1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN lược đề XUẤT CHO đồ NHỰA GIA DỤNG KHI THAM GIA vào THỊ TRƯỜNG MYANMAR

10 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 903,59 KB

Nội dung

TY ĐẠI ĐỒNG TIẾN Công ty Đại Đồng Tiến là công ty chuyên sản xuât hàng nhựa tiêu dùng, vật dụng gia đình và hàng các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp ngày nay trên thị trương V

Trang 1

CHIẾN LƯỢC ĐỀ XUẤT CHO ĐỒ NHỰA GIA DỤNG KHI THAM

GIA VÀO THỊ TRƯỜNG MYANMAR

Mục Lục

- Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, dù muốn hay không nó vẫn diễn ra nó sẽ mang lại lợi ích cũng như những thách thức cho tất cả các mặt của xã hội, hoạt động kinh tế

là một mảng của toàn cầu hóa

- Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ, nó sẽ đem lại những

cơ hội phát triển kinh tế cho tất cả các quốc gia trên thế giới đồng thời cũng đem lại những thách thức mà chúng ta cần giải quyết

- Nền kinh tế toàn cầu hóa là nền kinh tế mà các quốc gia, khu vực đều tham gia vào một thị trường chung Hàng hóa, vật tư, vốn liếng và công nghệ sản xuất cũng như nguồn nhân lực được luân chuyển xuyên biên giới quốc gia Luật lệ của giao dịch được các bên tham gia thỏa thuận

- Khi nền kinh tế VN nói chung và các công ty nói riêng tham dự hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới, nó tạo cơ hội có thị trường khắp toàn cầu, nhưng ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam lại phải cạnh tranh với nhiều đối thủ kinh doanh hơn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tất cả các công ty, quốc gia đều có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung không ngoại lệ Để mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị rường nước ngoài

Trang 2

các doanh nghiệp cần có khâu nghiên cứu thị trường, phân khúc sản phẩm và chuẩn

bị tốt để đảm bảo thành công trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu

TY ĐẠI ĐỒNG TIẾN

Công ty Đại Đồng Tiến là công ty chuyên sản xuât hàng nhựa tiêu dùng, vật dụng gia đình và hàng các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp ngày nay trên thị trương VN, lịch sử hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn như sau:

- Tiền thân là hộ sản xuất gia, chuyên sản xuất bút bi Đến năm 1983 thành lập tổ hợp Đại Đồng Tiến và chuyển sang sản xuất nhựa gia dụng Người sáng lập là ông Trịnh Đồng (Người sáng lập công ty; hiện là Chủ tịch HĐQT) bắt đầu cải tổ lại toàn bộ hoạt động của tổ hợp sản xuất Đại Đồng Tiến

- Năm 1997: Tổ hợp sản xuất chính thức chuyển thể thành Công ty TNHH Nhựa Đại Đồng Tiến Công ty đã xây dựng nhà máy tại 948 Hương lộ 2, Q Bình Tân, TP HCM Hiện nay công ty là công ty nhựa đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 9002:1994 do QUACERT & QMS chứng nhận

- Năm 2007 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến Công ty đã không ngừng nghiên cứu để cho ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, hướng đến bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng Ngày 26/07/2008, Công ty đã ứng dụng thành công công nghệ Nano-Silver (công nghệ kháng khuẩn) vào sản xuất và cho ra đời các sản phẩm mang nhãn hiệu SINA, nhãn hiệu của phong cách hiện đại, chỉ tiêu chất lượng đảm bảo sức khỏeungwời tiêu dùng

- Hiện công ty có các chi nhánh trên khắp cả nước Việt Nam, quản lý theo tiêu chuẩn hiện đại hơn là ISO 9001:2000

- Chiến lược, tầm nhìn dài hạn của công ty cho sự phát triển là trở thành công ty toàn

cầu, công ty đã đề ra ba trọng trách lớn là: Trách nhiệm nhà cung cấp sản phẩm,

trách nhiệm về lợi nhuận và trách nhiệm về xã hội Đây là các trọng trách mà nó

mang lại sự thành công cho công ty hướng tới mục tiêu toàn cầu

2. Sản phẩm dịch vụ và vị trí thị trường cty Đại Đồng Tiến

Trang 3

Sản phẩm dựng đồ ăn nhanh

Bình giữ lạnh

Sản phẩm xô chậu, rổ rá

Giỏ đựng

Bàn ghế

Tủ đa năng

hàng.

Trang 4

c) Các chứng chỉ và tiêu chuẩn chất lượng và danh hiệu được công nhận

- Chứng chỉ ISO-9001:2000

- Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 13 năm liền (1997 - 2010)

- Huân chương Lao Động Hạng 03 năm 2007

- Giải sao vàng đất việt năm 2007-2009

- Giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008

- Giải thương hiệu nổi tiếng năm 2006-2008

- Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (2007, 2008,2009)

- Năm 2010, doanh thu của Đại Đồng Tiến đạt trên 880 tỷ đồng, tăng lên 900 tỷ đồng trong năm 2011 Kế hoạch của ban quản trị cho 2012 dự kiến lên đến 1.400 tỷ đồng, nâng mức tăng trưởng lên 40% so với cùng kỳ năm trước

- Hiện nay công ty có trên 300 mặt hàng, các sản phẩm mang nhãn hiệu Household, Sina, Nice, Foodpak, GIP tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu đến nhiều quốc gia: Lào, Campuchia, Australia, các quốc gia châu Âu và Trung Đông

- Ơ thị trường trong nước, Đại Đồng Tiến đã tổ chức được mạng lưới phân phối với hơn 70 nhà phân phối và hơn 3.500 cửa hàng bán lẻ, len lỏi vào các siêu thị lớn như Big C, Maximark, Co.opmart

- Ngoài một nhà máy đang hoạt động ở TPHCM, năm 2011, Đại Đồng Tiến cũng đã đầu tư xây dựng thêm một nhà máy mới với khoản đầu tư khoảng 10 triệu USD (và

dự kiến nâng lên 50 triệu USD trong những năm tới) theo tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới Nhà máy Nhơn Trạch, Đồng Nai đang đưa vào hoạt động cuối năm nay Với các nhà máy hiện đại này, công ty sẽ tăng cường các nhóm hàng tiềm

Trang 5

năng lâu nay còn hạn chế sản lượng do chưa có nhà xưởng lớn như nhựa nội thất, hàng cao cấp xuất khẩu

- Chiến lược của Đại Đồng Tiến là tăng sản lượng sản phẩm có chất lượng cao, tạo tiền đề cho mục tiêu xuất khẩu trong tương lai và hướng đến mục tiêu năm 2020 sẽ

trở thành thương hiệu toàn cầu.

- Và với việc vừa chính thức lọt vào top Hàng Việt Nam chất lượng cao 2012 cùng

uy tín mà bản thân công ty đã khẳng định với người tiêu dùng trong thời gian qua

Để thâm nhập thị trường Myanmar, công ty chọn các dòng sản phẩm gia dụng, đây

là dòng sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với gần như hầu hết các gia đình, đồ dùng nhựa là những đồ dùng hiện rất phổ biến và tiện dụng cho các gia đình khu vực châu á, đặc biệt là các nước đặc điểm sinh hoạt như người tiêu dùng Việt Nam, Thai Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia ….Theo nghiên cứu thì hiện nay các sản phẩm đồ nhựa gia dụng đang được người Myanmar sử dụng rất phổ biến,

nó rất phù hợp cho thị trường này

- Đây là một thị trường tiềm năng cho rất nhiều loại mặt hàng thiết yếu(tiêu dùng), vì đây là một đất nước đóng cửa trong một khoảng thời gian dài nay đã mở cửa hội nhập kinh tế Chính phủ Myanmar đang tích cực nâng cao các điều kiện để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế như phát triển hạ tầng như giao thông, điện, viễn thông

…,(trích nhân xét trên IFC http://www1.ifc.org)

- Đây là thị trường có sức mua lớn với khoảng 54.584.650 triệu dân (số liệu ước tính tại tháng 7 năm 2012) và sức mua tính theo GDP là $82,68 tỷ (số liệu năm 2011

ước tính) – (tham chiếu tại CIA The World Factbook)

- Về tôn giáo, văn hóa của người dân Myanmar 89% dân số theo phật giáo, đây là

điểm rất thuận lợi về mặt xã hội, người dân thật thà, thân thiện – (tham chiếu tại CIA The World Factbook)

- Một thị trường mà sự sản xuất hàng tiêu dùng trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15%

đây là cơ hội lớn cho hàng hóa tiêu dùng đến từ các thị trường khác – (tham chiếu thông tin cục xúc tiến đầu tư nước ngoài VN)

Trang 6

- Đất nước Myanmar là đất nước hiện có nền khoa học công nghệ kém phát triển vì vậy yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa không quá cao

- Là nền kinh tế nông nghiệp tương tự Việt Nam, có các nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng tương tự Việt Nam do vậy các doanh nghiệp VN dễ tiếp cận

- Myanmar đất nước mới mở cải cách, mở cửa kinh tế do vậy nhu cầu hợp tác kinh doanh và đầu tư của Myanmar rất lớn, thị trường này còn có lợi thế là giá lao động thấp, khoảng 60-80 USD/lao động phổ thông và từ 200-400 USD/lao động cấp trung

- Các nhà lãnh đạo Myanmar đã nhận thức và thay đổi tư duy phát triển kinh tế làm chủ đạo và cam kết đổi mới và phát triển kinh tế cho đất nước này

- Sự cam kết đầu tư cũng như ủng hộ của cộng đồng thế giới về việc mở rộng giao thương kinh tế của Myanmar, thể hiện ở chuyến thăm của các chính khách có tầm ảnh hưởng lớn như Mỹ, các nước khác …., mới đây nhất là chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch nước Việt Nam tới Myanmar để củng cố quan hệ kinh tế với Myanmar, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar hợp tác làm ăn

- Việt Nam là quốc gia có quan hệ truyền thống với Myanmar (trước khi có cơ chế

mở cửa tại quốc gia này) là đối tác truyền truyền thống vì vậy chính phủ Myanmar

có cam kết có ưu tiên dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Myanmar -(trích thông tin cục xúc tiến thương mại Việt Nam).

- Sự cởi mở của chính phủ Myanmar về kêu gọi đầu tư nước ngoài, thể hiện rất rõ ràng với cộng đồng quốc tế qua các kênh truyền thông , web site về kêu gọi đầu tư nước ngoài của chính phủ(http://www.mida.gov.my)cũng như tại các diễn đàn kinh

tế khu vực và thế giới

- Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Myanmar tăng mạnh, nhất là trong thời gian gần đây, từ 9,31 triệu USD năm 2001 lên 167,20 triệu USD năm 2011, lên

500 triệu USD vào năm 2015 (cảm kết trong uyên bố chung nhân chuyến tham cấp nhà nước của Chủ tich nước VN và tổng thông Myanmar) Hiện tại Việt Nam mới

chiếm 1% kim ngạch của Myanmar – (trích tonng tin cục xúc tiến thương mại VN)

- Hệ thống luật pháp chưa theo thông lệ quốc tế, do đó còn tồn tại các vi phạm về luận bản quyền, thương hiệu…gây cản trở cho các hoạt động kinh doanh Đây cũng

Trang 7

là điểm mà các quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế sẽ phải cải tiến trong

tương lai gần (trích tài liệu(CIA The World Factbook)

- Là đất nước mới mở cửa nên hệ thống tiếng anh chưa được sử dụng phổ biến cũng

là những rào cản đối với hoạt động kinh doanh tại đây

- Về hạ tầng cung chưa phát triển đây cũng là những thách thức đối với việc đầu tư tại quốc gia này

- Các công ty nước ngoài chưa được phép hoạt động độc lập, mà phải liên kết, liên

doanh với một công ty trong nước - (cục xúc tiến thương mại VN)

- Việt Nam là quốc gia không có biên giới với Myanmar do đó không có lợi thế về vận chuyển hàng hóa đường bộ như Trung Quốc, Thái Lan(đây là 02 quốc gia có các đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp VN)

- Tệ nạn tham nhũng trong chính phủ vẫn cao –- (trích báo cáo CIA The World Factbook)

3. Tại sao lại chọn Myanmar và là dịch vụ hàng tiêu dùng gia đình

- Từ những phân tích điểm mạnh yếu của thị trường Myanmar ở trên ta có thể thấy đây là một thị trường mới được mở cửa, được đánh giá đây là thị trường tiềm năng duy nhất còn sót lại ở khu vực châu á thái bình dương chưa được khai thác, thị trường nay cũng được ví như thị trường Việt Nam 20 năm trước đây, nhiều cơ hội ở các ngành nghề kinh tế khác nhau cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác mở rộng kinh doanh

- Đây là một thị trường có sức mua lớn, với gần ~60 triệu dân mà nền sản xuất, cung ứng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng ~15% còn lại chủ yếu nhập khẩu,

- Một điểm nữa thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một đất nước mà trình độ khoa học chưa phát triển cao, các yêu tiêu chuẩn cho hàng hóa dịch vụ chưa đòi hỏi cao vì vậy với các doanh nghiệp của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng dược thị trường này không khó khăn gì

- Sự cam kết mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, ủng hộ của chính phủ Myanmar đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Myanmar đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam

- Người Myanmar rất ưa chuộng hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, vì hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam có chất lượng cao, uy tín về an toàn cho người sử dụng, Người tiêu dùng Myanmar hiện đang có xu thế tẩy chay hàng Trung Quốc, có giá rẻ nhưng chất lượng và độ an toàn không cao, đây cũng là một lý do cho hàng Việt có cơ hội

Trang 8

b) Tại sao lại chọn hàng đồ nhựa gia dụng

- Ngành nhựa nói chung là ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và khu vực châu Á Trong vòng 50 năm qua tăng trưởng của ngành nhựa nói chung ở châu Á là 9% năm, đặc biệt khu vực Đông Nam Á năm 2010 ngành nhựa tăng trưởng 20% Nhu cầu bình quân tiêu thụ trên đầu người của sản phẩm nhựa của toàn cầu năm 2010 là 40kg/người/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với

hơn 100 kg/người/năm và Việt Nam năm 2010 là 32 kg/người/năm. (Trích báo cáo hiệp hội nhựa Việt Nam năm 2011)

- Đồ gia dụng nhựa là đồ dùng phổ biết tại hầu hết trong các gia đình, nó là đồ dùng chung, đồ cá nhân Đồ nhựa có ưu điểm giá thành rẻ, tiện dụng, dễ sản xuất vì vậy hàng nhựa gia dụng là sản phẩm tiềm năng thâm nhập thị trường mới rất tốt

- Vòng đời của sản phẩm nhựa không dài, vì vậy người tiêu dùng có tần xuất mua, thay mới khá lớn

KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG MYANMAR

- Là công ty có thương hiệu về sản xuất đồ nhựa gia dụng tại Việt Nam, Đã đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn về sản xuất ISO-9001:200, và các danh hiệu được trao tặng tại ViệtNam, sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng tại thị trường ViệtNam

- Công ty đã có kinh nghiệp thâm nhập thị trường Quốc tế như: Lào, Campuchia, Australia, các quốc gia châu Âu và Trung Đông

- Công ty có chuỗi nhà máy sản xuất ổn định, với trên 300 dòng sảng phẩm khác nhau đã được tiêu thụ trên thị trường nội địa và quốc tế

- Sản phẩm của công ty được sản xuất trên giây chuyền công nghện hiện đại, được chứng nhận là sản phẩm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người sử dụng

- Nguồn đầu vào là các hạt nhựa và các phụ gia, các doanh nghiệp Việt Nam phải

nhập khẩu tới 80% (trính nguồn – Vietnam Plastics Association – VPA năm 2011)

từ nước ngoài, vì vậy có khó khăn về mất tính chủ động cho đầu vào, đây cũng là điểm mà toàn bộ ngành công nghiệp nhựa Việt Nam nói chung phải đối mặt, vì vậy doanh nghiệp nhựa phải có về chiến lược về dự báo về sản lượng đầu ra cũng như đầu vào để có thể chủ động

- Năng lực cạnh tranh quốc tế vẫn chưa cao, khâu dự báo, làm thị trường vẫn còn hạn chế, nguồn nhân lực lao động vẫn chưa chuyên nghiệp hóa

Trang 9

V. CHIẾN LƯỢC ĐỀ XUẤT CHO ĐỒ NHỰA GIA DỤNG KHI THAM GIA

VÀO THỊ TRƯỜNG MYANMAR

Theo quy định luật đầu tư nước ngoài của Myanmar chưa cho phép các công ty nước ngoài mở công ty trực tiếp mà phải liên doanh liên kết với một công ty trong nước, vì vậy với việc đưa sản phẩm nhựa vào Myanmar cty chọn hình thức Liên Doanh (Joint venture) đây là hình thức phổ biết nhất hiện nay Từ đó đưa sản phẩm

đi đến các kênh phân phối, tiêu thụ trên trị trường Myanmar Một điểm khác nữa, liên kết với một đối tác nội địa là cầu nối quan trọng để tiếp cận đến văn hóa tiêu dùng của đất nước Myanmar

a) Chiến lược quảng cáo, tiếp thị

Để thị trường biết đến sản phẩm của công ty đến từ Việt Nam, công ty phải có những chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình , báo đài và các tờ rơi để giới thiệu những đặc điểm nổi trội về sản phẩm của công ty, cũng như phương thức nhận diện logo của công ty Tạo hành phong cách dẫn dắt người tiêu dùng với sản phẩm của công ty

b) Mở các đại lý để bán hàng hoá

Chính sách phát triển Đại lý là một trong những yếu tố quan trọng trong phương sách kinh doanh đa dạng hoá của Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Nó góp phần làm cho sản phẩm của công ty được giới thiệu rộng rãi trên thị trường, đến tận tay người tiêu dùng, làm tăng sản lượng hàng hoá và doanh thu hàng năm Chính sách này sẽ đưa sản phẩm của công ty len lỏi vào tất cả các cửa hàng bán lẻ cũng như các siêu thị trên khắp đất nước gần 60 triệu dân này

c) Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm

Tham gia hội chợ sẽ là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu của mình và tìm đối tác

mở ra thị trường mới cho công ty Hội chợ cũng là cơ hội để người tiêu dùng nhận diện thương hiệu và giúp người tiêu dùng phân biệt hàng giả hàng nhái thương hiệu của công ty

Đây là giai đoạn dài hạn sau khi sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh được thị hiếu người tiêu dùng, công ty sẽ mở nhà máy sản xuất tại chỗ để tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ, cũng như giảm giá thành vận chuyển hàng hóa …

Trang 10

Như chúng ta đã biết thị trường hàng tiêu dùng tại Myanmar tuy mới mở nhưng đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaisya … vì vậy để cạnh tranh được với các đối thủ này thì công ty phải có chiến lược cạnh tranh tại tại thị trường này

- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, đây là đểm mạnh mà công ty đã

và đang có cần được truyền thông đến khách hành trong quá trình giới thiệu sản phẩm

- Xây dựng về chiến lược kiểu dáng sản phẩm, để tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự nhận diện sản phẩm của công ty

- Xây dựng chính sách giá linh hoạt cho từng phân khúc, đối tượng khách hàng

Tài liệu tham khảo:

1. Web site công ty Đại Đồng Tiến: (http://www.daidongtien.com.vn)

2. Thông tin trên the-world-factbook: (https://www.cia.gov)

3. Thông tin của IFC (http://www.ifc.org)

4. Các thông tin cục xúc tiến thương mại Việt Nam

5. Thông tin từ hiệp hội nựa Việt Nam(Vietnam Plastics Association – VPA 2011)

6. Trích thông tin trong các báo cáo, nhận định của diễn đàn kinh tế thế giơi

Ngày đăng: 03/12/2018, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Web site công ty Đại Đồng Tiến: (http://www.daidongtien.com.vn) Link
2. Thông tin trên the-world-factbook: (https://www.cia.gov) Link
3. Thông tin của IFC (http://www.ifc.org) Link
4. Các thông tin cục xúc tiến thương mại Việt Nam Khác
5. Thông tin từ hiệp hội nựa Việt Nam(Vietnam Plastics Association – VPA 2011) Khác
6. Trích thông tin trong các báo cáo, nhận định của diễn đàn kinh tế thế giơi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w