Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá là một yêu cầu của toàn cầu hiện nay. Đối với nước ta, đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá là nhằm phát triển con người mới toàn diện, có tri thức, có học vấn, có năng lực tư duy hành động, có khả năng tiếp thu được những tinh hoa của các nước trên thế giới để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Vì vậy, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng đã nêu rõ: “Để đáp ứng yêu cầu con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo… đổi mới phương pháp và phát huy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét học vẹt học chay…”.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM ĐẢO
- -CHUYÊN ĐỀ HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Tên chuyên đề:
“LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930”
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Thúy Hằng
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội Trường THCS Tam Đảo – Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Năm học 2015-2016
Trang 2CHUYÊN ĐỀ
“LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930”
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do về mặt lí luận
Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá là một yêu cầu của toàn cầu hiện nay Đối với nước ta, đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá là nhằm phát triển con người mới toàn diện, có tri thức, có học vấn, có năng lực tư duy hành động, có khả năng tiếp thu được những tinh hoa của các nước trên thế giới để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh Vì vậy, Luật
Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI cũng đã nêu rõ: “Để đáp ứng yêu cầu con người và nguồn nhân lực
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo… đổi mới phương pháp và phát huy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét học vẹt học chay…”.
Với những yêu cầu đó, cũng như các môn học khác, môn Lịch sử cũng cần phải đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử không có nghĩa gạt bỏ, loại trừ hoàn toàn các phương pháp bồi dưỡng truyền thống, hay phải du nhập một
số phương pháp xa lạ Đổi mới phương pháp là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng câu hỏi và bài tập cụ thể, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học cũ với phương pháp dạy học mới tích cực
Trong nhà trường THCS, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn hoá nói chung và môn Lịch sử nói riêng là vấn đề quan trọng, cơ bản, cốt lõi để nâng cao chất lượng giảng dạy; mũi nhọn học sinh giỏi ở trong mỗi nhà trường rất quan trọng, nó đánh giá chất lượng đào tạo cơ bản để nâng cao uy tín của nhà trường và
uy tín của giáo viên giảng dạy Đồng thời giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người; bên cạnh đó cũng giúp cho các em hiểu biết, nắm được kiến thức, thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai
II Lí do về mặt thực tiễn
Trong thực tế những năm gần đây, dạy học Lịch sử để thu hút học sinh học tập là một vấn đề rất khó Vì đây là một bộ môn khó nhớ, khó học Bên cạnh đó việc dạy học Lịch sử ở trường THCS là một quá trình phức tạp, đa dạng Thực tế đã
Trang 3có những giáo viên biến bài Lịch sử thành bài chính trị, bài lí luận khô khan, trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản hoặc trình bày bài giảng theo lối thông báo kiến thức thiếu sinh động và không có hồn Một sai phạm khác là biến bài Lịch
sử thành những câu chuyện với những chi tiết giật gân, mua vui cho học sinh trong chốc lát Vì vậy, kết quả học tập của học sinh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
mà giáo viên bồi dưỡng đặt ra
Trong các trường THCS hiện nay, kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh mấy năm gần đây vẫn tiếp tục giảm sút bởi học sinh không yêu thích môn học Lịch
sử, xem đó là môn phụ nên không được học sinh và phụ huynh coi trọng, điều đó đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, nhất là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy Theo thực trạng phát triển của đất nước ta hiện nay đã
cho thấy thì những môn khoa học tự nhiên đang có vị trí được học sinh “yêu thích”
và “đề cao” hơn so với những môn khoa học xã hội nên có rất ít học sinh có hứng
thú học tập các môn xã hội, đặc biệt môn Lịch sử là môn phụ, môn của những người học thuộc lòng Và đã là môn phụ thì rất khó để học sinh quan tâm học hành
tử tế Thực tế cho thấy những em tham dự môn học là những em có kiến thức
“không sắc”, kỹ năng làm bài yếu, hơn nữa gia đình các em còn phân biệt môn
chính môn phụ nên không muốn con mình tham gia dự thi môn học này Theo như lời phụ huynh nói thì đây là môn học phụ, không giúp gì cho các cháu thi vào cấp 3
và thi vào đại học, chúng tôi chỉ muốn cháu học các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Ngoại ngữ thôi
Xuất phát điểm đầu tiên là thành phần đội tuyển môn Lịch sử được tuyển chọn từ những học sinh không có đủ khả năng tham gia các đội tuyển như: môn Toán, Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, vì những học sinh này khả năng nhận thức và tư duy chưa cao, trí thông minh và sự linh hoạt trong học tập còn thua kém các bạn ở các đội tuyển trên Ngoài ra các em chưa biết cách học môn Lịch sử,
chỉ biết học thuộc lòng, “học vẹt”, kiến thức nhớ không lâu, không hiểu bản chất sự
việc Người học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, máy móc Bên cạnh đó, các
em chưa biết cách làm bài thi môn Lịch sử Nhiều em làm bài theo ý, gạch đầu dòng chưa biết phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử; chưa biết tổng hợp, chọn lọc kiến thức cho các câu hỏi mang tính khái quát
Như vậy, với những kết quả thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp huyện và cấp tỉnh chưa được cao nên chúng ta cần bàn luận, góp ý kiến và đưa ra những giải pháp để cải thiện thái độ học tập bộ môn của các em học sinh trong tình hình hiện nay Từ đó tạo cho các em có thái độ, động cơ học tập tốt hơn, đó chính là lí do mà bản thân tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để chúng ta góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập bộ môn Lịch sử
III Mục đích của chuyên đề
Trang 4Chuyên đề này thực hiện với mục đích lớn nhất là thu hút học sinh học tốt môn Lịch sử Giúp học sinh hiểu và áp dụng kiến thức Lịch sử vào trong quá trình làm bài thi Từ đó hướng các em tới môn Lịch sử, yêu thích môn học và biết học tập, tránh tình trạng xa rời môn học Rèn luyện, phấn đấu trở thành học sinh giỏi bộ môn và học sinh giỏi toàn diện
Qua chuyên đề giáo viên nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất theo hướng đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở các trường THCS Đồng thời cũng giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919-1930 Đó là thời kì mà Lịch sử Việt Nam
có nhiều thăng trầm trong đời sống xã hội
Chuyên đề này nhằm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, phương pháp trong giảng dạy bộ môn và bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao khả năng sư phạm cho nhà giáo
B NỘI DUNG
I Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
1 Kiến thức cơ bản
a) Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế,
- Sự biến đổi về kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã phân hóa thành các giai cấp: Địa chủ phong kiến, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, giai cấp nông dân và công nhân
b) Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)
Phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở nước ta trong những năm 1919-1929
c) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm (1919-1925)
Ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta
d) Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
- Sự ra đời và hoạt động của hai tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng
- Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
Trang 52 Kiến thức nâng cao, mở rộng
a) Tại sao, giải thích tại sao
Ví dụ 1: Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần hai mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế - tài chính Giải thích tại sao thực dân Pháp lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng, nhưng lại đầu tư vào khai thác khoáng sản, xây dựng một số nhà máy chế biến và mở mang một số tuyến đường giao thông ở Việt Nam?
Ví dụ 2: Tại sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây?
b) Chứng minh, em hãy chứng minh
Ví dụ 1: Chứng minh phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia
Ví dụ 2: Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể trong quá trình hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (từ 1911-1920), em hãy chứng minh rằng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam yêu nước đầu tiên đến với con đường cứu nước đúng đắn nhất
c) Phát biểu ý kiến của em, nêu và nhận xét
Ví du 1: Nêu những lực lượng cách mạng chủ yếu tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Giai cấp nào đủ khả năng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi? Phát biểu
ý kiến của em về vai trò của giai cấp đó trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Ví dụ 2: Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) 8/1925 có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
II Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
Câu 1 Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương
ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2 Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp có tác động như
thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?
Câu 3 Em hãy trình bày sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam sau
chiến tranh thế giới thứ nhất? Nêu mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam giai đoạn này? Theo em mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? Vì sao?
Câu 4 Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới
cách mạng Việt Nam như thế nào? Hãy trình bày và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925) ở Việt Nam
Trang 6Câu 5 Phong trào yêu nước của các tầng lớp tư sản và tiểu tư sản từ năm
1919 đến 1925 đã diễn ra như thế nào? Những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên
Câu 6 Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925 có những bước
phát triển mới nào?
Câu 7 Bằng những sự kiện Lịch sử cụ thể trong quá trình hoạt động của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (từ 1911-1920), em hãy chứng minh rằng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam yêu nước đầu tiên đến với con đường cứu nước đúng đắn nhất
Câu 8 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1920
đến năm 1930 Ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong qúa trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam
III Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề
- Phương pháp trình bày, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Phương pháp thông tin tái hiện, đàm thoại và phân tích
- Phương pháp chứng minh, giải thích và nhận xét
- Phương pháp so sánh, thống kê, nhận định và đánh giá
IV Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải cụ thể cho chuyên đề Câu 1 Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Hướng dẫn trả lời
* Khái quát vài nét về thời gian, tốc độ, quy mô của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp được thi hành ở Đông Dương và Việt Nam:
- Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam và Đông Dương (1919-1929) với tốc độ nhanh, mạnh
- Quy mô rộng, toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để bóc lột được tối đa tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân công lao động của Việt Nam
và Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất
* Nguyên nhân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương:
- Thực tế lịch sử cho thấy các nước trực tiếp tham gia chiến tranh hoặc bị chiến tranh xâm lược thì dù thắng hay thua, nền kinh tế - xã hội nước đó cũng bị ảnh hưởng nhiều hay ít tùy theo mức độ
- Theo quy luật ấy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù đế quốc thực dân Pháp là nước thắng trận song cũng bị tổn thất nặng nề về kinh tế - tài chính: + Chiến tranh đã tàn phá nhà máy, cầu cống, đường xá, làng mạc, Pháp trở thành con nợ của Mĩ với số nợ lên tới 300 tỉ Phơ-răng,…
Trang 7+ Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi nên thị trường đầu tư lớn của Pháp ở châu Âu không còn, đồng Phơ-răng liên tiếp trượt giá, đời sống nhân dân khó khăn, phong trào đấu tranh chống Chính phủ nổ ra…
- Để giải quyết khó khăn, Pháp thực hiện theo hai cách:
+ Một là: Ra sức bóc lột nhân dân lao động trong nước
+ Hai là: Đẩy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa trong đó có Việt Nam và Đông Dương
- Bản thân Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn
- Lúc đó ở Việt Nam vẫn còn tồn tại quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu nên yếu kém hơn Pháp rất nhiều Đây là cơ sở để thực dân Pháp dễ bề thống trị, bóc lột…
Do đó việc xâm chiếm Đông Dương và Việt Nam lần thứ hai của Pháp ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất là điều tất yếu, Việt Nam cùng với vòng quay chung với thế giới nên không thể tránh khỏi
Câu 2 Xã hội Việt Nam có sự phân hoá như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) Từ đó chỉ ra mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam đương thời?
Hướng dẫn trả lời
a) Xã hội Việt Nam phân hoá
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Tăng nhanh về số lượng và có thế lực, câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp
để cướp đoạt ruộng đất đàn áp, bóc lột nông dân…
- Có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước…
* Tầng lớp tư sản:
- Ra đời sau chiến tranh, là những tiểu thương, tiểu chủ như: Đại lý, nhà thầu khoán… giai cấp tư sản phân hoá thành 2 bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp (đây là đối tượng của cách mạng cần tiêu diệt)
+ Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc dân chủ nhưng thái độ cải lương, dễ thoả hiệp
* Tầng lớp tiểu tư sản:
- Tăng nhanh về số lượng Họ bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, bạc đãi, khinh
rẻ, miệt thị
- Họ có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng tiến bộ bên ngoài… Là lực lượng quan trọng của cách mạng
* Giai cấp nông dân:
Trang 8- Chiếm 90% dân số bị phong kiến, thực dân đàn áp, bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, phu phen… bị bần cùng hoá, phá sản trên quy mô lớn
- Họ là lực lượng cách mạng hăng hái nhất, đông đảo nhất
* Giai cấp công nhân:
- Sau chiến tranh phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng…
- Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng biệt (3 đặc điểm…)
- Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trở thành lực lượng cách mạng
b) Mâu thuẫn:
Trong xã hội Việt Nam có 2 mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp; trong đó mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu, là cơ bản nhất…
Câu 3 Trên cơ sở những hiểu biết về lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, em hãy:
a) Phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
b) Làm rõ sự ảnh hưởng của những chuyển biến của cách mạng thế giới
và sự phân hóa của xã hội Việt Nam đến phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
Hướng dẫn trả lời
a) Khái quát
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho
xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc Mỗi giai cấp tầng lớp trong xã hội đều có thái
độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau
- Giai cấp địa chủ phong kiến: là giai cấp thống trị cũ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Giai cấp này phân hóa thành hai bộ phận: một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp, trực tiếp bóc lột kìm kẹp nông dân => đối tượng của cách mạng; một bộ phận có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước
- Giai cấp nông dân:
+ Chiếm 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất họ tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc và phong kiến tay sai gay gắt Nông dân là lực lượng cách mạng hăng hái và đông đảo nhất
- Tầng lớp tiểu tư sản:
+ Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, tiểu chủ bị tư bản Pháp bạc đãi, chèn ép, khinh rẻ, đời sống bấp bênh
+ Có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai Đặc biệt tầng lớp trí thức, họ rất nhạy cảm với thời cuộc, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Đây là lực lượng quan trọng của cách mạng
Trang 9- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, số lượng ít, bị
tư sản Pháp chèn ép, kìm hãm, thế lực kinh tế yếu Giai cấp này phân hóa thành hai
bộ phận: Bộ phận tư sản mại bản => là đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc
có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng thiếu kiên định => cách mạng cần giác ngộ họ
- Giai cấp công nhân:
+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp, tăng nhanh về số lượng trong chương trình khai thác lần thứ hai Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột;
có quan hệ tự nhiên, gần gũi với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc => có điều kiện liên minh với nông dân, sớm tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lênin, chịu sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga
+ Công nhân là động lực của cách mạng, là giai cấp có đủ khả năng và điều kiện nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
b) Chuyển biến của cách mạng thế giới và sự phân hóa của xã hội Việt Nam
- Chuyển biến của cách mạng thế giới:
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công
+ Phong trào cách mạng thế giới lan rộng từ châu Âu sang châu Á
+ Đảng cộng sản thành lập ở nhiều nước – Quốc tế cộng sản ra đời
=> Khuynh hướng cách mạng vô sản đang trở thành xu thế của thời đại (đầu thế kỷ XX)
- Trong nước: Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt hơn
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc:
+ Bên cạnh khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản tiếp tục thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, khuynh hướng cách mạng vô sản được đón nhận và ảnh hưởng sâu sắc
+ Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi và quyết liệt hơn
- Nhiều lực lượng mới tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú hơn
Câu 4 Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? Hãy trình bày và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925) ở Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời
* Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
- Những sự kiện của cách mạng thế giới…
Trang 10+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước
tư bản đế quốc phương Tây có sự gắn bó mật thiết
+ Làn sóng cách mạng dâng cao trên thế giới, trong đó giai cấp vô sản trẻ tuổi các nước bắt đầu bước lên vũ đài chính trị
+ Để lãnh đạo phong trào chung, tháng 3/1919 Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản) được thành lập ở Mát-xcơ-va (Nga), đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới
+ Từ đó phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp (1920), Đảng cộng sản Trung Quốc (1921)
- Những sự kiện trên có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919 đã tác động mạnh mẽ tới sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc
+ Hoàn cảnh trên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê- nin vào Việt Nam
* Trình bày và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925):
- Phong trào của tư sản dân tộc:
+ Họ bị tư sản Pháp chèn ép,… nên đã phát động đấu tranh…
+ Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp (1923)…
+ Một số tư sản và địa chủ ở Nam Kì thành lập ra Đảng Lập hiến… khi Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì họ sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp
+ Nhận xét: mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế, tư sản dân tộc đấu tranh chống sự chèn ép của tư bản nước ngoài Điểm hạn chế là các hoạt động bộc
lộ tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân
- Phong trào của tiểu tư sản trí thức:
+ Tiểu tư sản trí thức bao gồm sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo…, vì bị áp bức, bóc lột nên họ đứng lên đấu tranh
+ Họ tập hợp trong các tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt…
+ Phong trào đấu tranh với hình thức: xuất bản các tờ báo tiến bộ…; lập các nhà xuất bản tiến bộ… Tháng 6-1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện (Quảng Châu - Trung Quốc)… Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926)