọc Những năm gần đây Bộ Văn Hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đãquyêt định chọn ngày 23/4 hàng năm làm ngày hội đọc sách của Việt Nam, do Thư viện Quốc gia làm chủ trì nhằm khuyến khích, đưa phong trào đọc sách, báo trở thành thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ đất nước giao lưu, hội nhập quốc tế Mong muốn “Ngày hội đọc sách” sẽ lan toả khắp cả 64 tỉnh thành nhằm thúc đây và tôn vinh những ngành nghề liên quan đến sách báo và tri thức như :Thư viện, Xuất bản, phát hành để sách báo trở thành những người bạn thân thiết của mỗi người
hơn
Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Định
hướng và giải pháp phát triển văn hóa Đọc ở Việt Nam” Ngồi ra, Bộ cịn xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển văn hóa Đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020, tầm
nhìn 2030” Đề án là bước cụ thể hóa thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến
năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”
Trang 19Để trả lời được câu hỏi đặt ra, đã có khơng ít bài viết tìm hiểu về văn hóa Đọc
thời đại hiện nay: “Văn hóa Đọc, một cảm nhận” trên Tạp chí Sách và Đời sống; “Văn hóa Đọc và phát triển văn hóa Đọc ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Viêm
— Thư viện Quốc Gia Việt Nam; “Đọc và văn hóa Đọc trước - 10 - ngưỡng cửa thông
tin” của tác giá Phạm Văn Tình đăng trên Tạp chí Thư viện số 3/2006; bài viết “Van hóa Đọc: Cơ hội và thách thức” của sinh viên Phạm Đức -Sinh viên trường Đại học Văn hiến Thành phố Hồ Chí Minh, “Cảm nhận về văn hóa Đọc” của tác giả Nguyễn Quang A — Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS hay bài báo cáo “Văn hóa Doc cua sinh viên trường Đại học Lao động — Xã hội trước ngưỡng cửa công nghệ thông tin” của Nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động — Xã hội năm 2011 Về van dé phát triển văn hóa Đọc, nhiều đề tài luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu như: “Văn hóa Đọc trong thanh niên hiện nay (trường hợp tỉnh Khánh Hòa)” của học viên Nguyễn Thị Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ khoa văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2009; “Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bản
sách phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hoá đọc tại các vùng miền” của tác giả Đỗ Kim Thịnh, Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông, dé tài khoa học năm 2009; “Tăng cường và mở rộng phong trào đọc sách báo ở nông thôn tỉnh Hậu Giang” của tác giả Võ Thị Thu Hương, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá, năm 2006; “Thực trạng văn hóa Đọc của thanh thiếu niên tại Bình Dương hiện nay” của học viên Nguyễn Văn Thục, để tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh, năm 201 1; “Văn hóa Đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông” của Nguyễn Hữu Giới đăng trên Tạp chí Văn nghệ, “Văn hóa Đọc cho trẻ - Người lớn ưu tư gì?” của Liên Giang đăng trên báo Giáo dục và thời đại online “Văn hóa Đọc — nên bắt đầu từ gốc” của Trương Minh đăng trên báo Tuổi trẻ online
Trang 20của TS Trần Thị Minh Nguyệt [4] cũng như các cơng trình nghiên cứu khác được trình bày tại tọa đàm về văn hóa đọc của người Việt Nam [6]
Một số Luận văn Thạc sĩ văn hóa Đọc và thư viện học đề cập tới văn hóa Đọc như: “Phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân” của học viên Đỗ Thu Thơm, chuyên ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội [8]; “Văn hóa Đọc của sinh viên Đại hoc Quốc gia Hà Nội” (2014) của Nguyễn Thị Thanh Thủy [9], “Xây dựng và phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội” (2014) của Lê Thị Hòa [3]
Các cơng trình nói trên nhìn chung đều đề cập tới sự quan tâm, nhu cầu và vài trò của văn hóa Đọc đối với sinh viên hoặc nghiên cứu thực trạng văn hóa Đọc của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội Tuy nhiên cho tới nay, chưa có cơng trình nào đề cập tới phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN
1.2 MOT SO KHAI NIEM LIEN QUAN DEN DE TAI NGHIEN CUU
1.2.1 Văn hóa
Có nhiều định nghĩa về văn hoa Nam 1952, Alfred Kroeber va Clyde
Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy khơng dưới 164 định nghĩa về văn hóa Sự khác nhau
của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng,
các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này Tại Hội nghị Quốc tế các
Trang 21Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các môi quan hệ xã hội
Van hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống trong xã hội.Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạo nên bộ mặt chung nhất của hệ thống văn hóa, còn những biểu hiện cụ thé của văn hóa nói chung và của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thơng qua các loại hình văn hóa
1.2.2 Văn hóa nhà trường
Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhắn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác Tuy nhiên, tư trưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa là VHNT chính là văn hố mộttổ chức
Hệ thống giá trị không phải là cái tự nhiên mà có, nó được hình thành một cách lâu dài, từ từ, Ổn định và được các thành viên thừa nhận, chấp nhận Do đặc thù mà hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường này khác với hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường khác
Hệ thống giá trị của VHNT bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần, nó tồn tại đưới dạng thức khác nhau như:những tổn tại vật lý bao gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh nhà trường, đồng phục
của nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ nghi, các hoạt động văn hóa và
học tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị tỉnh thần, những tổn tai tinh than - phi vật thể như truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm lý - Kent.D.Peterson cho rằng: “Văn hóa nhà trường
là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng
và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường” [11]
Trang 22giảng day và hoc tap cé hiéu qua” [11] - Elizabeth R Hinde cho rằng văn hóa nhà trường khơng phải là một thực thé tĩnh Nó ln được hình thành và định hình thơng qua các tương tác với người khác và thông qua những hành động đáp lại trong cuộc sống nói chung (Finnanm 2000) Văn hóa nhà trường phát triển ngay khi các thành viên tương tác với nhau, với học sinh và với cộng đồng Nó trở thành chỉ dẫn cho hành vi giữa các thành viên của nhà trường Văn hóa được định hình bởi những tương tác với con người và hành động của họ được chỉ đạo bởi văn hóa Đó là một vòng tròn tự lặp đi lặp lại [11] Tóm lại, từ những định nghĩa trên chúng ta dễ dàng nhận thấy: - VHNT bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những cái có thể sử dụng được và bầu khơng khí làm việc (biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi )
Khái niệm VHNT được các tác giả phương Tây hiểu rộng hơn nhiều so với việc chỉ đạo ra một môi trường học tập hiệu quả Chúng tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, HS, cha mẹ HS và CB cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường
1.2.3 Văn hóa Đọc
Văn hóa Đọc — một bộ phận cấu thành văn hóa — là một trong những động lực thúc đây sựu hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại — xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức Văn hóa Đọc là phương tện quan trọng giúp cho con người tiếp cận với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình
Thuật ngữ văn hóa Đọc được sử dụng rộng rãi, nhưng cách hiểu về văn hóa Đọc lại rất khác nhau, dẫn tới tình những định nghĩa chưa thống nhất nhưng nhìn chung, văn hóa Đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp:
Trang 23+0 nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị, chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng xu,
giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng doc [10, tr 1-2]
Theo GS TS Hoàng Nam : “ Văn hóa Đọc được hình thành từ lâu đời trong lịch sử, là một bước tiến quan trọng của lịch sử văn minh nhân loại Điều kiện tiên quyết cho văn hóa Đọc là phải biết chữ và biết tiếng mà chữ đó thể hiện” Theo ông, văn hóa Đọc gắn liền với chữ viết và nghề in”
Theo tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, xét trên bình diện phát triển văn minh nhân
loại văn hóa Đọc gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của chữ viết; xét trên bình
diện cá nhân văn hóa Đọc biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của con người (văn
hóa)
Trong bài “Văn hóa Đọc và phát triển văn hóa Đọc ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu Viêm cho rằng “Van hóa Đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực của cộng đồng và của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước còn ở nghĩa hẹp, đó là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Nghĩa là văn hóa Đọc gắn liên với ứng xử đọc, giá trị và chuân mực đọc của cá nhân và xã hội”
Xem xét văn hóa Đọc theo nghĩa hẹp, tức là xét dưới góc độ văn hóa hành vi của con người, cũng có nhiêu quan điêm khác nhau
Thủy Linh trong bài “Văn hóa Đọc, sức sống bền lâu” lại cho rằng: “ văn hóa Đọc, nơm na hiểu rằng, biết cách đọc, biết cách cảm thụ, biết thu lượn những tri thức, lối sống từ những con chữ, từ những điều chuyên tải sau con chữ, dé biết sống tốt đẹp hơn, xây dựng một xã hội văn hóa và những con người văn hóa” và rằng văn hóa Đọc là một kênh giao tiếp quan trọng trong đời sống con người thông qua con đường tiếp nhận đọc, con người có thể trao đổi và thu nhận thông tin
Trang 24những giá trị mới Vì vậy, có thể xem văn hóa Đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng xã hội
Th.S Bùi Văn Vượng lại coi thuật ngữ văn hóa Đọc là đọc sách có văn hóa hay xây dựng một xa hội đọc sách
Theo TS Lê Văn Viết, quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa Đọc [ 13, tr 2]
Như vậy, văn hóa Đọc có thể hiểu một cách khái quát là cách thức ứng xử và đánh giá đọc của mỗi cá nhân thông qua thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc
của bản thân
Ngày nay với sự bùng nỗ công nghệ thông tin, con người ngày càng tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại, nhiều ý kiến lo ngại rằng văn hóa nghê nìn sẽ ngày càng lẫn lướt văn hóa Đọc Thậm chí nhiều người đồ lỗi cho sự phát triển của công nghệ đã khiến cho văn hóa Đọc ngày càng bị lãng quên Tuy nhiên, xu hướng
thé giới cho thấy, việc ra đời sách điện tử không hề làm mất đi văn hóa Đọc mà thậm
chí bởi sự tiện dụng, sách điện tử còn làm cho số người đọc sách tăng lên Chúng ta không nên gạt bỏ một công nghệ hiện đại khi mà nó hồn tồn có khả năng thúc đẩy văn hóa Đọc phát triển Bởi lẽ các loại hình văn hóa khác như văn hóa nghe nhìn, khơng thể lắn át văn hóa Đọc mà chúng chỉ bổ sung cho nhau, mỗi loại hình có một thể mạnh riêng Văn hóa Đọc bao giờ cũng đóng vai trị chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn khơng thê làm được Trong khi văn hóa nghe nhìn lấy đi sự sáng tạo, trí trởng tượng thì văn hóa Đọc lại làm giàu thêm những thứ đó Đọc sách vẫn luôn được coi là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu Vì thế chúng ta không cần quá lo lắng việc trong xã hội phát triển văn hóa Đọc sẽ mất đi, cái cần làm là chúng ta hãy mở rộng hơn những cách tiếp cận việc đọc
Trang 251.2.4 Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin: Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
- Theo từ điển Xã hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đồi
- Theo tác giả Fran Emanuel Weinert: Phát triển là sự trải qua, tăng trưởng hay lớn lên tự nhiên, phân hoá hoặc tiến hoá tự nhiên với những thay đổi liên tục kế tiếp
nhau
Từ các quan điểm trên cho thấy quá trình phát triển văn hóa Đọccho sinh viên trong thời gian dài dưới sự tác động, định hướng của các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường và sự tự rèn luyện của bản thân sinh viên Về bản chất là quá trình biến đổi về mặt nhận thức và các kĩ năng, thái độ của SV trong quá trình đọc sách từ thấp đến cao theo chiều hướng hoàn thiện dần thông qua con đường học tập, nghiên cứu, tự nghiên cứu, tự rèn luyện Hay nói một cách khác phát triển văn hóa đọc cho sinh viên là đưới tác động của các lực lượng và môi trường giáo dục làm thay đổi nhận thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên trong quá trình đọc sách đi từ thấp đến cao theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện
1.3 NHUNG VAN DE CO BAN VE VAN HOA DOC
1.3.1 Vai trò của văn hóa Đọc
Trang 26- Trong hoạt động và sự phát triển văn hóa Đọc sách là giúp sinh viên mở mang tầm mắt, hiểu biết về giá trị văn hóa dân tộc và trên thế giới, mà trên ghế nhà trường không thể cung cấp đủ cho sinh viên
- Văn hóa Đọc bản chất là hình thức tự học Chính vì vậy, việc đọc sách giúp mỗi con người sẽ tự hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách tức là có đủ phâm chất đạo đức, có tài và năng lực, có đầy đủ những kỹ năng để bắt nhịp cuộc sống Đề mình sáng hơn và hồn thiện người hơn
+ Văn hóa Đọc giúp hình thành thế giới quan khoa học hồn chỉnh Nhờ đó, sinh viên có cái nhìn, đánh giá đúng đăn sự việc trong mọi hoạt động sông của mình
+ Văn hóa Đọc hỗ trợ việc học tập nghiên cứu những nội dung, môn học tại
trường Đặc biệt hiện nay, với phương pháp đào tạo theo tín chỉ, trên lớp thầy cô chỉ hướng dẫn nội dung, chỉ chỗ tài liệu và sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu vẫn đề Chính vì vậy, để có kết quả học tập tốt trên ghế nhà trường, sinh viên phải nỗ lực trong việc tự học và văn hóa Đọc chính là cơng cụ, là phương tiện giúp cho sinh viên hoàn thành nhiệm vụ và đạt được đỉnh cao
+ Ngồi trường học, văn hóa Đọc là hình thức tự học giúp cho sinh viên học tập suốt đời Sau khi tốt nghiệp, hành trang vào đời của sinh viên chỉ được chuẩn bị những kiến thức cơ bản, còn những kiến thức cao hơn, những kinh nghiệm, những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống còn phải được bổ sung, phát triển Đọc sách là con
đường chính đề sinh viên học tập suốt đời
+ Rèn luyện ngôn ngữ, giao tiếp Văn hóa Đọc là phương tiện đề rèn luyện ngôn ngữ Ngôn ngữ trong tài liệu là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ khoa học, ngơn ngữ đã được chuẩn hóa Thông qua đọc tài liệu, có thể bổ sung vốn từ vựng, làm phong phú ngơn ngữ của mình, đó là cơ sở tốt để phát triển tư duy, phát triển nhận thức Qua đó giúp sinh viên có được những kỹ năng trong giao tiếp
Trang 27Tóm lại, văn hóa Đọc giúp nâng cao trình độ, phát triển tồn diện về năng lực của sinh viên trong mọi hoạt động tồn tại và phát triển của cá nhân: năng lực nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu, năng lực giao tiếp
1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa Đọc với văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác Tuy nhiên nói đến VHNT là nói đến một hiện tượng khách quan, là sự
tổng hòa của tất cả các khía cạnh vật chất và tinh thần của một nhà trường
Trong quá trình phát triển và hội nhập hôm nay, quan điểm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh luôn cần sự đổi mới để góp phần xây dựng văn hóa học đường lành mạnh trong sáng phù hợp với môi trường giáo dục của thời đại tồn cầu hóa Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các nhà trường đã xây dựng 5 van hóa: Văn hóa chào, văn hóa xếp hàng, văn hóa đọc, văn hóa tiết kiệm, văn hóa bảo vệ mơi trường để góp phần phát triển văn hóa nhà trường
Văn hóa đọc là một thành phần của văn hóa nhà trường, cấu thành lên văn hóa nhà trường Cũng như những dạng thức văn hóa khác, văn hóa đọc khơng thể tự nhiên hình thành và phát triển mà đòi hỏi phải có q trình với sự dày công xây đựng, vun đắp, đặc biệt khi đọc là một kỹ năng phải rèn luyện qua trường lớp Trong nhà trường phổ thông, văn học là môn học giữ vai trò quan trọng, chủ đạo trong việc xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa đọc cho học sinh
1.3.3 Các yếu tố tạo thành văn hóa Đọc
Trang 28a Nhu cau doc
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý trong cấu trúc tâm lý chung của con người
Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc
tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người Nói cách khác, nhu cầu đọc là thái độ của chủ thể với việc đọc như một hoạt động sống không thể thiếu được
Yêu cầu đọc là biểu hiện cụ thể của nhu cầu đọc Khi người đọc đã xác định được đối tượng, tài liệu cụ thể thỏa mãn được nhu cầu của mình thì họ đưa ra yêu cầu tương ứng Yêu cầu tương tự sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần ở những đối tượng cụ thê khác nhau Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt yêu cầu đọc không phản ánh nhu cầu mà xuất phát từ yêu cầu cơng việc đột xuất Ví dụ, để thực hiện bài tập của một môn
học ở một thời điểm cụ thể nào đó [2 ,tr.69]
Nhu cầu đọc bắt nguồn từ yêu cầu tiếp nhận thông tin khi con người tham gia các hoạt động sống khác nhau nhưng nó chỉ thực sự hình thành với điều kiện chủ thể có khả năng giải mã thông tin được mã hóa trong tài liệu Khi đòi hỏi đối với việc đọc trở nên cấp bách, thường xuyên, nhu cầu đọc xuất hiện
Nhu cầu đọc bao giờ cũng gắn liền với số lượng và chất lượng tài liệu được lưu hành trong một xã hội cụ thể Thư viện là nơi lưu trữ và truyền tải tri thức thông qua
vốn tài liệu và công tác phục vụ bạn đọc, vì vậy nhu cầu đọc là nguồn gốc của hoạt
động thư viện Hoạt động thư viện không thể tồn tại và phát triển ở những nơi khơng có nhu cầu đọc
b Thói quen và sở thích đọc
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó khơng
sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân
Trang 29Sở thích hay còn gọi là thú vui, thú tiêu khiển là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích với một đối tượng sống nhất định [18, tr.I]
Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó (theo định nghĩa của Tâm lý học) Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Như vậy, hứng thú đọc là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động đọc sách, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá
nhân
Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn Có những thói qune được hình thành từ hứng thú về một hoạt động nào đó hay từ những sở thích của bản thân Vì vậy, trên khía cạnh lợi ích và tác hại của hành động mang lại mà có thể chia thói quen thành hai loại là thói quen tốt và thói quen xấu
Thói quen đọc hay sở thích đọc là một hoạt động hay mối quan tâm của con người liên quan đến việc đọc sách, báo, tài liệu có tính chất lặp lại nhiều lần trong thời gian rảnh rỗi nhằm thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần của bản thân
Có những thói quen độc sách bắt nguồn từ việc đọc sách thường xuyên trong thời gian dài (ví dụ nhu một ngày luôn dành từ 2 đến 3 giờ để đọc sách hay từ hứng thú đọc một loại sách nhất định như truyện tranh, tiểu thuyết, sách văn học, sách về khoa học viễn tưởng, ) Vì vậy, nhu cầu đọc và hứng thú đọc là nhân tố kích thích hoạt động đọc làm cho hoạt động đọc đạt hiệu quả cao (tăng cường sự chú ý, cường độ đọc cao, có sự tham gia đến mức tối ưu của các quá trình tư duy, tưởng tượng, trí nhớ) dẫn tới việc thụ cảm tài liệu ở mức độ cao
Trang 30vì vậy ngày càng vắng bóng sinh viên Bạn đọc có xu hướng tìm kiếm một cách nhanh chóng, ngắn gọn, dễ hiểu thay vì ngồi đọc, nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép thông tin Như vậy, việc hnh thành thói quen đọc sách và tạo hứng thú đọc cần được
rèn luyện không chỉ trong môi trường giáo dục gia đình, Nhà trường mà cả sự quan
tâm cua thư viện c Kỹ năng đọc
Việc đọc được miêu tả như một phương tién giao tiếp và mục tiêu chính của đọc là hiểu được ý nghĩa của tài liệu in ấn hoặc các tài liệu viết Đọc có nghĩa là “đọc và hiểu”, nhưng để hiểu được các vấn đề đã đọc thì bản thân mỗi người đọc cần có kỹ
năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng và thường được nhắc đến trong đời sống hằng ngày như kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được đo quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó một cách có ý thức Kỹ năng ln có chủ đích và định hướng rõ ràng [ 15, tr l]
Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi [15, tr.1]
Kỹ năng đọc là một loại kỹ năng mềm, phương thức giúp người đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất Cùng với nhu cầu đọc, hứng thú đọc thì kỹ năng đọc là yếu tố quan trong cau thành văn hóa Đọc
Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra thành 3 loại: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc Nếu xét theo liên đới chuyên môn, kỹ năng bao gồm: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp
Trang 31Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, năng lực và mục đích đọc của mỗi cá nhân Trong đó, mục đích đọc là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp đọc phù hợp với yêu cầu đọc Từ đó sẽ giúp chủ thể tránh được đọc tràn làn, tốn công sức và quản lý thời gian đọc hợp lý
Để văn hóa Đọc trở thành một chuẩn mực, phải có kỹ năng đọc Kỹ năng đọc là sự thể hiện những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc Các thao
tác tư duy đó là:
- Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí )
- Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu khác như bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại số tay, câm nang và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở đữ liệu, trên Internet)
- Thê hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc
(đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp)
- Biêt cách tiêp nhận tôi đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kê cả cách ngôi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,
- Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập một phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp
- Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc
Trang 32Trong giai đoạn hiện này, giáo dục đại học đã chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ địi hỏi sinh viên hình thành thói quen tích cực tự học Tức là sinh viên cần
phải “tự nghiên cứu, tìm tịi — tự thể hiện — tự kiểm tra và điều chỉnh” nhằm hình
thành phẩm chất cần cù, nghiêm túc; không ý lại, trơng chờ; chủ động, tích cực và
sáng tạo Như vậy, bản thân mỗi sinh viên cần tự rèn luyện cho mình kỹ năng đọc để có thê đáp ứng được các yêu cầu trong học tập
d Văn hóa ứng xử với tài liệu
Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác trong những tình huống xác định Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính tốn, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng — tùy thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết qua giao tiếp cao
nhất
Vậy, kết hợp với định nghĩa văn hóa ở trên, văn hóa ứng xử là cách mà con người thể hiện thái độ của mình đối với người khác và với môi trường xung quanh, được biểu hiện qua hình thái của văn hóa nói và văn hóa hành động
Khi nói đến văn hóa ứng xử với tài liệu là nói tới việc bạn thu nhận các thông tin trong tài liệu bằng cách nào? Bạn đối xử với tài liệu ra sao? Hay nói một cách khác là bạn thể hiện sự tôn trọng đối với cuỗn sách bạn đang sử dụng như thé nao?
Văn hóa ứng xử với tài liệu chính là thái độ và hành động của người đọc đối với tài liệu trong quá trình đọc Những biểu hiện này phụ thuộc vào tính cách và nhận thức của mỗi cá nhân bao gồm các thái độ: giữ gìn, khai thác/sử dụng đúng mục đích,
khơng có hành vi làm hư tổn tài liệu Ngồi ra, văn hóa ứng xử với tài liệu còn thể
hiện qua tư thế đọc, nơi lưu trữ tài liệu
Đối với sinh viên, là người tiếp xúc với tài liệu thường xuyên trong quá trình học tập, nghiên cứu, thói quen đọc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ứng xử với tài liệu của mỗi người Vì vậy, ngồi việc hinh thành thói quen đọc sách hàng ngày, bản thân
mỗi người cần tạo cho mình một thái độ trân trọng tài liệu — sản phẩm trí tuệ của
Trang 331.4 PHAT TRIEN VAN HOA DOC CHO SINH VIEN TRUONG DAI HOC 1.4.1 Tầm quan trọng của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên
Phát triển văn hóa đọc để tiếp thu tri thức của nhân loại, làm giàu thêm tri thức của dân tộc và con người Việt Nam Phát triển văn hóa đọc, đồng thời gắn kết và liên
thông với phát triển văn hóa, giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng
xã hội học tập hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững đất nước
Các cơ quan nhà nước, các cơ sở dao tạo, thư viện và gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể đọc sách, tham gia vào việc xây dựng môi trường đọc thân thiện Phát triển văn hóa đọc gắn với việc nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thông tin và tri thức dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng, tạo cơ hội cho việc học tập suốt đời của người dân ở mọi nơi, mọi lúc
Phát triển văn hóa đọc nhằm điều chỉnh các biểu hiện lệch lạc, hình thành thị
hiếu lành mạnh, xu hướng đọc đúng đắn, gắn việc đọc với bồi dưỡng lòng yêu nước, góp phần hình thành nên con người có nhân cách, có lối sống lành mạnh, có trí thức, kỹ năng sống và ý thức tuân thủ pháp luật
Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nhằm hình thành thói quen và phát triển nhu cầu đọc của mọi tầng lớp nhân dân, đây mạnh phong trào học tập trong xã hội, xây dựng thế hệ đọc tương lai, chú trọng tầng lớp thanh, thiếu niên
Nói tóm lại, việc phát triển văn hóa Đọc nói chung và phát triển văn hóa Đọc
Trang 341.4.2 Cơ sở pháp lý của phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên
Văn hóa là nền tang tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây sựphát triển kinh tế xã hội Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa -là một trong những động lực thúc đây sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại — xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển văn hóa đọc trong nhân dân Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hoá đọc của các tầng lớp nhân dân Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết ở cơ sở” Tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã yêu cầu: “Lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm mục tiêu lựa chọn sách, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấp kịp thời cho bạn đọc Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”
Trang 35dao tao dé góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giảm số giờ lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thí nghiệm, thực hành Giờ tự học của sinh viên tăng gấp đôi so với đào tạo theo niên chế Triển khai tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy - học; chuyên từ cách dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi sang tích cực hóa q trình dạy học, trong đó giảng viên trình bày những nội dung cơ bản của học phần và hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu Để giải quyết tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi sinh viên cần được trang bị kiến thức sử dụng thông tin, có phương pháp đọc sách và tự nghiên cứu sách, bởi đọc sách chính là cách học tập tốt nhất, là phương tiện cần thiết và hiệu quả nhất để tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng Bên cạnh đó, giảng viên chính là người chọn lọc và định hướng cho sinh viên đến những giáo trình, tài liệu tham khảo cần thiết để mở rộng kiến thức; cần tham gia nhiều hơn đến các hoạt động thư viện như góp ý, đề xuất bổ sung tài liệu, tận dụng nguồn tài liệu, dịch vụ của thư viện, khuyến khích sinh viên sử dụng tài liệu của thư viện để đạt được những kết quả: hoàn thiện bộ sưu tập, hiểu rõ hơn về thư viện của trường, có cái nhìn mới về thư viện, sinh viên có thêm kiến thức ngồi giáo trình được quy định
1.4.3 Mục tiêu phát triển văn hóa Đọc a Mục tiêu l:
Nâng cao nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trị của Văn hóa Đọc; trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc phát triển Văn hóa Đọc Hình thành thói quen đọc, để việc đọc trở thành nề nếp trong cuộc sống, học tập, lao động
b Mục tiêu 2:
Trang 36c Muc tiéu 3:
Xây dựng môi trường đọc thuận lợi, đảm bao cho sinh viên các chuyên ngành, các khóa khóa học, có thể tiếp cận và sử dụng tài liệu, sách báo, thông tin được dễ dàng, thuận lợi, phù hợp với nhu cầu đọc đa dạng, luôn thay đôi của sinh viên
1.4.4 Nội dung phát triển văn hóa Đọc
a Tổ chức hình thành ý thức đọc cho sinh viên
Trong kỷ nguyên thông tin và “thế giới phẳng” hiện nay, chất lượng học tập của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào việc chuyên cần đọc sách, chọn đúng sách và đọc đúng cách Vì vậy, việc hình thành ý thức đọc là một việc làm quan trọng Ý thức đọc
gồm hai nội dung: lựa chọn có ý thức tài liệu cần đọc và có văn hóa ứng xử lành
mạnh với tài liệu đọc
Thông qua hoạt động giảng dạy, đào tạo nhà quản lý cần có những biện pháp đề ra yêu cầu, nhiệm vụ cho giảng viên về trách nhiệm hướng dẫn, tu van sinh viên trong quá trình chọn sách, đọc sách, cụ thể giảng viên cần hướng dẫn sinh viên những nội dung sau đây:
Lựa chọn có ý thức tài liệu cần đọc là biết lựa chọn những tài liệu đọc có nội
dung lành mạnh, phù hợp với nhu cầu công việc, học tập và cuộc sống cũng như năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân Theo nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên cần: lựa chọn có ý thức tài liệu cần đọc, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối
với từng loại tài liệu (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phô thông, tài liệu giải trí ); định
hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân từ tài liệu in cho đến tài liệu trong môi
Trang 37Nha trường chỉ đạo giảng viên hướng dẫn sinh viên có ý thức tiếp nhận thông tin phục vụ học tập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, các cơng trình nghiên cứu đã công bố, đọc qua Internet
Nhà quản lý cần xây dựng các chuân mực trong đọc sách để rèn luyện văn hóa
ứng xử lành mạnh với tài liệu đọc cho sinh viên
Văn hóa ứng xử lành mạnh với tài liệu đọc là: ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo quản tài liệu Biết trân trọng, giữ gìn cần thận những tài liệu đọc cũng như có ý thức bảo vệ những cơng trình văn hóa nói chung chính là sự thể hiện ý thức công dân Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho sinh viên trong việc giữ gìn, bảo quản tài liệu đọc cịn góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ cho các em Qua đó, nâng cao nhận thức về giá trị của tài liệ đọc với việc học tập và nghiên cứu
b Huy động các nguồn lực tổ chức hình thành thói quen đọc cho sinh viên Bất cứ ai muốn trở thành con người hoàn chỉnh thi phải có hiểu biết, phải đọc Đọc chính là cách tốt nhất đê con người học hỏi, là con đường thường xuyên để phát triển trí tuệ Và khi đã đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định thì đọc sách cần được biến thành công việc hàng ngày, cũng giống như các vận động viên thể thao phải rèn luyện hàng ngày
Để góp phần hình thành thói quen đọc của sinh viên cần nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết, nhà quản lý cần quan tâm đến các nội dung công việc sau đây:
- Xây dựng được ý thức đối với vẫn đề đọc sách của sinh viên; - Tạo điều kiện thuận lợi về không gian đọc,
- Đầu tư nguồn học liệu đáp ứng các sở thích, thị hiếu đa dạng về sách;
- Xây dựng hệ thống thư viện, tài nguyên học liệu,
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc đọc sách;
Trang 38Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, định hướng đọc sách cho sinh viên; thành lập các câu lạc bộ đọc sách trong sinh viên, tạo cơ hội đê các em vận dụng các kiên thức đã học
- Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn hướng dẫn giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy, lẫy người học làm trung tâm, giảng viên đóng vai trị là “huấn luyện viên”, người học chủ động tìm kiếm, xử lý và tích lũy kiến thức; song hành với đổi mới việc kiểm tra, đánh giá (thật sự có chú trọng đến quá trình đọc sách) là giải pháp hiệu quả nhất tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách của sinh
viên Khi đó, việc đến thư viện, tìm sách ở nhiều nguồn khác nhau để đọc, đồng thời
đọc có tiếp thu, phê phán và sáng tạo sẽ dần dần là nhu cầu thiết yếu, một thói quen được hình thành ở mỗi sinh viên
Chỉ đạo giảng viên thường xuyên kiểm tra kết quả tự đọc, tự nghiên cứu của sinh viên, sử dụng đánh giá đồng đăng để kiểm tra và tự đánh giá của sinh viên để kiểm tra
c Chỉ đạo giảng viên phát triển các kỹ năng đọc cho sinh viên
Để văn hóa Đọc trở thành trở thành một chuẩn mực phải có kỹ năng đọc Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc là một trong số những hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên cần làm quen Đa số sinh viên thấy rằng mình phải đọc quá nhiều và không bao giờ đủ thời gian để đọc Danh sách những gì cần đọc thường rất dài, bên cạnh đó giảng viên cịn đưa ra nhiều hướng dẫn khác do đó sinh viên có q nhiều thơng tin cần tiếp nhận và có quá ít thời gian để tiếp nhận chúng Vì vậy,khơng phải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muốn, đề nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, phải có kỹ năng đọc Cần hiểu rằng: kỹ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế mà hình thành nên, bởi kết quả của kỹ năng đọc phụ thuộc vào khả năng nhận thức, tình hình sức khỏe, thói quen lao động của mỗi người là khác nhau Nhưng nếu tự bản thân mỗi người cố gắng và luyện tập thì sẽ đọc tốt thu được nhiều kết quả Những sinh viên có kỹ năng
đọc phát triển, họ có nhiều lợi thế khi tìm tài liệu Họ biết định hướng tìm trong các
Trang 39nang chuyên ngành, từ điển giải thích ), biết tìm tài liệu từ trình độ thấp lên trình độ cao, biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như: ghi chép, viết chú giải, soạn tóm tắt, lập hộp phiếu thư mục để nắm vững thông tin, tri thức; biết vận dụng những điều đã đọc được vào nhiệm vụ được giao
Nhất là họ biết vận dụng các cách đọc khác nhau đối với các loại tài liệu khác nhau:
tài liệu phổ cập, tài liệu giải trí, tài liệu nghiên cứu
d Chỉ đạo giảng viên hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến thức đã đọc vào giải quyết các nhiệm vụ trong công việc và cuộc sông
Người đọc giỏi không đơn giản chỉ là vấn đề phát triển kỹ năng Sinh viên muốn trở thành người đọc giỏi cần học cách chắt lọc thông tin hiệu quả từ những gì đã đọc để áp dụng vào giải quyết các nhiệm vụ của bản thân và vươn tới thành cơng Chính
vì vậy, “đọc sách có thể khiến một kẻ trắng tay thành triệu phú, một cậu bé nghèo trở
thành chính khách”
Đọc sách khiến tư duy thay đổi, xã hội được cải biến Họ cũng sẽ thành người đọc có kỷ luật, hình thành và duy trì thói quen tốt, và sử dụng tốt thời gian nhờ vận dụng các kỹ năng và phương pháp đã tiếp thu
1.4.5 Các phương pháp, hình thức phát triển văn hóa Đọc
a Ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển văn hóa Đọc trong nhà trường
Trang 40văn hóa Đọc như In sách, trao giải thưởng sách hàng năm, cung cấp sách cho sinh
viên nghèo vượt khó
b Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giói thiệu sách cho sinh viên hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 hằng năm
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm Ngày hội sách và văn hóa Đọc Việt Nam, nhằm khuyến khích, đưa phong trào đọc
sách, báo trở thành thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Vì vậy, các trường đại học cần tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng nhân ngày 23/4 hằng năm để lôi cuốn, thu hút sinh viên Đó có thể là các hoạt động như: triển lãm sách, báo, tạp chí; tổ chức hội nghị bạn đọc; thi đọc sách, thuyết trình, giới thiệu về sách; phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách tặng sách và bán sách trợ giá, giảm giá cho sinh viên
c Hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả thông qua việc đọc sách
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học, mỗi giảng viên phải xây dựng và hình thành thói quen đọc cho sinh viên; giảm thời lượng dạy học, yêu cầu sinh viên phải đọc giáo trình, tài liệu tham khảo để bổ sung, tích lũy kiến thức Các trường đại học bố trí kế hoạch và yêu cầu thư viện thực hiện chương trình hướng dẫn kỹ năng đọc sách, tra cứu thông tin và sử dụng thư viện cho sinh viên vào đầu năm học; giảng viên thực hiện nội dung này thông qua các học phần trong chương trình đảo tạo Qua đó giúp sinh viên biết lựa chọn nội dung cần đọc: biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân; biết tiếp thu nội dung đã đọc; biết vận dụng các kỹ thuật đọc như ghi chép, tóm tắt nội dung ; biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đọc Thư viện các trường đại học cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền để cho sinh viên các khóa học ngay khi vào trường những nội dung liên quan đến hoạt động của thư viện và văn hóa Đọc trong nhà trường như: hệ thống dữ liệu của thư viện bao gồm sách truyền thống và sách điện tử; phương pháp đọc sách hiệu quả; phương pháp tra cứu