Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
781,17 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC TIỂU LUẬN Học phần: SỬ DỤNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Đề tài: CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG GDPT CẤP THPT HIỆN HÀNH Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS. Văn Thị Thanh Nhung Lê Hà Quý Tâm Lớp: LL&PPDH Sinh K22 Huế, 4/2015 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Theo quan điểm phát triển năng lực: Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011). Hiện nay SGK, SGV… là phương tiện dạy học, giáo viên có thể thay đổi thông tin một cách hợp lý, kết hợp với phương pháp dạy học để pháp huy, năng lực tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh, làm cho học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn. Đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì mà còn phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Xuất phát từ vai trò của việc xây dựng CH. Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực (PHNLTL) tích cực của học sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau. Mang lại kết quả cao trong việc thực hiên mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương…Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công. Việc thường xuyên xây dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời. Vì vậy tăng cường xây dựng câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay. Với hệ thống kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ như vậy giáo viên có thể xây dựng được hệ thống câu hỏi một cách phù hợp, đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học thì biện pháp xây dựng câu hỏi là rất phù hợp và có tiềm năng lớn, có tính khả thi cao. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài của mình là “Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong GDPT cấp THPT hiện hành”. PHẦN 2: NỘI DUNG I. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH. 1.1. Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lực * Nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau: - Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài tập đóng. - Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống. - Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn. - Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn đề mới. - Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ… * Việc tiếp cận năng lực có những ưu điểm: - Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. - Không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh, theo “thử thách trong cuộc sống”. - Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. - So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng năng lực định hướng mạnh hơn đến học sinh. - Chương trình dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của học sinh. - Hệ thống bài tập định hướng năng lực là công cụ để học sinh luyện tập, là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người giáo viên cần thực hiện. Do đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực. Ví dụ: Các bài tập trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assesment -PISA). Trong các bài tập này, người ta chú trọng sự vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. PISA không kiểm tra trí thức riêng lẻ của học sinh mà kiểm tra các năng lực vận dụng như năng lực đọc hiểu, năng lực toán học và khoa học tự nhiên 1.2. Những yêu cầu chung đối với các câu hỏi/ bài tập. Trình bày rõ ràng. Có ít nhất một lời giải. Với những dữ kiện cho trước, HS có thể tự lực giải được. Không giải qua đoán mò được. BT học Phân loại CH/ BT BT đánh giá Dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới BT để củng cố, rèn luyện KT chất lượng Thi tốt nghiệp 1.3. Phân loại CH/ BT. Yêu cầu Phân loại CH/BT 1.4. Các bậc trình độ trong bài tập định hướng phát triển năng lực Các mức quá trình Các bậc trình độ nhận thức 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại 2. Xử lý thông tin Hiểu và vận dụng Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng 3. Tạo thông tin Xử lí, giải quyết vấn đề Thi tuyển sinh Có thể xây dựng bài tập theo các dạng: - Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. - Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. - Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. - Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. II. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG GDPT CẤP THPT HIỆN HÀNH. 2.1. Yêu cầu, tiêu chí biên soạn câu hỏi/bài tập 2.1.1.Tiêu chí hoá chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học được hiểu là mức độ tối thiểu học sinh có thể và cần phải đạt được. - Nhìn chung, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông được phân loại theo tinh thần thang phân loại mục tiêu của Bloom gồm các mức độ: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích-tổng hợp, Đánh giá và Sáng tạo. - Song không phải ở bất kỳ tình huống nào, ở môn học nào cũng chỉ dùng các thuật ngữ trên mà còn có thể dùng nhiều động từ khác. Quá trình mô tả mỗi mức độ của chuẩn thành các động từ, hành động, thao tác tương đương được gọi là tiêu chí hoá chuẩn. Bảng hệ thống các động từ hành động thể hiện các kĩ năng cấu thành năng lực hệ thống hóa: Biết Hiểu Đếm Đọc Cho ví dụ Giải thích Xác định Nhắc lại Trích dẫn Định vị Viết Thuật lại Kết luận Giải nghĩa Vẽ Ghi lại Chuyển đổi Diễn đạt lại Liệt kê Đưa ra lại Mô tả Dự đoán Tìm Chọn lựa Thảo luận Báo cáo Gọi tên Sắp xếp theo Ước lượng (Phát biểu lại) Đặt tên Xem Giải thích Hiểu Liệt kê Trình bày Khái quát sơ bộ Tóm tắt Ghép theo cho phù hợp Kể ra Minh họa Phác họa Áp dụng Phân tích Thực hiện Phỏng theo Phân chia Tập trung Điều hành Thực hiện Làm rõ đặc trưng Minh họa Vận hành Phỏng vấn Phân loại Luận ra Đánh giá Bao gồm So sánh Giới hạn Thay đổi Báo cáo Đối chiếu Phác thảo Vẽ đồ thị Chỉ dẫn Tìm tương quan Chỉ ra Chọn lựa, Chọn ra Vẽ ra Tranh luận Chọn ưu tiên Liên hệ Tham gia Suy diễn Nhận ra Tạo ra Dự đoán Sơ đồ hóa Nghiên cứu Xây dựng Chuẩn bị Phân biệt Khảo sát Đóng góp vào Vận dụng Chia nhỏ Phân chia Kiểm soát Cung cấp Chứng minh Liên hệ Xác định Báo cáo Phát triển Chọn lựa Khám phá Biểu diễn Làm cho Giải quyết Phát triển, mở rộng Chuyển đổi Thành lập Sử dụng Tổng hợp Đánh giá Làm cho phù hợp Viết lại Đánh giá Phân tích Lường trước Phát minh Đưa ra lý lẽ Phát xét Phân loại Tạo ra Nhằm mục đích Nhận xét Cộng tác Lập mô hình Chọn ra Dự đoán Kết hợp Thay đổi So sánh và đối chiếu Sắp xếp thứ tự ưu tiên Thương thuyết Hỗ trợ Cá nhân hóa So sánh Tổ chức Kết luận Chứng minh Biên soạn (Thực hiện) Phán đoán Xếp loại Cấu thành (Lập kế hoạch) Phê bình Định giá Xây dựng, Hợp nhất Quyết định Định lại Đối chiếu Cấu trúc Bảo vệ Chọn lựa Hình thành Thúc đẩy Có sáng kiến Thiết kế Kết hợp Phát triển Sắp xếp lại Phân chia Tái cấu trúc Bày tỏ Thúc đẩy Hỗ trợ Tái tổ chức Tổng quát hóa Điều chỉnh 2.1.2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn chuẩn để đánh giá - Lựa chọn chuẩn đánh giá - Do thời gian tổ chức kì kiểm tra, thi thường giới hạn (45 hoặc 90 phút) nên: + Những chuẩn được chọn để đánh giá phải có vai trò quan trọng trong chương trình môn học: (i) Nếu HS không đạt chuẩn này rất khó có thể đạt được các chuẩn khác của chương trình; (ii) Thời lượng dành cho việc đạt chuẩn này tương đối nhiều so với thời lượng dành cho các chuẩn khác. [...]... hỏi, bài tập đánh giá kiến thức kĩ năng với câu hỏi và bài tập đánh giá năng lực CH/BT đánh giá kiến thức, CH/BT đánh giá kĩ năng năng lực - Bài tập mang tính hàn lâm - Bài tập mang tính thực tiễn - Mức độ nhớ, hiểu, vận dụng thấp – luyện tập, vận dụng trong những tình huống quen thuộc Cấu trúc của câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực - Cấu trúc 2 phần: + Phần I – Thông tin - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng. .. chuyên biệt III Bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập/ thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề (Bước 4) VD: Bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập/ thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh cho nội dung: “Khái niệm về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nước” của chủ đề VD: Bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập/ thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh cho nội dung: “Tác... với bài tập, yêu cầu, đề nghị hoặc các quy định trong bài kiểm tra, bài thi, trong các văn bản quản lý Câu hỏi hiệu quả cao luôn có tính chất định hướng Các chủ thể tiếp nhận Câu hỏi hiệu quả cao bị thu hút sự chú ý từ đó xuất hiện mong muốn hướng vào sự kiện hay những liên hệ nhất định có quan hệ đến mục đích và nội dung câu hỏi Mức độ hiệu quả của câu hỏi được xác định bởi các yếu tố như khả năng. .. (ngân hàng) câu hỏi/ bài tập theo chủ đề - Tự luận - Trắc nghiệm VD: Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực HS qua chủ đề : “Ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Huế” (Bước 1) Môn: Sinh học 9, Hóa học 8, Địa lý 8, GDCD 7 I Xác định mạch kiến thức của chủ đề: (Bước 2) 1 Các bài liên quan trong chủ đề: - Sinh học 9: + Bài 54 Ô nhiễm môi trường (khái niệm ô nhiễm môi trường, các tác nhân chủ yếu gây... được đánh giá dựa trên những lập luận logic đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình, chứ không chỉ đơn thuần chỉ nêu ra quan điểm đó 2.2 Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề Bước 1 Chọn chủ đề Bước 2 Xác định năng lực hướng tới Bước 3 So sánh năng lực đó với chuẩn KT-KN và bổ sung điều chỉnh Bước 4 Thiết kế ma trận Bước 5 Thiết kế câu. .. dạng câu hỏi cần xác định các mức độ đạt được: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao - Thiết kế ma trận, làm cơ sở cho việc biên soạn câu hỏi/ bài tập tương ứng Bước 5: Thiết kế câu hỏi/ bài tập - Tương ứng với mỗi mức độ và nội dung thiết lập các câu hỏi/ bài tập tương ứng - Câu hỏi/ bài tập có thể là tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan 2.3 Câu hỏi/ bài tập minh họa Phân biệt bài câu hỏi, ... của Bloom, cũng sẽ hình thành 6 mức kỹ năng của giáo viên trong chuẩn bị các câu hỏi Đó là các câu hỏi ứng với các mức độ nhận thức về Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp và Sáng tạo Tuy nhiên vì cần có khả năng hướng tới sự phát triển tư duy phê phán và sáng tạo của người học nên Câu hỏi hiệu qủa cao cũng sẽ thể hiện được vai trò tích cực hơn trong việc định hướng nhận thức ở mức độ cao Câu hỏi. .. - Phân tích và đánh giá được các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu ở một số nguồn nước - Phân tích được hậu quả và thực trạng các bệnh, tật mà người dân đang mắc phải do nguyên nhân chủ yếu từ ô nhiễm nguồn nước - Đề xuất được các biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm nguồn nước tại một số địa bàn II Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề (Bước 3) 1 Các năng lực chung 2 Các năng lực/ kĩ năng chuyên biệt... chuẩn kiến thức, kĩ năng có liên quan nhiều và làm cơ sở cho việc học tập của chương tiếp theo 2.1.4 Yêu cầu đối với việc biên soạn câu hỏi để đo đúng mức độ cần đạt của chuẩn -Mỗi câu hỏi hoặc một bài tập chỉ nên dùng để đo một tiêu chí nhất định - -Thường có hai loại câu hỏi: (i) Câu hỏi khách quan: là hình thức đặt câu hỏi trong đó chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất; (ii) Câu hỏi chủ quan (Subjective... lập dàn ý, trong thực tiễn cuộc sống phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần, thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác, biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận Bước 5: Trong mỗi nội dung của chủ đề, tương ứng với mỗi mục tiêu các mức độ khác nhau (nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao và các KN/NL cần hướng tới trong chủ đề) , xây dựng một số câu hỏi/ bài tập để kiểm tra, đánh giá sao cho thể hiện đúng . Câu hỏi/ bài tập minh họa Phân biệt bài câu hỏi, bài tập đánh giá kiến thức kĩ năng với câu hỏi và bài tập đánh giá năng lực CH/BT đánh giá kiến thức, kĩ năng CH/BT đánh giá năng lực - Bài tập. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Đề tài: CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG GDPT CẤP THPT HIỆN. khác nhau. II. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG GDPT CẤP THPT HIỆN HÀNH. 2.1. Yêu cầu, tiêu chí biên soạn câu hỏi/ bài tập 2.1.1.Tiêu