1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại chi cục thuế quận 7, thành phố hồ chí minh

85 507 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 125,03 KB

Nội dung

hội với quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở; đề ra một số giải pháp cơ bản nângcao chất lượng, phân tích các yếu tố tâm lý xã hội cần chú ý trong quá trình thựchiện QCDC ở cơ sở, chỉ ra các

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIỆT HÙNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIỆT HÙNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 7,

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các thông tin,

số liệu là khách quan và dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tế, các tài liệu đã được công bố và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và chưa được công bố.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.

TS Hồ Việt Hạnh, Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Triết học, cùng cán bộ, giảng viên của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện, nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình theo học chuyên ngành cao học Chính trị học tại Học viện.

Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Đảng ủy Chi cục Thuế Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Hà nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả Luận văn

Trần Việt Hùng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản 9

1.2. Nội dung và hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 12

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 17

1.4. Kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số địa phương trong cả nước 19

Kết luận chương 1 23

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CHI CỤC THUẾ QUẬN 7 24

2.1 Khái quát về Chi cục Thuế quận 24

2.2 Tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Chi cục thuế Quận 7 30

2.3 Nội dung thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận7 33

2.4 Hình thức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7 44

2.5 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục Thuế quận 7 49

2.6 Đánh giá việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục thuế Quận 7……… 54

2.7 Nguyên nhân của những hạn chế 57

Kết luận chương 2 57

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CHI CỤC THUẾ QUẬN 7 58

3.1 Định hướng của việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta 58

3.2 Giải pháp thúc đẩy thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7 58

Kết luận chương 3 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO .67 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình phân bố nhân sự ở Chi cục Thuế quận 7………28

Bảng 2.2 Trình độ học vấn của công chức ở Chi cục Thuế quận 7 30

Bảng 2.3 Mức độ công khai thông tin ở Chi cục Thuế quận 7 34

Bảng 2.4 Mức độ công khai các kế hoạch của cơ quan 36

Bảng 2.5 Nội dung thực hiện quyền tham gia ý kiến của công chức 39

Bảng 2.6 Tình hình thực hiện quyền giám sát của công chức Chi cục 43

Bảng 2.7 Hình thức tham gia ý kiến của công chức tại Chi cục 45

Bảng 2.8 Nhận thức của công chức về Ban Thanh tra nhân dân ở Chi cục 48

Bảng 2.9 Thực trạng năng lực thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Lãnh đạo và Đảng uỷ 50

Bảng 2.10 Mức độ hiểu biết về Quy chế dân chủ cơ sở của công chức ở Chi cục 53

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gắn với sự nghiệp cải cách hành chính, vấn đề dân chủ và phát huy dânchủ của người dân nói chung và của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máynhà nước nói riêng là nội dung quan trọng Quan trọng bởi một số lý do cơ bản

Thứ nhất, dân chủ là một trong những quyền lợi chính trị quan trọng của người

dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam Thứ hai, dân chủ là cách thức phát huy sức mạnh tập thể, thu hút ý kiến

đóng góp của người dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Đó là

cơ chế huy động trí tuê của người dân Thứ ba, dân chủ còn là cơ chế kiểm soát

lãnh đạo trong cơ quan, trong bộ máy nhà nước để tránh lạm quyền Nói cáchkhác dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội [5]

Xuất phát từ những lợi ích quan trọng trên của dân chủ mà nhà nước ta đã

có nhiều văn bản nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở Trong đó, có Nghị định71/1998/NĐ-CP, ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thựchiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và đến ngày 09/01/2015, Chínhphủ tiếp tục ban hành Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ tronghoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Nghịđịnh này được ban hành với mục tiêu là phát huy quyền làm chủ của cán bộ,công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơnvị; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc củanhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực vàtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả, đápứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; đồng thời, phòng ngừa, ngănchặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễunhân dân Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhànước và đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn

Trang 8

vị và dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổchức có liên quan

Nằm trong hệ thống ngành dọc quan trọng bậc nhất xét từ góc độ ngânsách nhà nước, Chi cục Thuế quận 7 trong thời gian qua đã không ngừng đónggóp vào việc duy trì ngân sách bền vững cho địa phương nói riêng và cho cảnước nói chung Chính vì vậy, cần thiết phải làm cho hoạt động của Chi cụcđược hiệu quả, trong sạch và lành mạnh Theo đó, vấn đề dân chủ cần đượcnghiên cứu và phát huy một cách thực sự ở Chi cục

Thế nhưng, ngược lại với tầm quan trọng của dân chủ là hiện thực dân chủquá “cầm chừng, không thực chất” ở Chi cục Thuế quận 7 đã làm ảnh hưởngkhông ít tới niềm say mê cống hiến của công chức Chi cục cũng như hiệu quảhoạt động, sự tham gia đóng góp ý kiến của cán bộ, công chức trong cơ quan.Quan trọng hơn cả là việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cụcchưa được quan tâm thỏa đáng

Về mặt nghiên cứu khoa học, đến nay, tuy có nhiều công trình nghiên cứu

về dân chủ cở sở, nhưng chưa có nghiên cứu nào về thực hiện quy chế dân chủ

cơ sở ở Chi cục Thuế quận 7 Nhiều vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến

tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục chưa được nghiên cứu mộtcách “tận tình” và thấu đáo

Xuất phát từ những lý do về tầm quan trọng của dân chủ, thực tiễn dânchủ cơ sở và nghiên cứu về dân chủ cơ sở ở Chi cục Thuế quận 7, tác giả lựa

chọn đề tài: “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu

Là một chủ đề được bàn luận rất sớm trong lịch sử loài người, có nhiềucông trình nghiên cứu về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Trước hết

Trang 9

là các công trình đề cập tới dân chủ nói chung Tác giả Phạm Văn Bính có xuấtbản “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh” [2] Ngoài ra, tác giả Hoàng Chí Bảo

có nghiên cứu về “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổimới” [1] Tác giả Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường có nghiên cứu “Xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” [21] Lê Minh Quận có nghiên cứu “Vềquá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia sự thật [33] Nguyễn Phú Trọng có nghiên cứu “Phát huy dânchủ, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [28]

Những tác phẩm tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn củaphương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, những yêu cầu đặt ra trong việc vận dụngphương pháp dân chủ Hồ Chí Minh để hoàn thiện phương pháp lãnh đạo dânchủ của Đảng về chính trị, cải cách bộ máy, hoàn thiện chức năng quản lý nhànước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển ý thứccông dân và năng lực thực hiện dân chủ XHCN của đội ngũ cán bộ… củng cốkhối liên minh công - nông - trí thức, tăng cường pháp chế, chống khuynhhướng dân chủ cực đoan

Ngoài ra còn có nhiều công trình phản ánh về dân chủ trên các lĩnh vực,địa bàn cụ thể Có thể kể ra như “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trongđiều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ thựctiễn của tỉnh Thái Bình” (2011) của Nguyễn Hồng Chuyên [3]; “Tâm lý xã hộitrong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” (2004) của Trần Ngọc Khuê

và Lê Kim Việt (chủ biên) [15] Hai nghiên cứu này tập trung phân tích cơ sở lýluận về dân chủ ở cấp xã và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; đánh giátình hình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình.Không những vậy, nghiên cứu còn xem xét các yếu tố tâm lý xã hội trong quátrình thực hiện QCDC ở cơ sở; phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý xã

Trang 10

hội với quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở; đề ra một số giải pháp cơ bản nângcao chất lượng, phân tích các yếu tố tâm lý xã hội cần chú ý trong quá trình thựchiện QCDC ở cơ sở, chỉ ra các yếu tố chủ yếu như vai trò gương mẫu của cán

bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền; về thực hiện nguyên tắc tậptrung dân chủ; về tâm lý xã hội nói chung; nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở;phong cách của người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở; mối quan hệ giữa nhu cầu vàlợi ích trong triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở; vấn đề xây dựng quy ước,hương ước; tác động của tâm lý làng xã; tâm lý của phụ nữ nông thôn; tâm lýcủa tôn giáo; những giải pháp thực hiện QCDC ở cơ sở

Các công trình liên quan trực tiếp đến chủ trương và thực hiện Quy chếdân chủ ở cơ sở có thể kể ra như sau Tác giả Phạm Ngọc Trâm có nghiên cứu

“Nhìn lại quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 1998 - 2012” [27].Nguyễn Hồng Chuyên có nghiên cứu “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xãphục vụ xây dựng nông thôn mới” Nguyễn Văn Phương có nghiên cứu “Hoạtđộng của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiệndân chủ ở cơ sở hiện nay” [22] Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về dânchủ cơ sở ở địa phương

Tuy nhiên, nhìn chung, những nghiên cứu trên chưa đề cập đến vấn đềthực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7 Nói cách khác, vấn đề

tổ chức thực hiện quy chế dân chủ chưa được quan tâm ở nhiều nghiên cứutrước đây

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn hướng tới việc tìm ra những giải pháp góp phần cải thiện tổchức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7 Để đạt được mụctiêu nghiên cứu này, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 11

Thứ nhất, Luận văn hệ thống hoá lý thuyết về thực hiện quy chế dân chủ

cơ sở như khái niệm dân chủ, dân chủ cơ sở, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở,nội dung, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy chế dân chủ cơsở

Thứ hai, Luận văn phân tích bài học kinh nghiệm ở một số địa phương

trong cả nước cụ thể là ở Hải Phòng và huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)

Thứ ba, Luận văn áp dụng khung lý thuyết đã được tổng hợp để khảo sát,

đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục Thuế quận 7

Thứ tư, Luận văn tìm kiếm những nguyên nhân làm cho việc tổ chức thực

hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục không được đảm bảo như mong muốn từ

đó đưa ra những giải pháp khắc phục

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là việc tổ chức thực hiện quy chế dân

chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Chi cục Thuế quận 7

- Phạm vi về thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát số liệu thứ cấp từtháng 12/2017 đến tháng 1/2018

- Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ tập trung vào việc thực hiện quy chếdân chủ cơ sở cụ thể là: nội dung, hình thức, và các yếu tố ảnh hưởng đến việcthực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiêncứu quan trọng là phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp và phươngpháp khảo sát bằng bảng câu hỏi

Trang 12

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Tác giả thu thập tài liệu thứ cấp là các nghiên cứu về quy chế dân chủ cơ

sở của một số tác giả được đăng tải trên tập chí, sách chuyên khảo, báo vàwebsite của một số tổ chức chính thống

5.2 Phương pháp khảo sát bằng câu hỏi

Phương pháp khảo sát bằng câu hỏi được tiến hành với 50 đối tượng làcông chức đang làm việc tại Chi cục Thuế quận 7 Số phiếu phát ra là 50 phiếu

Số phiếu thu về là 50 phiếu Số phiếu hợp lệ là 50 phiếu Mẫu được lựa chọntheo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện Toàn bộ dữ liệu được làm sạch và được

xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Phương pháp này được thực hiện theo 02cách:

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi:

Mỗi người sẽ được nhận một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ thực hiệnQuy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7 theo các mức độ khác nhau

- Khảo sát bằng trả lời các câu hỏi:

Để có thể hiểu rõ hơn một số vấn đề trong Luận án mà phương pháp địnhtính như khảo sát bằng bảng câu hỏi không làm được, tác giả sử dụng khảo sátbằng cách trả lời các câu hỏi để thu thập thông tin định tính nhằm tìm hiểu rõhơn năng lực tổ chức thực hiện của lãnh đạo cũng như những vấn đề khác liênquan đến tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở Chi cục Thuế quận 7 Mỗi người

sẽ nhận được các câu hỏi và ghi ý kiến cá nhân về những đánh giá liên quan đếnviệc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7

Trang 13

5.3 Phương pháp quan sát

Tác giả sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin Do đangcông tác trong Chi cục Thuế quận 7, tác giả dễ dàng quan sát để đánh giá việc ápdụng các hình thức dân chủ trong Chi cục

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiển của Luận văn

Trước hết, đề tài đóng góp về mặt lý luận Có thể nói rằng, nhiều công

trình nghiên cứu khoa học trước đây về dân chủ bàn rất sâu và rất hay khái niệmdân chủ, vai trò và đặc điểm của dân chủ Thế nhưng có rất ít nghiên cứu bàn vềkhía cạnh tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Với Luận văn này, tác giảgóp phần hình thành nên khung lý thuyết về thực hiện quy chế dân chủ Tác giảvay mượn từ lý thuyết thực hiện chính sách công

Về mặt thực tiễn, với Luận văn này, tác giả góp phần nhìn nhận, đánh giá

lại tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục Thuế quận 7 Tác giả hyvọng với những giải pháp đưa ra sẽ giúp việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ

cơ sở ở Chi cục được hiệu quả Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệutham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngànhchính trị học

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm ba phần Phần mở đầu trình bày lý do chọn đềtài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phươngpháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương sau:

Trang 14

Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.Chương 2: Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở Chi cục Thuế quận 7,thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện việc thực hiện quy chế dân chủ cơ

sở ở Chi cục Thuế quận 7

Trang 15

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

CƠ SỞ 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm dân chủ

Khái niệm dân chủ có lịch sử lâu đời và là một chủ đề nhận được rất nhiều

sự quan tâm của các nhà chính trị và học giả Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi ngônngữ viết được hình thành, một số học giả thời đó đã biết sử dụng khái niệm dânchủ với nghĩa “quyền phế truất của nhân dân” Nói cách khác đó là quyền bầu vảphế truất người cầm quyền của nhân dân Chính vì vậy mà khi bàn luận về kháiniệm dân chủ, một số học giả đi theo hướng phân tích nguồn gốc của ngữ nghĩa.Theo họ, dân chủ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, phiên âm theo tiếng Latinh là

“demokratia”, được ghép từ hai từ “demos” (nhân dân) và “kratos” (quyền lực)

Vì vậy, nghĩa gốc của thuật ngữ dân chủ được hiểu là quyền lực thuộc về nhândân [11, tr.150]

Và nội hàm này của khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn được giữ nguyên và

có phát triển thêm Trong thời hiện đại, khái niệm dân chủ được xem là một hìnhthức tổ chức nhà nước, một kiểu chế độ chính trị-xã hội, trong đó thừa nhận vềmặt pháp lý nhân dân là chủ thể của quyền lực quyền lực thuộc về nhân dân.Bên cạnh đó, còn là sự thừa nhận những quyền cơ bản của con người, trong đó

có quyền tự do và quyền bình đẳng

1.1.2 Khái niệm dân chủ cơ sở

Hiện nay khái niệm cơ sở được sử dụng khá rộng rãi ở nước ta, vớinhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau Ở cách tiếp cận thứ nhất, cơ sởđược hiểu là chính quyền cấp cơ sở- cấp gần nhân dân nhất Đó là chínhquyền cấp xã, phường và thị trấn Đây cũng là quan điểm về cơ sở được sửdụng trong các tiếp cận của Quy chế dân chủ cơ sở của Đảng, cơ sở đượchiểu theo nghĩa rộng bảo gồm: đơn vị địa phương bao gồm xã, phường, thị

Trang 16

trấn [9]

Cách tiếp cận thứ hai, rộng hơn, cơ sở không những bao gồm xã,phường, thị trấn mà còn bao gồm các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp(theo Nghị định 71/2008/NĐ-CP)[33]; doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn (theo Nghị định 07/1999/NĐ -CP [34],Nghị định 87/2007/NĐ- CP [35])

Trong quá trình thực thi quyền lực bao gồm quyền lực chính trị của Đảng

và quyền lực Nhà nước thì cấp cơ sở có vai trò quan trọng Cấp xã là cấp gần gũinhân dân nhất, là nền tảng của hành chính; cấp xã làm được thì mọi việc đềuxong xuôi Cấp cơ sở là nơi trực tiếp làm việc với nhân dân, trực tiếp đón nhận

và trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật củaĐảng, Nhà nước và cấp trên tại cơ sở [20]

Dân chủ cơ sở là việc mở rộng các quyền và bảo đảm cho quần chúngnhân dân tại địa phương, đơn vị thực hiện quyền làm chủ trong thực tiễn [29,tr.15] Quần chúng nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở có hai hình thức chủ yếu:

Một là, trực tiếp quyết định những công việc hệ trọng của đất nước, củađịa phương hoặc những vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích và cuộc sống củanhân dân, cơ quan Thực chất của dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân thựchiện quyền làm chủ của mình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí (qua ý kiến)nguyện vọng của mình đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền cơ

sở Ở nước ta hiện nay, có nhiều hình thức để quần chúng nhân dân thực hiệntrực tiếp như: trưng cầu ý dân; bầu và bãi miễn đại biểu cơ quan dân cử; bànbạc, thảo luận, tham gia quyết định, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các vấn đềphát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trật tự an ninh cơ sở, tố cáo, khiếu nại; xâydựng quy định quy ước tự quản Hình thức dân chủ trực tiếp là nội dung cơ bảncủa thực hiện dân chủ ở cơ sở [25]

Trang 17

Hai là, dân chủ gián tiếp Đây là hình thức quần chúng nhân dân thực hiệnquyền làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hộikhác Hình thức dân chủ này có những ưu điểm, nhất là trong điều kiện trình độdân trí của nhân dân còn thấp Tuy nhiên, thực hiện hình thức dân chủ gián tiếp

ở cơ sở nói riêng và phạm vi cả nước có hạn chế ở tình trạng biến dạng quyềnlực (Trần Thuỳ Dương, 2015)

1.1.3 Khái niệm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Từ khái niệm dân chủ cơ sở nói trên, có thể suy ra khái niệm thực hiệnquy chế dân chủ cơ sở Theo đó, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được giải thíchnhư sau:

Trước hết, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là một tập hợp các hành động

có tổ chức và có hướng đích để đưa quy chế dân chủ cơ sở vào thực tế hoạt độngcủa tổ chức, đơn vị và địa phương Hiện nay, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ

sở được thực hiện ở ba loại hình: xã, phường, thị trấn; cơ quan hành chính nhànước và đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn (Học viện Chính trị khu vực II, tr.172-173)

Thứ hai, thực hiện dân chủ đòi hỏi phải có lộ trình, kế hoạch, thường

xuyên và liên tục với mục tiêu là hướng tới mở rộng sự tham gia và tiếng nóicủa người dân và cán bộ, công chức ở từng đơn vị

Thứ ba, cần phải nhận thức rằng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là

góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức vàđơn vị Nó không những có ý nghĩa về mặt chính trị và còn có ý nghĩa về mặthoạt động của bộ máy nhà nước

Tóm lại, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là việc triển khai quy chế dân

chủ cơ sở vào từng địa phương, từng cơ quan, tổ chức để phát huy dân chủ cơ sở

Trang 18

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan và tổchức, đảm bảo quyền lợi chính trị thiết thực cho người dân và người lao động

1.2 Nội dung và hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

1.2.1 Nội dung thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Về mặt nội dung, thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là tổng hợp tất cả những hoạt độngnhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức được biết, được tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyếtđịnh và được giám sát, kiểm tra đối với những việc có liên quan theo quy địnhtại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, côngchức, viên chức trong thực hiện mục tiêu phát huy quyền làm chủ của cán bộ,công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơnvị; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc củanhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực vàtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả,đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; phòng ngừa, ngăn chặn vàchống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhândân [19]

Nội dung chứ nhất là thực hiện công khai thông tin để đảm bảo quyền

được biết của cán bộ, công chức Để thực hiện quyền được biết thì cơ quan, đơn

vị phải cung cấp thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, thông tin phải chânthực, kịp thời, công khai Có công khai thì mới có dân chủ, vì công khai là điềukiện để thực hiện quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức [7] Yếu tốcông khai đòi hỏi cơ quan, đơn vị phải thông báo cho cán bộ, công chức, viênchức một cách cụ thể về các mục tiêu, kế hoạch hành động, các chủ trương,đường lối, chính sách xây dựng, phát triển của cơ quan, đơn vị, trách nhiệm,quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với cơ quan, đơn vị

Trang 19

(Ngọ Văn Nhân, 2016) Về nội dung, quyền của cán bộ, công chức, viên chứcđược biết các công việc thuộc hoạt động của cơ quan, đơn vị được quy định tạiĐiều 7 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP Nghị định này, nội dung công khai baogồm [36]:

- Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quanđến công việc của cơ quan, đơn vị

- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, đơn vị

- Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sáchnhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơquan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm toán

- Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệtphái, từ chức, miễn nhiệm; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp,thay đổi vị trí làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức; đi công tácnước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loạicông chức, viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ,công chức, viên chức; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạmpháp luật của cơ quan, đơn vị

- Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã được kếtluận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quyđịnh của pháp luật

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơquan, đơn vị

- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị

- Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về những vấn

đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra lấy

Trang 20

ý kiến cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

- Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đếncông việc của cơ quan, đơn vị

Đây đều là những nội dung vừa có liên quan trực tiếp, thiết thực đến hoạtđộng của cơ quan, đơn vị; vừa trực tiếp giúp cho mỗi cán bộ, công chức, viênchức có thể chủ động thực hiện tốt công việc chuyên môn, nghiệp vụ được giao.Việc công khai những nội dung này chính là tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ,công chức, viên chức nắm vững và chủ động sử dụng quyền được biết, phát huyquyền làm chủ của mình trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động của

cơ quan, đơn vị

Nội dung thứ hai, là thực hiện quyền tham gia ý kiến của cán bộ, công chức

Quyền được tham gia ý kiến là đòi hỏi tất yếu khi cán bộ, công chức, viênchức đã được cung cấp thông tin một cách công khai Việc cán bộ, công chức,viên chức trao đổi, bàn bạc, thảo luận về những thông tin mà họ tiếp nhận được

là một khâu rất quan trọng để thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan,đơn vị nhằm nâng cao tỷ trọng các ý kiến hợp lý, giúp người đứng đầu cơ quan,đơn vị đưa ra quyết định đúng đắn Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận,thậm chí cọ xát, va đập các ý kiến với nhau thì không thể có quan điểm chungđược mọi người chia sẻ, tán thành và ủng hộ Quá trình cán bộ, công chức, viênchức tham gia ý kiến, bàn luận các thông tin được cung cấp cho phép lưu lại vànhấn mạnh được những yếu tố cơ bản, quan trọng; lược bớt những yếu tố khôngquan trọng, không cần thiết, tạo nên ý kiến, quan điểm chung, sự đồng thuậntrong cơ quan, đơn vị Sự đồng thuận lại là nền tảng cho hoạt động của cơ quan,đơn vị đạt được chất lượng, hiệu quả cao Quyền của cán bộ, công chức, viênchức được tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định được

Trang 21

quy định tại Điều 9 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP Các nội dung này khôngnhằm mục tiêu nào khác ngoài bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơquan, đơn vị; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, côngchức, viên chức nên cần được thực hiện một cách dân chủ bằng cách lấy ý kiếncủa cán bộ, công chức, viên chức Đó không những là quyền mà còn là tráchnhiệm của công chức [13] Theo quy định, những việc cán bộ, công chức, viênchức tham gia ý kiến:

- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhànước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị

- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị

- Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị

- Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị

- Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền

hà, sách nhiễu nhân dân

- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức

- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán

bộ, công chức, viên chức

- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị

Nội dung thứ ba là thực hiện quyền giám sát của cán bộ, công chức.

Trong nội bộ cơ quan, đơn vị, quyền giám sát, kiểm tra thường gắn liền với việccán bộ, công chức, viên chức theo dõi xem hoạt động của cơ quan, đơn vị cóphù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và sự phân công, phân cấp trongnội bộ cơ quan, đơn vị; quan sát, nhận xét, đánh giá việc thực hiện trên thực tế

Trang 22

chức năng, nhiệm vụ được giao; kiểm tra kết quả, đánh giá hiệu quả thực tế củacác hoạt động theo kế hoạch đặt ra; việc bảo đảm sự tuân thủ, chấp hành phápluật, kỷ luật trong hoạt động của cơ quan, đơn vị [12].

Theo Điều 11 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức

có quyền giám sát, kiểm tra đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước; việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độquản lý và sử dụng tài sản; thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; thựchiện các chế độ, chính sách bảo đảm quyền và lợi ích của cán bộ, công chức,viên chức; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị

1.2.2 Hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, có ba hình thức cơ bản:

Thứ nhất là hình thức niêm yết công khai, có thể niêm yết tại cơ quan, đơnvị; thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị…hoặc đăng trên trang thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị (khoản 1 Điều 8) Thờihạn công khai được quy định chậm nhất là 03 ngày làm việc, trường hợp đặcbiệt không quá 05 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành hoặc kể từ ngày nhậnđược văn bản của cơ quan, đơn vị cấp trên, trừ những tài liệu mật theo quy địnhcủa pháp luật

Thứ hai là về hình thức tham gia ý kiến với một trong ba hình thức Thamgia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị; thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của

cơ quan, đơn vị; phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ,công chức, viên chức tham gia ý kiến (Điều 10)

Thứ ba là hình thức kiểm tra, giám sát, cơ quan, đơn vị tổ chức để cán bộ,

công chức, viên chức giám sát, kiểm tra thông qua ba hình thức sau: Thông quahoạt động của ban thanh tra nhân dân; thông qua kiểm điểm công tác, tự phê

Trang 23

bình và phê bình; thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan,đơn vị (Điều 12) Đây đều là những phương thức, cơ chế, diễn đàn để cán bộ,công chức, viên chức thực hiện có hiệu quả quyền giám sát, kiểm tra của mìnhđối với hoạt động của cơ quan, đơn vị, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướngmắc, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷcương, tăng cường pháp chế trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhưnăng lực tổ chức thực hiện của lãnh đạo và tổ chức Đảng ở cơ quan; và trình độnhận thức cán bộ, công chức trong cơ quan [10]

1.3.1 Năng lực tổ chức thực hiện của lãnh đạo và tổ chức Đảng ở cơ quan

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí vềdân chủ cơ sở của nhà nước thành hiện thực ở cơ quan, tổ chức và chính quyềnđịa phương Chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở phụ thuộcnhiều vào năng lực tổ chức thực thi của cơ quan

Năng lực thực hiện quy chế dân chủ cơ sở bao gồm một số yếu tố cấuthành: (1) năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; (2) năng lực phổbiến, tuyên truyền; (3) năng lực phân công, phối hợp thực hiện; (4) và năng lựcduy trì [26]

Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện là kiến thức, hiểu biếtchuyên môn, kỹ năng tác nghiệp và tinh thần, thái độ, trách nhiệm của cơ quanthực thi trong xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ vốn là cơ sở, làcông cụ quan trọng triển khai để đưa quy chế dân chủ cơ sở vào thực tiễn cuộcsống Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được thểhiện, được đo bằng độ chính xác, tính khả thi của bản kế hoạch

Trang 24

Năng lực phổ biến, tuyên truyền quy chế dân chủ cơ sở là kiến thức hiểubiết về quy chế và các kỹ năng, giải pháp phổ biến, tuyên truyền về quy chế của

cơ quan thực hiện

Năng lực phân công, phối hợp thực hiện quy chế là khả năng tổ chức điềuhành thực hiện quy chế một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý Đó là việc phâncông trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiệnquy chế; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân,

tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện quy chế

Năng lực duy trì quy chế dân chủ cơ sở là khả năng, kiến thức, kỹ năngcủa cơ quan thực hiện quy chế dân chủ trong tham mưu đề xuất các giải pháp,biện pháp bảo đảm cho quy chế được duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trongmôi trường thực tế

Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế được biểuhiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việctheo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện quy chế Ngoài ra, đó còn là kỹ năng thuthập, cập nhập đầy đủ các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh

về quá trình triển khai và kết quả thực hiện quy chế từ các cơ quan, tổ chức hữuquan, đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách và của người dân

1.3.2 Trình độ nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan

Một trong những chủ thể quan trọng khác tham gia vào quá trình tổ chứcthực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị là cán bộ, công chức, viênchức trong đơn vị đó Nhóm chủ thể này giữ vị trí vừa là đối tượng thực hiện,vừa là đối tượng tham gia tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao Nói cách khác, chủ thể này giữ vai trò kép trong quá trình thực hiện quy

Trang 25

chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị Cho nên trình độ nhận thức của họ chi phối rấtlớn đến quá trình tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan [26] Sự tácđộng này thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất là mức độ hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức về quy chế

dân chủ cơ sở có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy chế này Đó chính làhiểu biết và nắm được những nội dung trong quy chế dân chủ cơ sở Là mức độnắm vững những quyền và nghĩa vụ của họ được ghi nhận trong quy chế dânchủ cơ sở

Thứ hai là khả năng phản ánh, góp ý và đấu tranh trong cơ quan để quy

chế dân chủ cơ sở được thực hiện một cách bài bản, đúng với những quy định vềthực hiện quy chế dân chủ mà Đảng và nhà nước đã đưa ra Đó còn là khả nănglên án những hành động đi ngược với quy chế dân chủ cơ sở

1.4 Kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số địa phương trong cả nước

1.4.1 Kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Hải Phòng

Ở Hải Phòng, quyền làm chủ của nhân dân đã được cụ thể hóa thànhphương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Trước hết, Lãnh đạo của Tp Hải Phòng chủ động bám sát vào việc triển

khai những văn bản của Trung ương về Quy chế dân chủ như: Chỉ thị số CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở [30] và Chỉ thị số 22/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ [32];các Nghị định số 29, 79, 71, 07 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ cơ

30-sở

Thứ hai, Ban Thường vụ thành ủy Hải Phòng giữ vai trò chủ chốt và quyết

định trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở bằng những hành động

cụ thể Nhận thấy tính cấp thiết của việc tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở và tuân

Trang 26

thủ nghiêm túc quy định của cấp trên, Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòngnhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Ban Chỉđạo không những thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo tỉnh về việc thực hiện Quychế dân chủ mà còn là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong quá trình thực hiệnQuy chế này Về mặt thể chế, để đảm bảo cơ sở và hành lang pháp lý cho hoạtđộng của Ban, Lãnh đạo tỉnh tiếp tục ban hành Quy chế làm việc; phân côngnhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo Song song với quá trình này là việcthành lập và phân công nhiệm vụ cho các tổ công tác Quy chế cơ sở của thànhphố Ở địa phương, lộ trình này cũng được thực hiện một cách hết sức quyết liệt.223/223 xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dânchủ và xây dựng được quy chế hoạt động của cấp mình; có sự phân công cácthành viên Uỷ ban nhân dân, cán bộ, công chức phụ trách các lĩnh vực cũng nhưtừng địa bàn dân cư; xây dựng quy định về thực hiện dân chủ, kế hoạch thựchiện dân chủ hàng năm của địa phương theo đúng yêu cầu của thành phố [6].

Thứ ba, đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ thường xuyên củng cố, kiện toàn,đặc biệt là bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động và phân công trách nhiệmtừng thành viên trong Ban chỉ đạo phù hợp với từng thời kỳ và yêu cầu của việcthực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở Phát huy có hiệu quả vai trò của các tổcông tác, nhất là các đồng chí tổ trưởng ở 4 tổ công tác: xây dựng và thực hiệnQuy chế dân chủ ở cấp xã (Giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng); ở cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công; ở doanh nghiệp; ở lực lượng vũ trang đểgiúp Ban chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Quy chế dân ở các loại hình cơ sở

Thứ tư, vai trò của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng cũng đượcphát huy trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Uỷ ban nhân dânthành phố Hải Phòng đã tổ chức quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị định vềthực hiện dân chủ tới cán bộ chủ chốt toàn thành phố Có lẽ hành động quantrọng nhất thể hiện sự quyết tâm của Lãnh đạo thành phố Hải Phòng là ban hành

Trang 27

bộ Quy chế dân chủ tạm thời ở 4 loại hình cơ sở bắt đầu thực hiện từ tháng4/1998 và chỉ đạo thực hiện thí điểm tại 34 đơn vị; đồng thời giao nhiệm vụ cụthể cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai, thực hiện.Thành phố xác định trong điểm cần thực hiện tố vấn đề dân chủ cơ sở là nhữnglĩnh vực đang có nhiều bức xúc trong nhân dân Theo đó, Lãnh đạo Thành phốtập trung ban hành Quyết định thực hiện một số biện pháp ngăn chặn tiến tớichấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức cơ quanhành chính nhà nước thành phố Lĩnh vực giải phóng mặt bằng trong thu hồi đấtcũng được xem là một lĩnh vực chốt yếu Cho nên Lãnh đạo tỉnh đã ban hànhQuy định về thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nướcthu hồi đất

Những hành động quan trọng khác là các kế hoạch cả ngắn hạn và dài hạntrong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Đó là kế hoạch về thực hiện “NămDân vận chính quyền” năm 2009-2010

Thứ năm, Lãnh đạo Thành phố thực hiện lồng ghép việc thực hiện Quy

chế dân chủ cơ sở với thực hiện cải cách hành chính ở xã, phường, thị trấn Nhờ

sự lồng ghép một cách khéo léo và quyết liệt này mà trong 3 năm liền 2008)

(2006-Thứ sáu, đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùngcấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện có nề nếp việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cácchức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;đồng thời thường xuyên tạo điều kiện cho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.Qua khảo sát, đánh giá có 162/223 Ban thanh tra nhân dân hoạt

Thứ bảy thực hiện nghiêm túc đại hội, hội nghị cán bộ, công chức, viênchức Bởi đây là hình thức dân chủ trực tiếp của cán bộ, công nhân, viên chức vàngười lao động được tổ chức hàng năm trong các cơ quan, đơn vị Thông qua

Trang 28

hội nghị, cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động được tham gia đónggóp xây dựng các quy chế, quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở như: quy chếchi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản cơ quan, quy chế thi đua khenthưởng, thỏa ước lao động tập thể, quy định chức trách, nhiệm vụ của cán bộ,công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Với những quyết tâm về ý chí chính trị, kiên trì và quyết liệt trong hànhđộng, sau 11 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và hơn 2 năm thực hiệnPháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, thành phố Hải Phòng đã đảmbảo cho người dân có điều kiện tham gia trực tiếp vào công tác xây dựng Đảng,chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thắt chặt mốiquan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân, góp phần phát triển cácmặt kinh tế, xã hội, chính trị ở địa phương (Đinh Thành Công, 2010)

1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có những bước đi hết sức chắc chắntrong việc thực hiện Quy chế dân chủ Căn cứ Chỉ thị 30 ngày 18/02/1998 của

Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban Thường vụHuyện ủy Bình Sơn đã thành lập Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở ở huyện.Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ tích cực và chủ động thể hiện vai trò chủ đạo củamình thông qua việc ban hành 94 văn bản chỉ đạo về thực hiện Quy chế dân chủ

ở cơ sở

Quá trình tổ chức thực hiện cơ sở ở Huyện Bình Sơn được tiến hành hếtsức bài bản, chủ động và có kế hoạch với những bước đi vững chắc Trước hếtlãnh đạo Huyện tiến hành lựa chọn 02 xã làm thí điểm để rút ra những bài họckinh nghiệm kịp thời và có giá trị Không những vậy, công tác học tập và bồidưỡng về Quy chế dân chủ cho cơ sở cũng được chú trọng Tất cả các cơ quan

Trang 29

hành chính, đơn vị sự nghiệp và 25 xã, thị trấn trong huyện đã triển khai học tậpQuy chế dân chủ cơ sở cho nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, xây dựngđược quy chế thực hiện dân chủ và 108 thôn, tổ dân phố đã xây dựng và thựchiện hương ước, quy ước (Hoàng Giang, 2017)

Thành công trong tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở còn do khảnăng lồng ghép, kết hợp với các chương trình, hoạt động của cơ sở như gắn chặtvới việc thực hiện Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: “Một sốvấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và các phong trào thi đua “Dânvận khéo”, “ Xây dựng nông thôn mới” v.v

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân chủ

cơ sở như: Khái niệm dân chủ cơ sở, nội dung thực hiện dân chủ cơ sở, các yếu

tố ảnh hưởng đến thực hiện dân chủ cơ sở… Đây là những vấn đề quan trọng đểtác giả luận văn làm sáng tỏ các vấn đề được đề cập ở chương 2 và chương 3

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

TẠi CHI CỤC THUẾ QUẬN 7 2.1 Khái quát về Chi cục Thuế quận 7

Tính đến 31/12/2017, Chi cục Thuế quận 7 quản lý 10.750 doanh nghiệp,12.360 hộ kinh doanh Trong năm 2017, Chi cục tiếp tục thực hiện các biện phápcải cách hành chính với mục tiêu giảm thời gian, giảm chi phí làm thủ tục kêkhai, nộp thuế… là các yếu tố tạo niềm tin cho doanh nghiệp đầu tư sản xuấtkinh doanh trên địa bàn Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít khó khăn như: sảnxuất kinh doanh chưa chuyển biến tích cực ở một số ngành nghề; tình trạng ùntắc giao thông, ngập vẫn còn tiếp diễn nhiều hơn; … đã phần nào làm hạn chếmôi trường đầu tư, thành lập doanh nghiệp trên địa bàn

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục Thuế thành phố Hồ ChíMinh, Ủy ban nhân dân quận 7, sự phối hợp của Ủy ban nhân dân 10 Phường,

sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinhdoanh, cùng với tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và công chức Chi cụcThuế tập trung triển khai nhiệm vụ và các biện pháp tăng cường hỗ trợ Ngườinộp thuế, công tác quản lý thuế, kết quả thu trong năm 2017 đạt được 3.866 tỷđồng, đạt 111,86% dự toán pháp lệnh

2.1.1 Về chức năng, nhiệm vụ

Theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng

Tổng cục Thuế quy định về Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục

Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chicục Thuế thì Chi cục Thuế quận 7 là tổ chức trực thuộc Cục Thuế thành phố HồChí Minh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, cáckhoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm

Trang 31

vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn quận 7 theo quy định của pháp luật Cụthể:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật

về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn quận 7;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phântích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với Quận ủy, Ủy ban nhân dânquận về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tácquản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liênquan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chínhsách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụnộp thuế theo đúng quy định của pháp luật

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh những vấn

đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, cácquy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đềvượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộcphạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơkhai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền

phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo

qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ củangành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vàongân sách nhà nước

Trang 32

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thôngtin về người nộp thuế trên địa bàn quận 7;

- Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế,nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với ngườinộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩmquyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm,hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thutiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổchức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ chocông tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cánhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thựchiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên cácphương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của ngườinộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theoquy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việcthực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế;lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ

Trang 33

đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân quận và các cơ quan

có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếunại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuếthuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định củapháp luật

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩmquyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định củaLuật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chấtlượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế

và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiệnchính sách, pháp luật về thuế

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệthông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế

- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và củangành thuế

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuếtheo quy định của pháp luật và của ngành

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

Trang 34

2.1.2 Về tổ chức:

Do Chi cục Thuế quận 7 thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trởlên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanhnghiệp, nên cơ cấu bộ máy gồm 13 Đội:

1 Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ

2 Đội Kiểm tra nội bộ

3 Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

4 Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế

5 Đội Quản lý Ấn chỉ

6 Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học

7 Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế

8 Đội Kiểm tra thuế số 1

9 Đội Kiểm tra thuế số 2

10 Đội Kiểm tra thuế số 3

11 Đội Trước bạ và Thu khác

12.Đội Thuế Liên phường 1

13 Đội thuế Liên phường 2

2.1.3 Tình hình nhân sự ở Chi cục Thuế quận 7

Tổng số công chức ở Chi cục Thuế Quận 7 tính đến ngày 31/12/2017 là

130 người

Về cơ cấu tổ chức được thể hiện ở Bảng sau:

Trang 35

Bảng 2.1 Tình hình phân bố nhân sự ở Chi cục Thuế quận 7

Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ 15

Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán 4

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp

(Nguồn: Báo cáo của đơn vị)

Qua Bảng số liệu trên, cho thấy số công chức thuộc các đội Kiểm tra thuế,Trước bạ và thu khác, Liên phường được phân công nhiệm vụ quản lý, kiểm tra,đôn đốc nộp thuế tuy chỉ có 62 người, chiềm 47,69% tổng số công chức toàn chicục nhưng trực tiếp đem lại 98,78% số thu ngân sách nhà nước trong năm 2017(3.819 tỷ/3.866 tỷ)

Trình độ học vấn của công chức Chi cục Thuế quận 7 được thể hiện ởBảng sau:

Trang 36

Bảng 2.2 Trình độ học vấn của công chức ở Chi cục Thuế quận 7

(Nguồn: Báo cáo của đơn vị)

Nhìn vào Bảng số liệu trên, có thể thấy trình độ học vấn của đội ngũ côngchức ở Chi cục tương đối cao vì đa phần có trình độ đại học, đủ tiêu chuẩn để bốtrí vào vị trí công tác phù hợp Trình độ cao đẳng, trung cấp tuy có nhưng chiếmmột số lượng không đáng kể (chỉ 10 người) và được phân bổ vào những vị tríthuộc đội Hành chính (như văn thư, lái xe, nhập văn bản…) chứ không ở nhữngđội thuế khai thác số thu trực tiếp

Đảng bộ Chi cục Thuế quận 7 có 63 đảng viên Về trình độ lý luận chínhtrị; 4 công chức có trình độ cao cấp chính trị; 21 công chức có trình độ trung cấpchính trị và 38 công chức có trình độ sơ cấp chính trị Tuy số công chức có trình

độ sơ cấp lý luận chính trị chiếm đa số nhưng sự chênh lệnh giữa hai nhóm trình

độ lý luận còn lại cũng không nhiều trong tổng số Đảng viên mà Chi cục Thuếquận 7 đang có

2.2 Tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7

2.2.1 Tình hình chỉ đạo thực thiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7

Trong công tác chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuếquận 7, Đảng ủy và lãnh đạo cơ quan giữa vai trò cốt lõi Đảng uỷ và lãnh đạo

Trang 37

Chi cục là những chủ thể trực tiếp chỉ đạo thực hiện Quy chế này Bởi họ luônxác định thực hiện tốt Quy chế dân chủ là phát huy quyền làm chủ của cán bộ,công chức nhằm góp phần xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh.

Hoạt động chỉ đạo của Đảng uỷ và lãnh đạo Chi cục được thể hiện thườngxuyên và liên tục thông qua nhiều hình thức Trước hết là tập trung soạn thảo vàthông qua những văn bản mang tính cốt lõi như quy chế nội bộ, nội quy làm việccủa Chi cục Tiếp theo, lãnh đạo và Đảng uỷ tổ chức tuyên truyền cho cán bộ,công chức của Chi cục hiểu về Quy chế dân chủ cơ sở Về mặt tổ chức, Đảng uỷ

và lãnh đạo xúc tiến, phối hợp với Công đoàn của cơ quan để thành lập Banthanh tra nhân dân góp phần thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan

Đảng ủy đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triểnkhai có hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ sở Đảng uỷ và lãnhđạo luôn gắn nhiệm vụ thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở với triển khai thực hiệnnghị quyết Đại hội Đảng Đảng uỷ và lãnh đạo Chi cục quyết tâm đưa việc thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ sở vào chương trình hành động thực hiện côngtác dân vận toàn khóa và hàng năm của cấp ủy Đảng uỷ và lãnh đạo thườngxuyên chỉ đạo các bộ phận trong đơn vị không ngừng cụ thể hóa nội dung củaNghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạtđộng cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập gắn vàohoạt động chuyên môn từng phòng nghiệp vị; trong đó, tập trung phát huy quyềnlàm chủ của cán bộ, đảng viên, công chức và nâng cao trách nhiệm của ngườiđứng đầu đơn vị

Ngoài ra trong các cuộc họp, Đảng uỷ và lãnh đạo thường xuyên nhắc nhởđến việc triển khai, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục

Những hoạt động cụ thể như trên cho thấy vai trò chỉ đạo tổ chức thựchiện của Đảng uỷ và lãnh đạo Chi cục thực sự là một lực đẩy quan trọng cho

Trang 38

việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong Chi cục

2.2.2 Tình hình triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận 7

Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuếquận 7 được bắt đầu bằng việc thành lập Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sởtại Chi cục Thuế với sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉđạo Có thể nói, việc thành lập Ban chỉ đạo này là một bước đi quan trọng vềmặt tổ chức giúp cho quá trình thực hiện Quy chế dân chủ có điều kiện để đi vàothực tế

Trên cơ sở những văn bản của Đảng bộ Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minhnhằm cụ thể hóa nội dung thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chínhphủ, Đảng uỷ và lãnh đạo Chi cục Thuế quận 7 đã triển khai kế hoạch hành động

cụ thể bám sát tình hình thực tế của đơn vị mình Cụ thể là xây dựng, triển khaithực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm về thực hiện Quy chếdân chủ ở cơ sở

Tiếp theo đó, Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục xác địnhnhững nội dung trọng tâm cần thực hiện Xuất phát từ đặc thù của ngành thuế,Ban Chỉ đạo xác định nội dung trong tâm của việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ

sở là công khai kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả chủ trương, chính sách và phápluật của nhà nước liên quan trực tiếp đến ngành đến thuế tới toàn bộ công chứccủa Chi cục Nói cách khác, việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở dặc biệt quantâm đến những văn bản, chính sách có liên quan đến công tác chuyên môn đều

có phân tích sâu để cán bộ công chức nắm vững và thực hiện tốt Việc xác địnhtrọng tâm này là do công chức ngành thuế phải thường xuyên tiếp xúc với rấtnhiều văn bản, không những vậy, những văn bản này lại thường xuyên thay đổi,điều chỉnh, bổ sung

Trang 39

Đảng uỷ, lãnh đạo và Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ của Chi cục tổ chức,tiến hành lồng ghép việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở với các chương trìnhhành động khác như cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh”, cũng như phong trào thi đua khen thưởng trong cơquan.

Bên cạnh đó, Đảng uỷ và lãnh đạo cơ quan kết hợp chặt chẽ với đoàn thểnhư Công đoàn cơ quan, Chi Đoàn Thanh niên Cộng sản của đơn vị để phối hợp

tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở làm cho việc thực hiện Quy chế nàytrong Chi cục trở thành một hoạt động xuyên suốt, một phong trào sôi động vàhiệu quả đến mọi thành viên trong tổ chức Bởi nhờ có các đoàn thể mà Chi cục

có thể quan tâm giải quyết tốt hơn các vấn đề có liên quan đến đời sống, tâm tư,nguyện vọng của cán bộ công chức; đồng thời phát huy tốt tinh thần trách nhiệmcủa mình trong việc thực hiện Quy chế dân chủ của hệ thống chính trị, có ý thứcxây dựng khối đoàn kết thống nhất nội bộ, phát huy quyền làm chủ trong việcxây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh

Một hoạt động triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Chi cục Thuếquận 7 là thực hiện định kỳ hàng năm kiểm tra đầy đủ, kịp thời tình hình, kếtquả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại đơn vị Tận dụng và sử dụng linh hoạtcác hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở mà nhà nước quy định để đảmbảo các nội dung về dân chủ cơ sở được thực hiện nghiêm túc

2.3 Nội dung thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Chi cục Thuế quận7

2.3.1 Thực hiện công khai thông tin để đảm bảo quyền được biết của công chức

Nội dung chứ nhất là thực hiện công khai thông tin để đảm bảo quyền

được biết của cán bộ, công chức Để đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ

sở tại Chi cục Thuế quận 7, tác giả luận văn tiến hành khảo sát đối tượng là công

Trang 40

chức đang làm việc ở Chi cục với những câu hỏi được đánh giá theo thang đo

gồm 4 mức: rất tốt, tốt, không tốt và rất không tốt Kết quả thể hiện ở Bảng dưới

đây:

Bảng 2.3 Mức độ công khai thông tin ở Chi cục thuế Quận 7

Ngày đăng: 24/11/2018, 18:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Chí Bảo (2010), “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trongtiến trình đổi mới”
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
2. Phạm Văn Bính (2009), “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh”
Tác giả: Phạm Văn Bính
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2009
3. Nguyễn Hồng Chuyên (2011), “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ thực tiễn của tỉnh Thái Bình”, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấpxã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từthực tiễn của tỉnh Thái Bình”
Tác giả: Nguyễn Hồng Chuyên
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2011
4. Nguyễn Hồng Chuyên (2013), “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã phục vụ xây dựng nông thôn mới”, Nxb Tư pháp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấpxã phục vụ xây dựng nông thôn mới”
Tác giả: Nguyễn Hồng Chuyên
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2013
5. Phạm Hồng Chương (2014), “Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ”, Viện Hồ Chí Minh,http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=23&sitepageid=423#sthash.nSbIHT5c.dpbs Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của dân chủ”
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Năm: 2014
6. Đinh Thành Công (2010), “Kinh nghiệm của Hải Phòng trong việc triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (Số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm của Hải Phòng trong việc triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”
Tác giả: Đinh Thành Công
Năm: 2010
7. Trần Văn Duy (2016), “Công khai thông tin về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công khai thông tin về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước”
Tác giả: Trần Văn Duy
Năm: 2016
8. Huỳnh Dương (2015), “Gắn cải cách hành chính với quy chế dân chủ cơ sở”, http://baocamau.com.vn/chinh-tri/gan-cai-cach-hanh-chinh-voi-quy-che-dan-chu-co-so-35288.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gắn cải cách hành chính với quy chế dân chủ cơ sở”
Tác giả: Huỳnh Dương
Năm: 2015
9. Trần Thuỳ Dương (2015), “Một số vấn đề có tính lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở”,http://www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn/hoithaokhoahoc/mot-so-van-de-co-tinh-ly-luan-ve-dan-chu-va-thuc-hien-dan-chu-o-co-so.99.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề có tính lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở”
Tác giả: Trần Thuỳ Dương
Năm: 2015
10. Đỗ Văn Dương (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ cơ sở cấp xã ở Tây Nguyên”, Lý Luận Chính trị, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1890-nhung-yeu-to-anh-huong-den-viec-thuc-hien-dan-chu-co-so-cap-xa-o-tay-nguyen.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thựchiện dân chủ cơ sở cấp xã ở Tây Nguyên”
Tác giả: Đỗ Văn Dương
Năm: 2017
12. Hoàng Minh Hội (2014), “Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 42‐50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng pháp luật về giám sát của nhândân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiếnnghị”
Tác giả: Hoàng Minh Hội
Năm: 2014
13. Phạm Thị Hương (2016), “Bàn về một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay”, Bộ Tư pháp.http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=1917 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về một số vấn đề về trách nhiệm côngvụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay”
Tác giả: Phạm Thị Hương
Năm: 2016
14. Lê Minh Hường (2017), “Một số vấn đề về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”, http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/37752/Mot_so_van_de_ve_thuc_hien_dan_chu_trong_hoat_dong_cua_co_quan_hanh_chinh_nha_nuoc_va_don_vi_su_nghiep Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về thực hiện dân chủ tronghoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”
Tác giả: Lê Minh Hường
Năm: 2017
15. Trần Ngọc Khuê và Lê Kim Việt (chủ biên) (2004) “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý xã hộitrong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia HồChí Minh
16. Hương Ly (2017), “Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố”, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/886275/gan-viec-thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-co-so-voi-cac-nhiem-vu-trong-tam-cua-thanh-pho Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vớicác nhiệm vụ trọng tâm của thành phố”
Tác giả: Hương Ly
Năm: 2017
17. Ánh Minh (2017), “Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ”, http://dbnd.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=286&Group=24&NID=3430&nang-cao-chat-luong-tu-phe-binh-va-phe-binh-trong-sinh-hoat-chi-bo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ”
Tác giả: Ánh Minh
Năm: 2017
19. Ngọ Văn Nhân (2016), “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp Chí Dân chủ và Pháp luật, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập”
Tác giả: Ngọ Văn Nhân
Năm: 2016
20. Nguyễn Thị Phương (2016), “Vai trò của chính quyền xã đối với quản lý phát triển xã hội”, Tạp chí Tổ chức nhà nước,http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/34672/Vai_tro_cua_chinh_quyen_xa_doi_voi_quan_ly_phat_trien_xa_hoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vai trò của chính quyền xã đối với quản lý phát triển xã hội”
Tác giả: Nguyễn Thị Phương
Năm: 2016
21. Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (1992), “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nền dânchủ xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1992
22. Nguyễn Văn Phương (2014) “Hoạt động của Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay”, Luận án Tiến sĩ khoa học Chính trị bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động của Mặt trận tổ quốc xã,phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w