Nâng tầng lá trước khi cắt cành gỗ ghép.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su (Trang 35)

- Trước khi cắt cành 25 – 30 ngày, dùng dao bén cắt bỏ lá chừa cuống còn 1-2cm.

- Cắt bỏ các tầng lá dưới thấp, chừa lại 1 tầng lá trên cùng chưa ổn định.

B. Câu hỏi và bài tập hành

1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Trình bày cách trừ cỏ dại trên vườn nhân gỗ ghép cao su? Câu hỏi 2: Tác dụng của việc loại bỏ chồi ngang và chồi thực sinh cho vườn nhân gỗ ghép cao su?

Câu hỏi 3: Trình bày thời điểm bón phân và tưới nước cho vườn gỗ ghép cao su?

Câu hỏi 4: Các loại bệnh xâm hại trên vườn nhân gỗ ghép cao su?

Câu hỏi 5: Trình bày các bước công việc nâng tầng lá trước khi cắt cành gỗ ghép?

2. Các bài tập thực hành:

Bài tập thực hành số 2.3.1: Loại bỏ chồi ngang, chồi thực sinh.

- Nguồn lực cần thiết: Vườn gỗ ghép cao su đã có chồi ngang và chồi thực sinh, 10 kéo cắt cành.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc: Loại bỏ chồi ngang, chồi thực sinh trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên chỉ loại bỏ chồi ngang và chồi thực sinh trên cây có 2 loại chồi đó. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. Mỗi nhóm tiến hành loại bỏ chồi cho 200 cây cao su trên vườn gỗ ghép.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc: Loại bỏ chồi ngang, chồi thực sinh trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 2 giờ

- Địa điểm: vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học.

+ Cắt bỏ chồi ngang và chồi thực sinh đúng độ sâu cắt (vết cắt cách nách chồi 1cm)

+ Không làm trầy xướt thân cây, tổn thương lá cây cao su.

Bài tập thực hành số 2.3.2: Tưới nước cho vườn nhân gỗ ghép cao su

- Nguồn lực cần thiết: vườn nhân gỗ ghép cao su, hệ thống máy và thiết bị tưới, nhiên liệu tưới, nguồn nước tưới.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc: Tưới nước cho vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân, mỗi nhóm tưới nước cho 500m2 vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc Tưới nước cho vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ

- Địa điểm: vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học,...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: tưới đủ lượng nước theo nhu cầu tuổi vườn nhân, không gây xói mòn làm ảnh hưởng gốc rễ cây cao su vườn gỗ ghép.

Bài tập thực hành số 2.3.3: Tính toán lượng phân bón - Nguồn lực cần thiết:

Giấy A0, bút lông, băng dính. - Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: tính lượng phân cần bón cho vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.

+ Các nhóm tổ chức hiện tính lượng phân bón trên đơn vị diện tích, thảo luận, viết kết quả lên giấy A0.

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.

+ Đại diện nhóm (hoặc chọn ngẫu nhiên thành viên nhóm) mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại tham gia ý kiến

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 2 giờ

- Địa điểm:

Nhà văn hóa địa phương, vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học,...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: kết quả trình bày đầy đủ, rõ ràng, thành viên nhóm tham gia tích cực và thuyết trình được kết quả của nhóm.

Bài tập thực hành số 2.3.4: Bón phân cho vườn nhân gỗ ghép cao su.

- Nguồn lực cần thiết: các vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học,..., 25kg phân Urê, 30kg lân nung chảy, 15kg phân KCl, 10 xô/thúng, 05 xẻng, 10 cuốc.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc Bón phân cho vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên các thao tác quan trọng khi bón phân như rải đều, lấp kín.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.

+ Mỗi nhóm tiến hành bón phân hóa học cho 500m2 vườn nhân gỗ ghép.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc Bón phân cho vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ

- Địa điểm: các vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học,...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Rạch hàng hoặc cuốc hốc trước khi bón. + Phân được bón đều và được lấp kín. + Bón không bị sót.

+ Không tổn thương gốc rễ cây cao su vườn gỗ ghép.

Bài tập thực hành số 2.3.5: Thực hiện biện pháp trừ bệnh trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

- Nguồn lực cần thiết:

+ Vườn nhân gỗ ghép cao su + Nước sạch để pha thuốc

+ Bình phun thuốc: 01 cái/nhóm

+ Một số loại thuốc trừ bệnh: 3 loại, mỗi loại 2 - 3chai/gói.

+ Đồ bảo hộ lao động: mỗi người một bộ (ủng, găng tay, khẩu trang, mũ, áo quần).

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc: biện pháp trừ bệnh trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên về cách pha và phun thuốc bảo vệ thực vật.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc, các nhóm tự thảo luận để xác định biện pháp phòng trừ bệnh hại trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Mỗi nhóm thực hiện biện pháp phòng trừ bệnh trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Giáo viên quan sát, kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thực hiện phòng trừ bệnh.

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả sau khi thảo luận và thực hiện phòng trừ bệnh hại trên vườn nhân gỗ ghép cao su.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Địa điểm: các vườn nhân gỗ ghép cao su của nông trường, công ty, viện nghiên cứu giống, cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, vườn nhân gỗ ghép cao su thực nghiệm của trường học,...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Xây dựng được các biện pháp phòng trừ bệnh hại vườn gỗ ghép cao su. + Thực hiện được các biện pháp phòng trừ phù hợp.

+ Pha thuốc đúng liều lượng và nồng độ. + Phun thuốc đúng thời gian và kỹ thuật.

+ Đảm bảo vệ sinh, an toàn với con người và môi trường.

C. Ghi nhớ:

- Xác định đúng loại phân và lượng phân bón. - Tưới đủ lượng nước và đúng thời điểm.

Bài 04: CHỌN, CẮT VÀ XỬ LÍ CÀNH GỖ GHÉP Mã bài: MĐ 02 - 04

Mục tiêu:

- Nêu được cách cắt và xử lí cành gỗ ghép.

- Thực hiện cắt cành gỗ ghép, nhúng parafin 2 đầu.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w