1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÍCH HỢP GIẢNG DẠY TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH QUA MÔN LỊCH SỬ LỚP 8, 9

27 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 607,5 KB

Nội dung

Tư trưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là lòng yêu nước, tình yêu thương con người, lòng nhân ái bao dung, vị tha và tinh thần đoàn kết ...Đó là sự kế thừa và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại của phương Đông và phương Tây. Những kiến thức mà Người tiếp thu được đều được soi rọi dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin với một phương pháp luận khoa học đúng đắn – phương pháp duy vật biện chứng, để từ đó Người xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới trên cơ sở chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc.

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS VĨNH SƠN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

TÍCH HỢP GIẢNG DẠY TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH QUA MÔN LỊCH SỬ LỚP 8, 9

Tổ: Khoa học xã hội Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh Điện thoại: 0393811481

Email: oanhhungthu@gmail.com

Vĩnh Sơn, tháng 11 năm 2018

MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU,ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Trang

Trang 2

3 Tác giả sáng kiến 4

11 Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp

dụng sáng kiến lần đầu

26

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Sự nghiệp giáo dục của nước ta được Đảng và Nhà nước xác định làQuốc sách hàng đầu Trong luật giáo dục được Quốc hội thông qua đã nêu

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây

Trang 3

dựng và bảo vệ Tổ quốc” Qua đây chúng ta thấy đạo đức đóng vai trò rất

quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo con người

Nói về điều này, Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Trước khi đi xa, Người để lại trong Di chúc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.

Sinh thời Người thường nói “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn do các thanh niên” Trong di chúc để lại, Người căn dặn toàn Đảng,

toàn dân cần chăm lo giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

Một trong những biện pháp nhằm giáo dục đạo đức chính là biện pháp nêugương Ở nước ta cũng như trên thế giới có rất nhiều những tấm gương tiêubiểu để giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là mộttấm gương sáng ngời điển hình nhất về đạo đức cho chúng ta noi theo và họctập

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc, danh nhân văn hóathế giới Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa, Đại chí, Đạidũng” Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cáchđạo đức cao cả Người đã làm rạng rỡ non sông ta đất nước ta Suốt cuộc đờiNgười hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp

Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước theo hướng hội nhập thế giới, vừa giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc vừa tiếp thu nhưng có chọn lọc nền văn hóa thế giới Vì vậy việchọc tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cầnthiết

Trong hoàn cảnh hiện nay với việc thực hiện đường lối của Đảng về vấn

đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngành giáo dục đãđưa nội dung này vào các nhà trường phổ thông Tuy nhiên việc giảng dạy chủ

đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn hình thức, chủyếu áp dụng ở môn GDCD Trong khí đó các môn học khác, đặc biệt là mônlịch sử có rất nhiều bài học có thể tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh quatấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Với chỉ thị 06- CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương11/7/2006 về học tập làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bảnthân tôi đã được tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức sâu rộng về tưtưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh Bên cạnh đó tôi luôn luôn họchỏi đồng nghiệp đi trước, giáo viên trong tổ, trong trường, tham khảo đồngnghiệp các trường trên địa bàn, đọc và tra cứu nhiều bài viết có tính xây dựngtrên các kênh thông tin rồi từ đó rút ra cho mình kiến thức về cuộc đời và sự

Trang 4

nghiệp, tư tưởng tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm vốn kiến thức

để tích hợp giúp cho học sinh say mê môn lịch sử ở trường THCS đồng thời giúpcho các thế hệ học sinh hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách vĩđại của Bác Hồ kính yêu

Chính vì những lí do trên, để góp phần giáo dục phẩm chất đạo đức chohọc sinh, tạo ra những thế hệ học sinh vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạođức tốt, mai sau trở thành những công dân có ích cho xã hội, tôi chọn đề tài:

Tích hợp giảng dạy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Lịch sử lớp 8,

Họ và tên: Nguyễn Thị Oanh

Địa chỉ: Trường THCS Vĩnh sơn

Số điện thoại: 0393811481

E mail: oanhhungthu@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Nguyễn Thị Oanh - Giáo viên Trường THCS Vĩnh Sơn

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Giảng dạy môn lịch sử lớp 8, 9 trường THCS Vĩnh Sơn

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

Tháng 12 năm 2017

7 Mô tả bản chất của sáng kiến kinh nghiệm

7.1 Thực trạng của việc dạy và học môn lịch sử ở trường THCS

Chúng ta đang đứng trước một thực tế hiện nay: Học sinh ngại học Lịch

sử hay nói đúng hơn vai trò của môn lịch sử dần dần mờ nhạt trong phu huynh

và học sinh Khi học về kiến thức lịch sử rất ít học sinh say mê, chú ý mà phầnđông các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, bắt buộc Vì thế, chúng tacần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như kể những câu chuyện đạođức về Người, xem những bức ảnh tư liệu, băng hình…để kích thích niềm say

mê của các em Bên cạnh sử dụng những phương pháp đó, giáo viên cần phải

có cách lồng ghép nội dung này một cách khéo léo, hấp dẫn học sinh vừa mangtính lịch sử, vừa mang tính thực tiễn để các em dễ hiểu, chủ động tiếp thu kiếnthức Từ sự tiếp thu đó, các em dần dần biết vận dụng những bài học đạo đức

ấy để tự tu dưỡng bản thân, dần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt

Trang 5

Vì vậy qua đề tài này, tôi muốn giúp cho các em học sinh thông qua mônlịch sử hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thấy được tầm quan trọngcủa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời đạingày nay, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tình cảm, tạo niềm say

mê hứng thú và phát huy tính tích cực trong việc tự học, tự rèn luyện phẩmchất đạo đức của học sinh

Bằng các phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê,phân tích, đánh giá,…tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trongviệc giảng dạy môn lịch sử ở bậc THCS, đặc biệt là với HS lớp 8, 9

Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọnghoài bão lớn của Bác Hồ, đòi hỏi bất cứ giáo viên nào cũng phải không ngừngnâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn hoànthiện cải tiến phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu giáodục toàn diện

Đối với giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS, mục tiêuhướng đến là nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan Chủ nghĩaMác –Lênin; tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, thì việc vận dụng,tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài giảng càng trởnên quan trọng

Hiện nay, đạo đức của một bộ phận học sinh trong nhà trường không nhưchúng ta mong muốn Điều này do ảnh hưởng từ nhiều tác động như phim,ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực,…Bên cạnh đó một số phụ huynh mải lo kiếm tiền, ít có thời gian quan tâm đếncon cái, phó mặc việc giáo dục các em cho nhà trường Thêm một yếu tố nữa

là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp nghĩ của một số phụ huynh và học sinhcho rằng chỉ cần chú trọng học kiến thức tự nhiên, xem nhẹ việc học kỹ năng,rèn luyện phẩm chất đạo đức, từ đó dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, suy thoáiđạo đức trong một số thanh thiếu niên như chúng ta đã thấy

Để khắc phục tình trạng này, bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọngtrong việc giúp học sinh lấy lại sự cân bằng giữa học tập và rèn luyện đạo đức,

có lòng yêu thương con người, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu truyềnthống tốt đẹp của dân tộc,… Ngoài những phương pháp dạy học truyền thốnggiáo viên dạy lịch sử cần lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhtrong một số tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác, có ýthức học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thànhnhững công dân vừa hồng vừa chuyên, góp phần xây dựng đất nước ngày cànggiàu đẹp, văn minh Và quan trọng hơn nữa là giúp các em hiểu sâu sắc rằng

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về văn

Trang 6

hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam Tư trưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ trởthành kim chỉ nam cho thế hệ trẻ Việt Nam.

7.2 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tư trưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đứccủa dân tộc, đó là lòng yêu nước, tình yêu thương con người, lòng nhân ái baodung, vị tha và tinh thần đoàn kết

Đó là sự kế thừa và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại củaphương Đông và phương Tây Những kiến thức mà Người tiếp thu được đềuđược soi rọi dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin với một phương phápluận khoa học đúng đắn – phương pháp duy vật biện chứng, để từ đó Ngườixây dựng những chuẩn mực đạo đức mới trên cơ sở chuẩn mực đạo đức truyềnthống của dân tộc

Tư trưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn được hình thành từ hoạt động thựctiễn, từ quá trình tự rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ của một bậc đạinhân, đại chí, đại dũng

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh củangười cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước:Người cách mạng phải lấy đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoànthành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không

có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí

Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người chorằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tàithì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợpvới nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của đạo đức cáchmạng Việt Nam gồm những điểm sau:

7.2.1 Trung với nước - hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩmchất khác

Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền

thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội

dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước, hiếu với dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức

Trang 7

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa

là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi ngườiViệt Nam, không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà cònlâu dài về sau

7.2.2 Lòng yêu thương con người, sống có nghĩa tình

Tình yêu thương con người được xuất phát từ trái tim, từ tâm trí của Bác.Tình yêu thương con người trong Tư trưởng đạo đức Hồ Chí Minh được hunđúc, bồi dưỡng từ truyền thống gia đình, truyền thống quê hương và truyền thốngdân tộc

Bác dành tình yêu thương cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhất là nhân dânlao động và những người cùng khổ trong xã hội Tình yêu đó không chỉ bóhẹp trong phạm vi đất nước Việt Nam mà Người còn dành tình yêu thươngcho tất cả những người lao động nghèo khổ trên thế giới

Tình yêu thương ở Bác còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè,đồngchí Với Bác tình yêu thương còn được thể hiện ở lòng khoan dung, độ lượng.Một điểm nổi bật khác nữa phải nói đến là tình yêu thương của Bác đãbiến thành hành động chiến đấu chống lại những thế lực đen tối để đem lạicuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân

7.2.3 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo,

có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,

không ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền củacủa dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to,

nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.

Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trong sạch, không tham lam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá"

Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn" Đối với mình: không tự

cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triểnđiều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình Đối với người: không nịnh hót

Trang 8

người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêmtốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc Đối với việc: để việc công lêntrên, lên trước việc tư, việc nhà

Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc" “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"

7.2.4.Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã

nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết

với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà chủ tịch HồChí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bảnthân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kếtcủa nhân dân Việt Nam với tất cả những dân tộc tiến bộ trên thế giới vì nhữngmục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủnghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩaquốc tế vô sản trong sáng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để địnhhướng sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người Tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhândân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam đápứng những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới

7.3 Nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất, cần xác định rõ là ta đang dạy học bộ môn lịch sử chứ không

phải dạy về tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh, không thể lấy việc kể chuyện về đạođức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ ChíMinh thay cho việc dạy học lịch sử mà là tiến hành tích hợp nội dung bài họclịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử chính xác, cơ bản, điển hình, tức phải dựatheo "chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ" của các môn học ở trường phổ thông

mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thứ ba, việc giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh phải được tiến

hành trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp luận về sư phạm sau đây:

Trình bày, khai thác nội dung sự kiện

Nêu kết luận khái quát về sự kiện

Trang 9

Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiệntrong hoạt động thực tiễn về tiếp thu kiến thức mới

Thứ tư, việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần lưu ý:

Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập bộ mônlịch sử, tích hợp về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tự học, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đãhọc

Thứ năm, tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung, giáo dục thái độ,

tình cảm, tư tưởng nói riêng, học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc

áp đặt, cưỡng ép, mệnh lệnh

Thứ sáu, phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp

dạy học, các phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục

Một số lưu ý khi tích hợp

Không tách riêng nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh Bám sát chương trình môn học, lồng ghép phù hợp trong từng bài học cụ thể

Kết hợp hài hoà các phương tiện dạy học, các dạng bài

Chú ý tới việc bổ sung tư liệu, làm phong phú và sinh động bài học Hình thành cho học sinh kĩ năng tự học, thảo luận nhóm, sưu tầm tưliệu, thuyết trình

Đảm bảo tính phù hợp với đặc trưng môn học, với khả năng của họcsinh

Tích hợp toàn phần: Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục

về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (mức độ cao nhất)

7.4 Phương pháp giảng dạy tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

a Thuyết trình

Mục đích: Lý giải một vấn đề cụ thể, gắn với sự kiện, trong một bối

cảnh lịch sử, nhằm giúp cho học sinh nhận thức đúng về tư tưởng cách mạng,đạo đức cách mạng của Bác Hồ

Nội dung của thuyết trình: Đưa ra những cứ liệu lịch sử, lập luận theo

logic (đặt vấn đề, lý giải, khẳng định, kết luận)

Trang 10

Các bước tổ chức thực hiện:

Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý hướng giải quyết

Học sinh vận dụng kiến thức để trình bày nhận thức của bản thân đốivới vấn đề

Giáo viên kết luận vấn đề

Ví dụ về thuyết trình (bài 23 SGK lớp 9)

Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và lãnh

tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?

Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được vai trò quyết định của Đảng và Bác

Hồ trong cách mạng tháng Tám

Các ý cần nêu: Dự báo thời cơ, chuẩn bị các điều kiện để chớp thời cơ, phát

động quần chúng tổng khởi nghĩa

Các bước thuyết trình:

Kịp thời sáng tạo: Sự lãnh đạo của Ðảng trước hết ở sự bổ sung, phát triểnhoàn chỉnh hệ thống các quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc; ở sự lựachọn hình thức và phương pháp cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử cụthể; ở sự tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị

và lực lượng vũ trang; ở sự nhận thức tình thế và thời cơ cách mạng để đưaquần chúng vào hành động cách mạng; ở sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung,thống nhất trong giờ phút có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi

Dẫn chứng về sự kịp thời, sáng tạo (Nêu sự kiện, phân tích sự kiện) : Để đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, có ba thời điểm lịch sử thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là các hội nghị Trung ương từ cuối năm

1939 đến đầu năm 1941 phát triển hoàn chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sách quan trọng cuối năm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước; quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảng toàn quốc tháng 8-1945

Nếu không kịp thời, sáng tạo thì điều gì sẽ xảy ra: cách mạng khó có thểthành công

Liên hệ thực tế: Không chớp được thời cơ, không có sự chỉ đạo kịp thời dẫn tớikhông có đường lối, sách lược đúng đắn

Kết luận (Chốt lại): Như vậy Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thànhcông được là nhờ vào nguyên nhân quan trọng đó là sự lãnh đạo kịp thời, sángsuốt của Đảng mà đứng đầu là Hồ Chủ Tịch

b Sử dụng tư liệu lịch sử

Trang 11

Mục đích: Giúp học sinh có thêm thông tin, bổ sung làm rõ hơn về điều kiện,

làm chứng cứ để khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh, tăngtính thuyết phục và góp phần khắc họa biểu tượng Hồ Chí Minh trong môn lịchsử

Nội dung: Thông tin về những tình tiết lịch sử được lưu lại trong tài liệu, được

thẩm định khoa học, do các kênh thông tin chính thống trong nước và quốc tế

Các bước tổ chức thực hiện:

- Dẫn thông tin (gắn ngọn, sát với mục đích, có xuất xứ)

- Phân tích thông tin (Bối cảnh lịch sử, sự phản ánh lịch sử)

- Chỉ ra giá trị thông tin đối với vấn đề cần nhận thức (có liên quan tới tưtưởng, đạo đức Hồ Chí Minh)

- Khẳng định, liên hệ thực tế

Ví dụ về sử dụng tư liệu lịch sử (Bài 29 SGK (IV) - Lịch sử 9)

Sử dụng thông tin về việc Bác Hồ đoán được ý định Mỹ sẽ đánh phá Hà Nộibằng B52

Mục đích: Giúp học sinh nhận thức thêm được tầm tư duy chiến lược của Bác

Hồ trong lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mỹ cứu nước

đó, lực lượng phòng không nhân dân mạnh mẽ và phát triển rộng khắp Kết luận hội nghị, Người nhấn mạnh yêu cầu lập “kế hoạch phòng không nhân dân” và chỉ rõ phải chuẩn bị cử nhiều cán bộ đi học sẵn cho không quân Sau

đó, Người còn chỉ đạo cho Bộ Tổng tham mưu chọn người đi học, chuẩn bị khung cán bộ cho các binh chủng, quân chủng vừa mới thành lập, trong đó có

bộ đội cao xạ, tên lửa, ra đa…

Năm 1967, khi làm việc với Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:

"Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua

nó mới chịu thua.

Phải dự kiến trước tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy ngẫm chuẩn bị" (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến thắng B52, Nhà

xuất bản Quân đội nhân dân, H.1997, trang 44).

Trang 12

Thực hiện lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã có bộ phận vào chiến trường nghiên cứu đánh B52 và chuẩn bị kế hoạch đánh B52 bảo vệ Thủ đô Hà Nội.

Tự vệ Nhà máy Y Hà Nội ngày đêm nêu cao tinh thần cảnh giác, luyện tập sẵn sàng chiến đấu, bắn rơi máy bay Mỹ gây tội ác ở Thủ đô trong 12 ngày đêm tháng 12/1972 Ảnh: TTXVN.

Yêu cầu học sinh thảo luận, rút ra nhận xét từ thông tin; liên hệ thực tế đểchứng minh lời Bác

Giáo viên có thể bổ sung những thông tin liên quan tới 12 ngày đêm Điện Biên

Phủ trên không: Trận “Điện Biên Phủ trên không” là cuộc đụng đầu trực diện,

mang ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược mạnh mẽ của Mỹ Những phương tiện chiến tranh tối tân bậc nhất đương thời đã thất bại trước sức mạnh to lớn của ý chí Việt Nam, của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam

Giáo viên kết luận (Khẳng định: Chúng ta không bị động mà rất chủ động đốiphó với địch, nên đã thắng địch một cách oanh liệt, đẩy địch vào thế hoảngloạn)

c Sử dụng kênh tư liệu

Trang 13

Mục đích: Giúp học sinh có thêm hình ảnh tư liệu để nhận thức trực quan, tạo

biểu tượng lịch sử về Bác Hồ

Nội dung: Đưa thêm hình tư liệu có liên quan tới Bác Hồ; bình luận về giá trị

lịch sử của hình ảnh

Tổ chức thực hiện:

- Cho học sinh quan sát (trình chiếu hoặc cho xem ảnh)

- Nêu chú thích, thông tin liên quan

- Phân tích các khía cạnh lịch sử được phản ánh từ hình ảnh

- Nhận định chung về ý nghĩa lịch sử của sự kiện, nhân vật, gắn liền tư tưởng

và hành động của Bác Hồ, của nhân dân đối với Bác Hồ

- Liên hệ thực tế và kết luận

HÌNH TƯ LIỆU

 Ảnh và tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Nga do Tổng thống V.Putin trao tặng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2006

Khai thác thông tin:

Những tư liệu trên giúp bạn hiểu biết thêm được gì về cuộc đời hoạt động cáchmạng của Nguyễn Ái Quốc

Gợi ý:

- Hình tư liệu liên quan tới địa danh nào? Gắn với sự kiện nào?

- Kết hợp với kiến thức trong và ngoài SGK để nêu vắn tắt về hoạt động cáchmạng của Nguyễn Ái Quốc

Ngày đăng: 09/12/2018, 20:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w