0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TPC (Trang 67 -67 )

II. Đại diện bên cho thuê

2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng để quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vi tổ đội sản xuất, công trường xây dựng. Những khoản chi phí này không trực tiếp tham gia cấu thành sản phẩm xây lắp nhưng đóng một vai trò rất quan trọng giúp hoạt động sản xuất diễn ra bình thường. Kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung để hạch toán. Tài khoản này được mở cho từng công trình, phản ánh các chi phí của đội, công trường xây dựng bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý công trường, kỹ sư công trường; các khoản BHXH, BHYT, BHTN Công ty đóng cho nhân viên quản lý công trình thuộc biên chế Công ty; chi phí nhiên liệu dùng cho hoạt động xây lắp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng sử dụng trong đội. Đối với những chi phí chung phát sinh ở đội thi công nhiều công trình một lúc thì thực hiện phân bổ theo tiêu thức tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Sau khi kế toán tại công trường tập hợp các chứng từ liên quan và gửi lên thì kế toán tại Công ty sẽ tiến hành kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ của bộ chứng từ để nhập số liệu vào máy tính. Phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 627.

a. Tiền lương nhân viên quản lý và kỹ sư công trường

Chi phí này bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định đối với công nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương theo quy định đối với công nhân trực tiếp. Nhân viên quản lý đội gồm có chủ nhiệm công trình, giám sát kỹ thuật, kế toán công trình, kỹ sư, bảo vệ.

Đối với tiền lương của nhân viên quản lý, kế toán dựa vào lương cơ bản, các khoản phụ cấp để lập bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên công trình theo kỳ hàng tháng.

Đối với các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý công trình, kế toán sẽ căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên quản lý và bảng tổng hợp lương công nhân viên chức để lập bản phân bổ tiền lương và bảng các khoản trích theo lương.

Công thức tính tổng lương của nhân viên trong biên chế Công ty:

Tổng lƣơng =

Lƣơng cơ bản x Số công làm việc

+ Phụ cấp Ngày công

Trong đó:

- Lương cơ bản của nhân quản lý được xác định dựa theo quy chế Công ty đề ra. - Ngày công hàng tháng được tính theo công thức:

Ngày công = Tổng số ngày trong tháng - Tổng số ngày thứ 7, chủ nhật trong tháng - Ngày lễ (Nếu có) - Các khoản phụ cấp gồm phụ cấp cố định, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên và phụ cấp thu hút. Việc xác định lương cơ bản và các khoản phụ cấp được hướng dẫn cụ thể trong quy chế tiền lương và chế độ đối với người lao động của Công ty.

Công thức tính lương thực lĩnh của nhân viên trong biên chế Công ty:

Thực lĩnh =

Tổng lƣơng -

Các khoản giảm trừ tính trên lƣơng cơ bản -

Thuế thu nhập cá nhân (Nếu có)

Các khoản trích theo lương như BHYT, BHTN, BHXH được trích theo quy định của nhà nước.

- Bảo hiểm xã hội: Công ty sẽ phải tính vào chi phí là 16,5% lương cơ bản của công nhân, người lao động sẽ đóng là 7% mức lương cơ bản.

- Bảo hiểm y tế: Công ty sẽ phải tính vào chi phí là 2,5% lương cơ bản của công nhân, người lao động sẽ đóng là 1,5% mức lương cơ bản.

- Bảo hiểm thất nghiệp: Công ty sẽ phải tính vào chi phí là 2% lương cơ bản của công nhân, người lao động sẽ đóng là 1% mức lương cơ bản.

Sau đây em xin lấy ví dụ tính lương và các khoản trích theo lương của anh Mai Danh Định, kỹ sư công trình xây dựng nhà máy Digitech – Đồng Văn 2.

+ Lương cơ bản của anh Định là 2.800.000 đồng. + Các khoản phụ cấp là 7.200.000 đồng. Trong đó: Phụ cấp cố định: 1.500.000 đồng Phụ cấp trách nhiệm: 2.000.000 đồng Phụ cấp đắt đỏ: 1.000.000 đồng Phụ cấp thu hút: 1.500.000 đồng Phụ cấp thâm niên: 1.200.000 đồng Vậy tổng lương trong tháng của anh Định là:

- Các khoản trích trừ vào lương của anh Định:

+ BHXH (7%) = Lương cơ bản x 7% = 2.800.000 x 7% = 196.000 đồng + BHYT (1,5%) = Lương cơ bản x 1,5% = 2.800.000 x 1,5% = 42.000 đồng + BHTN (1%) = Lương cơ bản x 1% = 2.800.000 x 1% = 28.000 đồng  Thực lĩnh = Tiền lương – BHXH – BHYT – BHTN

= 10.000.000 – 196.000 – 42.000 – 28.000 = 9.734.000 đồng

- Các khoản trích tính vào chi phí doanh nghiệp + BHXH (16,5%) = Lương cơ bản x 16,5 %

= 2.800.000 x 16,5% = 462.000 đồng + BHYT (2,5%) = Lương cơ bản x 2,5%

= 2.800.000 x 2,5% = 70.000 đồng + BHTN (2%) = Lương cơ bản x 2%

= 2.800.000 x 2% = 56.000 đồng

Đây cũng chính là khoản BHXH, BHYT, BHTN mà Công ty đóng cho nhân viên ở bộ phận gián tiếp thuộc khối biên chế.

Từ việc tính toán như trên cho mỗi công nhân ở bộ phận gián tiếp thuộc biên chế của Công ty, kế toán lập được bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên.

Trong công trình xây dựng nhà máy Digitech – Đồng Văn 2, ngoài nhân viên gián tiếp của công trình thuộc biên chế của Công ty còn có nhân viên thời vụ phục vụ cho công trình như bảo vệ. Những nhân viên này sẽ không được trích BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của nhà nước.

Cách tính lương thực lĩnh của nhân viên thời vụ:

Thực lĩnh = Lƣơng theo hợp đồng - Thuế thu nhập

Ví dụ: Tính lương của anh Nguyễn Huy Hưng

+ Lương theo hợp đồng của anh Hưng là: 5.580.000 đồng + Thuế thu nhập = (Lương – Mức phải nộp thuế) x 5%

= (5.580.000 – 4.000.000) x 5% = 79.000 đồng  Thực lĩnh = 5.580.000 – 79.000 = 5.501.000 đồng

Bảng 2.17. Bảng lương nhân viên trong biên chế Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TPC (Trang 67 -67 )

×