Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
742,12 KB
Nội dung
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NHÓM 2: 1. Hồ Thị Hương Giang 2. Trương Đình Dũng 3. Nguyễn Thị Hải Lý 4. Hoàng Thị Phương Nhi 5. Nguyễn Thị Kim Nữ Học phần: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Văn Thị Thanh Nhung Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trường PT là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội kiến thức, sự thành thạo về kỹ năng và trình độ phát triển tư duy (quá trình hình thành khái niệm, khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức,…) trong quá trình dạy và học của học sinh. Thông qua kiểm tra - đánh giá, giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy và học sinh nhận biết, tự đánh giá quá trình học, từ đó điều chỉnh quá trình dạy và học để đạt được mục tiêu môn học. Đánh giá Đánh giá quá trình Đánh giá tổng kết Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực I. Đánh giá quá trình (Formative assessment) (FA) 1. Định nghĩa Đánh giá quá trình là khái niệm đã xuất hiện trên thế giới từ thập niên 80 của thế kỉ XX. Nó thể hiện một bước chuyển biến mới trong kiểm tra đánh giá, góp phần thay đổi quan điểm và phương pháp đánh giá. Theo C.Boston (2009), sử dụng đánh giá mang tính chất chẩn đoán nhằm cung cấp phản hồi cho người dạy và người học trong suốt quá trình giảng dạy gọi là đánh giá quá trình. Black và Wiliam (1998) định nghĩa đánh giá theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt động mà người dạy và người học đã thực hiện để thu thập thông tin phản hồi về KQHT của người học. Những thông tin phản hồi này có thể được sử dụng để điều khiển quá trình giảng dạy và học tập. Như vậy, đánh giá quá trình là việc đánh giá thực hiện thường xuyên, xuyên suốt trong quá trình dạy học. Thông qua đó giúp giáo viên thu nhận thông tin phản hồi từ người học để điều chỉnh quá trình dạy cũng như người học thông qua đánh giá quá trình để kịp thời điều chỉnh việc học của bản thân nhằm thu được kết quả tối ưu nhất Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực I. Đánh giá quá trình (Formative assessment) (FA) 2. Chức năng Đánh giá quá trình là một hướng nghiên cứu về nhận xét phản hồi của người dạy trong quá trình người học đang tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới. Tổng hợp từ 200 nghiên cứu, Black và Wiliam (1998) đã kết luận rằng: Kết quả của đánh giá quá trình là hiệu quả nhất so với các kết quả của các biện pháp can thiệp giáo dục từng được công bố. Ông cũng chỉ ra đánh giá quá trình có hiệu quả cao đồi với người học có kết quả thấp, có nhiều sai, sót, nhiều lỗ hổng trogn quá trình học tập. Theo Ramaprasad (1983) và Sadler (1989), các thông tin phản hồi trong đánh giá quá trình giúp cho người học nhận thức được các lỗ hổng về kiến thức, hiểu biết hay kỹ năng mà họ đạt được so với mục tiêu và đánh giá quá trình hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, đánh giá quá trình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều khiển quá trình học tập sao cho đạt được mục tiêu mong đợi. Nó giúp cho người dạy xác định đúng trình độ nhận thức hiện tại của người học, từ đó tác động để họ lấp các lỗ hổng kiến thưc, kĩ năng, hoàn thiện nội dung bài học một cách tối ưu nhất. Kỹ thuật đánh giá quá trình Đánh giá kết quả học tập, thành tích thông qua thi cử Đánh giá cấp quốc gia, cấp tỉnh – thành phố, cấp trường Đánh giá qua hồ sơ học tập và đánh giá qua sản phẩm, tài liệu viết Bài tập về nhà, báo cáo, bài luận Đánh giá lớp học Đánh giá qua hồ sơ học tập và đánh giá qua sản phẩm, tài liệu viết Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực I. Đánh giá quá trình (Formative assessment) (FA) 3. Mục tiêu Xác định những gì người học đã biết ( và không biết) nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học. Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1. Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) Đánh giá lớp học là một phương pháp tiếp cận dạy học và một tập hợp của các kỹ thuật. Cách tiếp cận này có nghĩa là người dạy càng biết nhiều về những gì và làm thế nào người học đang học thì giáo viên có thể lập kế hoạch cho các hoạt động dạy tốt hơn. Các kỹ thuật hầu hết đều đơn giản, không được xếp loại. Các hoạt động trong lớp học đem lại cho cả người học và người dạy những thông tin phản hồi hữu ích về quá trình dạy và học. Đánh giá lớp học khác với kiểm tra và các hình thức đánh giá học tập khác ở chỗ nó là nhằm cải thiện quá trình không phải là đánh giá tổng kết. Mục tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và do đó để cải thiện quá trình dạy học. Ví dụ: Để đánh giá lớp học giáo viên có thể lập phiếu điều tra, khảo sát lớp học hoặc kiểm tra khảo sát đầu năm học bằng hệ thống các câu hỏi. Qua kết quả thu được giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1. Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) 1.1.1. Đặc điểm của đánh giá trong lớp học - Tập trung vào quan sát và cải thiện việc học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy. -Cá nhân người dạy quyết định đánh giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứng lại các thông tin thu được thông qua đánh giá. - Người học củng cố được nội dung học tập và kỹ năng tự đánh giá, người dạy làm rõ thêm trọng tâm dạy học bằng cách tập trung vào 3 câu hỏi: Các kỹ năng và kiến thức cần thiết tôi đang cố gắng dạy là gì?Tôi có thể phát hiện ra liệu người học có học hay không bằng cách nào?Và làm thế nào tôi có thể giúp người học học tập tốt hơn? - Mục đích là cải thiện chất lượng học tập của người học , không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc học trên lớp, nó cung cấp thông tin về cái gì người học đang học, họ được bao nhiêu và học tốt như thế nào? - Kỹ thuật đánh giá được lựa chọn để phù hợp với nội dung và yêu cầu của từng lớp học cụ thể. Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1. Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) 1.1.2. Đánh giá thông qua các bài kiểm tra trong lớp học Đây là hình thức đánh giá thông dụng hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông Việt Nam. Người dạy có thể sử dụng các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh giá xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học để học tập tốt hơn hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh hội của HS Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1. Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) 1.1.3 Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận Là hình thức thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời trong quá trình dạy bài mới. Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ bài: Sinh trưởng của VSV. - GV đặt câu hỏi: Thế nào là sinh trưởng của VSV? So sánh môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tuc? - HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV - GV đánh giá, cho điểm [...]... hoạch giảng dạy => đánh giá Xây dựng tiêu chí đánh giá => lập nội dung và kế hoạch dạy, học Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.2 Đánh giá đầu ra/ đánh giá thực Mong đợi, tiêu chí Nội dung, phương pháp dạy và học Kỹ thuật đánh giá Hoạt động học tập Kết quả học tập tốt Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực II Đánh giá tổng kết ( Summative... phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống theo định hướng năng lực Nội dung, tiêu Nội dung, tiêu chí đánh Nội dung, tiêu chí đánh giá dựa 1.2 Đánh giá đầu ra/ đánh giá vào chí đánh giá giá được xây dựng chủ thực kết quả đầu ra, có tính đến Sự khác nhau giữa dựa trên sự ghi nhớ giá tiến bộ trong quá trình học yếu phương pháp Đánh sự đầu ra/ đánh giá thực với phương pháp đánhtái hiện kiến thức. .. tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau ở học sinh; • Đảm bảo nguyên tắc đánh giá toàn diện, phù hợp, công bằng, tránh những hậu quả không được biết đến trước; • Đảm bào nguyên tắc đánh giá hiệu lực, hợp lí, đáng tin cậy và khả thi Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.2 Đánh giá đầu ra/ đánh giá thực Đảm bảo nguyên tắc đánh giá hiệu lực, hợp lí, đáng tin cậy và khả thi... có ý thức hơn trong các giờ học sau Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1 Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) 1.1.5 Học sinh tự đánh giá GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học Cũng có thể các HS đánh giá lẫn nhau trong học t ập Quy trình tự đánh giá của HS gồm các bước:... hiện kiến thức đã giá chú hướng nội dung) và giá truyền thống ( đánh tập, địnhtrọng khả năng vận học dụng trong các tình huống thực tiễn Phương pháp đánh giá Học sinh làm bài bằng hình thức tự luận hay trắc nghiệm Đánh giá dựa vào tiêu chí, đa dạng hóa các hình thức Trách nhiệm đánh giá Học sinh làm bài , giáo viên đánh giá Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá Trật tự trong... 6 7 8 9 Các phương án lựa chọn Đồng ý Phân Không vân đồng ý Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1 Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) 1.1.5 Học sinh tự đánh giá + Bài tập tự đánh giá mục tiêu về thái độ: Dựa vào mục tiêu bài học, bảng tiêu chí đánh giá các mục tiêu và khả năng nhận thức hiện tại, HS tự đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học trước và sau... bày các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật trước khi vào bài mới - HS: Trình bày theo yêu cầu - GV: đánh giá và cho điểm Ví dụ 2: Sau khi học xong sinh sản hữu tính ở thực vật, sinh học 11 - GV: Yêu cầu HS trình bày sự hình thành hạt phấn và túi phôi bằng sơ đồ - HS: Trình bày theo yêu cầu - GV: đánh giá và cho điểm Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1 Đánh giá. .. pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.2 Đánh giá đầu ra/ đánh giá thực Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá • Hỗ trợ quá trình học tập theo yêu cầu của chương trình; • Chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình dạy và học chung và từng học sinh; • Khuyến khích các kết quả đầu ra dự kiến; • Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá khác nhau • Khuyến khích tự đánh. .. GV đánh giá Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1 Đánh giá lớp học ( Classroom assessment) 1.1.3 Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận - Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và yêu cầu người học lựa chọn Ví dụ khi dạy bài: Sinh sản của vi sinh vật để củng cố bài học giáo viên nêu câu hỏi: GV? : Hình thức nào trong các hình thức sau đây không phải là hình thức. .. Dựa vào kết quả tự đánh giá mục tiêu, người học vẽ biểu đồ thể hiện mức độ đạt được mục tiêu trước và sau khi học Qua việc tự đánh giá mục tiêu thái độ, HS tự nhận thức được thái độ học tập của mình Đồng thời người dạy cũng thu nhận được TTPH v ề thái độ học tập của HS Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.2 Đánh giá đầu ra/ đánh giá thực Khái niệm: Phương pháp đánh . kiện. + Để cho HS có đủ thời gian để trả lời câu hỏi và thu hút học sinh tham gia giáo viên nên đưa ra chiến lược như sau: Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 1.1 hỏi hay một chủ đề theo nhóm 2 người hay theo các nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ suy nghĩ với nhóm lớn hơn. Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng. tiêu chí quan sát là các hành vi tham gia vào quá trình học tập của người học: chuẩn bị bài ở nhà, tham gia phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị giáo án, tham gia tập giảng, Bảng quan sát được người