Do xe mới, những khi ngưng hoạt động để bảo trì máy hay kiểm tra lưu hành định kỳ là không đáng kể, nên giả định rằng mỗi xe sẽ chạy bình quân 300 ngày trong một năm • Dự kiến rủi ro Mặ
Trang 1TÌNH HUỐNG MÔN HỌC
DỰ ÁN MỞ RỘNG
DỰ ÁN ĐOÀN XE ĐỔ RÁC SÀI GÒN XANH∗∗∗∗
• Ý tưởng thành lập dự án
Cuối năm 2008, sau bao lần trì hoãn thì lệnh cấm lưu hành
xe ba gác tự chế cũng phải được thực thi, trong đó có hàng ngàn xe chở rác bỗng chốc bị biến thành sắt vụn Chuẩn bị cho nhu cầu này, một nhóm huynh hữu đứng ra nghiên cứu đầu tư đoàn xe đổ rác, loại chuyên dụng nhỏ gọn nhưng sạch sẽ, đẹp mắt và hiện đại
Một tên gọi cho dự án nghe thật sạch sẽ và trong lành nhằm giúp mọi người quên đi phần nào về một môi trường thành phố lộn xộn, kẹt xe, lô cốt và nước ngập, Sài Gòn Xanh
• Dự án đầu tư
Chính quyền đô thị và các cơ quan chuyên ngành, vốn đang rối rắm trong vấn
đề này, rất hoan nghênh và tạo mọi điều kiện thuận lợi, ủng hộ cho dự án hình thành và sớm đi vào hoạt động Nhóm dự án cũng dự tính sẽ tiến hành phân tích kinh tế – xã hội của dự án để có thêm cơ sở thuyết phục chính quyền và hy vọng
sẽ nhận thêm các hỗ trợ cụ thể về mặt bằng, ưu đãi thuế và các điều kiện kinh doanh khác Tuy nhiên, trước mắt nhóm sẽ tập trung nghiên cứu tính khả thi cho chính mình – nhà đầu tư, tức phân tích tài chính Và cũng tiến hành phân tích rủi
ro của dự án
• Đầu tư ban đầu
Dự án dự kiến nhập khẩu 20 xe từ Nhật Bản, giá nhập khẩu về đến cảng Sài Gòn (CIF) là 15 ngàn USD/xe, thuế nhập khẩu 100% tính trên giá CIF Cũng có hy vọng là dự án sẽ xin được miễn thuế nhập khẩu đối với loại xe chuyên dụng công cộng (cứu thương, cứu hỏa, đổ rác); nhưng trước mắt, dự án sẽ tính theo phương án có thuế
Vòng đời hữu dụng theo thiết kế xe là 10 năm Dự án đăng ký với cục thuế thành phố áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng Giá thanh lý dự kiến thu lại vào cuối năm 4 sẽ bằng đúng với giá trị còn lại trên sổ sách có tính đến yếu tố lạm phát Đồ cũ của người giàu là đồ mới của nhà nghèo, dự án dự kiến
sẽ bán lại đoàn xe cho một thành phố bạn sau 4 năm hoạt động để chuyển hướng đầu tư mới
• Dự kiến doanh thu
Khách hàng của dự án là các tổ gom rác, các cơ quan đơn vị và đặc biệt là các công ty công ích quận huyện Khối lượng hoạt động tính theo đơn vị là chuyến
∗ Nguồn tham khảo: Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2008
Trang 2xe; dự kiến mỗi xe sẽ chạy được 2 chuyến/ngày, đơn giá mỗi chuyến là 700 ngàn VNĐ
Do xe mới, những khi ngưng hoạt động để bảo trì máy hay kiểm tra lưu hành định kỳ là không đáng kể, nên giả định rằng mỗi xe sẽ chạy bình quân 300 ngày trong một năm
• Dự kiến rủi ro
Mặc dù sản phẩm của dự án là độc đáo nhưng không phải là dự án lớn, Sài Gòn Xanh vẫn có những rủi ro tiềm ẩn từ thị trường cạnh tranh và từ nhiều yếu tố khác Các biến rủi ro lớn nhất của dự án dự kiến sẽ là: đơn giá vận tải, số chuyến bình quân ngày và số ngày hoạt động trong năm
• Lạm phát và tỷ giá hối đoái
Kỳ vọng Chính phủ sẽ tập trung cho chương trình chính trị nóng bỏng hiện nay là kiềm chế lạm phát Dự án giả định lạm phát trong nước là đều nhau 8% năm trong suốt vòng đời dự án Lạm phát nước ngoài (Mỹ) kỳ vọng theo những dự báo đáng tin cậy là 3%năm
Tỷ giá hối đoái hiện hành (cuối năm 0 hay đầu năm 1) là 20 ngàn VNĐ/USD Và
tỷ giá hối đoái tất nhiên cũng sẽ được điều chỉnh theo lạm phát tương đối trong nước và ngoài nước
• Lịch đầu tư và vòng đời dự án
Đầu tư ban đầu sẽ được thực hiện vào năm t=0 (thời điểm bắt đầu đầu tư) Vòng đời dự án là 3 năm Dự án bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1, kết thúc và thanh lý vào cuối năm 4
• Chi phí hoạt động
Để đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thì nhu cầu gia tăng vốn lưu động dự kiến là 20% chi phí đầu tư Để đơn giản, ngoài chi phí quản lý là cố định 300 tr.VNĐ/năm thì các chi phí vận hành còn lại dưới đây dự kiến là chi phí biến đổi theo doanh thu:
Trang 3− Khoản phải thu : 10%
Bảng 8 : Báo cáo thu nhập
Bảng 9 : Bảng cân đối kế toán
– Phần 2: Phân tích ngân lưu
Bảng 10 : Báo cáo ngân lưu danh nghĩa gián tiếp
Bảng 11 : Báo cáo ngân lưu danh nghĩa trực tiếp
Bảng 12 : Báo cáo ngân lưu thực gián tiếp
Bảng 13 : Báo cáo ngân lưu thực trực tiếp
– Phần 2: Phân tích rủi ro
Bảng 10 : Phân tích độ nhạy một chiều
Bảng 11 : Phân tích độ nhạy hai chiều
Bảng 12 : Phân tích tình huống
Bảng 13 : Phân tích mô phỏng
Thẩm định dự án đầu tư được phân tích trong hai trường hợp, đó là: (1) không phân tích lạm phát và (2) phân tích tác động của lạm phát đến dòng tiền của dự án Và trong trường hợp 1 giả sử rằng, tốc độ tăng giá là 10%
Trang 4CASE_1 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐOÀN XE ĐOÀN XE ĐỔ RÁC SÀI GÒN XANH
3 Chi phí đầu tư ban đầu
- Giá nhập khẩu (CIF) 15,000 USD/xe
- Số lượng nhập khẩu 20 xe
- Thời gian khấu hao 10 năm
4 Vốn lưu động
- Tồn quỹ tiền mặt 5% doanh thu
5 Chi phí vận hành
6 Tốc độ tăng trưởng giá 10%
7 Vòng đời hoạt động dự án 3 năm
8 Tài trợ vốn vay
10 Tỷ suất thuế thu nhập 25%
Trang 64 Thu nhập trước thuế và lãi 5,338 6,021 6,773
III Ngân lưu ròng NCF_TIP -12,000 5,106 5,808 6,310 8,735
IV Ngân lưu tài trợ 6,000 -2,720 -2,480 -2,240 0
V Ngân lưu ròng NCF_EPV -6,000 2,386 3,328 4,070 8,735
Trang 7Bảng 11: Báo cáo ngân lưu theo phương pháp gián tiếp
III Ngân lưu ròng NCF_TIP -12,000 5,106 5,808 6,310 8,735
IV Ngân lưu tài trợ 6,000 -2,720 -2,480 -2,240 0
V Ngân lưu ròng NCF_EPV -6,000 2,386 3,328 4,070 8,735
• Đánh giá dự án
− Theo quan điểm tổng vốn
Suất chiết khấu: @ = WACC = 14,5%
735.8
%)5,141(
310.6
%)5,141(
808.5
%)5,141(
106.5000
.12
+
++
++
++
+
−
IRR = 35,788%
− Theo quan điểm vốn chủ sở hữu
Suất chiết khấu: @ = Ks = 20%
Khi đó:
NPV@=20% = 4.867,442
4 3
2
735.8
%)201(
070.4
%)201(
328.3
%)201(
386.2000.6
+
++
++
++
Trang 83 Chi phí đầu tư ban đầu
- Giá nhập khẩu (CIF) 15,000 USD/xe
- Số lượng nhập khẩu 20 xe
4 Vốn lưu động
5 Chi phí vận hành
6 Lạm phát trong nước 8%
7 Vòng đời hoạt động dự án 3 năm
8 Tài trợ vốn vay
10 Tỷ suất thuế thu nhập 25%
Trang 104 Thu nhập trước thuế và lãi 5,189 5,700 6,252
III Ngân lưu ròng NCF_TIP -12,000 5,000 5,580 5,933 11,746
IV Ngân lưu tài trợ 6,000 -2,498 -2,498 -2,498 0
V Ngân lưu ròng NCF_EPV -6,000 2,502 3,082 3,435 11,746
Trang 11Bảng 11: Báo cáo ngân lưu DANH NGHĨA theo phương pháp gián tiếp
III Ngân lưu ròng NCF_TIP -12,000 5,000 5,580 5,933 11,746
IV Ngân lưu tài trợ 6,000 -2,498 -2,498 -2,498 0
V Ngân lưu ròng NCF_EPV -6,000 2,502 3,082 3,435 11,746
WACC danh nghĩa 23.7% NPV(TIP) 3,853
Ks (danh nghĩa) 29.6% IRR = 38%
III Ngân lưu ròng NCF_TIP -12,000 4,629 4,784 4,710 8,633
IV Ngân lưu tài trợ 6,000 -2,313 -2,142 -1,983 0
V Ngân lưu ròng NCF_EPV -6,000 2,316 2,642 2,727 8,633
Trang 12Bảng 13: Báo cáo ngân lưu THỰC theo phương pháp gián tiếp (ĐVT: tr.VNĐ)
III Ngân lưu ròng NCF_TIP -12,000 4,629 4,784 4,710 8,633
IV Ngân lưu tài trợ 6,000 -2,313 -2,142 -1,983 0
V Ngân lưu ròng NCF_EPV -6,000 2,316 2,642 2,727 8,633
Bảng 14: Phân tích độ nhạy một chiều
14.1 Phân tích biến đơn giá vận chuyển tác động đến NPV(TIP) danh nghĩa
Trang 13Notes: Current Values column represents values of changing cells at
time Scenario Summary Report was created Changing cells for each
scenario are highlighted in gray
Bảng 17: Báo cáo mô phỏng
Crystal Ball Report - Full
Summary:
Certainty level is 46.71%
Certainty range is from 3,853 to Infinity Entire range is from -1,836 to 12,682 Base case is 3,853
After 2,000 trials, the std error of the mean is 45
Trang 14Statistics: Forecast values
Forecast: NPV_N(TIP) = (cont'd)
Normal distribution with parameters:
Assumption: Số ngày hoạt động/năm
Uniform distribution with parameters:
End of Assumptions
Trang 15• Hướng dẫn phân tích rủi ro
Một trong hai phương pháp thường được sử dụng trong phân tích rủi ro là phân tích tất định (determinant analysis) và phân tích mô phỏng (simulation analysis)
Phân tích tất định
Nhìn chung các phương pháp tất định là dựa trên kinh nghiệm, chủ quan đưa ra các tình huống dự kiến đối với các biến rủi ro (các nhân tố có thể gặp nhiều biến động trong thực tế) nhằm xem xét sự biến đổi của một kết quả nào đó Chính vì lý do đó, phương pháp này thường được gọi là phương pháp xem xét “what if” – điều gì xảy ra nếu ? Trong phân tích tất định thường sử dụng hai phương pháp, đó là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống
– Phân tích độ nhạy
Bằng cách cho các biến rủi ro thay đổi (với giả định là các biến khác không đổi) nhằm theo dõi sự biến động của biến kết quả thông qua phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy hai chiều
Phân tích độ nhạy một chiều với biến số là đơn giá vận chuyển
Bước 1 : Nhập số liệu thô của đơn giá vận chuyển dao
động từ 400 đến 1.000 ngàn VNĐ/chuyến với khoảng cách là 300 ngàn VNĐ/chuyến Đồng thời, liên kết (bằng cách đặt dấu =) biến kết quả từ bảng tính NPV đặt lệch một ô bên trái của bảng nhập số liệu thô
Trang 16Bước 2 : Tô khối bảng (từ C95 đến D96) Sau đó vào
Data/Chọn Table và khai báo địa chỉ của biến rủi ro (row input cell – ô nhập lượng theo hàng)
Bước 3 : Nhấn OK Các kết quả NPV tương ứng sẽ thể
hiện đầy đủ trên bảng phân tích (Bảng 14.1)
Phân tích độ nhạy hai chiều: Phương pháp tương tự như phân tích
độ nhạy một chiều Cần khai báo: row input cell (ô nhập lượng theo hàng là biến đơn giá vận chuyển) và column inout cell (ô nhập lượng theo cột là số ngày hoạt động trong năm)
Trang 17Nhấn OK, kết quả thể hiện đầy đủ trên bảng phân tích (Bảng 15)
– Phân tích tình huống
Phân tích tình huống (scenario analysis) bằng cách dự kiến các tình huống (kịch bản) có thể xảy ra trong thực tế Trong đó, mỗi tình huống bao gồm một nhóm (trên hai biến) các biến rủi ro được cho thay đổi phù hợp với từng tình huống nhằm xem xét sự biến động của biến kết quả
Bước 1 : excel/Chọn Tools/Chọn Scenarios/Bấm Add Bước 2 : Khai báo kịch bản thứ nhất
Đặt tên kịch bản Scenario name Chọn các biến thay đổi Changing cells Khai báo các giá trị biến
– Rồi bấm OK để hoàn tất kịch bản thứ nhất Thực hiện tương tự với các kịch bản còn lại
– Sau khi khai báo xong các tình huống Khi đó, muốn xem giá trị NPV của từng tình huống (chẳng hạn, như: tình huống tốt) thì chọn show Toàn bộ dự án sẽ được tính lại và kết quả NPV trong tình huống tốt sẽ là NPV = 17.813
Trang 18Hay nếu chọn tình huống xấu thì thực hiện tương tự Khi đó, giá trị NPV = – 3.757
Bước 3 : In bảng tóm tắt các kết quả của từng tình
huống thì chọn Summary/Chọn Scenario Summary Cần khai báo rõ ô kết quả
Trang 19Khi đó, nhấn OK thì được kết quả vào một trang khác trên cùng một file (Bảng 16)
Phân tích mô phỏng
Phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống đều có nhược điểm là kỹ thuật phân tích này chỉ có thể quan sát một biến (độ nhạy một chiều) hay nhiều nhất cũng là hai biến (độ nhạy hai chiều) tác động đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án Nhưng thực tế, các biến đều có sự tương tác lẫn nhau dù ít hay nhiều và cùng lúc tác động lên các chỉ tiêu đánh giá Hai kỹ thuật phân tích trên không thể thực hiện được Thay vào
đó, kỹ thuật phân tích mô phỏng (Monte calrlo) được sử dụng nhằm phân tích rủi ro của dự án
Phân tích mô phỏng còn gọi là phân tích xác suất hay bất định Theo đó, giá trị của mỗi biến rủi ro sẽ xuất hiện một cách ngẫu nhiên Với mỗi biến rủi ro thì giá trị của các chỉ tiêu đánh giá (như: NPV hay IRR) sẽ được tính toán lại Với phép thử hàng trăm lần như vậy, thì kỹ thuật này sẽ cho biết xác suất đạt được kết quả như kỳ vọng là bao nhiêu Kỹ thuật này được thực hiện thông qua công cụ mô phỏng Crystall ball Như vậy, kỹ thuật phân tích này cho phép:
Trang 20• Cùng một lúc tính toán phân phối xác suất và phạm vi khác nhau của các giá trị có thể của các biến số quan trọng của dự án;
• Cho phép phân tích sự tương quan giữa các biến số;
• Tạo ra được một phạm vi phân phối xác suất các kêt quả của dự án thay vì chỉ tính có một giá trị duy nhất;
• Phân phối xác suất cac kết quả dự án có thể giúp cho người ra quyết định thực hiện việc lựa chọn hoặc có thể giải thích và sử dụng
Kỹ thuật này sẽ minh họa thông qua dự án “Đoàn xe đổ rác Sài gòn Xanh”
Các bước thao tác trên Excel
– Giá trị nhỏ nhất : Min = 240 ngày
– Độ lệch chuẩn : Max = 360 ngày
∗∗ Sau khi cài đặt thành công thì trên thanh công cụ trên Excel sẽ xuất hiện: Cell, Run, CBTools
Trang 21• Khai báo biến kết quả: Denfine /Chọn Define Forecast
Cần lưu ý rằng là sau khi khai báo thì nhớ bấm OK để xác định đã khai báo Ngay lập tức thì cell được khai báo sẽ có nền màu xanh dương
Trang 22• Nhập số lần mô phỏng: Run/Preferences (nhập: 100, 500, 1000 …
lần/trials)
• Chạy mô phỏng: Run/Continue Simulation
Cách sử dụng và đọc bảng Forecast trên:
Nhập∗∗∗ giá trị NPV kỳ vọng vào phía bên trái Nhấn OK
Khi đó ô chính giữa thể hiện kết quả là 46,17% là xác suất kỳ vọng để dự
án đạt được giá trị như kỳ vọng
• Báo cáo kết quả mô phỏng: Analyze/Create Report
Kết quả mô phỏng như bảng 17
∗∗∗ Tương tự bạn muốn biết xác suất của NPV là bao nhiêu ở một khoảng nào đó thì thực hiện
tương tự, có thể nhập số liệu hoặc kéo hai tam giác bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai