trong những năm gần đây sau khi nền kinh tế toàn cầu phải gánh chịu liên tiếp các cuộc khủng hoảng tài chính.Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học và tài liệu giảng dạy Rose 1999; John Wile
Trang 1
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018
Trang 2LÊ BÁ TRỰC
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện; Các số liệu thông tin được trích dẫn đúng quy định, trung thực và có căn cứ; Các kết quả nghiên cứu chính trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 2
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 3
1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
1.1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 9
1.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 9
1.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu 9
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu 9
1.2.2 Thu thập dữ liệu 10
1.3 Những đóng góp và hạn chế của luận án 10
1.3.1 Những đóng góp 10
1.3.1.1 Đóng góp lý thuyết 10
1.3.1.2 Đóng góp thực tiễn 11
1.3.2 Những hạn chế 12
1.4 Kết cấu luận án 12
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 14
2.1 Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng 14
2.1.1 Các quan điểm về rủi ro tín dụng 14
2.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 16
2.1.2.1 Khái niệm 16
2.1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 17
2.1.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng. 21
2.1.3.1 Rủi ro giao dịch 21
2.1.3.2 Rủi ro danh mục 21
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 23
2.1.4.1 Môi trường kinh tế 23
2.1.4.2 Chính sách tín dụng 25
2.1.4.3 Năng lực tài chính 25
2.1.4.4 Năng lực quản trị 26
2.1.4.5 Tuân thủ thanh khoản và dự phòng 27
Trang 52.2 Những nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín
dụng và khe hở nghiên cứu 28
2.2.1 Những nghiên cứu trước 28
2.2.2 Khe hở nghiên cứu 46
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 48
3.1 Xây dựng các biến và giả thuyết nghiên cứu 48
3.1.1 Xây dựng biến phụ thuộc 48
3.1.1.1 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 48
3.1.1.2 Độ lệch chuẩn của NIM 50
3.1.2 Xây dựng biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu 52
3.1.2.1 Các biến giải thích đặc trưng kinh tế vĩ mô 52
3.1.2.2 Các biến giải thích chính sách tín dụng 53
3.1.2.3 Các biến giải thích năng lực tài chính 55
3.1.2.4 Các biến giải thích năng lực quản trị 56
3.1.2.5 Các biến giải thích tuân thủ thanh khoản và dự phòng chung 57
3.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu 61
3.2.1 Mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô 61
3.2.1.1 Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là LLR (Mô hình LLR1) 61
3.2.1.2 Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là SigNIM (Mô hình SigNIM1) 61
3.2.2 Mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng 62
3.2.2.1 Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là LLR (Mô hình LLR2) 62
3.2.2.2 Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là SigNIM (Mô hình SigNIM2) 62
3.3 Thu thập dữ liệu 62
3.3.1. Dữ liệu để xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc LLR 63
3.3.2. Dữ liệu để xây dựng biến phụ thuộc SigNIM 65
3.4 Mô tả dữ liệu 65
3.4.1 Thống kê mô tả 65
3.4.2 Tương quan giữa các biến và đa cộng tuyến 66
3.4.2.1 Đa cộng tuyến trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô 67
3.4.2.2 Đa cộng tuyến trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng 68
3.5 Kiểm định tính vững của dữ liệu trong các mô hình và lựa chọn phương pháp ước lượng 69 3.5.1 Kiểm định tính đồng thời của các biến 69
3.5.1.1 Kiểm định các nhân tố vĩ mô 70
3.5.1.2 Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng 71
Trang 63.5.2 Kiểm định phương sai thay đổi 72
3.5.2.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong các mô hình kiểm định nhân tố vĩ mô 73 3.5.2.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong các mô hình kiểm định nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng 74
3.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi. 75
3.5.3.1 Kiểm định tự tương quan chuỗi trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô……… 76
3.5.3.2 Kiểm định tự tương quan chuỗi trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng 77
3.5.4 Kiểm định biến nội sinh 79
3.5.4.1 Kiểm định biến nội sinh trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô 80
3.5.4.2 Kiểm định biến nội sinh trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng 81
3.5.5 Lựa chọn phương pháp ước lượng 84
3.5.5.1 Mô hình LLR1 85
3.5.5.2 Mô hình SigNIM1 85
3.5.5.3 Mô hình LLR2 86
3.5.5.4 Mô hình SigNim2 86
3.6 Tóm tắt chương 86
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN 88
4.1 Kết quả kiểm định 88
4.1.1 Kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai 88
4.1.1.1 Kết quả kiểm định mô hình LLR1 88
4.1.1.2 Kết quả kiểm định mô hình SigNIM1 89
4.1.1.3 Kiểm định độ tin cậy của các mô hình LLR1 và SigNIM1 89
4.1.1.4 Tổng hợp kết quả ước lượng của 2 mô hình LLR1 và SigNIM1 91
4.1.2 Kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy 92 4.1.2.1 Kết quả kiểm định mô hình LLR2 92
4.1.2.2 Kết quả kiểm định mô hình SigNIM2 93
4.1.2.3 Kiểm định độ tin cậy của các mô hình LLR2 và SigNIM2 94
4.1.2.4 Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình LLR2 và SigNIM2 96
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 98
4.2.1 Môi trường vĩ mô 98
4.2.2 Năng lực tài chính 103
4.2.3 Năng lực quản trị 105
Trang 74.2.4 Chính sách tăng trưởng tín dụng 106
4.2.5 Tuân thủ thanh khoản và dự phòng rủi ro 106
4.2.5.1 Tuân thủ thanh khoản 106
4.2.5.2 Tuân thủ dự phòng chung 108
4.3 Tóm tắt chương 108
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN 111
5.1 Kết luận 111
5.2 Những hàm ý chính sách 113
5.2.1 Một số hàm ý đối với Chính phủ, NHNNVN 113
5.2.1.1 Tăng trưởng GDP bền vững 113
5.2.1.2 Phát triển thị trường bất động sản ổn định 114
5.2.1.3 Tăng cường giám sát chặt chẽ quy định tỷ lệ giới hạn cho vay so với tiền gửi. 115 5.2.1.4 Áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng chung cho từng nhóm ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. 117
5.2.1.5 Hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại 117
5.2.2 Một số hàm ý đối với các ngân hàng thương mại 119
5.2.2.1 Xây dựng hệ thống dự báo và quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả 119
5.2.2.2 Nâng cao sức mạnh tài chính 120
5.2.2.3 Tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô vốn 120
5.2.2.4 Đa dạng hóa hoạt động 121
5.2.2.5 Chính sách lãi suất cho vay linh hoạt 121
5.3 Những đóng góp của luận án 122
5.3.1 Đóng góp bổ sung lý thuyết rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 122
5.3.1.1 Bổ sung một thước đo rủi ro tín dụng 122
5.3.1.2 Đóng góp bổ sung một số nhân tố mới 122
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn của nghiên cứu 124
5.4 Những hạn chế của luận án 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Economic Cooperation) ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)) BCBS: Basel Committee on banking Supervision
CIC: Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Customer Price Index)
FEM: Fixed Effect Model
GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
GMM: Generalized method of moments
HMTD: Hạn mức tín dụng
HTXTD: Hợp tác xã tín dụng
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund)
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHLD&NN: Ngân hàng Liên doanh và nước ngoài
NHNNVN: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMVN: Ngân hàng thương mại Việt Nam
REM: Random Effect Model
ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có
RRTD: Rủi ro tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
VAMC: Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
VCSH: Vốn chủ sở hữu
Trang 9WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro tín dụng 17
Hình 3.1 Khối lượng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2004 - 2015 theo báo cáo của các NHTMVN
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố tăng trưởng kinh tế với
RRTD
30
Bảng 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố lạm phát với RRTD 32
Bảng 2.3 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố tỷ giá hối đoái với RRTD 33
Bảng 2.4 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố tăng trưởng tín dụng với
Bảng 2.6 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố quy mô tài sản với RRTD 39
Bảng 2.7 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố tỷ lệ vốn sở hữu/ tổng tài sản
với RRTD
40
Bảng 2.8 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố lãi suất với RRTD 42
Bảng 2.9 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố hiệu quả chi phí với RRTD 44
Bảng 2.10 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố LDR với RRTD 45
Bảng 2.11 Lược khảo các nghiên cứu về nhân tố dự phòng với RRTD 46
Bảng 3.1 Tóm tắt câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết liên quan 60
Bảng 3.2 Tổng hợp mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến độc lập với biến phụ
thuộc
62
Trang 12Bảng 3.3 Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu xây dựng các biến độc lập và
biến phụ thuộc LLR
66
Bảng 3.5 Đa cộng tuyến các nhân tố vĩ mô trong mô hình LLR1 69
Bảng 3.6 Hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố vĩ mô trong mô hình
Bảng 3.8 Hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân
hàng trong mô hình SigNIM2
Bảng 3.11 Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến đặc trưng hoạt
động ngân hàng trong mô hình LLR2
73
Bảng 3.12 Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến đặc trưng hoạt
động ngân hàng trong mô hình SigNIM2
Bảng 3.15 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến đặc trưng
hoạt động ngân hàng trong mô hình LLR2
76
Trang 13Bảng 3.16 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến đặc trưng
hoạt động trong mô hình SigNIM2
Bảng 3.19 Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến đặc trưng hoạt động
ngân hàng và biến phụ thuộc LLR
80
Bảng 3.20 Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến đặc trưng hoạt động
ngân hàng và biến phụ thuộc SigNIM
Bảng 3.23 Kết quả tương quan biến phụ thuộc LLR với số dư của từng biến
đặc trưng hoạt động ngân hàng
83
Bảng 3.24 Kết quả tương quan biến phụ thuộc SigNIM với số dư của từng
biến đặc trưng hoạt động ngân hàng
84
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định mô hình SigNIM1 90
Bảng 4.3 Tổng hợp kiểm định J và AR của mô hình LLR1 và SigNIM1 91
Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình LLR1 và SigNim1 93
Trang 14Bảng 4.5 Kết quả kiểm định mô hình LLR2 94
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định mô hình SigNIM2 95
Bảng 4.7 Tổng hợp kiểm định J và AR của mô hình LLR2 và SigNIM2 96
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình LLR2 và SigNim2 98
Bảng 4.9 Cơ cấu GDP giai đoạn 2004 - 2015 101
Bảng 4.10 Số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam qua các năm 101
Bảng 4.11Số lượng điểm giao dịch, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN và GDP
qua các năm
102
Bảng 4.12 Quy mô tài ản, vốn chủ sở hữu và nợ xấu của các NHTMVN 104
Bảng 4.13 Quy mô tài sản, mức độ đa dạng thu nhập và nợ xấu của các
NHTMVN
105
Bảng 4.14 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây 111
Bảng 5.1 Tỷ lệ cho vay so tiền gửi của các nhóm TCTD Việt Nam 118
Trang 15TÓM TẮT
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng
và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng Từ cơ sở lý thuyết thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định và bổ sung các vấn đề mang tính lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM kiểm định các mô hình đo lường rủi ro tín dụng Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng của các NHTMVN bị sự tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng
nổ thị trường bất động sản và bị sự tác động tiêu cực từ sự tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động, khi nó làm gia tăng hiệu quả chi phí quản lý kém Kết quả cũng cho thấy ngân hàng có quy mô tài sản và vốn lớn ít rủi ro hơn những ngân hàng quy mô nhỏ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một tỷ lệ dự phòng chung cao như là một công cụ hạn chế tư tưởng mạo hiểm của các ông chủ ngân hàng
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng
Trang 16CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Luận án này là công trình nghiên cứu về kiểm định và bổ sung lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, luận án tập trung nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng Với mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện kiểm định tác động của hai nhóm nhân tố: Vĩ mô và đặc trưng hoạt động ngân hàng đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Qua kiểm định luận án bổ sung một số nhân tố mới và cũng qua đó luận án sẽ so sánh phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMVN hiện nay và đề xuất một số hàm ý chính sách ở phạm vi vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi to tín dụng tại các NHTMVN
Nội dung chương này được cấu trúc như sau: Phần 1.1 thảo luận về tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phần 1.2 trình bày phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu, Phần 1.3 thảo luận các đóng góp và hạn chế của luận án Phần 1.4 trình bày kết cấu của luận án
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc luân chuyển đồng vốn trong xã hội, tạo sự thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Tuy nhiên, bên cạnh vai trò to lớn đó, chúng ta không thể không nói đến hậu quả nặng nề từ hoạt động yếu kém của hệ thống ngân hàng Lịch sử khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy việc các ngân hàng thương mại chủ động ứng phó với các rủi ro và xây dựng cho mình những chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là thực sự cần thiết
Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu (Non - performing loan), đó là các khoản nợ không còn khả năng sinh lời hoặc không có khả năng thu hồi Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn mà phải quản
lý rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng
Trang 17ngừa và giảm thiểu những tổn thất tín dụng Bởi vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động tài chính ngân hàng
Việt nam sau khi trở thành thành viên của một số tổ chức quốc tế như ASEAN năm 1995, APEC năm 1998 và WTO vào đầu năm 2007, xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính ngày càng mở rộng, mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh hướng, cấu trúc vận động của hệ thống tài chính, ngân hàng thương mại Việt Nam Điều này cũng có nghĩa Việt Nam tiếp cận nhiều rủi ro hơn so với thời kỳ nền kinh tế kế hoạch tập trung
Qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều khó khăn khi nợ xấu ngày càng tăng và đỉnh điểm của nó vào những năm 2011 – 2012 tạo cho hệ thống ngân hàng mất an toàn khi tình hình thanh khoản vô cùng căng thẳng
Mặc dù đã trải qua 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam công tác quản lý rủi ro hiệu quả chưa cao, nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn còn khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao, chưa được kiểm soát chặt chẽ Nợ xấu cao trở thành gánh nặng cho NHNNVN, ngăn cản sự phát triển nền kinh tế Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, tăng
uy tín và khả năng cạnh tranh của NHTMVN trong thời gian tới
Từ những nhu cầu thực tế của Việt Nam, tác giả đã chọn vấn đề “Những nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác trong những thập kỷ qua, đặc biệt
Trang 18trong những năm gần đây sau khi nền kinh tế toàn cầu phải gánh chịu liên tiếp các cuộc khủng hoảng tài chính.
Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học và tài liệu giảng dạy (Rose (1999); John Wiley
& Sons, Joel Bessis (1998); Hồ Diệu (2002)) lập luận cho rằng những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tổng quát gồm những nhóm nhân tố liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô và những nhóm nhân tố liên quan đến hoạt động ngân hàng (hay còn gọi là những nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng) như chính sách tín dụng, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tuân thủ thanh khoản và dự phòng rủi ro
Môi trường kinh tế vĩ mô: Là những rủi ro khách quan từ môi trường vĩ mô liên
quan đến các chính sách vĩ mô của nhà nước bao gồm các nhân tố đặc trưng của nền kinh
tế hay ngành, lĩnh vực riêng biệt
Tiếp cận nhân tố kinh tế vĩ mô, rất nhiều nghiên cứu cho rằng rủi ro tín dụng phụ thuộc vào sự suy giảm giá trị nền kinh tế Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu về nhân tố kinh tế vĩ mô cũng chỉ ra rằng mỗi quốc gia, khu vực có đặc thù chính sách kinh tế khác nhau và trong thời gian khác nhau thì kết quả ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng cũng khác nhau
Đặc trưng hoạt động ngân hàng: Là những rủi ro chủ quan của NHTM Đây là
những rủi ro xuất từ hoạt động đặc thù của NHTM Tiếp cận nhân tố liên quan đến hoạt động ngân hàng, các nghiên cứu tập trung vào các nhân tố về chính sách tín dụng, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tuân thủ thanh khoản và dự phòng
Tăng trưởng quy mô tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng của từng NHTM Tiếp cận chính sách tăng trưởng quy mô, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tăng trưởng quy mô tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng gây nên rủi ro tín dụng ngân hàng Đặc biệt là sau khủng hoảng 2008 như nghiên cứu của Pestova và Mamono (2011), Nkusu (2011)
Một quan điểm khác lại cho rằng việc mở rộng cho vay như là một công cụ thúc đẩy đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế Khi kinh tế tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tích cực đến
Trang 19khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình, không ảnh hưởng hoặc giảm nguy cơ tăng nợ xấu như nghiên cứu của Schechman và Gaglianone(2011), Nkusu (2011), Vogiazas và Nikolaidou (2011),Washington (2014), Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014)
Chính sách lựa chọn tài sản đảm bảo và phân bổ tín dụng cũng là một nội dung trong chính sách tín dụng của NHTM Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn đặc biệt đến rủi ro từ ngành bất động sản Rủi ro này liên quan chính sách lựa chọn bất động sản làm tài sản thế chấp và chính sách cho vay tập trung vào lĩnh vực nhà ở Đây là một nhân tố mới và rất quan trọng liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trên phạm vi rộng lớn như nghiên cứu của Soros (2008),Nkusu (2011), Fainstein (2011) và Pestova và Mamonov (2011) Kết quả các nghiên cứu này cho thấy
“bong bóng địa ốc” ảnh hưởng lớn đến xu hướng hạ chuẩn tín dụng để gia tăng tín dụng trong lĩnh vực nhà đất Khi thị trường bất động sản bất ổn nguy cơ bùng phát nợ xấu Trong khi đó tại Việt Nam đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận yếu tố của “Bong bóng” địa ốc để phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Mặc dù thời gian qua dư nợ cho vay đầu
tư, kinh doanh bất động sản của các NHTMVN khá cao cũng như hầu hết các NHTMVN đều thích dùng bất động sản làm tài sản đảm bảo nợ vay
Chính sách lãi suất cũng là một nội dung trong chính sách tín dụng Tiếp cận chính sách lãi suất, nhiều nghiên cứu chưa có sự đồng thuận về tác động của lãi suất đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Theo nghiên cứu của Louzis et al (2010), Pestova và Mamonov (2011), Park và Zhang (2012), Castro (2012), Lê Văn Chí (2014), Nguyễn Quốc Anh (2016) cho rằng lãi suất cho vay hay tỷ lệ lãi biên cao của ngân hàng, thể hiện một dấu hiệu của chính sách tín dụng mạo hiểm vào những lĩnh vực có rủi ro cao và qua đó có thể dẫn đến sự gia tăng các khoản vay có vấn đề.Tuy nhiên, nghiên cứu của Fofack (2005), Das và Ghosh (2007), Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2014) cho rằng trong giai đoạn ngắn hạn, khi ngân hàng dự báo chính xác lạm phát, các nhà điều hành ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất thích hợp để tăng doanh thu của họ nhanh hơn so với chi phí mà xem nhẹ các tác động
Trang 20tiêu cực của lạm phát Mặc khác trong giai đoạn lạm phát gia tăng, các ngân hàng cũng không có ý định giải ngân dài hạn, họ chỉ tập trung cho vay những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Quá trình này làm cho khối lượng tín dụng giảm, các ngân hàng giảm rủi ro tín dụng
Tiếp cận nhân tố năng lực tài chính Nghiên cứu của Demset và Strahan (1997), Nguyễn Quốc Anh (2016), Lê Thị Thu Điềm, (2016) cho rằng một ngân hàng quy mô lớn
có lợi thế cạnh tranh và cơ hội đa dạng hóa hoạt động của mình nên hạn chế rủi ro Nhưng Das và Ghost (2007) cho rằng quy mô càng lớn thì tâm lý chấp nhận rủi ro cao hơn và kết quả nợ xấu cao hơn trong tương lai
Một giải thích khác của Berger và De Young (1997), Park và Zhang (2012) liên quan đến quy mô vốn thấp của ngân hàng, đó là ngân hàng quy mô vốn thấp có thể chấp nhận rủi ro bằng cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay và đầu tư của mình, và kết quả nợ xấu cao hơn trung bình trong tương lai Nhưng Pestova A và Mamonov M (2011) cho rằng ngân hàng có quy mô vốn sở hữu lớn thường mạo hiểm chấp nhận rủi ro cao hơn các ngân hàng có quy mô vốn thấp
Tiếp cận nhân tố năng lực quản trị, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá nhân tố hiệu quả chi phí thể hiện qua các chỉ số Roa, Roe như nghiên cứu của Boudriga et al(2009), Louzis (2010), Park và Zhang (2012), Pestova và Mamonov (2011), Trần Hoàng Ngân
và các cộng sự (2014), hay qua chỉ số tỷ lệ chi phí hoạt động so tổng thu nhập như nghiên cứu của Salad và Saurina (2002) Kết quả tác động của yếu tố này đến quản trị rủi ro tín dụng cũng thể hiện khác nhau qua các công trình nghiên cứu này
Năng lực quản trị cũng thể hiện qua chỉ số tăng trưởng mạng lưới hoạt động Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu kiểm định đánh giá nhân tố mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng đối với quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
Tiếp cận sự tuân thủ thanh khoản có nhiều nghiên cứu sử dụng Tỷ lệ cho vay so tiền gửi (LDR) như là một chỉ số tổng hợp đo lường thanh khoản của ngân hàng kiểm định ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Kết quả các nghiên cứu này chưa phản ánh thống nhất Nghiên cứu của Pestova và Mamonov (2011) cho rằng tăng trưởng
Trang 21tín dụng vượt quá so với tiền gửi sẽ thúc đẩy một chính sách lãi suất huy động cao nhằm đảm bảo thanh khoản Qua đó sẽ ảnh hưởng gia tăng lãi suất vay Yếu tố lãi suất vay tăng cao là một dấu hiệu tiềm ẩn mang lại rủi ro tín dụng sau đó cho ngân hàng Trong khi đó Nghiên cứu của Vogiazas và Nikolaidou (2011), Poudel (2013) thì không thấy có sự ảnh hưởng của chỉ số thanh khoản LDR đến rủi ro tín dụng
Tiếp cận tuân thủ dự phòng rủi ro tín dụng, nghiên cứu của Hasan và Wall (2004), Boudriga et al (2009) minh chứng rằng một tỷ lệ nợ xấu cao gắn liền với tỷ lệ dự phòng rủi ro cao trước đó Điều này phản ánh sự gia tăng một quỹ dự phòng rủi ro lớn (bao gồm
cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể) sẽ nảy sinh ý định mạo hiểm gia tăng các khoản vay kém chất lượng sau đó
Tuy nhiên, theo Khuôn mẫu lý thuyết của IMF và the Financial Soundness Indicator Guide (2005) quy định hạch toán dự phòng rủi ro thì dự phòng cụ thể được thực hiện đối với khoản vay của từng khách hàng bị suy giảm đáng kể và có bằng chứng khách quan của một sự tổn thất đã được phát sinh.Trong khi đó dự phòng chung được thực hiện trên tổng dư nợ không có bằng chứng khách quan về sự suy giảm khoản vay của từng khách hàng nhưng tổng dư nợ vẫn được “đánh giá chung” giảm giá do nguy cơ rủi ro tín dụng Như vậy nếu bản thân các ngân hàng hạ chuẩn tín dụng để gia tăng dư nợ vay không quan tâm rủi ro dự kiến thì dự phòng rủi ro chung không tác dụng gì để ngăn chặn ý tưởng mạo hiểm của ngân hàng (Gabriel và Saurina, 2006) Với quan điểm của Gabriel và Saurina (2006), hiện nay chưa có nghiên cứu nào quan tâm tiếp cận đánh giá
sự tác động của dự phòng chung đối với quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
Như vậy qua lược khảo các nghiên cứu liên quan cho thấy nổi lên một số vấn đề cần nghiên cứu:
Thứ nhất: Mỗi quốc gia, khu vực có đặc thù chính sách kinh tế khác nhau và trong
thời gian khác nhau thì kết quả ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố đặc trưng hoạt động đến rủi ro tín dụng cũng khác nhau
Thứ hai: Yếu tố biến động của thị trường bất động sản được một số tác giả nước
ngoài quan tâm khi nó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tài sản thế chấp và tập trung
Trang 22cho vay quá lớn vào thị trường nhà đất.Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến yếu tố này, trong khi đó thời gian qua thực trạng thị trường bất động sản trầm lắng một thời gian dài và nợ xấu của các ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng
Thứ ba: Yếu tố mở rộng mạng lưới hoạt động - một chỉ số tổng hợp về năng lực
quản trị có khả năng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tiếp cận đánh giá sự tác động của việc mở rộng mạng lưới
Thứ tư: Dự phòng rủi ro được coi như là một cơ chế kiểm soát tốt hơn đối với tổn
thất cho vay dự kiến Tuy nhiên dự phòng chung chưa được đánh giá tác động đến quản trị rủi ro tín dụng như thế nào
1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Qua bối cảnh thực tế hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTMVN hiện nay
và qua tổng quan các nghiên cứu liên quan, nội dung nghiên cứu của luận án với mục
đích chính là trả lời câu hỏi: Liệu có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
tín dụng tại các NHTMVN
Nghiên cứu của luận án là một dạng nghiên cứu kiểm định và bổ sung lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Ngoài việc kiểm định đầy đủ các nhân tố mà các nghiên cứu trước đã tiếp cận, luận án sẽ bổ sung thêm 3 nhân tố mới mà các nghiên cứu trước chưa quan tâm Đó là: Biến động thị trường bất động sản, tăng trưởng mạng lưới
(2) Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMVN, trong đó có bổ sung 03 nhân tố mới: Biến động thị trường bất động sản, tăng trưởng mạng lưới và dự phòng chung
Trang 23(3) Làm rõ thực trạng về tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMVN thông qua việc phân tích số liệu thống kê mô tả với kết quả nghiên cứu Qua đó xác định những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMVN thời gian qua
(4) Đề xuất một số hàm ý chính sách, giải pháp trên phạm vi vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMVN
1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vào các vấn đề:
(1) Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng NHTM
(2) Nguyên nhân nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
(3) Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMVN thời gian qua
1.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tại khối ngân hàng thương mại nói chung và ở một số NHTM nội địa nói riêng, bao gồm 05 ngân hàng thương mại của NHNNVN (không kể các ngân hàng bị NHNNVN mua lại: Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng Đại Dương) và 26 ngân hàng thương mại thuộc khối tư nhân Đây là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống NHTMVN
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 2004 đến 2015 Lý do tác giả chọn thời gian này
là do đây là khoảng thời gian Việt Nam bắt đầu áp dụng phân loại nợ theo thông lệ quốc tế Đây cũng là khoảng thời gian Việt Nam mới bất đầu hội nhập quốc tế và phải gánh chịu khủng hoảng nợ xấu vào những năm 2011 - 2012 và đang trong quá trình tái cơ cấu
1.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Trang 24Nội dung luận án phần lớn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Ngoại trừ nội dung hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM được sử dụng phương pháp tổng hợp và diễn giải, các nội dung kiểm định và bổ sung lý thuyết, phân tích đánh giá hoạt động rủi ro tín dụng tác giả đều sử dụng phân tích định lượng trong thống kê thông qua một số mô hình, chỉ tiêu phân tích để làm cơ sở so sánh, đánh giá và tìm ra giải pháp của đề tài
Về mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng mô hình đa biến như nghiên cứu của Pestova và Mamono(2011), Park và Zhang (2012), Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014) để thiết lập mô hình nghiên cứu riêng từng nhóm nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế sự thiên vị trong ước lượng phương trình đo lường rủi ro tín dụng nếu gộp cả hai nhóm nhân tố này
1.2.2 Thu thập dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng được khảo sát từ 2004 - 2015
Dữ liệu được thu thập là những dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu ngân hàng được thu thập từ các Báo cáo thường niên và/hoặc báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại
Đối với dữ liệu vĩ mô, luận án sử dụng dữ liệu trên các trang Website của Tổng cục thống kê Việt Nam và NHNNVN
Đối với những dữ liệu khác, luận án tiếp cận từ những trang Website của các tạp chí khoa học…
1.3 Những đóng góp và hạn chế của luận án
1.3.1 Những đóng góp
So với các nghiên cứu trước đây, luận án có một số đóng góp quan trọng sau:
1.3.1.1 Đóng góp lý thuyết
Thứ nhất, Luận án đã đóng góp bổ sung một thước đo rủi ro tín dụng, đó là độ
lệch chuẩn của tỷ lệ lãi biên (NIM)
Trang 25Thứ hai, Luận án đóng góp bổ sung 3 nhân tố mới ảnh hưởng đến hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng ngân hàng Đó là
(1) Sự bùng nổ thị trường bất động đã tạo nên xu hướng gia tăng tín dụng tập trung vào lĩnh vực này Mặc khác sự bùng nổ thị trường bất động sản thúc đẩy ý thích lựa chọn tài sản thế chấp là nhà đất và hạ chuẩn tín dụng để gia tăng tín dụng Sự đầu tư cho vay quá lớn vào lĩnh vực bất động sản và sự phụ thuộc tài sản bất động sản để gia tăng tín dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng khi thị trường nhà đất suy giảm
(2) Mở rộng mạng lưới của ngân hàng là một chỉ số tổng hợp năng lực quản trị của NHTM Mở rộng mạng hoạt động nhanh làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các NHTM, giữa các NHTM với các định chế tài chính khác Áp lực cao khiến cho NHTM
có nguy cơ cho vay dưới chuẩn gia tăng, tiềm ẩn rủi ro tín dụng lớn
(3) Một tỷ lệ dự phòng chung cao sẽ ảnh hưởng hạn chế tư tưởng mạo hiểm rủi
ro của các nhà quản lý hoặc chủ nhà băng trong quá trình tăng trưởng tín dụng NHNN điều hành tăng giảm tỷ lệ dự phòng chung sẽ như là một công cụ hạn chế rủi ro tín dụng tương lai
1.3.1.2 Đóng góp thực tiễn
Thứ nhất, Luận án đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2004 - 2015 Đó là:
− Rủi ro tín dụng của các NHTMVN chịu sự tác động từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ thị trường bất động sản Kinh tế tăng trưởng cùng với thị trường bất động sản bùng nổ khiến cho tâm lý cho vay dễ dàng, nguy cơ rủi ro tin dụng gia tăng
− Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn hoạt động của mình Những ngân hàng có quy mô tài sản và vốn nhỏ thường có nguy cơ mạo hiểm, chấp nhận rủi ro hơn ngân hàng lớn
− Sự mở rộng mạng lưới hoạt động nhanh ảnh hưởng gia tăng tiềm ẩn rủi ro tín dụng ngân hàng, khi nó làm gia tăng hiệu quả chi phí kém
Trang 26− Mặc dù tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng ngược chiều rủi ro tín dụng nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng khi tỷ lệ cho vay so tiền gửi vượt mức và một chính sách lãi suất cao để bù đắp thanh khoản và chi phí đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng trả nợ của khách hàng
− Một tỷ lệ dự phòng chung cao sẽ ảnh hưởng hạn chế tư tưởng mạo hiểm rủi ro của các nhà điều hành ngân hàng trong quá trình tăng trưởng tín dụng
Thứ hai, với kết quả thực nghiệm về tác động của các nhân tố đối với quản trị rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án đã đề xuất một số gợi ý chính sách giúp cho các nhà quản lý, điều hành có những giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong tương lai cũng như đảm bảo cho hoạt động của hệ thống NHTMVN ổn định và bền vững
1.3.2 Những hạn chế
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tập trung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến những khoản tổn thất củacác ngân hàng Vấn đề này có thể phát triển rộng hơn và sâu hơn khi muốn tìm hiểu những nguyên nhân gây nên nợ xấu cho cả hệ thống ngân hàng Tuy nhiên do hạn chế về dữ liệu nên giới hạn cơ bản của nghiên cứu này là không đi sâu vào các nhân tố cụ thể của khách hàng vay vốn, trình độ nhân viên Mặc khác một nhân tố quan trọng phản ảnh bản chất hoạt động ngân hàng Việt Nam liên quan đến rủi ro tín dụng là cấu trúc sở hữu chéo chưa được tác giả đề cập Các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện điều tra các nhân tố chi tiết trên để làm phong phú thêm cho kho tàng lý thuyết về rủi ro tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt tại những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam
Bên cạnh đó, do dữ liệu thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam có độ tin cậy chưa cao, nên tác giả không kiểm định biến tỷ lệ thất nghiệp trong mô hình rủi ro tín dụng
Trang 27❖ Chương 1: Giới thiệu
❖ Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
❖ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
❖ Chương 4: Kết quả kiểm định và thảo luận
❖ Chương 5: Kết luận, hàm ý và những đóng góp, hạn chế của luận án
Trang 28CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nội dung chương này là cung cấp các lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm việc tìm hiểu các quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng, cách nhận biết, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng Đồng thời chương này cũng trình bày lược khảo các nghiên cứu trước, khe nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Ngoài phần giới thiệu, nội dung chương này được trình bày gồm 02 phần Phần 2.1 Trình bày cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng Phần 2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước đây, khe hở nghiên cứu và qua đó đặt ra những câu hỏi nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
2.1.1 Các quan điểm về rủi ro tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa Tín dụng ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Trong lĩnh vực kinh tế, tín dụng có thể được hiểu là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn và tiền lãi đã thỏa thuận (Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012)
Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã Khi chế độ tư hữu tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa Thời kỳ này tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn hiện vật Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng mới ngày càng phong phú, đa dạng hơn như: Tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng Trong các hình thức trên có thể nói tín dụng ngân hàng là hình thức quan trọng, bởi
vì nó cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các chủ thể của nền kinh tế
Cho dù có nhiều hình thức khác nhau, nhưng về bản chất quan hệ tín dụng là mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng (hàng hóa, tiền tệ)
Trang 29nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả trong một thời gian nhất định Điều đó có nghĩa quan hệ tín dụng phải thỏa mãn hai đặc trưng cơ bản sau mới được coi là mối quan hệ tín dụng hoàn hảo:
Một là quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin tưởng: Điều này có nghĩa người ta
chỉ cho vay khi người ta tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ Đồng thời người cho vay cũng tin tưởng rằng người đi vay sử dụng lượng giá trị vay mượn
đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định Đây là điều kiện đầu tiên để thiết lập mối quan hệ tín dụng
Hai là tính thời hạn và hoàn trả: Quan hệ tín dụng là quá trình vận động tương đối
quyền sở hữu và quyền sử dụng quỹ tín dụng Đây là đặc trưng cơ bản nhất của quan hệ tín dụng Theo đó người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng quỹ tín dụng tạm thời trong một thời gian cho người đi vay Khi đến thời hạn nhất định theo thỏa thuận người vay phải hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị bao gồm hai phần: Gốc và lãi Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu Đó chính là giá trả cho quyền sử dụng quỹ tín dụng tạm thời
Chính bởi vậy, nếu một trong hai đặc trưng cơ bản bị vi phạm thì sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng Khi nói tới rủi ro tín dụng ngân hàng, khái niệm đơn giản nhất có thể hiểu đó là khả năng mà một người đi vay ngân hàng sẽ không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận (Basel Committee on Banking Supervision, 2005)
Cũng theo quan điểm trên, Greunin và Bratanovic (2003) cho rằng trong hoạt động ngân hàng rủi ro tín dụng là rủi ro có thể phát sinh thất thoát tài chính cho ngân hàng khi người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã
ấn định trong hợp đồng tín dụng
Tại Việt Nam, quan điểm về rủi ro tín dụng cũng tương đồng với các quan điểm trên Theo đó tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam định nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có
khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do
Trang 30khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Như vậy, có thể hiểu trong thị trường tài chính nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng, rủi ro tín dụng là một khái niệm được dùng để xác định khả năng tổn thất tài sản của người cho vay có thể phát sinh khi người vay vi phạm nguyên tắc hoàn trả trong mối quan hệ tín dụng đã được xác lập Hành vi vi phạm nguyên tắc hoàn trả có thể là hoặc người vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa
vụ đã cam kết Và hành vi này sẽ dẫn tới một nguy cơ chủ yếu đến người cho vay bao gồm khả năng mất vốn và lãi, gián đoạn lưu chuyển tiền tệ và làm gia tăng chi phí các khoản phải thu
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn phát sinh ở các nghiệp vụ khác như bảo lãnh, cầm cố chiết khấu, bao thanh toán… Tuy nhiên phạm vi luận
án chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng trong cho vay
2.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò trung tâm trong hoạt động quản trị điều hành ngân hàng thương mại
Theo Ủy ban Basel, quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi
ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong một phạm vi chấp nhận được (Basel Committee on Banking Supervision, 2005)
Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động quản trị chủ đạo của NHTM Quản trị RRTD phải hướng tới việc đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro gia tăng (Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012)
Trang 312.1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Theo nguyên tắc Basel, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có thể thực hiện tóm tắt theo sơ đồ 2.1 như sau
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Nguồn: Robert S.Chrinko and Gen D Guill (1991).
Theo Khuôn mẫu lý thuyết của IMF và the Financial Soundness Indicator Guide (2005), một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc từ 90 ngày trở lên;
Nhận biết rủi
Quản lý rủi ro Kiểm soát và
Xử lý rủi ro
Trang 32hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay được thanh toán đầy đủ
Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS), một khoản nợ được coi là nợ xấu khi nó thỏa một trong hai hoặc cả 2 điều kiện: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng thực hiện trả nợ đầy đủ hoặc người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel Committee on banking Supervision, 2005)
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế về ngân hàng (IAS 39), nợ xấu được xác định chủ yếu dựa vào khả năng hoàn trả nợ bất luận thời gian quá hạn chưa quá 90 ngày hoặc chưa quá hạn Việc xác định nợ xấu bằng phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc phương pháp xếp hạng khoản vay
Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24/4/2007 cùng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNNVN nợ xấu được hiểu
là những khoản nợ được xếp vào:
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: (i) nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii)
nợ được gia hạn trả nợ lần đầu; (iii) nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng; (iv) nợ được phân loại vào nhóm 3 theo kết quả phân loại của CIC
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: (i) nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại; (iii) nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai; (iv) nợ được phân loại vào nhóm 4 theo kết quả phân loại của CIC
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: (i) nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại; (iii) nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần
Trang 33hai; (iv) nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn; (v) nợ được phân loại vào nhóm 5 theo kết quả phân loại của CIC
Với cách phân loại nợ như trên, Việt Nam cũng tiếp cận xác định nợ xấu theo khung thời gian quá hạn trên 90 ngày và theo khung thời gian quá hạn dưới 90 nhưng khả năng trả
nợ bị nghi ngờ và được gia hạn, cơ cấu lại nợ như thông lệ quốc tế Tuy nhiên việc phân loại nợ của Việt Nam vẫn chưa phản ánh chính xác những khoản nợ chưa quá hạn 90 ngày hoặc những khoản nợ trong hạn nhưng có khả năng trả nợ khó khăn ( nợ nhóm 1, nhóm 2)
❖ Đo lường rủi ro
Theo Joel Bessis (2012), xét theo phạm vi rủi ro trong hoạt động tín dụng thì có hai nhóm rủi ro:
(1) Rủi ro riêng lẻ: Là khả năng vỡ nợ của những khách hàng đơn lẻ Những rủi ro
vỡ nợ của khách hàng đơn lẻ thường phụ thuộc vào những biến cố rủi ro từ bản thân khách hàng
(2) Rủi ro danh mục đầu tư tín dụng: Là những nguy cơ tổn thất tổng thể trên danh mục cho vay của ngân hàng Những nguy cơ tổn thất này thường phụ thuộc vào các giá trị kinh tế, quy mô cho vay, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo nhằm đánh giá khả năng vỡ nợ của đối tác hoặc của danh mục đầu tư tín dụng và qua đó xác định được mức độ tổn thất dự kiến của ngân hàng thông qua việc trích lập dự phòng RRTD Tùy theo mỗi nhóm rủi ro mà ngân hàng sẽ
có những phương pháp đo lường rủi ro tín dụng thích hợp
Đối với nhóm rủi ro riêng lẻ Các ngân hàng có thể đo lường rủi ro hay khả năng vỡ
nợ của các khoản vay thông qua các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và Var tín dụng theo hướng dẫn của Hiệp ước Basel II hoặc thông qua mô hình điểm số Z
Đối với nhóm rủi ro danh mục đầu tư tín dụng Theo Rose (1999) rủi ro tín dụng hay
khả năng vỡ nợ của danh mục cho vay thường được đo qua các chỉ tiêu tổng thể như:
(1) Tỷ lệ nợ xấu (NPL - Non Performing Loan): Là Tỷ lệ giá trị các khoản nợ
xấu/Tổng dư nợ
Trang 34Đây là chỉ số đo lường rủi ro tín dụng được nhiều nghiên cứu cũng như các nhà quản trị, điều hành ngân hàng sử dụng Tuy nhiên các quốc gia trên thế giới không có sự thống nhất về các quy tắc phân loại tài sản và định nghĩa về nợ xấu Mặc dù 90 ngày chậm thanh toán là khoản thời gian khá chuẩn để phân loại khoản vay có vấn đề, tuy nhiên ở một số quốc gia sử dụng các ngày nợ quá hạn khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm tín dụng Có một
số quốc gia phân loại nghi ngờ về những rủi ro do có những dấu hiệu xác suất hoàn trả rất thấp mặc dù chưa quá hạn (Saurina, 2006)
Mặc khác, tâm lý hầu hết các nước không muốn tiết lộ sự tồn tại của các vấn đề nghiêm trọng trong thống kê chính thức của ngân hàng, và định nghĩa của nợ xấu thay đổi
từ nước này sang nước khác, dẫn đến độ tin cậy không cao (Amri et al, 2011) Bởi vậy một
số quan điểm thích sử dụng một thước đo rủi ro tín dụng khác trong nghiên cứu, đó là tỷ lệ
dự phòng
(2) Tỷ lệ dự phòng (LLR - Loan Loss Reserve): Là Tỷ lệ giá trị các khoản dự phòng
rủi ro/Tổng dư nợ
Việc trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng, bởi vì nó được xem như là chi phí cho những tài sản suy yếu (Fofack, 2005) Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn thì phản ánh càng nhiều tài sản suy yếu
❖ Quản lý rủi ro; kiểm soát và xử lý rủi ro
Quản lý rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro là 2 bước cuối của quy trình quản trị rủi ro tín dụng Sau khi nhận biết và xác định được quy mô tổn thất dự kiến, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ chiến lược và các chính sách quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng đặt ra
Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, (ii) Xây dựng chính sách quản trị rủi ro Chính sách quản trị rủi ro là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng cụ thể trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng Chính sách quản trị rủi ro cũng quy định
Trang 35đối tượng không cho vay, giới hạn tín dụng và phân loại tài sản, trích lập dự phòng và (iii) Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro
Theo Joel Bessis (2012), mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát rủi ro Điều này chỉ khả thi khi chúng ta nhận biết và đánh giá chính xác về nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng
2.1.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Để kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, việc phân tích đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là việc làm rất quan trọng và cần thiết
Rủi ro tín dụng có nhiều nguyên nhân gây nên Theo Hồ Diệu (2002) rủi ro tín dụng
có thể xuất phát từ: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
2.1.3.1 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay đối với khách Hiểu theo nghĩa chung nhất, đây có lẽ những rủi ro trong quy trình tác nghiệp của ngân hàng Rủi ro giao dịch gồm có 3 nhóm chính: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
(i) Rủi ro lựa chọn liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng để quyết định cho vay
(ii) Rủi ro bảo đảm là những rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như lựa chọn tài sản đảm bảo, chủ sở hữu tài sản đảm bảo, tỷ lệ mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo…
(iii) Rủi ro nghiệp vụ là những rủi ro liên quan đến công tác quản lý, giám sát khoản vay và kỹ thuật xử lý nợ vay có vấn đề
2.1.3.2 Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là những rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình quản lý danh mục cho vay và được phân thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi
ro tập trung
Trang 36(i) Rủi ro nội tại là những rủi ro xuất phát từ những đặc điểm hoạt động của khách hàng, ngành kinh tế
(ii) Rủi ro tập trung: Là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của NHTM, tài sản có của NHTM hoặc tổng tổn thất của NHTM (Basel Committee on banking Supervision, 2002)
Rủi ro tập trung có thể hiểu một cách đơn giản là những rủi ro liên quan đến chính sách cho vay của ngân hàng quá tập trung tín dụng vào một nhóm khách hàng, ngành kinh
tế hoặc trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng một loại hình cho vay Trong hoạt động tín dụng, NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro tổn thất do khách hàng vi phạm khế ước vay Nếu những tổn thất đó đơn lẻ, cá biệt thì hậu quả mà NHTM gánh chịu có thể nằm trong sức chịu đựng của NHTM, nhưng nếu tổn thất ở quy mô lớn, do khả năng xảy ra nó không được phân tán mà hội tụ một cách bất lợi trên danh mục tín dụng, thì hậu quả sẽ rất nặng nề cho NHTM (Bùi Diệu Anh, 2013)
Hình 2.2 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng
Nguồn: Hồ Diệu (2002)
Để kiểm soát được rủi ro tín dụng các nhà quản trị, cơ quan giám sát ngân hàng cần phải theo dõi và có những giải pháp quản lý ngăn chặn phát sinh các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng
RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro
Giao dịch
Rủi ro
Lựa chọn
Rủi ro Bảo đảm
Rủi ro Nghiệp vụ
Rủi ro Danh mục
Rủi ro Nội tại
Rủi ro Tập trung
Trang 372.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
Dựa trên các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới lập luận cho rằng có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM, bao gồm:
(i) Nhóm nhân tố vĩ mô: Đây là những nhân tố liên quan đến biến động môi trường kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hoặc biến động của một ngành kinh
tế
(ii) Nhóm nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng: Đây là những nhóm nhân tố liên quan đến quản trị điều hành của NHTM, đặc biệt quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng Nhóm nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng thường bao gồm: Chính sách tín dụng, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tuân thủ thanh khoản và dự phòng
2.1.4.1 Môi trường kinh tế
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nợ xấu của NHTM phụ thuộc nhiều vào
sự suy giảm giá trị nền kinh tế vĩ mô hoặc một ngành, khu vực (Joel Bessis, 2012) Một khi nền kinh tế tăng trưởng, tiêu dùng tăng mạnh làm cho các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn
và sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng, lợi tức của doanh nghiệp và thu nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ và suy thoái kinh tế làm cho sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút khiến mức bán và lợi tức của các doanh nghiệp suy giảm Tồn kho của doanh nghiệp gia tăng một cách miễn cưỡng, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức của các cá nhân lẫn doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay Những bất lợi này đã làm gia tăng mức độ rủi ro của các ngân hàng
Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng thường kéo theo giá cả tăng nhanh hơn khi sản lượng tăng trưởng mạnh Yếu tố lạm phát có thể tác động tích cực đến rủi ro tín dụng ngân hàng Lạm phát làm mất giá đồng tiền, giảm tỷ lệ lợi nhuận nói chung Giá cả gia tăng dẫn đến gia tăng về nhu cầu tín dụng khi giá vật liệu, hàng cung ứng, năng lượng và chi phí lao động gia tăng Khi lạm phát gia tăng tương quan dẫn đến lãi suất tăng do chính sách thắt
Trang 38chặt tiền tệ Cùng với các phí tổn khác, chi phí của dịch vụ nợ cũng gia tăng Do đó một khi giai đoạn lạm phát diễn ra, các công ty có thể bị ảnh hưởng mạnh và các cá nhân gặp phải các khó khăn lớn về tài chính Kết quả là nó trở nên gánh nặng khi kinh tế suy giảm – một gánh nặng mà một số người vay không thể tiếp tục gánh nổi
Sự biến động tỷ giá hối đoái là một trong những nguyên nhân chính của sự bất ổn kinh tế và qua đó nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến rủi ro tín dụng ngân hàng.Khi đồng nội
tệ mất giá (tức là tỷ giá hối đoái tăng), thì giá cả hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó sẽ rẻ hơn so với giá cả hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài ở cả thị trường trong nước và ngoài nước Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tốt hơn Khi
ấy mức cầu gia tăng và khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng Tuy nhiên khi sức mua đồng nội tệ giảm làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn Nếu hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp Nếu hàng nhập khẩu là những nguyên – vật liệu phục vụ sản xuất thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất và gián tiếp làm tăng chỉ
số giá tiêu dùng, lạm phát có thể xảy ra và những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm trung gian nhập khẩu sẽ phải gánh nặng nợ khi chi phí vốn vay gia tăng Rõ ràng, sự biến động của tỷ giá hối đoái không bảo đảm cân bằng cùng một lúc lợi ích cho tất cả các bên liên quan cũng như đều có tác động đến rủi ro của các bên
Ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến rủi ro tín dụng, biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp rủi ro trên những khoản vay bằng ngoại tệ Khi tỷ giá tăng như là sự gia tăng chi phí tài chính cho những khoản vay ngoại tệ Khi sức mua đồng nội tệ giảm được đánh giá cao hơn tỷ giá thực sẽ làm gia tăng các khoản nợ ngoại tệ do ảo tưởng về nguồn vốn ngoại tệ rẻ và khi đồng nội tệ tăng giá sẽ làm cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ gánh nặng nợ (Đinh Thị Nga, 2010)
Có thể nói yếu tố biến động môi trường kinh tế là yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Tuy nhiên trong quá trình hoạt động nếu ngân hàng dự báo tốt môi trường kinh tế thì ngân hàng sẽ ngăn chặn hoặc hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh
Trang 39Mặc khác, Chính phủ với vai trò là người điều hành kinh tế vĩ mô, cần phải tạo một môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định sẽ góp phần ngăn chặn rủi ro tín dụng cho NHTM nói riêng và cho hệ thống tài chính nói chung
- Chính sách lựa chọn tài sản đảm bảo
Tùy thuộc vào quy mô vốn chủ sỡ hữu, NHTM sẽ quyết định tăng trưởng quy mô tín dụng phù hợp Việc tăng quy mô tín dụng về mặt lý thuyết “Nợ - giảm phát” của Fisher (1933) sẽ không làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu Tuy nhiên một số quan điểm khác cho rằng việc tăng trưởng quy mô tín dụng quá lớn sẽ tác động đến nợ xấu một khi thị trường tài chính có
sự bất ổn (Bernanke,1994)
Chính sách lãi suất thể hiện phản ứng của NHTM trước lạm phát dự kiến Hiệu ứng lãi suất thực của Fisher (1933) làm cho các ngân hàng luôn xây dựng chính sách lãi suất thực dương nhằm đảm bảo huy động được và cho vay có lời Tuy nhiên một chính sách lãi suất cao cũng biểu hiện như là một chính sách theo đuổi rủi ro cao của ngân hàng (Pestova
Trang 40vừa nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường vừa có đủ tiềm lực để áp dụng vận hành
mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, qua đó đảm bảo an toàn hoạt động của mình nói riêng và
an toàn toàn hệ thống tài chính nói chung (Basel Committee on banking Supervision, 2005)
Trên góc nhìn về sự đa dạng hoạt động, Demset và Strahan (1997) đã thử nghiệm tác dụng của quy mô ngân hàng trên lợi ích đa dạng hóa thu nhập cho thấy một ngân hàng lớn có thể có nhiều điều kiện để đa dạng hóa thu nhập của mình, qua đó sẽ hạn chế được rủi
ro tín dụng khi phạm vi hoạt động tín dụng được chia sẻ cho các hoạt động khác
Trên góc nhìn về an toàn vốn, theo quy định hướng dẫn của Ủy ban Basel, vốn chủ
sở hữu được dùng là cơ sở để giới hạn tín dụng cho một khách hàng và một nhóm khách hàng, cũng như là cơ sở để mở rộng mạng lưới hoạt động Để đảm bảo an toàn cho phần tài sản có chứa đựng rủi ro, Ủy ban Basel cũng quy định một tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của NHTM Chính vì thế một sự mở rộng vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho NHTM có đủ tiềm lực tài chính để vận hành quản trị rủi ro hiệu quả
2.1.4.4 Năng lực quản trị
Năng lực quản trị thường gắn liền với chất lượng nhân sự Yếu tố con người là nhân
tố quan trọng trong môi trường quản lý cũng như đóng vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện các thủ tục trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012)
Để hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả các NHTM bao giờ cũng quan tâm đến việc tuyển chọn nhân viên tín dụng, nhân viên kiểm soát có trình độ cũng như có kinh nghiệm trong công tác thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng
Năng lực quản trị thường thể hiện qua chỉ số tổng hợp như Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency)
Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency) là sự quan hệ giữa nguồn lực đầu vào (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số