1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG

40 214 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 41,22 KB

Nội dung

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG

Trang 1

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂUHIỆN TÍNH MƠ HỒ TRONG

Trang 2

- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng đượctạo ra qua các hình ảnh ẩn dụ, các ngữ âm lạ, lối so sánhđặc biệt và các kết hợp từ

-Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng được thểhiện qua các hình ảnh ẩn dụ

Nếu như chủ nghĩa lãng mạn coi thế giới là hữu hình,miêu tả cảm xúc một cách trực tiếp, chẳng hạn như các nhà thơlãng mạn bộc lộ tâm trạng một cách không che dấu, coi trọngcảm xúc tình cảm:

“Hôm nay trời nhẹ dâng cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.(Xuân Diệu)

Thì các nhà thơ tượng trưng ngược lại, nhìn thế giới ởtrạng thái vô hình, nên không còn bộc lộ tình cảm trực tiếp

không còn là truyền cảm nữa mà là gợi cảm, ám thị Bên cạnh

Trang 3

những phần tinh túy nhất của thơ Như vậy ngôn ngữ có thểgiúp thi nhân truyền tải được những ý tưởng của mình về thếgiới đến người đọc thông qua những hình ảnh ẩn dụ Các hìnhảnh ấy được chắp vá, đứt đoạn khiến cho chúng trở nên độc đáođến kì dị, bất ngờ và cũng đầy phức tạp bởi nó được tạo ra từnhững giây phút cực thăng hoa của cảm xúc, của một trạng tháitinh thần nửa sảng nửa mê, thế nên các hình ảnh thơ, ý thơ rấtmờ nhòe mà lại mơ hồ hư ảo Các hình ảnh ẩn dụ góp phần làmnên một thế giới thơ đầy mối tương giao hòa điệu, thế giới đầynhững bí ẩn.

Chẳng hạn như trong bài thơ “Mộng”, nhà thơ viết:“Mộng trắng phau phau vót cung nga: Xuân Hương! Người ngọc, máu say ngà!”

Trang 4

“Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nằng nặng Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ”.(Mộng cầm ca)Người đọc còn thấy những hình ảnh ẩn dụ từ màu sắc thành hương vị:

“Lờ mờ đường lên mây Chén trăng vừa tầm với Chàng ơi, vàng ròng đây Kề môi say ân ái”.

(Ngũ Hành Sơn)

Trang 5

thi nhân hạ bút vàng ròng thì chén trăng lại thêm một lầnchuyển nghĩa nữa, chén bằng vàng, biểu tượng của sự quí giá.Chén làm liên tưởng đến thứ đựng trong chén, rượu nên cóthể kề môi và say, nhưng say ân ái thì chén trăng lại là chéntình yêu Vầng trăng bỗng thoắt biến thành người yêu, hoặcngười yêu biến thành vầng trăng lúc nào không ai hay”.

-Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng được thểhiện qua các ngữ âm lạ

Ngôn ngữ thơ là phương tiện có thể khiến chúng ta “cảmthông đến cái vô cùng”, thấu hiểu được tận cùng mọi ý nghĩa vàthâm nhập được vào mọi cái đẹp tiềm tàng huyền diệu của thiênnhiên vũ trụ.

Ngôn ngữ lạ hóa là thứ ngôn ngữ khiến cho người đọcthấy mới, cũng có thể nó phá vỡ những quy cách thông thường,khó hiểu nhưng ngược lại nó gây hiệu quả thẩm mỹ, giúp cholời thơ thêm huyền ảo mơ hồ đa nghĩa.

Bích Khê cũng có những câu thơ sử dụng ngôn ngữ lạ hóagây mơ hồ hư ảo:

Trang 6

Mây nhung pha màu thu trên trời Sương lam phơi màu thu muôn nơi” (Tỳ bà)

Mùa thu đã trở thành bức tượng muôn màu của thi nhân,trở thành hương thơm dịu ngọt của thơ ca, trở thành hơi mensay của câu chuyện tình ái, trở thành những cung bậc thăngtrầm của nhạc, và cũng là nguồn cơn của những nỗi sầu vạn cổcủa thi nhân Lời thơ thật hư ảo bởi sắc thu thật lạ “mây nhung”, với “sương lam” làm hiện lên trước mắt người đọc một cánhrừng vàng với mây với sương ngập sắc thu.

Trong cõi thơ Bích Khê, bạn đọc có thể nhận ra ngay rằngông là người cách tân về kĩ thuật ngôn ngữ, và luôn tâm niệmtheo định hướng:

“Và mới mẻ, trên viện cổ Đông phương Ai có nghe sức tiềm tàng bí mật”.

(Duy tân)

Trang 7

ngôn ngữ trong thơ thi nhân thật đẹp thật lạ mà cũng thật mơhồ:

“Mộng rất xanh, rất xanh, rất xanh

Choáng thời gian vây môn đầu thục nữ”.Ngôn ngữ thơ thật lạ “mộng rất xanh”, mộng là giấc mộnglà cái vô hình mà thi nhân lại khái quát nó trở nên hữu hình cụthể, có màu sắc hấp dẫn, mang vẻ đẹp ngun sơ Ngơn ngữ thơơng đã thốt xác hồn tồn ngơn ngữ thơ Mới, Ơng lại sáng táctrong trạng thái ảo mộng nên chữ nghĩa cứ thế bay nhảy khôngtheo một khuôn phép nào cả Ngôn ngữ thơ trở thành phươngtiện để bạn đọc có thể cảm nhận thơ Để có thể lột tả được hếtthế giới nội tâm của mình Bích Khê đã dung ngôn ngữ, thật lạvì thi nhân đã vật chất hóa những gì thuộc về thể lỏng, chẳnghạn mắt được ví như ngọc:

“Hỡi đôi mắt, nơi người là ngọc thạch”.

Và ngược lại nhà thơ lại hóa lỏng những gì thuộc vềthể rắn sang thể lỏng:

Trang 8

Trong thơ Bích Khê ngôn ngữ về thân thể là ngôn ngữ táobạo nhất và cũng là ngôn ngữ lạ hóa nhất Ngôn ngữ thân thểtrong thơ ông có thể chia thành các phần như sau: Phần ngoại lộcó thể kể đến như: da, môi, vai, tóc…; Những phần được chekín như ngực, bụng…; Ngôn ngữ nói về những cảm xúc thầmkín trong lòng như: buồn, vui, uống, say, cắn…; Và một phầnnữa là phần bí ẩn trong cơ thể con người, chỉ thấy được khi màcon người ta phải đối diện trước sự sống hay cái chết như : sọ,tủy, máu, xương…Tất cả các bộ phận trên cơ thể con người đềutrở thành thứ ngôn ngữ mới lạ gây đam mê mê hoặc người đọc.

Hãy xem trong bài thơ “Mộng cầm ca” thi nhân viết:“Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc?Vú non non? Da dịu dịu, êm êm?Đâu hang báu cho ta phải khóc?

Trên môi son ta liếc lưỡi gươm mềm!”Hay:

Trang 9

Máu ứ lại, máu dồn lên giữa ngực.Ôi! thớ thịt có đàn lên cung bực

Hồn tôi ôm gót ngọc lắng âm thanh…” (Bàn chân)

Các từ ngữ “Mắt xanh tợ ngọc”, “vú non non”, “da dịudịu”, “hồn tôi ôm gót ngọc” được thi nhân sử dụng rất lạ nhưphô bầy ra trước mặt chúng ta vẻ đẹp đầy quyến rũ mê đắm củathân thể giai nhân Thân thể đầy cám dỗ nhưng cũng chứa đựngsức mạnh, thể hiện qua hình ảnh “Và sắc lẻm như thanh gươmvấy máu” nó vừa tượng trưng cho sức mạnh lại biểu tượng chosự hủy diệt Tác giả dùng những hình ảnh so sánh lạ hóa khôngdấu diếm để khơi dậy vẻ đẹp vĩnh viễn quý giá của con người,nó biểu tượng cho nhũng đam mê mơ mộng, ước ao của cái đẹpvĩnh hàng Ngôn ngữ vừa mang tính thân thể vừa mang tính giãibầy nội tâm vừa thể hiện được những cung bậc cảm xúc cũngnhư khoái lạc của con người, có như thế thì mới thăng hoa thoáttục.

Trang 10

Các hình ảnh so sánh trong thơ tượng trưng thường vượtra ngồi các khn phép bình thường, không phải đơn thuần sosánh hai sự vật sự việc với nhau nữa, mà là sự so sánh ấy buộcphải tạo tính ám gợi nhẹ nhàng êm dịu mà sức sống thì lại mãnhliệt:

“Màu trắng không gian như gờn gợn sóng”.(Nhạc – Bích khê)

Màu không gian trắng nhẹ nhàng nhưng âm điệu lại thật dữ dội “gờn gợn sóng” Hình ảnh so sánh giữu hai vật hữu hình với nhau, không gian màu trắng là cái vô hình lại được so sánh với cái hữu hình: con sóng gợn gợn khiến cho không gian trải dài như những lớp sóng trùng điệp miên man, làm cho tâm thứcngười đọc mơ hồ phải suy tư tưởng tượng.

Thơ tượng trưng thường sử dụng các từ để so sánh, chẳng

hạn:

“Ngọc Kiều! Ngọc Kiều! Ðến cặp song đôi

Cho tôi đọ vẽ hương trời sắc nước”.

Trang 11

Hay trong bài thơ “Hồ Xuân Hương” tác giả Bích Khê viết:

“Xanh liễu ngoài song vừa đổi biếc

Màu thi sắc lá đọ dung nghi”.

Theo tác giả Lê Lưu Oanh trong bài “Thơ Bích Khê - Mộtthể nghiệm thơ tượng trưng” có viết: “Tuy có đem hai haynhiều sự vật, hiện tượng đặt ở thế trực tiếp để đối lập nhaunhưng kết quả so sánh thì thường là ngầm ẩn, còn các mô thứccòn lại đều ít nhiều mang lại hiệu quả so sánh” Hay trong bàithơ “Hồn ngàn xưa”, Nguyễn Xuân Sanh viết:

“Hồn ngàn mùa lạnh lẽo tay hương Hồng hơn kinh dậy đất mênh mông Trái đẹp sau xưa gợn gió bồng

Vai sầu chín thuở Đức say Bông Người ngàn mùa kiếp trắng nghiêng Sông”

Trang 12

“Và rùng rợn như một điểm quái lạ.Hồn ngươi nặng bị riềng khoan sắt đỏ,Hễ chiêm bao là thấy chuyện đau thương.Hồn người mê như sắc đẹp trên giường” Hay hình ảnh so sánh trong bài “Nàng bước tới”:

“Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc;Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương”.“Hồn người” so sánh với sắc đẹp, nhan sắc của giai nhân đẹpnhư “nắng” lan tỏa mùi hương Thông qua cảm nhận các hình ảnhso sánh bằng giác quan đã được cách tân, thi sĩ dẫn người đọc bướcvào thế giới thơ đầy trừu tượng Chính vì thế khiến thơ tượng trưngkhó đọc, khó hiểu, thơ là bức tranh tượng trưng mà các con chữ làmột miền bí ẩn không phải dễ dàng mà hiểu được.

Bên cạnh đó các hình ảnh được gợi lên từ những kết hợp

từ cũng khiến cho không gian thơ tràn ngập mơ hồ hư ảo:

“Nàng dội thiêng liêng lên mái tócNàng lùa thanh sắc vô tay”.

Trang 13

Hai động từ “dội”, và “lùa” thường để miêu tả nhữnghành động có thể quan sát được, thế nhưng trong câu thơ nàynhà thơ lại kết hợp với các từ mang tính trừu tượng khó nắm bắt“thiêng liêng”, và “thanh sắc” khiến cho ý thơ mờ nhòe giữa cáihữu hình với cái vô hình, giữa thực và hư.

Trong bài thơ “Một cõi trời”, cũng bắt gặp kết hợp từ rất lạ:

“Trí thơm tho nên rung động bồi hồi Trong phút lạ! - mơ hồ xương sọ vỡ ”

(Bích Khê)Hoặc bài “Mộng”:

“Có người thi sĩ nhặt hoa rụng.

Những cánh đau thương sắp mặt lầu”.Các kết hợp từ “trí thơm tho”, “cánh đau thương”, là sựsáng tạo tuyệt vời của thi nhân, đó là phép thơ rất riêng của ông,một phép thơ đã khiến cho thơ đầy hương sắc âm thanh, dẫn dắtngười đọc vào thế giới đầy mơ hồ huyền bí.

Trang 14

Theo tác giả Lê Lưu Oanh: “Nhạc không chỉ là nhịp điệu củathế giới huyền diệu mà còn là nhịp điệu của vũ trụ, của thế giớitâm linh sâu thẳm, là nhịp điệu của hồn thơ, của sáng tạo” (ThơBích Khê- Một thể nghiệm thơ tượng trưng) Nhìn thế giới bằngcon mắt âm nhạc chính là một bước đi của thơ ca tượng trưng vớituyên bố của P.Veclen, thi sĩ nổi tiếng của trường phái thơ tượngtrưng Pháp: “Âm nhạc đi trước mọi thứ Nơi nơi thế giới hòa tantrong nhạc”.

Bích Khê là thi sĩ đi theo quan điểm của Verlaine “trênhết mọi sự của thơ là âm nhạc” Đối với thi nhân thơ phải là sựkết hợp hài hòa là sự hội tụ đủ các yếu tố hội họa, âm nhạc,điêu khắc, nhiếp ảnh, và cả vũ đạo Để không những sống dậyđược sức mạnh nguyên thủy sơ khai mà còn bật dậy được sứcmạnh hiện đại:

“Hỡi lời ca man dại.Điệu nhạc thở hơi rừngĐêm nay xuân đã lại.

Thuần túy và tượng trưng”.

Trang 15

Nhạc trong thơ Bích Khê chính là sức mạnh tạo nên giá trịthưởng thức của thơ ông Thơ của ông là thơ của âm thanh màusắc và hương thơm Thi nhân đã khiến cho âm thanh phải liênkết lại với nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định để có thểkhơi gợi gửi gắm được ý tưởng nghệ thuật của mình Với BíchKhê, vỏ âm thanh của ngôn ngữ có khả năng mã hóa cuộc sống,thêm nữa còn có thể đúc tạc được hình tượng cuộc sống bằngnguyên liệu là âm thanh Thi nhân ý thức khai thác triệt để tấtcả các quy luật ngữ âm của ngôn ngữ Đó là nét độc đáo trongthủ pháp nghệ thuật của Bích Khê và làm nên phong cách nghệthuật của thi nhân Nhà phê bình văn học Thuệ Khê đã cónhững lời nhận xét hết sức tinh tế: “Khó phân biệt được lúc nàoông dung bút để viết, lúc nào ông vung cọ để vẽ, lúc nào ôngvung đũa để đánh nhạc Và cũng cần phân biệt nhạc trong thơBích Khê với nhạc trong thơ Hàn Mặc Tử: Nhạc trong thơ Hànlà nhạc trầm trong mỗi chữ, nhạc trong thơ Bích Khê là nhạcnổi trong thanh âm lạ, âm bằng.Ở những bài thật hay, thơ BíchKhê là sự hòa âm giữa các điệu nhạc cổ, như điệu hoàng hoa,điệu mộng cầm, bằng những màu sắc tân kỳ của hội họa hiệnđại”.

Trang 16

mượt mà êm ái đầy ảo diệu mà mơ hồ đầy cảm xúc Nhà thơXuân Diệu cũng có những câu thơ sử dụng bình thanh:

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng long lên chơi vơi”.

(Nhị hồ)

Nguyễn Xuân Sanh trong bài thơ “Xây mơ” cũng có viết:“Tay sương lam mờ đường buông tơ,

Nghe sương lam mờ đường giăng tơ, Đêm rải men tràn nơi lối đi

Hàng dương say đường thôi ngâm thơ”.

Tuy vậy đây mới chỉ là ngẫu hứng phải đến thơ Bích Khêthì sức mạnh về bình thanh mới được khẳng định Hãy xem bàithơ “Tỳ bà”, toàn bộ bài thơ toàn sử dụng thanh bằng với nhữngcâu thơ được coi là tuyệt bút:

“Mây nhung pha màu thu trên trời Sương lam phơi màu thu muôn nơi”.

Trang 17

mênh mông xa vắng mà mơ hồ ảo diệu Khiến cho ta lạc vàochốn bồng lai tiên cảnh “bồng lai tiên nhạc phách” là chốn thầntiên, cõi mộng cõi mơ Gam màu mùa thu trong thơ ông cũngthật lạ Mây màu “nhung”, còn sương màu “lam”, tất cả đềuthật khiến cho người ta thêm mơ hồ ảo diệu.

Thơ Bích Khê du dương luyến láy như những nốt nhạctrầm bổng làm mê đắm lòng người là bởi lối thơ gieo vần cùngdòng, ở việc khai thác giá trị âm thanh ở thanh điệu như caothấp, các thủ pháp nghệ thuật như điệp từ điệp khúc Lời thơnhư phiêu diêu mơ hồ hư ảo :

“Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu Sao tôi không màng kêu: em yêu” (Tỳ bà )

“Phiêu diêu” là từ dùng để chỉ trạng thái cảm xúc của conngười, nhưng trong lời thơ lại dùng để chỉ một cái rất trừutượng “muôn hồn” với chủ thể của động từ ôm lại là thời gian“thu”, khiến cho lời thơ như mơ hồ hư ảo, tạo cảm giác mênhmông bận tận cùng thời gian.

Trang 18

“Lam nhung ô! Màu lưng chừng trời Xanh nhung ô! Màu phơi nơi nơi”.Hay :

“ Đêm ôm hồn tôi chơi phiêu diêu”.

Lời thơ khiến cho cảm xúc trạng thái của con người bỗngnhiên mờ ảo trong sự thăng hoa của nghệ thuật Ý thơ đẹp mơmàng với màu xanh thật lạ “xanh nhung ô”, khiến cho ngườiđọc phải tư duy cùng sáng tạo Bởi thơ ông là tiếng lòng củanhững cảm xúc bí ẩn, đằng sau những sự vật được biểu đạtđược phô ra ấy nhà thơ đã dấu đi cái được biểu đạt, cái biểuhiện Thế giới thơ của thi nhân đẹp lộng lẫy mang tính mơ hồ vìlẽ đó.

Theo Hàn Mặc Tử: “Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rấtmơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì thực tế trở thành chiêmbao, nhìn vào chiêm bao thì lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu”.Vườn thơ của ông ngân vang đầy nhạc điệu” Với Bích Khê ngoàitrời là cả một trời nhạc, chẳng thế mà thi nhân đã viết:

Trang 19

Nàng ơi đừng động, có nhạc trong giây Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trời mây” (Nhạc)

Nhạc bao trùm khắp không gian hòa giữa con người vàcảnh vật Nhạc lan tỏa khắp nơi nơi, nhạc làm nên hồn của thếgiới huyền diệu này, nó làm xôn xao cả vạn vật, lan truyền từtrong tiềm thức của mỗi con người đến cả vũ trụ bao la Nhạcđược tạo ra bởi thủ pháp điệp từ:

“Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụngMưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan.Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn,

Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân…Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống,Bóng dương tà rụng bóng tà dương.Hoa xuân rơi với bóng dương

Trang 20

Điệp từ “mưa” và điệp ngữ “mưa xuống” được nhắc lạikhiến cho không gian được mở rộng ra hơn, mưa xuống “thềmlan”, mưa xuống đầm, mưa xuống đồi Mưa từ hữu hình cụ thểchuyển sang trạng thái hư vô “mưa trong ý khách, mưa cùngnước non” Tiếng mưa tạo thành bản nhạc đàn mưa khiến chokhông gian thêm yên ắng tĩnh mịch, khiến cho lời thơ thêmhoang hoải mênh mông là buồn, khiến cho lòng người thêmkhắc khoải mông lung Mưa hiện thực mưa trong tiềm thứckhắc khoải khôn nguôi, lời thơ vì thế mà mơ hồ dắt người đọcnhư bước vào thế giới của cơn mưa đầy mờ nhòe.

Nhạc trở thành hình tượng cơ bản, ở đó có sự biến hóa củađất trời, của vũ trụ bao la, là sự thăng hoa của cảm xúc Thế nênnhạc được cảm nhận bằng mọi giác quan, không chỉ nghe bằngthính giác mà còn cảm nhận bằng cả thị giác:

“Ô! Nắng vàng thơm…rung rinh điệu ngoc”.(Nhạc)

Trang 21

giai điệu nhe như tiếng ngọc Lời thơ vì vậy mà mơ hồ đanghĩa

Không chỉ nắng mang màu âm nhạc thành kí hiệu củanhạc mà đến cả những ngon gió cũng trở thành những bản nhạcdu dương:

“Gió thiệt đa tình hôn mặt hoa Thơm tho mùi thịt bắt say ngà Gió đi chới với trong khung trắng Lộ nửa vần thơ nửa điệu ca”

Nhạc chan chứa bao trùm khắp mọi nơi, nó được cất lên bởichính những phút giây sáng tạo thăng hoa cùng cảm xúc của thinhân Nhạc chính là những nhịp điệu đầy du dương của cõi trầnmơ mộng huyền diệu này “Nhạc không chỉ là nhịp điệu của thếgiới huyền diệu mà còn là nhịp điệu của vũ trụ, của thế giới tâmlinh sâu thẳm, là nhịp điệu của hồn thơ, của sáng tạo Nhìn thếgiới bằng con mắt âm nhạc chính là một bước đi của thơ ca tượngtrưng với tuyên bố của P.Veclen, thi sĩ nổi tiếng của trường phái

thơ tượng trưng Pháp: Âm nhạc đi trước mọi thứ” (Lê Lưu

Trang 22

Kỹ thuật điệp từ điệp ngữ trong thơ Bích Khê đã đạt tớimức nghệ thuật vi diệu khiến cho lời thơ đẹp long lanh lại gây ấntượng hư vô cho người đọc Âm hưởng thơ trôi chảy nhẹ nhàngbay bổng như làn gió thổi như áng mây bay:

“Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng Của gương hồ im lặng tợ bài thơ.

Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nằngnặng

Đây bài thơ không tiếng của đêm thơ Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng

Của hồn thu đi lạc ở trong mơ” (Mộng cầm ca)

Trang 23

Như vậy âm nhạc trong thơ đã làm cho thơ của thi nhânthêm du dương huyền ảo mơ hồ đa nghĩa Theo Nguyễn HữuVĩnh: “Nhạc tính trong thơ Bích Khê chứng tỏ một khả năngkhác của thi ca Đó là việc làm tê mê độc giả bằng hệ thống âmthanh của mình Nhạc điệu đi trước, ý tứ theo sau là quy luậtchung của quá trình sáng tạo âm nhạc Nhưng nếu xuất phát từviệc xêm đơn vị ngôn ngữ như một đơn vị âm thanh thì thơ catrước hết cũng chính là nhạc Thơ Bích khê là sự thể nghiệm choviệc hòa nhập hai loại hình nghệ thuật này Điều đó khơng nằmngồi quan niệm thơ ca và cái đẹp trong nghệ thuật tân kỳ, để làmthành một Bích Khê sáng chói trên bầu trời thơ ca Việt Nam”.

- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng đượctạo ra qua các từ ngữ chỉ thời gian, không gian.

- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng được tạothông qua các từ ngữ chỉ thời gian

Trang 24

gian khách quan ấy chưa phải là thời gian nghệ thuật của tácphẩm Thời gian nghệ thuật là thời gian mà chúng ta có thể thấyđược độ dài hay ngắn của nó, với mức nhịp điệu nhanh hay chậm,cùng chiều thời gian có thể là hiện tại hay quá khứ hoặc tương lai.Thời gian nghệ thuật là kết tinh sự sáng tạo của thi nhân bằng cácphương tiện nghệ thuật thể hiện khác nhau, khiến cho người đọccó thể cảm nhận được các trạng thái cảm xúc của chính mình nhưhồi hộp lo lắng chờ đợi, hoặc là bình tĩnh thanh thản chấp nhậnmọi sự việc Như vậy nếu thiếu cảm quan cảm nhận của ngườiđọc thì thời gian nghệ thuật không thể tồn tại được.

Chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh về thời gian trong thơca Chẳng hạn như: Xuân Diệu là nhà thơ sống cuống quýt vộivàng vồ vập với sự sống, muốn quấn riết với đời:

“Ta ốm bó cánh tay ta làm rắn,

Trang 25

Không phải Xuân Diệu là người đầu tiên băn khoăn vềvấn đề thời gian Trước ông các thi gia cổ điển cũng đã suyngẫm về sự ngắn ngủi của thời gian của cuộc đời Nhà thơ LýBạch đã triết lý về cuộc đời của con người qua sự đổi màu củamái tóc:

“Sớm còn xanh mượt như tơ.

Tối đà như tuyết bạc phơ đời đời”.

Còn Thôi Hiệu đời Đường thì mượn những cánh hoa rơiđể diễn tả nhịp trôi chảy của thời gian:

“Mùa xuân mới đó trôi như nước Hoa mới hôm qua nay đã rơi”.

Thời gian trong “Xuân Thu nhã tập” cũng mang tính mơ hồđa nghĩa bởi nó góp phần làm bừng tỉnh những cung bậc cảm xúcmà thi nhân muốn gửi gắm.

Trang 26

vọng nay Gọi về những tính cách riêng của ta, để có thể xuôi chảytrong cái dòng sống thực của ta, không quanh co, lúng túng vìnhững ảnh hưởng ngoài” Là một nhóm nghệ thuật có tính tổ chức,“Xuân Thu nhã tập” có hẳn một nguyên lí sáng tác, một hệ thốngquan điểm nghệ thuật riêng Ngay từ khi ra đời, “Xuân Thu” đãmang một tinh thần tiên phong với ý thức cách tân táo bạo Mụcđích cách tân thể hiện trên hai phương diện: Không lặp lại cái tôicủa Thơ mới; Chống lại sự đồng hóa của phương Tây để ngăn cáihọa mất gốc “Xuân Thu nhã tập” là một hiện tượng nghệ thuậttiên phong, một trong những đặc trưng của xu hướng chủ nghĩahiện đại ở Việt Nam - như cách nói của Nohire Munehiro, mộtnghiên cứu sinh Nhật Bản, tại Việt Nam Nhìn từ phương diệnnày, “Xuân Thu nhã tập” có một vị trí đặc biệt trong lịch sử vănhọc dân tộc” (Tạp chí Sông Hương- số 207, tháng 5) Tên “XuânThu” (cổ tự) được hiểu theo nghĩa là: “cỏ hoa nẩy nở dưới ánh mặttrời, và bông lúa chín vàng Một biểu tượng đương nhiên, cái nhịpcủa cuộc sống vô cùng Sắc xuân và hương thu Hai mùa quá độ,uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ Hai mùa thực hiệnĐẹp và Thơ Hai mùa rung động cảm thông Người với Đất Trời,Trời Đất và Người…”

Trang 27

nghĩa Thơ ca đi từ cái tôi đến cái ta, phát triển công thức: “ Thơ =Trong = Đẹp = Thật”, các thi nhân đã tạo ra các thi phẩm đậm chấttượng trưng đặc biệt tạo được thế giới mông lung huyền ảo, tạođược chất ám gợi huyền bí Bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn PhúTứ đã gợi lên được cái khoảng thời gian mờ nhòe hư ảo mà rất kínđáo tinh tế:

“Sớm nay tiếng chim thanhTrong gió xanh

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tìnhNgàn xưa không lạnh nữa, Tần Phi Ta lặng dâng nàng

Trời mây phảng phất nhuốm thời gian Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Trang 28

Duyên trăm năm đứt đoạnTình muôn thuở còn hươngHương thời gian thanh thanhMàu thời gian tím ngát”.

Thi nhân đã biến cái vô hình thành hữu hình Thời gian làmột đại lượng vô hình nhưng qua con mắt thơ đã được vật chấthóa có màu sắc “không xanh”, “tím ngát, “thanh thanh”, cóhương vị “không nồng” khiến cho thời gian hiện lên thật rõràng mà cũng thật hư ảo.

Trang 29

Lời bài thơ gây mơ hồ bởi từ ngay nhan đề bài thơ: “Màuthời gian” bản thân nó như một câu đố mà tưởng chừng như rấtquen thuộc và sẽ có ngay lời giải đáp Thế nhưng không hề đơngiản, muốn hiểu được bài thơ buộc người đọc phải đọc đi đọclại nhiều lần thì mới hiểu được những ẩn dấu chất chứa đằngsau của thi nhân Thời gian là phi vật thể nên nó không thể cómàu sắc âm thanh được Nói “màu” của thời gian dường nhưthi nhân muốn hướng người đọc đến một câu chuyện kể khác,một câu chuyện để tâm tình về các mảnh vụn vỡ của hiện tạicủa quá khứ Thời gian trong bài thời là thời gian được biến ảo,thời gian tượng trưng, nó không phải là thời gian vật lý mà làthời gian tâm trạng, thời gian của sự suy tưởng trầm tư Thêmnữa thi nhân lại cho rằng “màu thời gian tím ngát”, trong quanniệm của người phương Đông màu tím thường là màu của tinhyêu thủy chung, màu tím của áo giai nhân, màu của tình yêukhăng khít gắn chặt Thời gian được cảm nhận bằng màu củatình yêu bằng trái tim và tâm hồn của người đang yêu khiến chothời gian càng thêm mộng mơ thoát tục hư ảo.

Trang 30

tình người làm cho thời gian trở nên có hương sắc Thời giannhư không làm cho mọi sự biến mất, mà là hình thức tồn tại vàlưu giữ của tình cảm con người Mối tình của Tần Phi như thấmvào thời gian, hòa vào thời gian làm cho nó thanh thanh, tímngát, và ngàn xưa không lạnh nữa”

Như vậy thời gian là vĩnh viễn thời gian là huyền thoạinên nó đem đến cho người đọc cảm giác siêu thốt để vào vớicõi thực mơng lung huyền ảo.

Chúng ta có thể thời gian hồi tưởng, một giấc mộng trongmột giấc mộng: thi sĩ của chúng ta nhớ người đẹp, nhớ nànggiai nhân trong quá khứ Nhớ về người xưa là buồn mà lại làbuồn xưa, thì hẳn là nỗi buồn này đã được lý tưởng hóa cái đepở tận nơi chân trời của dĩ vãng, nó lại khiến cho lời thơ thêmmông lung hư ảo Và nỗi buồn xưa là nỗi buồn như thế nào thìđể cho bạn đọc cùng tư duy sáng tạo:

“Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y

Trang 31

Bờ giũ trái xuân sa

Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà

Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa

Buồn hưởng vườn người vai suối tươi Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu

Duyên vàng da lộng trái du ngươi Ngọc quế buồn nào gội tóc xưa Hồn xa chĩu sách nhánh say sưa Hiến dâng

Hiến dâng quả bồng hường

Hoàng tử nghiêng buồn vây tóc mưa Đường tàn xây trái buổi du dương Thời gian ơi tưới hận chìm tường Nguồn buồn lạnh lẽo thoát cung hơi Ngọt ngào nhớ chảy tự trăm phương”.

Trang 32

Theo Trần Đình Sử trong “Những thế giới nghệ thuậtthơ”: “Bài thơ như một hồi vọng của ngày xưa – một mùa thunhớ lại một mùa xuân, tuổi trẻ đầy hoa trái sức sống, âm nhạc,hương thơm, đã trở thành “sương cũ”, “rừng xa”, “màu xưa”,“hồn xa”, “tóc xưa”, “say sưa”…Không gian xa, và thời gianxưa hòa quyện làm một, thành cái đã mất Bài thơ có “hận”, có“nhớ”, nhưng không còn có thổ lộ, giãi bày, bởi vì kỉ niệm xưađã tan biến thành cõi siêu thực , trong đó con người đã phân rãthành từng bộ phận – hồn, ngón, tóc, vú đôi, vai, mày, môi,ngực, da, hòa trộn cùng với hương, hoa, nhạc, đàn, xiêm y đểdệt nên một cõi siêu nghiệm, hòa đồng giữa mơ và thực, nókhông còn phân biệt đâu là khách thể đâu là chủ thể”

Miêu tả về mùa thu Bích Khê đã dành cả con tim củamình để khơi gợi lên được những dòng cảm xúc mơ hồ mà xaxăm Hơi thu lạnh khiến cho bước chân người lãng tử phải ngậpngừng quên lối, như phải chuyển động, cất lên những khúcnhạc du dương:

Trang 33

Sương lam phơi màu thu muôn nơi” (Tỳ bà)

Cánh rừng đêm rực sắc thu, ánh trăng phiêu diêu cùngnhững đám mây nhung Lời thơ nghe như một dòng suối chảyróc rách, không gian đêm thu mộng mơ dịu dàng đầy ám ảnh Các hình ảnh đêm thu “tay đêm”, “trăng đan” là những hìnhảnh nhân hóa khiến cho đêm thu như một thiếu nữ dịu dàngđang thả hồn bên dòng suối mộng mơ Lời thơ vì vậy mà mơ hồđa nghĩa mông lung ảo diệu.

Như vậy thời gian trong thơ tượng trưng cũng mang tínhmơ hồ đa nghĩa bởi nó góp phần làm bừng tỉnh những cung bậccảm xúc mà thi nhân muốn gửi gắm.

- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng được tạothông qua những từ ngữ chỉ không gian

Trang 34

thuật Muốn trở thành không gian nghệ thuật nó phải biểu hiệnmô hình thế giới của con người.

Chẳng hạn như dòng sông Trường Giang (Tràng Giang)là một địa danh địa lý, nhưng nó gợi ta nhớ đến hình ảnh nhữngdòng sông ly biệt trong cổ thi Chẳng hạn trong thơ Lý Bạch:

“Cánh buồm tít cõi biếc xa

Trường Giang một dải ngang qua bầu trời”.Hay trong thơ Viên Thừa Khánh:

“Nước Trường Giang lặng lẽTình viễn khách triền miên”.

Hay trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận miêu tảtrọn vẹn tâm trạng cô đơn bơ vơ trước không gian buồn mênhmông, không gian của dòng sông hoang vắng hiu quạnh:

Trang 35

Sông trong thơ Bích Khê là dòng sông chứa đựng nhữngnỗi buồn mênh mông sâu thẳm, mà mông lung xa vắng:

“Nơi đây: làng cũ buồn thu quạnh Anh có khi nào trở lại chưa?

Ngày đi chậm lắm Giòng sông biếc Hừng sáng trong trời sợi sợi mưa” (Làng em )

Lời thơ tả cảnh tả tình, miên man một nỗi buồn nhưng nỗibuồn ấy không thể giam cầm tâm hồn của thi sĩ hướng về làngquê hướng về ánh sáng, ánh sáng của dòng sông huyền bí “nơiđây”, thứ ánh sáng khởi nguồn cho sức sống căng tràn mãnh liệtdù “sợi sợi mưa”, nhưng sự sống vẫn “hừng sáng”.

Trang 36

quan trong thơ là điều rất đặc biệt, đó là sự sáng tạo độc đáocủa thi nhân:

“ Ô! Nắng vàng thơm…rung rinh điệu ngọcNhững cánh đồng đơm, những cánh đồng đơm……

Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mâyNhạc lên cung hường, nhạc vơ đào động Ơ nàng tiên hớp nhạc đầy hương”.

(Nhạc)

Trang 37

của con người ta thì biến thành giọt châu…Như vậy không gianthơ tượng trưng là một cõi mộng ảo hư vô Mộng như thực nhưhư như thứ men nồng làm mê đắm lòng người Cõi mộng ấy lạiđược hiện hữu hóa thành những ảo giác thật lạ Thế giới của cõimộng ấy bao la khôn cùng là khoảng không gian vô tận khônggiới hạn mở ra nhiều chiều vô biên và vĩnh viễn Không gianbát ngát ấy lại rất mơ hồ xa xôi:

“ Mộng?Thiên tài?

Trên hỗn độn khỏa thân

Đẹp tỉ mỉ, hỡi rung động truyền thần”.(Duy tân)

Chập chững giữa mộng mơ và hiện thực, giữa vô thức vàý thức, trong nỗi niềm chập chững ấy, trong tâm tư “hỗn độnkhỏa thân”, thi nhân mới có được sự thăng hoa đến tận cùng để:

“Cho tình ta xô dồn sang cực điểmVà hào quang khiêu vũ với hào quang”.

Trang 38

Con người ta lạc vào cõi mộng ấy dường như đã mất hếtý thức của thực tại chỉ còn sống trong vô thức trong nhữngcung bậc cảm xúc đê mê ngây ngất phiêu diêu trôi dạt vào cõimộng Cõi mộng ấy luôn sáng lung linh lộng lẫy với nhưngđêm như ảo ảnh hư vơ “đêm hồng”, “đêm vàng”, “đêm tơ”:

“Ơi! Say khướt mới dào tn ý tứƠi! Điên rồ mới ngợp ánh trăng saoÔi! Dâm cuồng mới biết giá trăng saoYêu bằng mộng là mơ tim sáng láng”.

(Trái tim)

Trong không gian bao la chống ngợp những mộng tưởngấy, những cái vơ hình trở thành hữu hình, những sự vật tưởngchừng như câm lặng mà không còn câm lặng nữa Tột cùng củatrạng thái cảm xúc huyền bí ấy là “Say” Chúng ta bắt gặp cáccung bậc say như: say no, say mơ, say ngấm…Giây phút say làgiây phút thi nhân thăng hoa tột cùng với những cảm xúc muốnhòa mình muốn tan biến vào cõi mộng, bước sang miền sáng tạo,địa hạt của biết bao huyền bí ảo diệu:

Trang 39

Ôi điên rồ mới hớp ánh trăng sao”.Hay :

“ Mộng rớt đêm nay như chất ngọc Người ta say nghiến những men tình Tôi hoan hô phút giây thần diệu

Chết giả nhung cười trắng thủy tinh”.

Ngày đăng: 03/12/2018, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w