- Phương tiện vận chuyển: xe máy, ôtô, xe đẩy (nếu vận chuyển gần). - Xếp bó cành (thùng) lên xe: gọn, số lượng vừa thùng xe vận chuyển.
B. Câu hỏi và bài tập hành
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Các bước công việc gom và bó cành gỗ ghép? Câu hỏi 2: Bảo quản cành gỗ ghép có những tác dụng gì?
2. Các bài tập thực hành:
Bài tập thực hành số 2.5.1: Thực hiện bó cành gỗ ghép
- Nguồn lực cần thiết: 500m cành gỗ ghép đã cắt, 100g dây nhựa mềm, … - Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc bó cành gỗ ghép.
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc bó cành gỗ ghép.
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm: vườn nhân gỗ ghép, trại gần vườn gỗ ghép,... - Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Bó gỗ ghép đủ độ chặt. + Số lượng 20 – 30đoạn gỗ/bó
+ Mắt ghép không trầy xướt, dập, quay vào hướng phía trong.
Bài tập thực hành số 2.5.2: Thực hiện bảo quản cành gỗ ghép
- Nguồn lực cần thiết: Cành gỗ ghép đã bó gọn, 5 thùng gỗ hoặc giấy cứng không thấm nước chứa mạt cưa ẩm và lá cao su tươi, có phun thuốc diệt nấm. - Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc bảo quản cành gỗ ghép.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm: Vườn gỗ ghép cao su, nhà, vườn thoáng mát,… - Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Mỗi thùng chứa khoảng 100 - 120 cành (5 - 6 bó).
+ Bên ngoài thùng ghi tên giống, số lượng, ngày cắt, nơi cắt, nơi nhận. + Tránh phơi gỗ ra ánh nắng mặt trời.
Bài tập thực hành số 2.5.3: Thực hiện xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển - Nguồn lực cần thiết: Cành gỗ ghép đã bó gọn 10 – 20 bó, (hoặc 5 – 10 thùng gỗ hoặc giấy cứng đã có gỗ ghép bên trong).
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc xếp bó cành gỗ ghép lên xe vận chuyển.
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm: Vườn gỗ ghép cao su, nơi có gỗ ghép vừa cắt xong,… - Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Số lượng xếp vừa phải, không chồng chất quá nhiều, tùy diện tích thùng xe vận chuyển.
+ Không để lẫn các giống.
C. Ghi nhớ:
- Mỗi bó có đính nhãn ghi tên giống và ngày cắt. - Tránh phơi gỗ ra ánh nắng mặt trời.
- Khi phải ghép nhiều giống khi vận chuyển thì cần cận thận, tránh lẫn giống
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su là mô đun được bố trí học sau khi học viên đã học mô đun Chuẩn bị vườn ươm, việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun 03 tiếp theo của chương trình.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có vườn cây giống cao su, ngay tại vườn sản xuất gỗ ghép cao su hay tại nhà của hộ gia đình...