1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận Quản trị rủi ro, Nhận dạng rủi ro trong hoạt động Môi giới chứng khoán tại công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

28 169 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 391,9 KB

Nội dung

Ngày nay, với sự hổ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh doanh đã trở nên đa dạng và hiệu quả hơn. Song song với điều đó là sự ra đời cách đây hàng trăm năm của thị trường chứng khoán (TTCK), có thể nói TTCK gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Không có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoạt động của TTCK. Một trong những đặc trưng của TTCK là hoạt động theo nguyên tắc trung gian. Theo nguyên tắc này, các giao dịch trên TTCK bắt buộc phải được thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán và nhân viên môi giới chứng khoán. Nghề môi giới chứng khoán vừa là sản phẩm tinh vi, phức tạp của một trình độ phát triển rất cao của thị trường, đồng thời lại là một hoạt động rất gần gũi với người dân bình thường. Tuy nhiên, những rủi ro cũng theo đó phát sinh nhiều hơn (như những rủi ro từ những tác động của môi trường vĩ mô, rủi ro trong giao dịch chứng khoán, trong thanh toán,…) và phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nhận diện được các rủi ro mà công ty chứng khoán (CTCK) của mình có thể phải đối mặt, từ đó có thể đưa ra những đối sách, chiến lược thích hợp. Để làm được điều này, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài phân tích và nhận dạng rủi ro trong hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VNDS), đồng thời đưa ra giải pháp kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế những tổn thất không đáng có gây ảnh hưởng đến tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Trang 1

MỤC LỤ

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NHẬN DIỆN VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO 2 1.1 Vấn đề chung về Rủi ro 2

1.1.1 Khái niệm về rủi ro 2

1.1.2 Phân loại rủi ro: 3

1.2 Nhận diện rủi ro 5

1.2.1 Khái niệm nhận diện rủi ro: 5

1.2.3 Phương pháp nhận dạng rủi ro: 5

1.3 Kiểm soát rủi ro 9

1.3.1 Khái niệm 9

1.3.2 Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro 10

1.3.3 Phương pháp kiểm soát rủi ro 10

PHẦN 2 NHẬN DIỆN RỦI RO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT 12

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán VNDS 12

2.1.1 Giới thiệu về VNDS (VNDS): 12

2.1.2 Tổng quan về các hoạt động của Công ty Cổ phần chứng khoán VNDS: 12 2.2 Nhận diện rủi ro trong hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT: 14

Trang 3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, với sự hổ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộ nhanhcủa khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh doanh đã trở nên đa dạng và hiệu quả hơn.Song song với điều đó là sự ra đời cách đây hàng trăm năm của thị trường chứngkhoán (TTCK), có thể nói TTCK gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.Không có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoạt động củaTTCK Một trong những đặc trưng của TTCK là hoạt động theo nguyên tắc trung gian.Theo nguyên tắc này, các giao dịch trên TTCK bắt buộc phải được thực hiện qua cáccông ty môi giới chứng khoán và nhân viên môi giới chứng khoán Nghề môi giớichứng khoán vừa là sản phẩm tinh vi, phức tạp của một trình độ phát triển rất cao củathị trường, đồng thời lại là một hoạt động rất gần gũi với người dân bình thường Tuynhiên, những rủi ro cũng theo đó phát sinh nhiều hơn (như những rủi ro từ những tácđộng của môi trường vĩ mô, rủi ro trong giao dịch chứng khoán, trong thanh toán,…)

và phức tạp hơn Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nhận diện được các rủi ro mà công

ty chứng khoán (CTCK) của mình có thể phải đối mặt, từ đó có thể đưa ra những đốisách, chiến lược thích hợp

Để làm được điều này, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài phân tích vànhận dạng rủi ro trong hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứngkhoán VNDIRECT (VNDS), đồng thời đưa ra giải pháp kiểm soát rủi ro nhằm hạn chếnhững tổn thất không đáng có gây ảnh hưởng đến tài chính cũng như uy tín của doanhnghiệp

Trang 5

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NHẬN DIỆN VÀ KIỂM SOÁT

RỦI RO.

1.1 Vấn đề chung về Rủi ro

1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Về khái niệm, cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Nhữngtrường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khácnhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chiathành ba trường phái lớn:

Theo trường phái truyền thống, rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảyđến Đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dựkiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinhdoanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của mộtdoanh nghiệp Tóm lại thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu

tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra chocon người

Theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thểliên quan đến những biến cố không mong đợi và nó có thể xuất hiện trong hầu hết cáchoạt động của con người (Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xegiữa đường, như vậy rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trướcđược, đó là biến cố mà ta không thể nào biết chắc) Khi rủi ro xảy ra chúng ta khôngthể dự đoán được chính xác kết quả và sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định,nguy cơ rủi ro phát sinh bất sứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặcmất không thể đoán trước Như vậy trường phái trung hòa nhận định thì rủi ro là sự bấttrắc có thể đo lường được, nó vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực và nó cóthể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thểmang đến những cơ hội Là một sự kiện có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực, tích cựchoặc cả hai

Còn đối với trường phái thực tế, rủi ro được chia ra 2 góc độ đó là rủi ro khôngđối xứng và rủi ro đối xứng Rủi ro không đối xứng nảy sinh chỉ gắn đến những thiệthại Rủi ro mang tính đối xứng là rủi ro xảy ra gắn với cả thiệt hại và may mắn Trong

đó rủi ro và cơ hội được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng lại có sự thống nhất trongmột thực thể Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh con người đều mong muốnđược thụ hưởng may mắn (cơ hội) và trách được sự không may (rủi ro) của thực thểthống nhất đó Ngược lại nếu không có cơ hội mà chỉ có rủi ro cho tất cả, thường mộtbiến cố nào đó, nếu là cơ hội cho một (hay một số) người này, doanh nghiệp hay tổ

Trang 6

chức này, sẽ trở thành rủi ro (không may) đối với một (hay một số người khác, doanhnghiệp và tổ chức khác Suy cho cùng thì rủi ro là các sự kiện có khả năng làm cho conngười, doanh nghiệp hay tổ chức bị thiệt hại hoặc thực tế đã gây nhiều thiệt hại về mặtlợi ích.

1.1.2 Phân loại rủi ro:

Tùy vào tần suất xuất hiện rủi ro (rủi ro có xảy ra hay không?), biên độ (mỗi lầnxảy ra có lớn hay không? Lớn bao nhiêu?), các giai đoạn đưa ra quyết định của doanhnghiệp, hay dựa vào bản chất của vấn đề mà doanh nghiêp phân rủi ro thành nhiềuloại Từ đó có thể giúp nhà quản trị nhận diện chính xác một vấn đề mà doanh nghiệpcủa mình đang gặp phải

- Theo các giai đoạn của quyết định:

Dựa vào các giai đoạn quyết định đầu tư hay làm một dự án, có thẻ được chia ralàm 3 loại:

Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): đây là loại rủi ro xảy ra khi thuthập các thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bản chấtcủa các yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra các quyết định đầu

tư sai Ví dụ: định vị sai phân khúc của thị trường

Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựa chọncác phương án không tối ưu Các nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý và cân nhắc thật kỹtrước khi lựa chọn nên đầu tư vào đâu? đầu tư vào cái gì? Vì nó quyết định sự thànhbại của dự án đầu tư và kéo theo những kết quả xấu trong giai đoạn tiếp theo, có thểnói khi quyết định đầu tư thì “sai một li đi một dặm” cho nên nó cần được đặc biệt chúý

Rủi ro sau quyết định: là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế

là hệ quả của 2 loại trên, nếu thông tin đúng, quyết định đúng thì sẽ thành công cònngược lại thì sẽ bị rủi ro thiệt hại

Rủi ro được nhận diện theo từng giai đoạn nên thuận lợi cho việc quản lý Cácgiai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau theo trình tự làm tốt công việc trước sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho giai đoạn sau được thực hiện dễ dàng hơn Tuy nhiên, phânloại theo giai đoạn mang tính chủ quan cao, các số liệu dự kiến có quan hệ trình tựtheo các giai đoạn nên dễ dẫn đến sai lầm

- Căn cứ vào phạm vi:

Rủi ro bên trong là những rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ củadoanh nghiệp, rủi ro bên trong bao gồm nhưng không giới hạn bởi: rủi ro tổ chức quản

Trang 7

lý, rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro nhân lực; nguyên nhân chủ yếu gây ra bêntrong là do năng lực quản lý yếu của những người quản lý doanh nghiệp

Rủi ro bên ngoài là các rủi ro doa ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài công ty;rủi ro bên ngoài thường bất khả kháng, rủi ro lan tỏa, rủi ro pháp lý và rủi ro thịtrường; nguyên nhân dẫn đến rủi ro bên ngoài chủ yếu là môi trường kinh doanh bịbiến động và hậu quả của việc ký kết hợp đồng

- Căn cứ theo bản chất:

Rủi ro được phân chia theo tính chất của con người, doanh nghiệp hay tổ chứcmang lại: Rủi ro tự nhiên, rủi ro về công nghệ và tổ chức, rủi ro về kinh tế - tài chínhcấp vi và vĩ mô, rủi ro về chính trị - văn hóa – xã hội, rủi ro về thông tin khi ra quyếtđịnh đầu tư

Rủi ro tự nhiên là những rủi ro mang tính chất tự nhiên mà ta không thông thể đềphòng được, trong trường hợp này thì thường chấp nhận rủi ro

Rủi ro về công nghệ và tổ chức sẽ xảy ra khi công nghệ lạc hậu trong quy trìnhsản xuất, hoặc sự quản lý của nhà quản trị thiếu chặt chẽ và khoa học sẽ ảnh hưởng lớnđến kết quả mà doanh nghiệp đạt được

Rủi ro về kinh tế - tài chính cấp vi mô và vĩ mô, vì yếu tố kinh tế cũng mang lạicho doanh nghiệp nói ching và dự án nói riêng những thiệt hại không nhỏ, khi nềnkinh tế toàn cầu khủng hoảng, lạm phát, chênh lệch tỷ giá đều có thể gây ra nhữngthiệt hại nặng nề

Những rủi ro liên quan đến chính trị - văn hóa – xã hội như sự bất ổn về tài chính, chính trị có ảnh hưởng sâu rộng đế toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, hay sự khácbiệt trong phong tục tập quán, lối sống khác nhau, sự thiếu hiểu biết, tuổi tác đều lànhững nguyên nhân gây ra những mất mát, hạn chế trong kinh doanh, có thể khiến chochúng ta gặp nhiều khó khăn

Theo bản chất thì rủi ro về thông tin khi ra quyết định đầu tư có ý nghĩa quyếtđịnh là tập hợp phân tích những loại bản chất trên để có cái nhìn tổng thể và đầy đủnhất về dự án, nếu nhận định về thông tin sai sẽ đi đôi với quyết định sai lầm cho nêntrước khi ra quyết định đầu tư thì các nhà quản lý cần phải cân nhắc và phân tích thật

kỹ thông tin và các yếu tố tác động trước khi ra quyết định

- Căn cứ vào nguồn rủi ro:

Rủi ro chủ quan đến từ hệ thống của doanh nghiệp là những rủi ro mà phần lớn

có thể ngăn ngừa được nếu biết lo liệu trước (VD: Hành vi xấu của cán bộ lãnh đạo vàquản lý gây ra: Tham nhũng, lộng hành, ác ý, thiển cận không biết nhìn xa trông rộng

Trang 8

chủ quan sai trái, mạo hiểm thiết luận cứ khoa học; Sự thiếu đồng thuận trong nội bộnhững người lao động các thành viên của hệ thống xung đột tạo ra…).

Rủi ro khách quan bắt nguồn từ sự không đồng thuận trong quá trình phát triển(cạnh tranh, đố kỵ, lo ngại hiểu lầm, đối lập quyền lợi và ý thức hệ, thái độ bất thườngcủa các nhân vật lãnh đạo và quả lý của các hệ thống khác, bị hệ thống khác lừađảo…)

1.2 Nhận diện rủi ro

1.2.1 Khái niệm nhận diện rủi ro:

Nhận diện rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro

và bất định của tổ chức Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển thông tin vềnguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro gắn với quá trình raquyết định

Việc nhận dạng rủi ro gốm 3 thành phần:

- Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất của vàmức độ rủi ro suy tính

- Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất

- Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả

1.2.2 Tầm quan trọng của nhận diện rủi ro:

Việc nhận diện rủi ro giúp cho doanh nghiệp:

Xác định được các nguồn rủi ro, các sự kiện rủi ro và hậu quả tiềm năng của nó.Tăng cường các quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ Từ đó có thể xây dựng

mô hình quản lý ứng dụng tại doanh nghiệp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và lĩnh vựchoạt động của đơn vị

Phân tích nguyên nhân và nguồn gốc của các rủi ro và khả nanng sẽ xảy ra Phântích những khía cạnh cơ bản của rủi ro và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp mộtcách dễ dàng hơn

Có thể giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp đểnhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanhnghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứngvới từng rủi ro đã nhận diện

1.2.3 Phương pháp nhận dạng rủi ro:

- Phương pháp thu thập thông tin gồm:

Trang 9

Xây dựng bảng liệt kê: là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong cáctình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý cácđối tượng rủi ro Thực chất của phương pháp này là phương pháp phân tích SWOT(Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) Phương pháp xây dựng bảng liệt kê liệt kêđược chi tiết những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và các giải pháp cụ thể cũngnhư đo lường được mức độ rủi ro Tuy nhiên lại không thể bao quát toàn bộ các vấnđề.

Bảng 1.1 Bảng liệt kê rủi ro

Phương pháp phân tích Nhân – Quả: Phân tích biểu đồ nhân quả giúp tổ chứchình dung xuyên suốt những nguyên nhân của một vấn đề, nó có thể bao gồm cảnhững nguyên nhân gốc rễ mà không phải chỉ là các hiện tượng Ngược lại với phươngpháp xây dựng bảng liệt kê, biểu đồ xương cá cung cấp cấu trúc cho nỗ lực xác địnhnguyên nhân, gợi mở ra các hiện tượng vượt ra ngoài giới hạn giúp tổ chức trong việcphát hiện các nguyên nhân gốc rễ tiềm tàng Nhưng lại không nêu ra được chi tiết cácvấn đề và các phương hướng giải quyết phù hợp, tuy nhiên điều này sẽ dễ dàng phântích và triển khai kế hoạch hơn vì đã có cái nhìn tổng thể

Trang 10

Hình 1.1 Biểu đồ xương cá

Đánh giá các chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánhgiá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiệnkhoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó Phương pháp chuyên gia có

ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu Vìchủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm của chuyên gia, nên sử dụng phối hợp với các phươngpháp khác

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính:

Phương pháp này do Criddle đề xuất năm 1962 Mặc dù phương pháp này lúcđầu chỉ định sử dụng cho các tổ cức tư nhân và dù thực tiễn các báo cáo tài chính cókhác nhau từ các tổ chức tư nhân cho đến các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức nhànước, các khái niệm của phương pháp cũng có thể được tổng quát hóa cho mọi tổchức Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh vàcác tài liệu hỗ trợ, Criddle cho rằng nhà quản trị rủi ro có thể xác định mọi đối tượngrủi ro của tổ chức về tài sản, pháp lý và nguồn nhân lực Bằng cách kết hợp các báocáo này với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách, ta cũng có thể phát hiện cácrủi ro trong tương lai Theo phương pháp này, từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ

để phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh từ đó Kết quả nghiên cứu được báocáo cho từng tài khoản Chúng ta cũng có thể xem xét sự biến động của chi phí, tiềnmặt, các khoản phải thu, tồn kho…theo doanh thu, từ đó có khi phát hiện được nhữngbiểu hiện bất thường Phương pháp này có độ tin cậy cao, khách quan, dựa trên số liệu

có sẵn Có các loại đánh giá theo từng khả năng trên bẳng cân đối kế toán và báo cáotài chính như sau:

Đánh giá khả năng thanh toán:

 Tỷ số thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

Trang 11

 Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản dễ chuyển thành tiền/Nợ ngắn hạn.

 Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vôn hàng bán/Tồn kho trung bình

 Chu kỳ quay vòng hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ/Hệ số quay vòng hàngtồn kho

 Hệ số quay vòng CKPThu = Doanh thu thuần/Trung bình các khoản phảithu

 Chu kỳ quay vòng CKPThu = Số ngày trong kỳ/Hệ số quay vòng các khoảnphải thu

 Khả năng đáp ứng tiền lãi (TIE) = EBIT/Tiền Lãi

 Cấu trúc nguồn vốn dựa vào bảng cân đối kế toán của mỗi đơn vị doanhnghiệp cần phân tích

 Đánh giá khả năng sinh lợi:

 Lợi suất theo doanh thu

 Lợi suất của tổng tài sản (ROA) = Lợi tức thuần/Tổng tài sản

 Hệ số quay vòng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản

 Lợi suất của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi tức thuần/Vốn chủ sở hữu

Áp dụng phương pháp này, nhà quản trị rủi ro sẽ nghiên cứu từng khoản mục củabáo cáo tài chính để xác định rủi ro tiềm năng Sau đó nghiên cứu sẽ được báo cáotheo từng khoản mục riêng biệt Tuy nhiên, có những rủi ro không thể phân tích thôngqua Báo cáo tài chính, để làm được điều này, doanh nghiêp cũng tốn rất nhiều thờigian, chi phí để phân tích các số liệu

- Phương pháp lưu đồ:

Là phương pháp mô hình hóa bằng sơ đồ: để sử dụng phương pháp này chúng tacần xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức.Lập bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực cóthể được sử dụng cho từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức cóthể gặp

Trang 12

Lưu đồ thuật toán

- Các phương pháp khác:

Phương pháp thanh tra hiện trường: Có thể nói rằng phương pháp này rất cần đốivới các nhà quản trị rủi ro Nhà quản trị có thể nhận dạng được những rủi ro đối vớidoanh nghiệp Họ sẽ giám sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, về cáchoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới những rủi ro hiện hữu

Phương pháp hợp tác với các bộ phận khác: Nhà quản trị cần thường xuyên giaotiếp và hợp tác với các bộ phận nghiệp vụ khác trong công ty để nắm bắt tình hình vànhận dạng những nguy cơ mới Không nên xem thường tính quan trọng của hệ thốnggiao tiếp vì các bộ phận này thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được nguy cơ rủi ro

mà nhà quản trị rủi ro có thể bỏ sót Phát triển việc giao tiếp với các cán bộ quản lý ởcác bộ phận khác, nhà quản trị rủi ro phải vượt qua được những cản trở tự nhiên củacác cán bộ quản lý để phát hiện các thông tin bất lợi

Phương pháp thông qua tư vấn: Nhà quản trị có thể nắm thêm những thông tincần thiết về mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn thông tin bênngoài Bằng cách thu thập thông tin từ các nhà tư vấn như chuyên viên kế toán – kiểmtoán, các luật sư của công ty, các nhà đầu tư của công ty, chuyên viên thống kê…Phương pháp phân tích hợp đồng: những rủi ro trong ký kết hợp đồng đến từ cácnhân tố chủ thể, ngôn ngữ, nội dung ký kết, rủi ro về pháp lý Những rủi ro đến từ chủthể như là công ty ma; không đủ tư cách pháp nhân; đối tác kinh doanh không có uytín, không đủ điều kiện về sức khỏe và pháp lý, khả năng tài chính yếu, phong tục tậpquán khác nhau, vị trí địa lý không thuận lợi Rủi ro ngôn ngữ là những rủi ro có sự

Trang 13

khác biệt về việc sử dụng từ ngữ khác, sai sót nhau gây hiểu lầm như từ tối nghĩa cónhiều nghĩa, hiểu không chính xác nội dung đàm phán, sai sót khi đánh máy Nhữngrủi ro pháp lý trong việc thực hiện hợp đồng đều để lại những hậu quả nặng nề, khókhắc phục, điều này không chỉ gây mất nhiều thời gian mà còn tốn kém nhiều côngsức Trong rủi ro pháp lý hay có những rủi ro như là danh mục hàng xuất khẩu bị thayđổi, thuế suất thay đổi hay các quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa thay đổi, haycác tiêu chuẩn khác như đo lường, đóng gói…thay đổi Những rủi ro trong thực hiệnhợp đồng vốn có là những rủi ro về thời hạn giao hàng; rủi ro trong vận chuyển, bốc

dỡ, tồn trữ; hay những rủi ro trong nghiệm thu

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thống kê: các số liệu thống kê được cho phépcác nhà quản trị rủi ro đánh giá xu hướng các tổn thất mà các tổ chức đã qua và sosánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác Số liệu cho phép phân tích các vấn đề nhưnguyên nhân, thời điểm, vị trí của tai nạn, đặc điểm của những tai nạn, đặc điểm củanhững tai nạn và tất cả các yếu tố hiểm họa Việc sử dụng thông tin này dự báo các chiphí của tổn thất bằng các hàm xu thế hay phương pháp khai triển tốt nhất giúp ích choviệc dự toán ngân sách cho chương trình

1.3 Kiểm soát rủi ro.

1.3.2 Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro

Tăng độ an toàn trong kinh doanh: Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chếđược những tổn thất xảy ra với con người và tài sản của doanh nghiệp, qua đó gópphần giảm chi phí họat động kinh doanh chung

Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Kiểm soát tốt rủi ro trong doanhnghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó tăng

vị thế và uy tín của mình trên thương trường

Trang 14

Tìm kiếm được những cơ hội và biến những cơ hội kinh doanh thành hiện thực:Trong quá trình kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận xử lý các tìnhhuống nên có thể đảo ngược tình thế, biến nguy cơ rủi ro thành cơ hội.

1.3.3 Phương pháp kiểm soát rủi ro

- Né tránh rủi ro (Avoidance):

Né tránh rủi ro là việc né tránh các hoạt động, con người, tài sản làm phát sinhtổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhândẫn tới tổn thất đã được thừa nhận

Biện pháp né tránh: Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra hay né tránhbằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro

- Ngăn ngừa tổn thất (Loss Prevention):

Ngăn ngừa tổn thất thất nhằm mục đích giảm bớt số lượng (tức giảm tần suất tổnthất) hoặc bằng cách giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra

Hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích đầu của chuỗi rủiro: thay thế hoặc sửa đổi: hiểm họa, môi trường nới mối nguy hiểm tồn tại, cơ chếtương tác

- Giảm thiểu tổn thất (Loss Reduction):

Là những biện pháp sau khi tổn thất xảy ra, nhằm mục đích giảm giá trị hư hạikhi tổn thất xảy ra (giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất) Thông thường giảm thiểutổn thất tập trung vào mắt xích thứ 3 trong Chuỗi rủi ro (sự tác động qua lại giữa mốihiểm họa và môi trường) Khi các biện pháp giảm thiểu tổn thất lại khi nó đang diễn

ra Mắt xích thứ 4 và thứ 5 được đề xướng sau khi tổn thất xuất hiện và nhà quản trị rủi

ro phải tối thiểu hóa các kết quả và hiệu quả của tổn thất

Một số giải pháp cụ thể:

 Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được: Nhà quản trị rủi ro có thể tối thiểuhóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn lại

 Sự chuyển nợ: lấy lại tiền bồi thường của bên thứ ba trong vụ kiện

 Kế hoạch giải quyết các hiểm họa: sự tiếp cận hợp nhất đối với sự giảmthiểu tổn thất thông qua việc kiểm soát những sự kiện khi nó xuất hiện

 Sự dự phòng (by George Head): là một phương pháp làm giảm thiểu tổnthất Sự dự phòng làm giảm hoặc loại trừ tổn thất gián tiếp vì tài sản dựphòng sẵn sàng được sủ dụng nếu tài sản nguyên thủy không sử dụng đượcnữa

Ngày đăng: 30/11/2018, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w