0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Kỹ thuật thả giống

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM NUÔI THU SINH KHỐI ARTEMIA FRANCISCANA TẠI NINH ÍCH–NINH HÒA-KHÁNH HÒA (Trang 38 -42 )

Thu nauplii: Sau 20-24 giờ quan sát thấy trứng nở gần như hoàn toàn, thì tắt

sục khí để cho vỏ trứng và trứng không nở nổi lên mặt nước, tiến hành siphon để thu ấu trùng nauplii. Phân đều lượng nauplii thành 4 lô bằng phương pháp thể tích và so màu, cần phải tiến hành các bước nhanh chóng vì để lâu dẫn đến nauplii có thể chết ngạt vì thiếu oxi.

Nauplii: Ấu trùng nauplii lúc mới nở ở giai đoạn Instar I có khả năng thích

ứng cao với sự thay đổi đột ngột của độ mặn khi chuyển từ bể ấp vào ao nuôi (28-30 ppt lên 80-100 ppt).

Thời gian thả giống: Mặc dù nauplii lúc mới nở có khả năng thích ứng cao với độ mặn nhưng rất mẫn cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, chỉ cần nhiệt độ trong bể ấp và ao nuôi chênh lệch nhau lớn hơn 2oC thì nauplii có thể chết hàng loạt sau khi thả giống vài giờ. Theo Nguyễn Văn Hòa (2007) thời gian thả nauplii tốt nhất là vào sáng sớm (7-8 giờ) hoặc chiều tối (17-19 giờ) khi trời mát [5]. Tuy nhiên theo Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) thả giống vào chiều mát thì tỉ lệ sống thấp hơn nhiều so với thả vào sáng sớm [7]. Ở điều kiện ao nuôi thí nghiệm chúng tôi thường xuyên kiểm tra sự biến động môi trường trong ngày và thấy rằng lúc 6 giờ sáng là lúc nhiệt độ môi trường ít biến động nhất, thích hợp để thả nauplii.

Trước khi thả giống 30 phút, tôi tiến hành kiểm tra điều kiện môi trường ao nuôi và kết quả như sau:

Bảng 3.2: Điều kiện môi trường các ao nuôi trước khi thả Nauplii

Điều kiện ao nuôi Ao A1 Ao A2 Ao A3 Ao A4

Độ mặn (ppt) 89 90 90 91

Nhiệt độ (oC) 30 32 32 33

pH 8,04 7,96 7,78 8,05

DO (mg/L) 2,18 2,58 3,83 3,16

Mực nước (cm) 40 40 40 40

Ta thấy điều kiện ao hoàn toàn phù hợp để có thể tiến hành thả nauplii, với độ mặn từ 89-91ppt cùng với khâu cung cấp nước vào thực hiện đúng kỹ thuật thì ta có thể đảm bảo không có địch hại ảnh hưởng đến nauplli. Bên cạnh đó nhiệt độ ao nuôi và bể ấp không có sự khác biệt lớn chỉ giao động trong khoảng 1oC nên sẽ không gây sóc cho nauplii. Từ thuận lợi đó tôi tiến hành thả giống.

Địa điểm thả:

Để nauplii nhanh chóng phân bố đều trong ao nuôi khi thả giống thì việc chọn địa điểm thả giống thích hợp là một yêu cầu quan trọng. Khi thả giống mà có gió mạnh nên thả giống ở trên mặt nước đầu hướng gió và nhờ gió luân chuyển dòng nước giúp Artemia phân bố khắp ao. Khi không có gió nên chia nhỏ lượng nauplii và thả đều khắp ao.

Cách thả giống: Giống như các loài thủy sản khác, nauplii Artemia

trước khi thả cần được thuần độ mặn và nhiệt độ bằng cách cho từ từ nước ao vào trong xô để nauplii làm quen lần với điều kiện môi trường ao nuôi.

Sau khi thả Nauplii 2 giờ thì tiến hành xác định mật độ thả và kết quả là: Ao A1: 109 N/L, ao A2: 115 N/L, ao A3: 105 N/L ao A4: 118 N/L.

Với mật độ thả giống như trên đã phù hợp với mật độ yêu cầu thí nghiệm đưa ra. Vì vậy có thể nói rằng quá trình ấp trứng và thả giống thành công, đây là thuận bước đầu để tôi thực hiện tốt các bước sau của quy trình nghiên cứu.

3.2. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi. 3.2.1. Quản lý ao nuôi

a) Quản lý thức ăn

Thức ăn tốt và phù hợp nhất của Artemia là vi tảo nên mật độ tảo trong ao nuôi cần được duy trì thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho Artemia. Trong thí nghiệm này tôi tiến hành gây nuôi tảo trực tiếp trong ao nuôi nên sau khi thả giống vài ngày mật độ vi tảo giảm rất nhanh do khả năng ăn lọc của Artemia vì vậy cần tiến hành bón phân để kích thích sự phát triển của tảo đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho Artemia.

Bón phân: Phân bón sử dụng để duy trì mật độ tảo chủ yếu là phân vô cơ

và phân gà; đối với phân vô cơ thì được bón với liều lượng Urê 20ppm, NPK 10ppm và bón 1-2 lần/tuần tùy sự diễn biến màu nước trong ao. Phân gà được sử dụng để bón kết hợp với phân vô cơ với liều lượng 20 kg/100m2/ tháng. Biện pháp bón phân có thể thực hiện được trong điều

kiện môi trường thuận lợi; khi điều kiện môi trường không thuận lợi như mưa nhiều, mất tảo đột ngột… tôi tiến hành cung cấp tảo cho ao nuôi.

Cấp nước tảo: Được thực hiện nhằm cung cấp một lượng tảo làm thức ăn

cho Artemia khi ao mất tảo, ngoài ra cấp nước nhằm giảm độ mặn và tăng mực nước ao nuôi sau những ngày nắng lớn. Nước được cấp từ ao nuôi tảo (đồng thời là ao chứa nước) với độ mặn 30-35ppt, cấp khoảng 2- 3m3/100m2/ngày.

Thức ăn bổ sung: Trong khi ao nuôi mất màu tảo, có thể cung cấp thêm

một số loại thức ăn bổ sung cho Artemia. Nếu trong ao nuôi mất màu tảo khi ấu trùng từ 1-4 ngày tuổi thì cần cung cấp thêm tảo khô với liều lượng 10g/100m2/ngày vì từ khi nauplii từ 1-4 ngày tuổi cỡ miệng còn nhỏ. Tảo khô khi sử dụng được cà qua lưới sau đó hòa tan trong nước và tạt đều xuống ao. Ngoài ra có thể bổ sung cám gạo làm thức ăn bổ sung cho

Artemia với liều lượng 0,5kg/100m2/ngày cho đến khi ao có màu tảo trở lại. Cám gạo được hòa tan vào nước sau đó tạt đều khắp ao.

Bừa đáy: được thực hiện vào 7 giờ và 14 giờ hàng ngày, nhằm mục đích

hạn chế sự phát triển của tảo đáy, làm cho vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm thức ăn cho Artemia. Ngoài ra bừa đáy còn hạn chế hiện tượng phân tầng nhiệt độ và độ mặn trong nước.

b) Theo dõi tình trạng và sức khỏe của Artemia trong ao nuôi:

Theo dõi thường xuyên ao nuôi là điều cần thiết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Quan sát đường ruột của A.franciscana bằng kính hiển vi để kiểm tra thức ăn trong đường ruột (độ no đói, hiện tượng “thả diều”: Artemia có đuôi phân kéo dài do thức ăn không tiêu hoá được) để đánh giá tình trạng sức khoẻ của chúng.

 Quan sát tập tính bơi lội của quần thể (tập trung thành đàn, bơi lội nhanh và liên tục là khoẻ).

Quan sát tình trạng phát triển quần thể: mật độ, các giai đoạn xuất hiện trong ao, không có hiện tượng đỏ thân hay chết hàng loạt[10].

c) Địch hại

Trong quá trình thí nghiệm trong ao xuất hiện CopepodaRotifer

(sau những ngày trời mưa lớn làm giảm độ mặn trong ao), các địch hại này có thể tấn công ấu trùng Artemia hoặc cạnh tranh thức ăn với Artemia gây suy giảm số lượng cá thể trong ao nuôi hoặc làm giảm tốc độ tăng trưởng của

Artemia. Với trường hợp này để ngăn chặn và tiêu diệt các địch hại này, có nhiều biện pháp như sinh học hay sử dụng hóa chất. Nhìn chung các biện pháp này thường tốn kém, ít đạt hiệu quả mà còn tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của Artemia. Vì vậy tôi thực hiện biện pháp nâng độ mặn ao nuôi lên đến 100 ppt hoặc cao hơn trong thời gian ngắn để gây sốc và tiêu diệt hết các địch hại mà không làm ảnh hưởng đến Artemia.

Bên cạnh đó còn xuất hiện một số loài địch hại khác như: Chim, cua, cá… Tuy nhiên chúng xuất hiện với số lượng không đáng kể nên tôi chỉ thực hiện các biện pháp như đuổi chim và sử dụng Saponin để diệt cá nếu xuất hiện trong ao. Nhìn chung các biện pháp thực hiện khá đơn giản, chi phí thấp nhưng có thể hạn chế và tiêu diệt được phần lớn địch hại, tạo điều kiện thuận lợi để Artemia sinh trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM NUÔI THU SINH KHỐI ARTEMIA FRANCISCANA TẠI NINH ÍCH–NINH HÒA-KHÁNH HÒA (Trang 38 -42 )

×