1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VÀI nét về TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ và NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG VIỆT NAM

48 323 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 51,16 KB

Nội dung

-Vài nét về đặc trưng ngôn ngữ thơTheo Trần Đình Sử trong “Giáo trình lý luận tập 2”, Nxb Giáo dục, H, 1987 cho rằng ngôn ngữ thơ có những đặc trưng sau: Ngôn Ngữ thơ là sự bão hòa cảm x

Trang 1

VÀI NÉT VỀ TÍNH MƠ HỒ TRONG NGÔN NGỮ THƠ

VÀ NGÔN NGỮ THƠ

TƯỢNG TRƯNG VIỆT NAM

Trang 2

-Vài nét về đặc trưng ngôn ngữ thơ

Theo Trần Đình Sử trong (“Giáo trình lý luận tập 2”, Nxb

Giáo dục, H, 1987) cho rằng ngôn ngữ thơ có những đặc trưng sau:

Ngôn Ngữ thơ là sự bão hòa cảm xúc nghĩa là thổ lộ tình cảm

mãnh liệt đã được ý thức, là đối tượng của thơ không phải là mây, làgió, là trăng, là sao, là tuyết, là núi, là sông, là mặt trời…mà lànhững cảm xúc nội tâm, là tinh thần hứng thú Bởi thơ không chỉmiêu tả những sự vật khô khan vẻ bề ngoài mà còn khơi gợi đượcnhững tình cảm, cảm xúc “bão hòa” của con người trước sự việc

Hãy xem bài ca dao sau:

“Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá, cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện chăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối aiBuồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ”

Trang 3

Đằng sau những hình ảnh: cá, sao, nhện là tâm tư tình cảm củanhân vật trữ tình, đó là tình cảm trông mong chờ đợi nhưng lại trong

vô vọng, khắc khoải khôn nguôi

Tình cảm nuôi dưỡng trở thành sinh mệnh của thơ, chẳng thế

mà nhà thơ Cu Ba Marti viết: “Thiếu tình cảm thì có thể trở thànhngười thợ làm những câu có vần, chứ không làm được nhà thơ”.Như vậy nếu thiếu đi những tình cảm đặc biệt thì không thể làm thơđược

Thứ hai, đặc trưng của ngôn ngữ thơ chứa đầy hình ảnh biểu

tượng Nếu như tình cảm được coi là sinh mệnh của ngôn ngữ thơ,

thì biểu tượng là: “đôi cánh” của ngôn ngữ thơ Biểu tượng trongthơ là những hình ảnh mang tính ngụ ý, mang tính quan niệm Đượcxây dựng bằng ngôn từ và những thủ pháp đặc biệt, nó vượt quanhững hình ảnh cụ thể, cảm tính bề mặt để trở thành những ảnh hìnhtượng trưng tích chứa quan niệm, tư tưởng sáng tạo của tác giả.Chính vì thế, biểu tượng thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo, thâmtrầm thậm chí bí hiểm

“Con thuyền” trong thơ Vũ Hoàng Chương biểu tượng cho sựmênh mông vô tận nhưng lại là để tìm quên, để trốn tránh hiện thựccuộc sống Chẳng hạn như:

Trang 4

Ta dừng chân nhắm mắt một đêm nayThả chiếc bách không chèo trên bể khói.

Mặc trôi về đâu đó nước non say”

(Chết nửa vời)Đắm chìm trong hơi say thi sĩ muốn buông bỏ cuộc sống hiệntại muốn tìm quên trong thế giới mộng ảo Hình ảnh chiếc thuyền

“không chèo” không cần chèo lái muốn trôi đi đâu thì đi, như muốnkhái quát tâm trạng của thi sĩ muốn thoát khỏi cuộc sống nơi trầnthế, phiêu du vào chốn tiên cảnh để xa đời lánh đời

Có khi “Con thuyền” ấy lại là con thuyền đầy ánh trăng,nhưng thuyền trăng ấy lại lạc loài giữa mênh mông dòng đời, không

có phương hướng:

“Mênh mông đâu đó ngoài vô tận

Một cánh thuyền say lạc hướng đêm”

(Tạm ghé thuyền )

Thi sĩ xót thương cho chính thân phận mình giữa cuộc sốngđày đọa, lênh đênh, đau khổ đến tận cùng của cuộc đời Tất cả đềuphải trút vào thơ với ý thơ, lời thơ đầy chua xót

Trang 5

Đặc trưng thứ ba của thơ theo Trần Đình Sử đó là ngôn ngữ

thơ có tính nhịp điệu Để nêu bật được vai trò của nhịp điệu thơ trong “Làm thơ như thế nào” Maiacôpxki đã khẳng định: “Nhịp

điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ Sự ngắt đoạn và ngắt nhịp của bài thơ hệ trọng hơn việc chấm câu được dùng cho khuôn sáo cũ, nó phải được phục tùng ngắt đoạn và nhịp Nhịp là sáng tạo những khoảng cách và tổ chức thời gian phải được dựa vào những quy tắc cơ bản của mọi sách giáo khoa thực hành về thơ Việc thể hiện nhịp trong thơ, thể hiện bản sắc của từng nhà thơ” Các yếu tố tạo nên nhịp điệu của thơ là chỗ dừng, chỗ ngắt,

được phân bố trong dòng thơ câu thơ, vần là những chỗ nhấn dotrọng âm của từ

Chẳng hạn thơ Đường luật thường ngắt nhịp 4/3, ví dụ:

“Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veoMột chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo”

(Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến)Còn thơ lục bát thì ngắt nhịp chẵn 2/4(2/2/2, 4/2) Ví dụ nhưtrong câu ca dao sau:

Trang 6

“Trời mưa ướt bụi/ ướt bờ Ướt cây/ ướt lá/ ai ngờ ướt em”.

Nhịp lẻ 3/3, 1/5… Ví dụ trong câu thơ sau:

“Buồng không lặng ngắt như tờ Dấu xe ngựa/ đã rêu lờ mờ xanh”.Cách ngắt nhịp thể hiện được cảm xúc tuôn chảy, khi trắc trởlúc thì mạnh mẽ, bất định của thi nhân

Hay trong câu thơ sau:

“Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”

(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)Cách ngắt nhịp 2/4 và 2/2/4 cùng với biện pháp tư từ hoán dụlấy “Sen” để chỉ mùa hạ, lấy “Cúc” để chỉ mùa thu Nhịp điệu thơuyển chuyển giống như nhịp chuyển của thời gian Nhịp thơ haychính là nhịp cảm xúc của thi nhân nói riêng và của con người nóichung và bước đi của thời gian nhanh giống như bước chuyển củadòng cảm xúc

Trang 7

Đặc trưng thư tư của ngôn ngữ thơ theo Trần Đình Sử đó là

ngôn ngữ thơ có cái đặc biệt, đó là sự nhảy vọt, sự gián đoạn, có

khoảng lặng, tỉnh lược, và có sự phá vỡ lôgic thông thường, củangôn ngữ thơ ca Câu thơ sau nhà thơ Xuân Diệu cũng lược bỏthành phần chủ ngữ khiến cho lời thơ thêm mơ hồ đa nghĩa:

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò” (Đây mùa thu tới)

Lời thơ không có sự hiện diện của chủ từ, khiến cho người đọc

mơ hồ khó đoán Hai từ “đã nghe”, “đã vắng” đứng đầu hai câu thơgợi lên một không gian tĩnh lặng hoang sơ của bến đò đã vắngkhách sang sông trong buổi chiều mùa thu Câu thơ bị lược chủ ngữcàng cho thấy cái rét lành lạnh đã xâm lấn dần vào da thịt con ngườilàm cho người ta không còn mong muốn những chuyến đò sangsông nữa

Hay trong một bài thơ khác Xuân Diệu cũng lược chủ ngữtrong những câu thơ của mình:

“Không gì buồn bằng những buổi chiều êm”

Trang 8

Không xác định được chủ thể nỗi buồn của “buổi chiều êm” là ai,lời thơ vì vậy mà như càng ngấm thêm nỗi buồn đang trải dài khắp thờigian, không gian.

Hàn Mặc Tử cũng có rất nhiều câu thơ lược chủ thể Chẳnghạn như:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

(Đây thôn Vỹ Dạ ) Câu thơ lược chủ ngữ với hình ảnh “khách đường xa” gợibao nhiêu sự xa xôi cách trở, khiến cho nỗi niềm trăn trở khao khátmong chờ càng trở nên thấm thía sâu sắc Trong thơ của mình thi sĩhay nhắc đến hình ảnh thiếu nữ áo trắng, nơi ấy trở thành những gìđẹp nhất thân thương nhất, nó cũng khiến cho lời thơ thêm mơ hồ đanghĩa

Theo Nguyễn Đình Sử, ngôn ngữ thơ còn có một đặc trưng nữa

đó là “Chất thơ”, “Nó ở những chỗ trống không viết ra, ở chỗ trắng,

chỗ im lặng giữa các chữ, các lời Ví dụ chất thơ ở bài Mời trầu của

Hồ Xuân Hương, không phải ở những thứ đem mời, cách mời, mà ởcảm nhận đời sống toát ra từ sự mời trầu ấy Đó là niềm khao khát

Trang 9

Hương mời gì, thái độ mời như mắng thế nào, thì đó đâu phải là chất

thơ? Cũng giống như câu kết trong bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân

Giáo sư Phan Ngọc trong “Thơ là gì” đã nhấn mạnh về

phương diện thi pháp của thơ: “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ

hết sức quái đản để buộc người tiếp nhận phải nhớ phải cảm xúc vàphải nghĩ cho chính hình thức ngôn ngữ của nó”

Như vậy trong rất nhiều đặc tính của thơ như đã nêu ở trên,thơ còn có một đặc tính nữa đó là tính mơ hồ, và tính mơ hồ nàykhông mâu thuẫn với tính chính xác, tất cả đều được nghệ thuật hóathể hiện tư tưởng của nhà thơ

- Vài nét về tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ

- Về thuật ngữ mơ hồ trong ngôn ngữ thơ

Trang 10

Bản chất của ngôn ngữ nói chung có tính mơ hồ, vì mơ hồ nên

nó có nhiều cách hiểu khác nhau Chẳng hạn như câu: “Tôi muốn

được phê bình” Đây là một câu gây nên sự mơ hồ đa nghĩa.Từ

“được” có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau về chủ thể của hànhđộng phê bình Nghĩa thứ nhất là tôi muốn được phê bình một ngườikhác Nghĩa thứ hai là tôi muốn tiến bộ muốn tốt hơn nên tôi mongmuốn được người khác phê bình

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ cao hơn ngôn ngữ hàng ngày, có

tính nhịp điệu và giàu cảm xúc, được nghệ thuật hóa bằng phép tu

từ, phép ngắt nhịp để thể hiện tính thẩm mĩ và tư tưởng Bên cạnh

đó, thơ còn có một phẩm chất đặc biệt, nội dung thơ luôn có sự lunglinh ảo diệu Điều ấy được tạo nên phần nhiều bởi tính mơ hồ trongngôn ngữ thơ

Nảy sinh và phát triển cùng đời sống của nhân dân, gắn bókhăng khít với cuộc sống, cùng chiến đấu, cùng lao động, ngôn ngữ

ca dao là sự kết tinh tuyệt vời giữa ngôn ngữ hàng ngày với chấtthơ:

“Khăn thương nhớ aiKhăn rơi xuống đấtKhăn thương nhớ ai

Trang 11

Khăn vắt lên aiKhăn thương nhớ aiKhăn chùi nước mắtĐèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắtMắt thương nhớ aiMắt ngủ không yênĐêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

Ở bài ca dao nhân vật trữ tình dồn sự quan tâm vào: Khăn,đèn, mắt, cho người đọc thấy chúng đang nhớ một người nào đó

“ai” Nhưng một sự thật vô lý đó là những vật vô tri vô giác thì làmsao mà biết tương tư? Đại từ phiếm chỉ “ai” càng khiến cho lời cadao như hư ảo, nhân vật trong bài ca dao là những nhân vật ảo Sựviệc này chỉ xảy ra khi tâm sự của con người ta quá đầy, và bị cầm

tù trong tâm sự ấy

Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ là một trong những yếu tố đặc

Trang 12

khoảng lặng giàu suy tư cảm xúc, nó đưa người đọc đến tận cùng

của suy nghĩ Sở dĩ vậy, xét về mặt nội dung, thơ giàu tính mơ hồ vì

nó nhiều hình ảnh, hàm súc, ý ở ngoài lời Trên phương diện hìnhthức, thơ ca cũng mang tính mơ hồ, bởi vì thơ ca trên mặt giấyngoài phần chữ nổi còn có khoảng trắng, gợi biết bao điều bí ẩn, câuthơ lời thơ có khi bỏ lửng, để cho người đọc có thể tự do tưởngtượng, tự do suy luận đắm chìm trong suy tư của chính mình

Trong bài thơ “Áo bông che bạn” nhà thơ Trần Tế Xương viết:

“Hỏi ai còn nhớ ai không?

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ

Kẻ về khóc trúc than ngô một mình

Non non nước nước tình tinh

Vì ai lận đận cho mình ngẩn ngơ”

Bài thơ là một khúc tình ca li biệt Đại từ phiếm chỉ “ai”

được tác giả dùng thật tinh tế và thật đắt nó gây mơ hồ bởi nhiều

Trang 13

cách hiểu khác nhau Khi thì chỉ chủ thể lúc lại chỉ đối tượng, khithì là ta lúc lại là mình Nó khiến cho lời thơ mơ hồ đa nghĩa Bởilời thơ không chỉ ăm ắp những nỗi nhớ nhung kỉ niệm mà thông quacác câu hỏi tu từ chúng ta thấy được tấm lòng chân thành, hỏi mà đểkhẳng định sự yêu thương không tiếc nuối của nhân vật trữ tình đốivới người mình yêu.

Hãy xem bài thơ “Cô liêu” của nhà thơ Hàn Mặc Tử:

“Gió lùa ánh sáng vô trong bãiTrăng ngậm đầy sông chảy láng laiBuồm trắng phất phơ như cuống láLòng tôi bát ngát rộng bằng haiTôi ngồi dưới bến đợi nường MơTiếng rú ban đêm rạn bóng mờTiếng rú hồn tôi xô vỡ sóngRung tầng không khí, bạt vi lô

Ai đi lẳng lặng trên làn nướcVới lại ai ngồi khít cạnh tôi

Trang 14

Mà sao ngậm kín thơ đầy miệngKhông nói không rằng nín cả hơi?

Chao ôi ghê quá trong tư tưởngMột vũng cô liêu cũ vạn đời”

Theo Trần Đình Sử: Bài thơ là một ảo ảnh, và lời thơ gây mơ

hồ cho người đọc “Vũng cô liêu” là như thế nào? Thi nhân muốn đitìm ảo ảnh để thoát khỏi vũng cô liêu nhưng ngay trong ảo ảnh ônglại luôn thấy vũng cô liêu ấy

Như vậy tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ khiến cho lời thơ trởnên mơ hồ đa nghĩa Thế nhưng để hiểu được tính mơ hồ trong ngônngữ thơ là gì, nó có ý nghĩa gì đối với văn chương? Có lẽ khôngphải ai cũng đặt ra câu hỏi ấy và trả lời được

Theo W.Empson : Mơ hồ là một ý nghĩa không xác định,

dùng để biểu đạt nhiều loại sự vật cho phép có nhiều cách giải

thích Trong “Bẩy loại hình nghĩa mơ hồ” ông đã dày công nghiên

cứu và phân loại Tuy cách phân loại này chưa được rạch ròi, nhưngqua đó ta thấy được tính mơ hồ được biểu hiện dưới nhiều dạngkhác nhau:

Trang 15

Loại thứ nhất, có thể dùng các hình ảnh mang tính ẩn dụ, các

biểu tượng mang nghĩa tượng trưng, ví von so sánh, để biểu thị tính

mơ hồ nghĩa là nói sự vật sự việc này mà như đang nói sự vật sựviệc khác một cách vừa cụ thể vừa hư ảo bởi giữa chúng có nhiềuđiểm tương đồng

Loại thứ 2, có thể dùng các câu như câu đảo trật tự từ, câu lược

từ, sáng tạo các từ mới, để tạo tính mơ hồ bằng việc tạo cấu trúc ngữpháp câu lỏng lẻo, không chặt chẽ, khiến cho người đọc có thể hiểutheo nhiều cách khác nhau

Loại thứ 3, đó là tính mơ hồ được tạo ra bởi những từ phiếm

chỉ…, khi xuất hiện một từ trong một văn cảnh nhưng có thể hiểu theohai nghĩa, hai tư tưởng, hai trường phái khác nhau và đều chấp nhậnđược, đều thông với ngữ cảnh

Loại thứ 4, ỹ nghĩa của mơ hồ hóa được tạo ra khi mà lời trần

thuật của nhà thơ có mâu thuẫn, không đồng ý, nhưng đều thể hiện tưtưởng của nhà thơ

Loại thứ 5, tính mơ hồ hóa trong thơ văn được tạo ra khi mà

thi sĩ đang viết ý này, nhưng lại phát hiện ra khám phá ra ý tưởngkhác trong khi viết

Trang 16

Loại ý nghĩa thứ 6, tính mơ hồ hóa được tạo ra khi mà ý

nghĩa mặt chữ của lời trần thuật mâu thuẫn nhau khiến cho

độc giả giải thích theo cách của họ mà những cách giải thích

đó cũng trái ngược nhau

Loại thứ 7, tính mơ hồ xuất hiện khi mà một từ có hai ý nghĩa,

hai ý tưởng, hai giá trị của mơ hồ khác nhau, nhưng lại là hai ýnghĩa trái ngược nhau được đưa ra do văn bản quy định

Như vậy, William Empson đã chia mơ hồ thành nhiều dạngthức, nhiều loại biểu hiện khác nhau

Giáo sư Trần Đình Sử : Cũng dựa vào lý thuyết của Empson

chia mơ hồ thành các phương thức như sau:

Mơ hồ hóa trong thơ theo hình thức “Mỉa mai” có nghĩa là ý

nghĩa bề mặt là giả, ý nghĩa bề sâu mới là thật

Tính mơ hồ hóa được tạo ra từ hình thức “Nghịch lý” có nghĩa

là bề mặt lời thơ như sai nhưng thực ra lại là đúng

Mơ hồ hóa ngôn ngữ thơ bằng hình thức “song qua” có nghĩa

là trên bề mặt chữ, ý nghĩa lời thơ phải được hiểu cả hai nghĩa tườngminh và nghĩa hàm ẩn, và nghĩa hàm ẩn mới là nghĩa chính Hình

thức song quan khiến cho đối tượng được miêu tả trong tác phẩm bị

Trang 17

xóa nhòa để trình ra cái biểu đạt khiến cho lời thơ thêm mơ hồ đanghĩa.

Tính mơ hồ được tạo ra bởi những hình ảnh “ mang tính

tượng trưng”.

Tính mơ hồ còn được tạo ra bởi “sự tương phản, đối chiếu”,

có nghĩa là các sự vật sự việc đối lập đặt bên nhau để làm sản sinh

ra một ý nghĩa mới

Cuối cùng sự mơ hồ hóa trong lời thơ được tạo ra từ phép ám

thị khêu gợi tạo ý ở ngoài câu thơ.

Như vậy, mơ hồ hóa trong ngôn ngữ thơ là một khái niệm đãxuất hiện từ rất lâu Các quan niệm dù có khác nhau chung quy lại

đều có điểm chung: Tính mơ hồ của ngôn ngữ thơ là khả năng tạo

nên sự không xác định (mơ hồ) về nghĩa của ngôn ngữ thơ ca Sự không xác định này tạo nên dư vị tạo tính hàm xúc của thơ Từ đó khiến cho hình tượng thơ trở nên đa nghĩa, hàm súc, gợi nhiều hơn tả.

- Cơ sở hình thành tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ

- Sự sáng tạo gây mơ hồ

Trang 18

Sự sáng tạo gây mơ hồ xuất phát từ tư duy nghệ thuật Tư duynghệ thuật là loại tư duy tái hiện lại thế giới, nhưng không tái hiệnnguyên si mà bao giờ nó cũng cộng với cảm xúc Chẳng hạn câu thơtrong bài thơ “Bác ơi”:

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

(Tố Hữu)

Câu thơ được tác giả tái hiện lại trang phục của Bác “ảo vải”,đồng thời tái hiện lại tình cảm lớn lao mênh mông của Người đốivới Tổ quốc với nhân dân thông qua hình ảnh “hồn muôn trượng”.Bức “tượng đồng” là bức tượng của những người nổi tiếng Như vậytạc vào thơ hình tượng Bác lớn lao, nhưng qua đó bộc lộ được cảmxúc của tác giả Đó là dòng cảm xúc trân trọng, ngưỡng mộ Trongtấm áo vải giản dị kia là chứa đựng một tâm hồn lớn lao cao cả.Đằng sau việc tái hiện ấy là sự so sánh So sánh hai bậc: “áo vải”với “hồn muôn trượng”, và “tượng đồng phơi những lối mòn” Sự

so sánh này nhằm ngợi ca đề cao tâm hồn giản dị của lãnh tụ

Tác giả Trần Đình Sử trong giáo trình (“Lý luận văn học”

tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987) có viết: “Ngôn từ văn học khác

Trang 19

tiếp phát thành tiếng mà là lời nói bên trong tâm hồn, lời nói thầm,lời mình nói với mình là hình thức của tư duy Khi tư duy bằngngôn ngữ, người ta không cần phát âm, không nói trực tiếp với ai.Ngôn từ khoa học, nghị luận cũng thuộc dạng lời này và gắn vớihình thức chữ viết Nhưng ngôn từ văn học gắn với tư duy nghệthuật, có nhiệm vụ xây dựng hình thức cho hình tượng văn học, làmcho nó có tính đặc thù, mang nội dung thẩm mĩ”

Bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật là tái hiện lại đời sống.Sáng tạo thơ không phải là kể lại cuộc sống kể lại sự vật sự việc màphải thể hiện nó qua lăng kính nội tâm cảm xúc, cảm giác của conngười Bởi vì thơ biểu lộ cảm xúc mãnh liệt của con người, khôngphải mãnh liệt là phải kêu gào hay phải cuồng yêu phẫn nộ mà nó làthứ tình cảm mãnh liệt ở trong tâm, nó được nuôi lớn bởi một tráitim mãnh liệt sống Và nhà thơ thì phải sống thật sâu với tâm hồnthật mãnh liệt Nhà thơ Cu Ba Marti nói: “Thiếu tình cảm thì có thểtrở thành người thợ làm những câu có vần, chứ không làm được nhàthơ”

Như vậy thơ chủ yếu nói cảm xúc mà cảm xúc thì lại vô hìnhnên cần phải mượn những hình ảnh hay nhịp điệu trong thơ để thểhiện nó Mà thơ lại không nói thẳng chỉ nói vòng, thơ tối kị “ý kị

Trang 20

nông, mạch kị lộ” nên bản chất của thơ ca là không nói thẳng, chính

vì vậy mà gây mơ hồ đa nghĩa

Trước hết sự nói vòng nói tránh ấy thể hiện ở cách dùng từ phiếm

chỉ.

Hãy xem câu ca dao sau đây:

“ Thân em như dải lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Mượn hình ảnh để miêu tả các tác giả đã qua một bước giántiếp Miêu tả gián tiếp phẩm chất trong trắng tốt đẹp của nhân vậttrữ tình “em” như “tấm lụa đào” mềm mại mong manh nhưng lạiquyến rủ hấp dẫn cuốn hút Thế nhưng lời ca dao lại rất mơ hồ, sở

dĩ vậy là vì tác giả dân gian ca ngợi phẩm chất yêu kiều với tâmhồn thánh thiện trắng trong của cô gái nhưng không biết là tốt đẹpđến nhường nào khi lại so sánh với “tấm lụa đào” Tấm lụa đàoóng ả mềm mượt ấy lại bay trong gió giữa chợ đông người đầy kẻbán người mua và không biết chủ nhân mình sẽ bán cho ai Từphiếm chỉ “ai” trong câu ca dao gây mơ hồ bởi vì nó cho ta thấythân phận vô định trôi nổi của cô gái giữa cuộc đời là không xácđịnh, hạnh phúc hay bất hạnh cũng không biết trước được

Trang 21

Tính mơ hồ được thể hiện ở chỗ các tác giả muốn hướng

người đọc đến một sự không rõ ràng, rành mạch, không xác thực,

như thực như hư Nhưng cũng có thể hiểu tính mơ hồ trong các siêu

phẩm văn chương là sự khó hiểu và nó trở thành chủ đề để tranhluận, nghiên cứu rồi đưa ra những hướng hiểu khác nhau Chẳnghạn như câu thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơHàn Mặc Tử:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Trên nền phong cảnh tuyệt diệu của thiên nhiên thấp thoánghình ảnh con người Ở các khu vườn Vĩ Dạ chủ nhân thường trồngtrúc Trong bài thơ “Huế đa tình” Bích Khê cũng đã rung độngtrước vẻ đẹp của một khóm trúc:

“Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn Biếc che cần trúc không buồn mà say”

Hàn Mặc Tử đã không tả trúc như Bích Khê mà mượn nétthanh tú của trúc để tô đậm nét đẹp phúc hậu đoan trang của ngườithiếu nữ Vĩ Dạ Thơ không nói thẳng mà nói vòng gây mơ hồ đa

Trang 22

người vă cảnh vật Hình ảnh “mặt chữ điền” mang tính mơ hồ vì nógợi nhiều câch hiểu khâc nhau Có người hiểu đđy lă ô cửa sổ nơimặt tiền của ngôi nhă Huế nhìn từ vườn văo thấy lâ trúc che ngang.

Có người lại cho rằng đđy chính lă gương mặt Hăn Mặc Tử khi tìm

về thôn Vĩ Dạ nhưng vì mặc cảm bệnh tật không dâm văo nhă chỉrụt rỉ lấp sau bụi trúc lĩn nhìn Nhưng cũng có người hiểu “mặtchữ điền” lă mặt của người con gâi thôn Vĩ Dạ, vă lại có người chorằng đđy lă gương mặt của Hoăng Thị Kim Cúc người con gâi mẵng thương thầm trộm nhớ Nhưng dù hiểu theo câch năo thì lờithơ vẫn gợi vẻ đẹp thống nhất hăi hòa giữa con người với thiínnhiín

Tính mơ hồ còn được tạo ra bởi những cđu thơ lược chủ từ.

Chẳng hạn trong cđu thơ sau của nhă thơ Hăn Mặc Tử:

“Ở đđy sương khói mờ nhđn ảnh

Ai biết tình ai có đậm đă”

“Ở đđy” lă ở đđu? Có thể lă ở Vĩ Dạ thôn, nơi mă tâc giả đang

mơ về, cũng có thể lă ở ngay chính trong lòng nhă thơ vậy Hiểu thếnăo cũng đều đúng vă phù hợp với ngữ cảnh với tđm trạng của thinhđn Đại từ phiếm chỉ “ai” được nhă thơ sử dụng nhuần nhuyễn

Từ “ai” thứ nhất có thể chỉ người khâch đường xa, vă từ “ai” thứ

Trang 23

hai có thể dùng để chỉ chính nhân vật trữ tình Hoặc ngược lại Nhưvậy hiểu thế nào thì cũng gợi cho lời thơ sự kín đáo ý tứ.

Thơ nói vòng gây mơ hồ còn được thể hiện qua việc sử dụng

các kết hợp từ, như trong câu thơ:

“Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

(“Truyện Kiều- Nguyễn Du)Kết hợp từ “tấm son”, “gột rửa”, “cho phai” gây mơ hồ bởi cónhiều cách hiểu khác nhau “Tấm son” là gì? Đó có thể là tấm lòngchung thủy, hoặc có thể hiểu “tấm lòng son” gắn liền với tấm lòngtrinh trắng, chữ trinh của người phụ nữ trong xã hội xưa Thế nênnội dung câu thơ gợi đa nhiều cách hiểu khác nhau, có người hiểu

đó là tấm lòng thủy chung trước sau như một của Thúy Kiều dànhcho Kim Trọng không bao giờ thay đổi phai nhat Thế nhưng nếuhiểu theo cách đó thì tổ hợp từ “gột rửa” lại bị bỏ quên Thế nên cómột cách hiểu khác đó là tấm thân trinh trắng của nàng Kiều dùngnước sạch để gột rửa vết bẩn đến bao giờ mới hết đi được Hoặc làtình yêu thủy chung son sắt của nàng Kiều dành cho chàng Kimdùng nước để gột rửa vết bẩn đến bao giờ cho sạch được”

Trang 24

Và thế giới được tái hiện qua lăng kính sáng tạo của thi nhânluôn có đặc tính gây mơ hồ.

- Bản chất hình tượng nghệ thuật gây mơ hồ

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Hình tượng nghệ thuật

chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận”.

Hình tượng nghệ thuật không hoàn toàn sao chép đời sống màđược nâng lên thành mức khái quát cao hơn, bởi hình tượng nghệ thuậtthơ là hình tượng của ngôn từ Người đọc không chỉ thưởng thức hiệnthực cuộc sống trong tác phẩm thơ mà còn đọc được cả niềm vui nỗibuồn cả lòng trắc ẩn của thi nhân

Và hình tượng nghệ thuật chính là cơ sở của tính mơ hồ, sở dĩvậy vì hình tượng nghệ thuật thường đem đến cho người thưởngthức thơ những cái nhìn nhiều chiều, những lý giải ý nghĩa ở nhiềukhía cạnh khác nhau Nếu như các khái niệm khoa học phải rõ ràngcụ thể chỉ cho chúng ta hiểu một lớp nghĩa, thì trong nghệ thuật,

Ngày đăng: 09/12/2018, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w