1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quyền yêu cầu ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (luận văn thạc sĩ luật học)

77 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 878,01 KB

Nội dung

Nghiên cứu về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và thực tế thực hiện trong đó có quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng và quyền yêu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

MÃ SỐ: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ HƯỜNG

HÀ NỘI – NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

TÁC GIẢ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Lê Thị Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN VÀ NỘI DUNG QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 6

1.1 Khái niệm ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn 6

1.1.1 Khái niệm ly hôn 6

1.1.2 Khái niệm quyền yêu cầu ly hôn 9

1.2 Nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 11

1.2.1 Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng 11

1.2.2.Quyền yêu cầu ly hôn của cha mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng 13

1.2.3 Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng 19

1.3 Ý nghĩa của quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014…… 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN 27

2.1 Thực tế thực hiện quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 27

2.1.1 Thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu ly hôn tại một số địa phương 27

2.1.2 Đánh giá tính thực thi và hạn chế của quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 59

2.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền yêu cầu ly hôn 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

KẾT LUẬN CHUNG 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội HN&GĐ là nền tảng của xã hội, nơi nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc ta.Vì thế, HN&GĐ có vai trò đặc biệt to lớn đối với xã hội và đối với Nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng của HN&GĐ, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sát sao và có các chính sách kịp thời nhằm phát huy vai trò của HN&GĐ, coi trọng như là hạt nhân xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh Qua các thời kỳ đổi mới, Luật HN&GĐ cũng thay đổi theo để bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội

Vào ngày 26 tháng 6 năm 2014, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố Luật HN&GĐ năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Luật HN&GĐ năm 2014, được xây dựng trên cơ

sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản, các quy định tiến bộ trong Luật HN&GĐ năm 2000, đồng thời sửa đổi những bất cập, hạn chế của Luật cũ và bổ sung quy định mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh phù hợp với quá trình thay đổi của đời sống xã hội Sau gần 3 năm thi hành, những điểm tiến

bộ của Luật HN&GĐ năm 2014 đang dần được phát huy và những điểm hạn chế cũng dần lộ rõ

Trong những quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000 về các quyền của vợ chồng, sự thay đổi, bổ sung quy định

về quyền yêu cầu ly hôn có ý nghĩa quan trọng và nhân văn Quy định về việc cha, mẹ người thân thích khác của vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong điều kiện nhất định tạo nên bước ngoặt về tư tưởng, tư duy

mở của các nhà làm luật Đây là quy định cần thiết xuất phát từ thực tế nhưng khi từ quy định tại điều luật áp dụng thi hành lại trên thực tế thì đã hiệu quả chưa? Điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 về hạn chế quyền yêu cầu ly

Trang 7

hôn của người chồng trên thực tế đạt được kết quả gì, có vướng mắc gì

không? Việc nghiên cứu đề tài “Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ

năm 2014” sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên, đồng thời đánh giá ý nghĩa

nhân văn, tính thực thi của điều luật trên thực tế Từ đó có những kiến nghị phù hợp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là quyền cơ bản và quan trọng của vợ chồng, được đề cập xuyên suốt trong các bộ luật HN&GĐ trước đây và được sửa đổi trong Luật HN&GĐ năm 2014 Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành và đi vào thực hiện cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu có

đề cập đến Quyền yêu cầu ly hôn, như:

- “Ly hôn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” luận văn thạc sĩ luật học

của tác giả Cao Mai Hoa (2014), Trường Đại học Luật Hà Nội;

- “Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” luận văn

thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2015), Trường Đại

học Luật Hà Nội;

- “Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014”

luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thơm (2015), Khoa

Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội;

- “Nội dung chế định ly hôn trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình

(sửa đổi)” – T.S Nguyễn Văn Cừ - Kỷ yếu hội thảo góp ý Dự thảo luật

hôn nhân và gia đình (sửa đổi) Trường Đại học Luật Hà Nội (2014)

- Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân

dân; Trường Đại học Luật Hà Nội

- “Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “T.S

Ngô Thị Hường, Tạp chí luật học số 12 năm 2015

- Các bài viết, bài báo đăng trên các tạp chí pháp luật, tạp chí luật học

Trang 8

Tuy nhiên, có thể nói chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 Luận văn thạc sĩ của tác giả Cao Mai Hoa, Nguyễn Thị Tuyết Mai hay tác giả Nguyễn Thị Thơm thiên nhiều lý luận về quyền yêu cầu ly hôn, các căn cứ ly hôn chứ chưa đi sâu tìm hiểu thực tế thực hiện Bài

viết “Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014” của T.S Ngô Thị Hường là bài viết tròn trịa về lý luận quyền yêu cầu ly hôn cũng như bình luận, đánh giá chung việc thực hiện quyền ly hôn trên thực tế Tác giả đã thực

hiện nghiên cứu chuyên sâu phần thực tế thực hiện quyền yêu cầu ly hôn trên

cơ sở tham khảo kết quả lý luận của các bài viết, công trình nghiên cứu nêu

trên

3 Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn Với việc đi sâu nghiên cứu các quy định về quyền yêu cầu ly hôn của pháp luật Việt Nam qua các đạo luật về HN&GĐ từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay và những quy định hiện hành về quyền yêu cầu ly hôn, thực tế thực hiện quyền này, từ đó thấy được sự tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật HN&GĐ năm 2000 các đạo luật trước đây cũng như những khó khăn, bất cập trên thực tế khi thực hiện quy định này để đưa ra kiến nghị phù hợp

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quyền yêu cầu ly hôn trong nước theo Luật HN&GĐ năm 2014

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền yêu cầu ly hôn, tác giả đi sâu tìm hiểu thực

tế thực hiện Từ đó có góc nhìn cụ thể, đánh giá tính hợp lý, tính nhân văn hay hạn chế của điều luật quy định

Trang 9

Với mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn như: khái niệm ly

hôn, khái niệm quyền yêu cầu ly hôn, nội dung quyền ly hôn theo Luật

HN&GĐ năm 2014 và thực tế thực hiện

Nghiên cứu về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và thực tế thực hiện trong đó có quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng và quyền yêu cầu ly hôn của cha me, người thân thích khác của một bên vợ, chồng Qua thực tế tìm hiểu việc thực hiện quy định của điều luật sau gần 3 năm tại một số địa phương, tác giả của luận văn rút ra điểm tiến bộ, điểm bất cập của quy định và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của điều luật hoặc cách thức thực hiện điều luật hiệu quả trên thực tế

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu tác giả bản luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đề tài nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề

lý luận về về quyền yêu cầu ly hôn và nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 như khái niệm ly hôn, khái niệm quyền yêu cầu ly hôn, nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo pháp luật hiện hành kết hợp với so

Trang 10

sánh các quy định của pháp luật nước ta trước đây để thấy được điểm nhân văn, điểm tiến bộ của quy định tại Điều 51 Luật HN&GĐ 2014

Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tập trung phân tích tình hình thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu ly hôn thông qua phân tích các số liệu, các bản án tại một số địa phương Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị có giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần thực hiện hiệu quả quyền yêu cầu ly hôn trên thực tế Kết quả nghiên cứu của

đề tài luận văn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng trong thực tiễn

7 Cơ cấu của luận văn

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bản luận văn được trình bày theo kết cấu sau:

Phần mở đầu

Chương 1 Khái quát về quyền yêu cầu ly hôn và nội dung quyền yêu

cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Chương 2 Thực tế thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và hoàn thiện pháp luật về quền yêu cầu ly hôn

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 11

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN VÀ NỘI DUNG QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1.1 Khái niệm ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn

1.1.1 Khái niệm ly hôn

Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa

vợ chồng Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ

Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia

là khác nhau Một số nước cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý Chúa Bởi đó, “Sự

gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”, vì phá đổ sự kết hợp này chính là phá đổ công trình của Thiên Chúa, là bôi bác hình ảnh của Thiên Chúa đã có đó trong cuộc sống hôn nhân Một số nước thì hạn chế ly hôn bằng cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân

Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, ly hôn được hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” [31, Tr 460] Cách giải thích này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, giải thích cho các đương sự liên quan trong thực tiễn giải quyết vụ việc ly hôn Theo khái niệm này, ly hôn được phản ánh rõ nét, đó là việc “chấm dứt quan hệ vợ chồng”, nghĩa là giữa hai bên vợ chồng không còn tồn tại quan hệ

Trang 12

hôn nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được pháp luật giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho các bên Theo Lê-nin: “thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại,

nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định những điều kiện nào xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác lập trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân

Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật HN&GĐ nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quan điểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi điểu chỉnh của các quan hệ pháp luật HN&GĐ về ly hôn và các vấn đề phát sinh khác Điều 8 Khoản 8 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “8 Ly hôn là chấm

1 32, Tr 355 - Theo V.I Lênin - Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến Bộ, Maxcơva, 1980

Trang 13

dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của

vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng;” Điều 3 Khoản 14 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Nhìn chung, định nghĩa ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2014 có sự thay đổi cơ bản so với định nghĩa ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân,

để giúp các bên trong quan hệ hôn nhân được giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân đổ vỡ Định nghĩa ly hôn trong luật HN&GĐ năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn khi đề cập tới nội dung: “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Thông qua đó để phản ánh tính quyền lực của nhà nước, cũng như phản ánh bản chất của ly hôn nói riêng là mang tính chất giai cấp

Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc đóng góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hình thức: bản án, quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết với nhau được tất cả các nội dung sau khi ly hôn thì Tòa án công nhận ly hôn và ra quyết định dưới hình thức quyết định công nhận thuận tình ly hôn Nếu vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản

án Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan

vỡ, điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó

là sự ly tán gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và tương lai của các thành viên, đặc biệt là các con, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới xã hội Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của

xã hội

Trang 14

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: "Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ và chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án"

1.1.2 Khái niệm quyền yêu cầu ly hôn

Tình yêu giữa nam và nữ là thứ tình cảm hết sức thiêng liêng và cao quý Đó phải thứ tình cảm chân chính, không vì mục đích vụ lợi hay vì những mục đích khác Hơn hết đó chính là tình cảm đó xuất phát từ sự tự nguyện cả hai phía mà không có sự lừa dối, cản trở hay cưỡng ép Đó cũng chính là cơ

sở cho việc nam và nữ tiến tới hôn nhân khi họ thực sự muốn cùng nhau xây dựng cũng như thực hiện các chức năng của gia đình Sự tự nguyện, tiến bộ còn được thể hiện khi cả hai bên vợ và chồng muốn chấm dứt hôn nhân thông qua việc li hôn Quyền yêu cầu ly hôn được xuất phát từ quyền tự do ly hôn Nam nữ có quyền tự do li hôn, họ hoàn toàn được quyết định vấn đề này và các vấn đề về con chung cũng như tài sản Quyền tự do ly hôn của vợ, chồng

đã được Nhà nước ta ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của

vợ chồng và các chủ thể có liên quan Hiến pháp 2013 quy định: "Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau" và cụ thể hóa tại Điều 42

về Quyền ly hôn: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn"

Quyền tự do ly hôn cũng được thể hiện qua nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc đầu tiên trong số 5 nguyên tắc cơ bản của chế

độ hôn nhân và gia đình (Khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014) Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do li hôn Xuất phát từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở của hôn nhân cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên nam nữ Mặt khác, khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo

Trang 15

cho họ được tự do li hôn lại thực sự cần thiết vì như vậy là giải phóng cho họ Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trên cơ sở này nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng như li hôn theo quy định của pháp luật

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014) Như vậy khi có quyền tự do ly hôn thì Nhà nước cũng trao quyền yêu cầu ly hôn cho vợ chồng Nhà nước không thực hiện quyền này một cách tùy tiện, Việc li hôn phải đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước, được quy định trong pháp luật, được vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng yêu cầu và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với vợ, chồng không thể chuyển giao cho người khác Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 BLDS

2015 thì:

“1 Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”

Quyền nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh trên cơ sở kết hôn, gắn liền với quan hệ vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân Các quyền và nghĩa vụ này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt Tức là, quan hệ nhân thân giữa

vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được bắt đầu bằng việc đăng ký kết hôn Theo đó, vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật Còn sau khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết

ly hôn có hiệu lực hoặc khi một trong hai bên bị tuyên bố là đã chết thì quan

hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt Quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và không thể là đối tượng chuyển dịch cho người khác, quyền này

Trang 16

có tính độc lập, cá biệt hoá cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn

Vì vậy, quyền nhân thân của vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác, không thể do người khác thực hiện thay mà chỉ phụ thuộc giữa vợ chồng

Quyền ly hôn khác với quyền yêu cầu ly hôn, quyền ly hôn là quyền tự nhiên có ngay khi vợ chồng kết hôn là quyền dân sự tuyệt đối không bị hạn chế, bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền ly hôn cho dù có hay không có đủ năng lực hành vi dân sự và được thực hiện bằng chính hành vi của chủ thể có quyền Còn đối với quyền yêu cầu ly hôn không phải là quyền tự nhiên mà là quyền vợ chồng có được thông qua việc thực hiện quyền ly hôn của mình trước pháp luật (Tòa án) và chỉ có được khi các chủ thể có yêu cầu và thực hiện theo đúng các thủ tục pháp luật quy định Bên cạnh đó, quyền yêu cầu ly hôn của các chủ thể có thể bị hạn chế trong trường hợp nhất định, quy định tại Khoản 3 Điều 51: "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp

vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: “Quyền yêu cầu ly hôn là một trong những quyền tự do cơ bản của vợ chồng, là quyền nhân thân gắn liền với vợ chồng, phát sinh thông qua việc thực hiện quyền ly hôn của mình trước pháp luật”

1.2 Nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014

1.2.1 Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng

Kết hôn và ly hôn là quyền nhân thân và là quyền dân sự cơ bản của con người Pháp luật công nhận cho nam, nữ quyền quyết định việc kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng thì cũng quy định cho vợ, chồng quyền yêu cầu ly hôn

để chấm dứt quan hệ hôn nhân Khi mâu thuẫn vợ chồng đã đi đến căng thẳng, mọi sự cố gắng, níu kéo cũng như nỗ lực hòa giải đều đi đến bế tắc thì

ý định ly hôn là giải pháp được mọi người lựa chọn Đồng thời, giải quyết ly

Trang 17

hôn phải dựa vào thực chất của quan hệ vợ chồng mà chính vợ, chồng là người xác định một cách chính xác nhất thực chất mối quan hệ giữa họ C Mác đã khẳng định: “Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: Cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối Đương nhiên, không phải sự tuỳ tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tuỳ tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được

là cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tuỳ thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan”

Như vậy, khi vợ, chồng nhận thức một cách rõ ràng về tình trạng quan

hệ hôn nhân của họ đã trầm trọng, về việc họ không thể tiếp tục cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn Pháp luật không buộc những người yêu nhau phải kết hôn với nhau thì cũng không buộc những người không còn yêu nhau phải tồn tại quan hệ vợ chồng Do vậy, Luật HN&GĐ năm 2014, cũng như các luật trước đó đều quy định vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn Tuy nhiên, nếu quan hệ vợ chồng đã không phản ánh đúng bản chất của nó nhưng vợ chồng vẫn không muốn ly hôn thì không ai có quyền buộc họ phải ly hôn Hôn nhân tự nguyện không chỉ thể hiện trong việc kết hôn mà còn thể hiện cả trong việc tồn tại hôn nhân Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ, chồng nhận thấy cuộc sống chung của họ đã mất ý nghĩa, không những không đem lại hạnh phúc cho mỗi bên mà còn mang lại sự khổ đau nhưng vì con, vì gia đình… mà họ không ly hôn Trong trường hợp này, không ai buộc họ phải ly hôn Vì vậy, quyền yêu cầu ly hôn thuộc về vợ,

Trang 18

đến nay, việc xét xử của toà án trong thời gian qua đã thực hiện được một cách tương đối quyền bình đẳng giới giữa người vợ và người chồng Vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau, riêng quyền ly hôn của người chồng bị hạn chế trong một số trường hợp cũng là phù hợp với tính chất riêng của mỗi giới, không vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới mà ngược lại còn bảo

vệ quyền lợi của bà mẹ, trẻ em cũng như mang lại ý nghĩa nhân văn tốt đẹp

Vợ chồng thể hiện quyền yêu cầu ly hôn của mình bằng việc nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hoặc ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu

1.2.2 Quyền yêu cầu ly hôn của cha mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng

Trong quan hệ HN&GĐ, quyền nhân thân luôn gắn với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác Do vậy, về nguyên tắc, quyền yêu cầu

li hôn chỉ thuộc về vợ, chồng Lịch sử lập pháp của Việt Nam chỉ ghi nhận quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng Pháp luật thời kì Pháp thuộc quy định chỉ có vợ, chồng mới có thể người nọ xin ly dị người kia hoặc vợ, chồng cùng xin ly dị nhau Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến trước khi ban hành Luật HN&GĐ năm 2014, cả ba luật về HN&GĐ (ban hành năm 1959, năm

1986 và năm 2000) đều chỉ quy định quyền yêu cầu ly hôn thuộc về vợ, chồng

Tuy nhiên, nếu chỉ công nhận cho vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn thì sẽ không giải quyết được những trường hợp đặc biệt khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình lại bị ngược đãi, hành hạ… Thực tế đã có không ít trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bên kia không những không quan tâm, chăm sóc theo đúng nghĩa vụ mà còn hành hạ, ngược đãi hoặc có các hành vi khác đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng của họ Đối với

Trang 19

trường hợp này, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha, mẹ, người thân

Theo đó, người thân thích được hiểu là"người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời" Như vậy, người thân thích gồm:

vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột Khi quy định về quyền yêu cầu

ly hôn, khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 đã tách cha mẹ ra khỏi những người thân thích khác nên có thể hiểu trong trường hợp này quyền yêu cầu ly hôn được ưu tiên trao cho cha, mẹ của bên vợ hoặc chồng khi một bên bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khá mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây

ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình

thì “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc

có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.” Các hành vi bạo lực gia đình là:

“Điều 2 Các hành vi bạo lực gia đình

1 Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

3 Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014,T.S Ngô Thị Hường, Tạp chí Luật học số

12 năm 2015, Tr 44

Trang 20

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,

bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

2 Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.” (Điều 2 Luật phòng chống bạo

lực gia đình)

Như vậy, quy định “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng

Trang 21

thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ” là quy định

có tính ngoại lệ về quyền yêu cầu ly hôn Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì cha, mẹ, người thân thích đều có quyền yêu cầu ly hôn Chỉ những trường hợp người vợ hoặc chồng đó đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn Như vậy, có thể nhận thấy rằng cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu toà

án giải quyết ly hôn khi có đủ ba yếu tố: Một là một bên vợ hoặc chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; hai là bên vợ hoặc chồng đó là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra; ba là tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn4

Có thể thấy, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp đặc biệt

là xuất phát từ tính nhân đạo và phù hợp với thực tế Trước đó khi BLTTDS năm 2004 còn có hiệu lực, việc thực hiện quyền yêu cầu li hôn còn có vướng mắc, thiếu sự tương thích với quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 Nhưng nay BLTTDS năm 2015 cũng đã quy định rõ tại Điều 186 và Điều 187 về quyền khởi kiện vụ án dân sự để đồng nhất với quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền yêu cầu ly hôn, cụ thể: “cá nhân có quyền khởi kiện vụ án HN&GĐ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của

4 Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014,T.S Ngô Thị Hường, Tạp chí Luật học số

12 năm 2015, Tr 44

Trang 22

Luật HN&GĐ” Quy định này tạo sự đồng nhất về mặt lập pháp và điều kiện thuận lợi để các chủ thể có có thể thực hiện quyền của mình một cách dễ dàng hơn Mặc dù vậy, việc áp dụng quy định này trên thực tế có một số khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp chứng cứ Theo quy định của BLTTDS năm

2015, người khởi kiện phải cung cấp chứng cứ

Như vậy, khi cha, mẹ, người thân thích yêu cầu ly hôn thì họ phải đưa

ra các chứng cứ sau: 1) Người vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; 2) Bên vợ hoặc chồng đó là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra; 3) Hành vi bạo lực đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ

Về chứng cứ thứ nhất, người khởi kiện phải cung cấp kết luận giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định được thành lập theo quy định của Luật giám định tư pháp Người khởi kiện không thể cung cấp sổ khám, chữa bệnh hay bệnh án của bên vợ hoặc chồng để làm chứng cứ chứng minh rằng người này bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Bởi vì, “kết luận trong giám định pháp

y tâm thần không hoàn toàn giống kết luận chẩn đoán bệnh của bệnh viện tâm thần Kết luận của bệnh viện tâm thần chỉ phục vụ việc chữa bệnh không bao gồm việc đánh giá năng lực chịu trách nhiệm hành vi của đối tượng”

Việc đánh giá năng lực chịu trách nhiệm hành vi của người bệnh tâm thần phải dựa vào 2 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn y học và tiêu chẩn pháp luật Tiêu chuẩn y học là kết luận chẩn đoán bệnh Tiêu chuẩn pháp luật là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Do đó, khi đã có kết luận chuẩn đoán bệnh thì phải đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh, mức độ nhận thức và làm chủ hành vi Vì vậy, người khởi kiện phải cung cấp kết luận giám định pháp y tâm thần để chứng minh họ có quyền yêu cầu li hôn Tuy nhiên, để có được kết luận này, cơ quan giám định phải tuân theo quy trình kĩ thuật chung về giám

Trang 23

định pháp y tâm thần và theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012

Do đó, người khởi kiện phải mất thời gian (đi lại, chờ đợi), công sức, tiền bạc

để có được bản kết luận Đây thực sự là khó khăn đối với người khởi kiện

Về chứng cứ thứ hai, bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra Có nghĩa là phải có hành vi bạo lực gia đình mà nạn nhân là người vợ hoặc chồng bị tâm thần và người có hành vi bạo lực gia đình là chồng hoặc vợ họ Việc đưa ra căn cứ để chứng minh có thể bằng nhân chứng hoặc các văn bản xác nhận có hành vi bạo lực gia đình (như biên bản xử lí hành chính đối với người có hành

vi bạo lực…)

Về chứng cứ thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bạo lực gia đình của một bên vợ hoặc chồng với tình trạng tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Về tình trạng tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì thiết nghĩ phải dựa trên kết luận về giám định pháp y thương tích Các giám định viên phải kết luận rằng những thương tích của nạn nhân là kết quả của hành vi bạo lực (do chồng hoặc vợ họ) gây ra và vì những thương tích đó mà tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Như vậy, có thể nhận thấy cha, mẹ, người thân thích khác của một bên

vợ, chồng yêu cầu ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ Do đó, việc thực hiện quyền này trên

Trang 24

1.2.3 Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

Vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau, không ai được cưỡng

ép, lừa đối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn Nhà nước tôn trọng quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, không có nghĩa là Nhà nước tùy tiện cho ly hôn khi có yêu cầu Tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ được quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm

2014, mục đích bảo vệ lợi ích của xã hội cũng như xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, từ tính nhân đạo của pháp luật, luật HN&GĐ của Nhà nước ta quy định hạn chế quyền yêu cầu li hôn của người chồng trong một số trường hợp

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến này, đã có

4 luật về hôn nhân và gia đình được ban hành đó là Luật HN&GĐ năm 1959, HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 Các luật đều quy định quyền yêu cầu ly hôn chỉ thuộc về vợ, chồng Tuy nhiên, quy định về trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

có sự khác nhau Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi

vợ đã sinh đẻ được một năm Theo đó, quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

bị hạn chế dựa vào hai yếu tố: 1) Người vợ đang có thai và 2) Người vợ sinh con chưa được một năm Trong đó yếu tố thứ hai chỉ dựa trên sự kiện sinh của người vợ Nếu người vợ “có sinh mà không có dưỡng” thì người chồng vẫn bị

Trang 25

Quy định trên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, theo đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, thì Tòa án: Trả lại đơn kiện cho người nộp đơn (trong trường hợp chưa thụ lý vụ án); Ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu) hoặc tiến hành giải quyết vụ

Như vậy, theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng căn cứ vào hai yếu tố: 1) Người vợ đang có thai và 2) Người vợ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi Phân tích yếu tố thứ hai có thể nhận thấy nhà làm luật dường như không chú ý đến sự kiện sinh mà chỉ quan tâm đến việc người vợ đang nuôi con Như vậy đối với trường hợp “có sinh mà không có dưỡng” thì người chồng vẫn có quyền yêu cầu ly hôn Điều này chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em Khắc phục khiếm khuyết đó, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Có thể nhận thấy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã kế thừa quy định của cả ba luật trước đó về vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng Theo đó, việc xác định quyền yêu cầu li hôn của người chồng dựa vào trạng thái có thai, nuôi con và sự kiện sinh con của người vợ

Về trạng thái có thai của người vợ: Việc xác định trạng thái có thai của người vợ dựa trên cơ sở sinh học thông qua quá trình thụ thai và phát triển của trứng để thành thai nhi Thụ thai là sự thụ tinh và làm tổ của trứng Thụ tinh là

sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử cái là noãn để

7 Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

-TS Hoàng Thị Hải Yến, Trường Đại học Luật, Đại học Huế đăng trên website Tạp chí dân chủ và pháp luật http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=288 truy cập ngày 02/07/2017

Trang 26

hình thành một tế bào mới gọi là trứng Trứng di chuyển vào buồng tử cung

để làm tổ Sau khi làm tổ, trứng phát triển qua hai thời kì Thời kì thứ nhất bắt đầu từ khi thụ tinh cho đến hết 8 tuần lễ đầu (thời kì sắp xếp tổ chức) Đây là thời kì hình thành bào thai Thời kì thứ hai từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng (thời kì hoàn chỉnh tổ chức) Đây là thời kì phát triển của thai Thai nhi đã được hình thành đầy đủ các bộ phận và tiếp tục lớn lên, phát triển và hoàn chỉnh các tổ chức của thai

Như vậy, có thể nói người vợ có thai được tính từ khi trứng hoàn thành quá trình làm tổ trong buồng tử cung cho đến khi thai nhi được sinh ra Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của y học nên con người đã can thiệp vào quá trình thụ tinh Sự thụ tinh có thể diễn ra trong cơ thể người phụ nữ hoặc có thể diễn ra trong phòng thí nghiệm (gọi là thụ tinh trong ống nghiệm) Tuy nhiên, quá trình phát triển của trứng để thành thai nhi nhất định phải diễn ra trong cơ thể người phụ nữ Do vậy, đối với các trường hợp thông thường, người vợ có khả năng mang thai thì dù sự thụ tinh diễn ra trong cơ thể của họ hay trong ống nghiệm rồi được cấy vào tử cung của họ (thành công) thì họ đều được xác định là đang có thai Khi đó, việc xác định chồng của họ không có quyền yêu cầu li hôn là hoàn toàn có cơ sở Nhưng đối với những trường hợp vì lí do nào

đó mà người vợ không thể mang thai nên đã nhờ người khác mang thai hộ (vì mục đích nhân đạo) thì việc xác định hạn chế quyền yêu cầu li hôn của người chồng của cả bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ còn có những ý kiến

Vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014 còn phải được xem xét trong mối tương quan với các quy định hoàn toàn mới của Luật HN&GĐ năm 2014 về mang thai hộ vì mục đích

8 Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, T.S Ngô Thị Hường, Tạp chí Luật học số

12 năm 2015, Tr.42

Trang 27

nhân đạo được quy định từ Điều 94 đến Điều 100 Như vậy, có thể xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp 1: Cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời người chồng lại có yêu cầu ly hôn hoặc cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, khi người đồng ý mang thai hộ đang mang thai, sinh con Theo Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014, “con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra” Đồng thời, khoản 2 Điều 98 của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định “quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra” Do đó, sự kiện sinh

đẻ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp lý cha mẹ và con giữa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và đứa trẻ được sinh ra Nếu người chồng hoặc người vợ hoặc cả hai vợ chồng

vô sinh nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người đồng ý mang thai hộ

“đang mang thai, sinh con” có thể dẫn đến việc hôn nhân của họ chấm dứt trước khi đứa trẻ chào đời, cũng như việc giải quyết ly hôn sẽ không thể đồng thời giải quyết được vấn đề nuôi con, nếu sau này con được sinh ra và còn sống Theo Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014, con sinh ra vẫn được xác định

là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con (Khoản 3 Điều 98), đồng thời việc giải quyết vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con cũng như mức cấp dưỡng đối với bên không trực tiếp nuôi con vẫn phải được giải quyết tương tự trường hợp cha

mẹ ly hôn bình thường Trong trường hợp này, vấn đề hạn chế quyền yêu cầu

ly hôn của người chồng không nên đặt ra để bảo đảm bình đẳng về mặt pháp

lý giữa hai vợ chồng, vì lúc này người vợ trong cặp vợ chồng “mang thai” Nếu người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

có yêu cầu ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đương nhiên vẫn áp dụng khoản 3 Điều 51 để hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

Trang 28

Trường hợp 2: Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, sau đó, người chồng của người mang thai hộ lại có yêu cầu ly hôn hoặc vợ chồng người mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật HN&GĐ năm

2014, “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa

vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ” Đồng thời, khoản 3 của Điều 97 cũng

có quy định: “Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày”

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận rõ người mang thai hộ và chồng của người này vẫn có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ đối với con, đồng thời người mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ Chế độ thai sản theo pháp luật hiện hành đã quy định nhiều quy phạm có tính chất ưu đãi riêng cho nữ giới khi thực hiện vai trò làm

mẹ để bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nữ và nam Do đó, nếu pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội đã ghi nhận sự ưu đãi cho người mang thai hộ, thì dưới góc độ bình đẳng giới, pháp luật HN&GĐ cũng nên tiếp cận ở góc độ này liên quan đến quyền yêu cầu ly hôn của chồng của người mang thai hộ theo hướng hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người vợ đang mang thai hộ, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trường hợp

9 Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

-TS Hoàng Thị Hải Yến, Trường Đại học Luật, Đại học Huế đăng trên website Tạp chí dân chủ và pháp luật http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=288 truy cập ngày 02/07/2017

Trang 29

Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ Trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình đến mức sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được; nếu duy trì cuộc hôn nhân sẽ bất lợi cho người vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh, mà người vợ

có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện ly hôn theo thủ tục chung

Hai là, trường hợp vợ chồng lại có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn Trường hợp người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hai vợ chồng lại có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, thỏa thuận được việc chia tài sản và vấn đề nuôi con chung (nếu đã có) thì có thụ lý việc thuận tình ly hôn không? Trong trường hợp này nếu thụ lý đơn thuận tình ly hôn để giải quyết việc ly hôn thuận tình, vô hình chung đã đồng nhất với việc thừa nhận người chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Thiết nghĩ, để bảo đảm không vi phạm khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này, đồng thời hướng dẫn để người vợ viết đơn yêu cầu ly hôn và Tòa án thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên (người vợ) căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014

1.3 Ý nghĩa của quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, dù không mong muốn nhưng đây là việc cần thiết cho cả vợ, chồng khi quan hệ hôn nhân không thể hàn gắn Nó giải quyết được xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống Mọi việc cấm cản ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân Ly hôn là

Trang 30

chấm dứt quan hệ hôn nhân được Tòa án công nhận hoặc ra quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng

Việc trao quyền yêu cầu ly hôn cho Cha mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi đã bỏ qua

ý chí tự nguyện của cả vợ và chồng khi giải quyết ly hôn Ý muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân trong trường hợp này là ý muốn của cha mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng, Tuy nhiên, sự thể hiện ý muốn đó là cần thiết để bảo vệ một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khỏi bạo lực gia đình do chồng, vợ của mình gây ra khi bên chồng, vợ đó không muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân Đây là quy định mang tính nhân văn, nhân đạo và phù hợp với thực tế bởi vì trong thực tế xét xử đã xảy ra nhiều trường hợp, một bên bị tâm thần, bên kia nộp đơn xin ly hôn, khi đó người nộp đơn vừa là nguyên đơn vừa là người đại diện theo pháp luật của bị đơn Điều này không đảm bảo công bằng, có khả năng gây thiệt thòi cho người đang bị tâm thần, vốn có quyền lợi đối lập với người kia trong vụ ly hôn

Pháp luật Việt Nam có kiểm soát ly hôn bằng việc đưa ra một số quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng Đó là trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (Điều 51 Luật HN&GĐ 2014) Đây là một nguyên tắc thể hiện sâu sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ - những người yếu thế - được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ

Quy định này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, họ là bộ phận yếu thế trong xã hội, nên thường được pháp luật và xã hội đặc biệt quan tâm, bảo vệ Và phải xác định rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc của riêng người vợ, mà là việc chung, là trách

Trang 31

nhiệm của cả hai vợ chồng Sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình Vì vậy, phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thỏa đáng, hợp lý, hợp tình nhằm bảo đảm quyền lợi của phụ nữ, của con cái, bảo

vệ lợi ích gia đình và xã hội Hơn nữa, người phụ nữ trong thời gian mang thai, sinh con hay nuôi con nhỏ, tâm lý họ không được ổn định, nhạy cảm, và

dễ xúc động Liên quan đến vấn đề sức khỏe nên họ dễ thực hiện những hành

vi gây hậu quả khó lường

Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đã thể hiện và làm cụ thể chi tiết một trong các nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình đó là nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi – một nguyên tắc mang tính toàn cầu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại Chương 1, tác giả đã phân tích, luận giải khái quát về quyền yêu cầu ly hôn và nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 như khái niệm ly hôn, khái niệm quyền yêu cầu ly hôn, nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo pháp luật hiện hành, cụ thể về quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng, của cha mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng và hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng Từ việc phân tích, luận giải này khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014

Với những nội dung được trình bày trong Chương 1 sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá luật thực định, thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu

ly hôn những điểm tiến bộ, điểm bất cập và và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện điều luật về quyền yêu cầu ly hôn có hiệu quả trên thực tế

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN 2.1 Thực tế thực hiện quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2.1.1 Thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu ly hôn tại một số địa phương

a) TAND thành phố Hà Nội

Theo Báo cáo số 862/BC-VP ngày 17 tháng 06 năm 2015 - Báo cáo kết

quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của hai

cấp TAND thành phố Hà Nội tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV (số liệu tính từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) thì:

Án hôn nhân và gia đình: thụ lý 6.219 vụ, gỉai quyết 5.235 vụ, đạt tỉ lệ 84%

Số thụ lý tăng 236 vụ = 3,9%, số gỉai quyết tăng 113 vụ = 2,2% so với cùng kỳ năm 2014 TAND thành phố Hà Nội thụ lý 211 vụ, giải quyết 146 vụ, TAND cấp huyện thụ lý 6.008 vụ, giải quyết 5.089 vụ

Các tranh chấp về hôn nhân, gia đình chủ yếu là mâu thuẫn gia đình

chiếm 4.128 vụ = 66,3% số vụ án đã thụ lý

Theo báo cáo số 1102/BC_VP ngày 4 tháng 7 năm 2016 về kết quả

công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của hai cấp

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ II Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV thì:

Án Hôn nhân và gia đình: thụ lý 6.769 vụ (tăng 550 vụ = 8.8 %); giải quyết 5.621 vụ (tăng 386 vụ = 7.3%), đạt tỷ lệ 83% so với 6 tháng đầu năm

2015

(cụ thể thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 6.687 vụ; đã giải quyết, xét xử 5.555

vụ Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 82 vụ; đã giải quyết 66 vụ Số vụ án, quyết định bị hủy 7 vụ (giảm 2 vụ); sửa án 22 vụ (giảm 1 vụ), quá hạn 5 vụ (giảm 4 vụ) Tạm đình chỉ 50 vụ (tăng 15 vụ))

Trang 33

Quá trình giải quyết án hôn nhân và gia đình, Thẩm phán phải luôn kiên trì hòa giải, tạo điều kiện về thời gian để các đương sự suy nghĩ, cân nhắc về hạnh phúc gia đình Do thực hiện tốt công tác hòa giải nên nhiều vụ

án đương sự đã tự nguyện rút đơn hoặc được Tòa án hòa giải đoàn tụ mà không phải mở phiên tòa xét xử, đã hòa giải để vợ chồng đoàn tụ và ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự 3.791 vụ = 67,4%

Theo báo cáo của Tòa án nhân dân TP Hà Nội về kết quả thực hiện

công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Tòa án Nhân

dân TP, từ ngày 01/10/2015 đến 30/9/2016, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý 28.747 vụ, tăng 1.617 vụ, tăng so với năm 2015; đã giải quyết 27.675 vụ, tăng 1.553 vụ, đạt tỷ lệ 96,27% số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật

Về án hôn nhân gia đình, đã thụ lý 13.357 vụ, tăng 1.264 vụ, đã giải quyết 13.058 vụ, tăng 1.182 vụ so năm 2015, đạt tỷ lệ 97,7 % Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 13.228 vụ việc; đã giải quyết, xét xử 12.938 vụ việc Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 129 vụ việc; đã giải quyết, xét xử 120 vụ việc

Trong đó không có vụ án nào cha mẹ hoặc người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo Khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ 2014 và không có

vụ nào chồng xin ly hôn trong trường hợp vợ có thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi Nếu người vợ có thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà chồng

xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải thích cho người chồng hiểu về hạn chế quyền ly hôn của mình và tự nguyện “cầm đơn về” chờ đến khi con trên 12 tháng tuổi rồi nộp đơn Nếu Tòa hướng dẫn người chồng làm đơn thuận tình ly hôn để giải quyết việc ly hôn thuận tình, vô hình chung đã đồng nhất với việc thừa nhận người chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Thiết nghĩ, để bảo đảm không vi phạm khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này, đồng thời hướng dẫn để người vợ viết đơn

Trang 34

yêu cầu ly hôn và Tòa án thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên (người vợ) căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Trên thực

tế cán bộ tòa thường hướng dẫn nguyên đơn cầm đơn về đợi khi con trên 12 tháng rồi nộp lại đơn

Cụ thể tại TAND quận Ba Đình, Hà Nội

Theo báo cáo gửi Chi cục thống kê quận Ba Đình năm 2016 thì số người ly hôn chia theo giới tính và nhóm tuổi thì:

18-19

tuổi

20-24 tuổi

25-29 tuổi

30-34 tuổi

35-39 tuổi

40-44 tuổi

45-49 tuổi

50 tuổi trở lên

Độ tuổi 18-19 có 30 vụ, ít số vụ ly hôn nhất, số nam: 21 vụ, nữ: 9 vụ,

số trường hợp nam giới ly hôn nhiều hơn nữ giới, chênh lệch 12 vụ, nhóm tuổi này chiếm 4,39% tổng số vụ Lý do độ tuổi này có ít vụ ly hôn nhân vì độ tuổi còn quá trẻ, tỉ lệ kết hôn cũng ít do đó tỉ lệ ly hôn cũng ít tương ứng Hơn nữa độ tuổi 18-19 Luật chưa cho phép nam giới kết hôn

Độ tuổi 20-24 có 70 vụ, số trường hợp nữ giới ly hôn cao hơn nam giới, tuy nhiên chênh lệch con số không lớn (10 người) chiếm 10,23% tổng số vụ;

số vụ ly hôn trong độ tuổi 25-29 năm 2016 là 46 vụ chiếm 6,73% tổng số vụ trong đó số trường hợp nữ giới ly hôn hơn gấp đôi nam giới (nữ:31 – nam:15)

Tỉ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ (độ tuổi 18-29) chiếm 21,35% tổng số vụ Trên thực tế độ tuổi xin y hôn ngày càng trẻ hóa Không ít cặp vợ chồng trẻ trình độ học vấn cao, thừa kiến thức xã hội, kỹ năng nghề nghiệp,

Trang 35

giao tiếp… nhưng lại thiếu hiểu biết và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình

Họ yêu nhanh, cưới vội và chia tay dễ dàng Tỉ lệ ly hôn nhiều là ở những năm đầu sống chung, nếu vượt qua được giai đoạn này thì hôn nhân sẽ vững bền hơn Khi yêu nhau người ta thường che đậy đi những mặt hạn chế, khuyết điểm, tô hồng ưu điểm của bản thân nhưng khi ở chung với nhau mọi hỉ nộ ái

ố, tính tốt, tính xấu đều bộc lộ hết, từ đó các xung đột về lối sống, ý thức chăm lo cho gia đình, sự quan tâm lẫn nhau… sẽ phát sinh Xung đột trong gia đình là chuyện bình thường khó tránh khỏi quan trọng là mọi người xử lý chúng ra sao Những người trẻ hiện nay thiếu kỹ năng xử lý xung đột gia đình, cộng thêm cá tính mạnh nên đụng chuyện là “xù lông nhím”, sẵn sàng

“đường anh anh đi, đường tôi tôi đi”

Nhóm tuổi 30-34, ở bảng biểu thể hiện tỉ lệ nam giới ly hôn cao hơn nữ rất nhiều, chênh lệch 82 vụ Độ tuổi này chiếm 23,39% tổng số vụ năm 2016

và cũng là độ tuổi có số vụ ly hôn cao nhất: 160 vụ, trong đó nam: 121 vụ, nữ:

39 vụ Ở độ tuổi 35-39 số vụ ly hôn của nữ giới cao hơn nam giới, tuy nhiên chênh lệch chỉ là 10 vụ; chiếm 8,77% tổng số vụ án Độ tuổi 40-44, số người

nữ nam giới cao hơn nữ giới, chênh lệch con số khá lớn (74 người) số vụ ly hôn trong độ tuổi này là 144 vụ chiếm 21,05% tổng số vụ Độ tuổi 45-49 con

số giống hệt độ tuổi 25-29 tuổi khi só vụ nam nữ là 15-31, chiếm 6,73% tổng

số vụ

Có thể thấy, nhóm tuổi từ 30-49 có tổng số vụ ly hôn rất cao, chiếm 59,9% tổng số vụ Đây là độ tuổi trưởng thành, có độ chín chắn nhất định cũng theo đó mà người ta trải qua nhiều mối tình, những người cũ có thể gây ảnh hưởng đến hôn nhân, rất dễ bị lôi kéo vào các quan hệ ngoài luồng Có trường hợp có con với mối quan hệ ngoài luồng thì càng có những éo le trong cuộc sống vợ chồng, gia đình Điều kiện kinh tế vững hơn khiến người ta quên đi giá trị giản dị, hạnh phúc giản dị mà hồi trẻ mong ước, hứa hẹn Hoặc

Trang 36

công việc ở độ tuổi này bận rộn khiến người ta không thể chăm chút cho gia đình, thường xuyên phải đi công tác xa làm nguội dần đi tình cảm vợ chồng…

Số vụ ly hôn mà nguyên đơn trên 50 tuổi cũng khá cao: 128 vụ, trong

đó nam: 88 vụ; nữ: 40 vụ, chiếm 18,7% tổng số vụ Ly hôn khi đầu bạc hiện nay có xu hướng tăng cao khi các cặp vợ chồng đều có con, có cháu nội, ngoại đầy đủ Có một vài nguyên nhân khiến hôn nhân ở độ tuổi này đổ vỡ và

tỉ lệ nam giới ly hôn cao hơn nữ giới chủ yếu có thể kể đến như sau:

chiếc áo cũ, mặc lâu sẽ nhàm chán, người ta muốn sắm áo mới để thay đổi, bù đắp lại những điều tuổi trẻ tiếc nuối Phụ nữ lại có tư tưởng ổn định hơn, đến

độ tuổi chăm con, chăm cháu không thiết tha gì đổi mới nên tỉ lệ nam giới ly hôn sẽ cao hơn

nữ thấy hạnh phúc hơn với công việc gia đình, trong khi người đàn ông cũng

đã thành đạt, có tiền có điều kiện chơi bời dẫn đến ngoại tình, dễ đổ vỡ hôn nhân Có rất nhiều trường hợp đàn ông ngoài 60, 70 tuổi vẫn ly dị vợ để đến với cô bồ chỉ đáng tuổi con, cháu mình

hoảng tuổi trung niên và có những lệch pha trong tâm sinh lý Người vợ đến tuổi mãn kinh không còn nhiều ham muốn, trong khi người chồng thì không trải qua hiện tượng này Mâu thuẫn xảy ra khi một bên muốn một bên không

có nhu cầu Đặc biệt người đàn ông bước vào giai đoạn khủng hoảng giá trị, luôn cố gắng đi tìm giá trị bản thân, xem mình còn hấp dẫn không, còn khả năng chinh phục hay không Lúc này, nhu cầu khẳng định cái tôi của người đàn ông rất lớn

cha mẹ, số nhiều đã tách ra ở riêng như đi học xa, hay đã lập gia đình Trách

Trang 37

nhiệm đối với con cái đã giảm, vợ chồng có nhiều thời gian nhàn rỗi, và nhàn

cư vi bất thiện Cũng có rất nhiều trường hợp gia đình toàn con gái, người đàn ông ở độ tuổi xế chiều khao khát có một đứa con trai nối dõi tông đường nên

cố gắng để sinh thêm “thằng cu” nhưng vợ không đáp ứng được nên ly dị để tìm một cô trẻ đẹp hơn kiếm “thằng cu”

Hiện nay ly hôn không quá bị thành kiến nên quan điểm cố sống chung với nhau dù không hạnh phúc của thế hệ trước cũng thoáng hơn, xã hội không còn dị nghị nhiều về việc ly hôn dù nam hay nữ là người xin ly hôn trước Đây là tư tưởng tiến bộ nhưng cũng một phần làm gia tăng tình trạng ly hôn hiện nay

Một vài vụ án cụ thể minh họa thu thập đƣợc tại TAND quận Ba Đình, Hà Nội:

Vụ án số 1 (nguyên đơn là nam độ tuổi 20-24):

Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội, cán bộ thụ lý cung cấp thông

tin vụ việc: Ngày 16/08/2014, anh Trần Minh Phong sinh năm 1990, HKTT

và nơi ở: số 160 phố Nguyễn Thái Học, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội có làm đơn xin ly hôn với chị Phạm Thúy Hương, sinh năm 1987, HKTT

và nơi ở: Phòng IC dãy U tập thể đường sắt, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Theo lời anh Phong trình bày, Anh và chị Hương đăng ký kết hôn tại UBND phường Kim Mã, Ba Đình 02/03/2011 và có hai con chung là Phạm Minh Châu, sinh ngày 16/11/2012 và Phạm Minh Tú sinh ngày 14/3/2014 Trong ba năm đầu, hai vợ chồng sống hạnh phúc, thời gian từ khoảng tháng 5/2014, anh Phong có công việc thường xuyên phải đi công tác xa, vắng nhà nhiều nên ít quan tâm đến gia đình Anh Phong nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn như trước, vợ thường xuyên gắt gỏng với mình Anh Phong nghi ngờ người con thứ hai là bé Phạm Minh Tú không phải con đẻ của mình nên bức xúc và yêu cầu TAND Quận Ba Đình giải quyết ly hôn cho anh

Trang 38

- Về con chung: Phạm Minh Châu, sinh ngày 16/11/2012

Phạm Minh Tú sinh ngày 14/3/2014

Khi ly hôn, Anh Phong xin được nuôi cháu Phạm Minh Châu, cháu Phạm Minh Tú còn nhỏ nên chị Hương sẽ nuôi và anh xin cấp dưỡng

- Về tài sản chung: Anh để lại cho vợ để nuôi con nhỏ, không có yêu cầu Tòa án giải quyết

- Về nợ: Anh khai Vợ chồng anh không nợ ai và cũng không cho ai vay nợ

Ngoài các yêu cầu trên ra, anh Phong không yêu cầu Tòa án giải quyết bất cứ vấn đề nào khác

Khi cán bộ tòa án nhận được đơn xin ly hôn đơn phương của anh Phong, qua nội dung đơn anh Phong gửi và lời trình bày trực tiếp của anh, nhận thấy cháu Phạm Minh Tú sinh ngày 14/3/2014; vào ngày nộp đơn cháu mới chỉ 05 tháng tuổi, còn quá nhỏ Vì vậy, anh Phong thuộc trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 Hơn nữa, khi nộp đơn khởi kiện, anh Phong mới chỉ xuất trình được chứng minh nhân dân của anh và chị Hương, giấy khai sinh của các con, giấy chứng nhận kết hôn còn thiếu sổ hộ khẩu do chị Hương đang giữ

Cán bộ TAND quận Ba Đình giải thích quyền hạn chế yêu cầu ly hôn cho anh Phong hiểu cũng như phân tích hiện nay khoa học rất phát triển, nếu nghi ngờ vợ anh có thể tìm đến các trung tâm y tế để xét nghiệm huyết thống giữa anh và cháu Phạm Minh Tú để làm sáng tỏ nghi ngờ, giải tỏa bực tức trong lòng Hiện cháu Phạm Minh Tú còn quá nhỏ, nếu đúng cháu là con của anh Phong và chị Hương thì sự việc được sáng tỏ, lúc ấy cũng không phải yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nữa Còn nếu cháu Tú không phải là con đẻ của anh Phong thì anh bổ sung đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục ly hôn, Tòa sẽ hướng

Ngày đăng: 24/11/2018, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w