Kỹ thuật di truyền với các sinh vật biến đổi gen (GMOs)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Sinh Học Phân Tử DNA TÁI TỔ HỢP & ỨNG DỤNG CỦA NÓ (Trang 27)

c. Lập ngân hàng DNA bổ trợ (cDNA)

V.3Kỹ thuật di truyền với các sinh vật biến đổi gen (GMOs)

a. Đối với ngành chăn nuôi:

Công nghệ sinh học đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, chẳng hạn như các kỹ thuật chuyển ghép gene áp dụng cho hợp tử và phôi ở các gia súc nhằm tăng cường khả năng chống bệnh và cải thiện giống nói chung; cũng như các kỹ thuật mới trong xác định giới tính của phôi...

b. Đối với trồng trọt:

Việc sử dụng các phương pháp chuyển ghép gene đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chẳng hạn, hãng Biogen (Mỹ) năm 1984 đã chuyển thành công plasmid Ti vào tế bào thực vật; hãng Calgene và Phytogene (Mỹ, 1984) đã ghép thành công gene kháng glyphosate để bảo vệ cây bông; năm 1985 hãng Molecular Genetics (Mỹ) đã tạo được giống ngô mới cho nhiều tryptophan. Năm 1993, bằng kỹ thuật súng bắn gene vào tế bào thực vật người ta đã đưa được gene sản xuất protein diệt sâu vào cây ngô, và kết quả là tạo ra được giống ngô chống chịu cao đối với sâu đục thân. Điều thú vị là việc tách các gene cố định đạm, gene Nif ( Nif = nitrogene fixation) từ các vi khuẩn nốt sần của cây họ đậu và đua vào bộ gene cảu các cây trồng khác để tạo ra các giống cây trồng mới có khả năng cố định nito và cho năng suất cao.

c. Trong chọn giống vi sinh vật

Người ta thực hiện thành công việc chuyển gene cellulase vào vi khuẩn (J.P.Aubert, Pháp – 1/1983), cải biến E.coli để sản xuất Laspartat (hãng Tanabe, Nhật 1985), ghép gene vào xạ khuẩn S.violacconiger để cải tiến việc sản sinh enzym glusoisonerase (hãng Roquette và Cayla, Pháp 1985), ngoài ra còn tạo được các giống vi sinh vật biến đổi gene có khả năng ăn cạn dầu dùng trong xử lý các

phế thải có độc tố nhằm bảo vệ môi sinh. Bên cạnh việc tạo ra giống nấm men mới có thể diêt chết các vi khuẩn xuất hiện trong bia (hãng Suntory, 1985), còn tạo được chủng nấm men sản xuất insulin và interferon (A. Kimura, Nhật 1986) v.v...

KẾT LUẬN

Công nghệ DNA tái tổ hợp hay còn gọi là công nghệ di truyền, CN Gen thực hiện việc chuyển gen để tạo ra các tế bào hoặc cá thể mang các gen mới nhằm tạo ra những vật chất cần thiết cho con người.

- Công nghệ gen được thực hiện trên cơ sở tạo ra AND tái tổ hợp nhờ các enzim cắt, nối, các vector chuyển gen và được đưa vào tế bào vật chủ.

- Công nghệ gen được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cụ thể đó là: tạo các chủng vi sinh vật mới, tạo giống cây trồng biến đổi gen và động vật biến đổi gen

Công nghệ sinh học nói chung và công nghệ DNA tái tổ hợp nói riêng đang phát triển như vũ bão trên thế giới vì vậy ở Việt Nam nên coi trọng lĩnh vực này, cụ thể:

- Cần có những chính sách phát triển khoa học công nghệ đúng đắn, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học.

- Đầu tư cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học. - Các nghiên cứu về lĩnh vực này cần áp dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

- Đây là hướng đi mới nhưng có nhiều tiềm năng nên cần nhiều hơn những nghiên cứu ở lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS,TS.Nguyễn Bá Lộc (2002), Bài giảng Sinh học phân tử (Dành cho học viên cao học ngành sinh học), Huế .

2. TS. Trình Đình Đạt, Công nghệ sinh học- Công nghệ di truyền-tập IV, NXB Giáo dục

3. Hoàng Trong Phán (2005), Giáo trình di truyền học, Huế

Các trang web:

http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.org

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Sinh Học Phân Tử DNA TÁI TỔ HỢP & ỨNG DỤNG CỦA NÓ (Trang 27)