1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 2014

26 478 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em trong trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn mà yêu cầu giải quyết về tài sản và con theo Luật hôn nhân và g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THẾ LONG

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Chuyờn ngành: Luật Dõn sự và Tố tụng dõn sự

Mó số: 60 38 01 03

TểM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS BÙI THỊ HUYỀN

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp

tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại

Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 8 1.1 Khái niệm Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ

và các con khi vợ chồng ly hôn 8 1.2 Cơ sở của việc xây dựng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi

chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn 10 1.3 Ý nghĩa của việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền lợi chính

đáng của phụ nữ và trẻ em bằng pháp luật 14 1.4 Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con

khi vợ chồng ly hôn qua các thời kỳ ở nước ta 16 1.4.1 Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi

vợ chồng ly hôn trong pháp luật Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 16 1.4.2 Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi

vợ chồng ly hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 22 Kết Luận Chương 1 27 Chương 2: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI

CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 28 2.1 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ khi vợ chồng ly

hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 28

Trang 4

2.1.1 Bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền nhân thân của

người vợ khi vợ chồng ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 28 2.1.2 Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của người vợ

khi vợ chồng ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 30 2.2 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các con khi cha mẹ ly

hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 51 2.2.1 Bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền nhân thân của các

con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 51 2.2.2 Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của các con khi cha

mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 54 2.3 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi

nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 71 2.3.1 Quy định của pháp luật về vấn đề chung sống như vợ

chồng mà không đăng ký kết hôn 71 2.3.2 Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ

em trong trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn mà yêu cầu giải quyết về tài sản và con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 75 2.4 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ

chồng ly hôn có yếu tố nước ngoài theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 81 2.4.1 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ khi vợ chồng ly

hôn có yếu tố nước ngoài theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 81 2.4.2 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các con khi cha mẹ ly

hôn có yếu tố nước ngoài theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 85 Kết luận Chương 2 87

Trang 5

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA

ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ

CHỒNG LY HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88

3.1 Bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn trong thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 88

3.1.1 Những thành tựu trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn 88

3.1.2 Một số hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 .89

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 về việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn .97

3.2.1 Về vấn đề hoàn thiện pháp luật 97

3.2.2 Về công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật 106

Kết luận Chương 3 109

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) là hiện tượng xã hội luôn được cácnhà triết học, xã hội học, luật học nghiên cứu, là một hình thái đặc biệt củaquan hệ con người, nó không những phản ánh chế độ xã hội mà còn thểhiện sự tiến bộ, văn minh của xã hội đó Hôn nhân là cơ sở của gia đình,còn gia đình là tế bào nhỏ nhất của xã hội trong đó kết hợp chặt chẽ, hàihòa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình mà Đảng và Nhànước ta luôn luôn dành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề HN&GĐ TrongHN&GĐ, kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợchồng, thì ly hôn cũng là một mặt trái của quan hệ hôn nhân Tuy vậy, nócũng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ

Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền lợi và hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội.Với tư cách là một mặt của quan hệ hôn nhân, pháp luật hôn nhân và giađình xây dựng một phần gọi là chế định hôn nhân, nhằm điều chỉnh quan

hệ nhân thân, tài sản giữa các đối tượng muốn ly hôn và con cái họ Hệthống pháp luật Hôn nhân và gia đình nước ta từ năm 1945 đến nay quyđịnh vấn đề ly hôn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hônchính đáng của vợ chồng, vừa giải quyết lý do ly hôn bằng tình, bằng phápluật Nhà nước kiểm soát quyền tự do ly hôn vì lợi ích gia đình và xã hội

Do là các đối tượng đặc biệt cần sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt nênpháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ bà

mẹ và trẻ em như một nguyên tắc cơ bản mang tính chất dẫn đường xuyênsuốt toàn bộ luật Chế định ly hôn cũng không nằm ngoài nguyên tắc cơ

Trang 7

bản này Do những đặc thù của việc ly hôn nên việc đảm bảo nguyên tắcbảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em là hoàn toàn cần thiết Nó đã thể hiện

rõ trong các điều luật của chế định ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2014 Thực tế cho thấy, phụ nữ và trẻ em là các đối tượng dễ bị tổnthương, quyền lợi hay bị vi phạm, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khănnhư là ly hôn Việc ghi nhận nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong chếđịnh ly hôn là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với xu hướng thời đại

Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xãhội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ HN&GĐcũng bị tác động mạnh mẽ Theo số liệu thống kê của Tòa án các cấp,trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án về HN&GĐ mà Tòa án đã thụ

lý giải quyết trên 165.000 vụ việc (số liệu thống kê của TANDTC báo cáocho thấy năm 2014 Tòa án cả nước thụ lý 165.032 vụ án, năm 2015 thụ lý181.939 vụ), chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản Tới nay Việt Nam đã

có những chính sách khá đầy đủ và một hệ thống pháp luật tương đối hoànthiện để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong các vụ án ly hôn.Điều này được thể hiện ở các quy định pháp luật HN&GĐ, các công ướcquốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã ký kết hoặcgia nhập Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền lợi của người

vợ và con trong các vụ án ly hôn liên quan đến vấn đề tài sản còn nhiềuvướng mắc và bất cập Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận vàthực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chínhđáng của phụ nữ và trẻ em, trong đó bao gồm bảo vệ quyền lợi chính đángcủa phụ nữ và trẻ em về tài sản là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lýluận và thực tiễn

Nhận thức được điều đó và mong muốn đưa ra những giải pháp, đề

Trang 8

xuất thực tế nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014" làm công

trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các conkhi vợ chồng ly hôn là một vấn đề rất cần thiết đặc biệt là về tài sản Đâykhông chỉ đơn thuần là sự tổng hợp các quy định của pháp luật về quyềnphụ nữ và trẻ em mà còn nhằm để xem xét diễn biến của quá trình giảiphóng phụ nữ và chăm sóc, bảo vệ trẻ em qua từng giai đoạn lịch sử nước

ta, qua đó cũng thấy được sự phát triển của xã hội về vấn đề này

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến Nguyên tắc bảo vệquyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn Luật HN&GĐViệt Nam năm 2014

- Chỉ ra được vai trò của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 đối vớiviệc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, con khi vợ chồng lyhôn, qua đó tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐViệt Nam năm 2014

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những vướngmắc trên thực tiễn áp dụng các quy phạm Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, con khi vợ chồng ly hôn

2.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đề tài tương đối phức tạp, nội dung phong phú và có liên quan đếnnhiều ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta nhưng trong phạm viluận văn tôi xin đề cập tới những vấn đề sau: Những vấn đề lý luận liên

Trang 9

quan đến nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợchồng ly hôn Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, đặc biệt là vấn đề bảo vệquyền lợi chính đáng của vợ, con về tài sản khi vợ chồng ly hôn.

- Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ

và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 vàmột số kiến nghị

3 Tính mới và đóng góp của đề tài

Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ phụ nữ và trẻ em là một mảng đề tàilớn được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm Trongkhoa học luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, bảo vệ quyền lợi phụ

nữ và trẻ em được nghiên cứu như một cơ sở pháp lý quan trọng tạo khungsườn cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt mọichính sách về phụ nữ và trẻ em

Cho đến nay dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phápluật HN&GĐ nhưng các công trình đó hoặc chủ yếu tập trung vào mộtmảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dưới góc độ tranh chấp vềtài sản vợ chồng với ý nghĩa lý luận và thực tiễn Chưa có một công trìnhnào đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi

vợ chồng ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách đầy đủ

và toàn diện Chính vì những lý do đã nêu, tôi đã chọn đề tài trên để làmcông trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

4 Tổng quan tài liệu

Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ khácnhau đề cập trực tiếp hoặc có liên quan tới vấn đề bảo vệ quyền lợi chínhđáng của vợ, con như sau:

Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công

Trang 10

trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: "Chế độ tài sản của vợ, chồng

theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Luận án Tiến sĩ luật

học, của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; "Bảo vệ

quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”,

Luận văn Thạc sĩ luật học, của Bùi Thị Mừng, Trường Đại học Luật Hà

Nội; "Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Luận văn Thạc sĩ luật học, của

Phạm Thị Ngọc Lan, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2008 Những luận

án, luận văn trên các tác giả đã đi vào nghiên cứu về tài sản của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân và ly hôn, đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ

nữ song chưa đề cập tới bảo vệ quyền lợi tài sản của con

"Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ và con trong Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Khóa luận tốt nghiệp, của Lê Thu

Lý, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của

phụ nữ và trẻ em khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Khóa luận tốt nghiệp, của Nguyễn Thị Phương Thảo, Khoa Luật -

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; "Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly

hôn", Khóa luận tốt nghiệp, của Hồ Thị Nga, Trường Đại học Luật Hà

Nội, 2007; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi

vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000",

Luận văn Thạc sĩ của Lê Thu Trang, 2012;… Các tác giả đã đi vào nghiêncứu những quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em nói chung hoặcquyền lợi của trẻ em khi vợ chồng ly hôn mà chưa đề cập tới quyền lợichính đáng về tài sản của cả phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn theoLuật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện,

Trang 11

Bình luật khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập I, Nxb Trẻ,Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sảntrong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002;Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự và Hôn nhân và gia đình,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Đinh Thị Mai Phương, Bình luậnkhoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2006 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân vàGia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 Ngoài ra cònmột số giáo trình và bình luận khoa học Luật HN&GĐ Hầu hết các côngtrình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định củapháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ tài sản nói chung giữa vợ,chồng, chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định củapháp luật về vấn đề trên

Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứuthuộc nhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Tòa ánnhân dân (TAND), tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chíLuật học Trong đó phải kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Văn Cừ đăng

trên tạp chí Luật học (6) năm 2002 với nhan đề "Quyền sở hữu của vợ

chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000"; "Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Tạp chí Nhà nước và pháp

luật, số 5; "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi

của phụ nữ", bài viết của TS Trần Thị Huệ, Đặc san Luật học, số

03/2004… Phần lớn các bài viết này chỉ đề cập tới một số vấn đề cụ thểcủa quan hệ tài sản vợ chồng mà chưa đề cập sâu về nguyên tác bảo vệquyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, con khi vợ chồng ly hôn theo LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 12

5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợchồng ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Namlàm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài

-Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp… Từ đó tìm ramối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp haychưa, xem xét nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệquyền lợi chính đáng của vợ và con khi vợ chồng ly hôn đặc biệt là vấn đềtài sản trong các vụ án ly hôn với thực tiễn đời sống xã hội

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi

chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

Chương 2: Nội dung nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ

và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Namnăm 2014

Chương 3: Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

năm 2014 về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các conkhi vợ chồng ly hôn và một số kiến nghị

Trang 13

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO VỆ

QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON

KHI VỢ CHỒNG LY HÔN

1.1 Khái niệm Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ

và các con khi vợ chồng ly hôn

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ

chồng ly hôn là một nguyên tắc độc lập của Luật HN&GĐ Việt Nam, chứa

đựng những nguyên lý và tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khi chấm dứt quan hệ hôn nhân (Khi ly hôn).

1.2 Cơ sở của việc xây dựng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

Cơ sở thực tiễn:

Thứ nhất, theo số liệu thống kê phụ nữ chiếm 51% dân số của cả

nước, về lực lượng lao động, phụ nữ cũng chiếm gần 50% và tham gia laođộng trong hầu hết các lĩnh vực

Thứ hai, phụ nữ có thiên chức sinh sản - là một thiên chức vô cùng

cao quý trong việc duy trì nòi giống của gia đình và toàn nhân loại

Thứ ba, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của người phụ nữ

trong xã hội nhưng những tư tưởng lạc hậu, ăn sâu bám rễ từ thời phong

kiến để lại về hôn nhân gia đình, về giới, về tư tưởng “trọng nam khinh

nữ” vẫn còn hiện diện trong gia đình Việt Nam hiện đại.

Thứ tư, tự do yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của vợ chồng được

pháp luật ghi nhận

Ngày đăng: 10/03/2017, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w