Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Kỹ thuật ấp trứng và thả giống Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và cấy giống
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi
Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản Kỹ thuật cải tạo ao nuôi Kỹ thuật gây nuôi tảo Quản lý ao nuôi Quản lý các yếu tố MT Theo sự tăng trưởng tỉ lệ sống Kỹ thuật thu sinh khối Kỹ thuật bảo quản sinh khối
Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia trong ao đất tại Ninh Ích-Ninh Hòa”
Kết luận và đề xuất ý kiến
Đánh giá hiệu
quả kinh tế
2.2.2. Phương pháp bố trí ao nuôi, thu thập và xử lý số liệu. 2.2.2.1. Phương pháp bố trí ao nuôi.
- Bố trí nuôi Artemia trong 4 ao (ký hiệu là: ao A1, A2, A3 và A4). Ao có dạng hình chữ nhật 100m2/ao (chiều rộng 5m, chiều dài 20m), bờ rộng 0,2-0,3 m, mức nước nuôi là 0,4 – 0,5m.
- Ao nuôi tảo có diện tích 200m2, bên cạnh ao thí nghiệm A1. - Ao chứa nước mặn có diện tích 400m2
Hình 2.2: Sơ đồ ao thí nghiệm
Hình 2.2: Sơ đồ ao thí nghiệm 2.2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Từ sách, báo, tập chí khoa học, từ cán bộ hướng dẫn, từ các đề tài và các công trình nghiên cứu liên quan và từ internet…
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu về các yếu tố môi trường ao nuôi:
Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ (oC), độ mặn (ppt), pH, DO (mg/L) được theo dõi vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày.
Các yếu tố môi trường trên được xác định bằng máy xác định đa yếu tố
YSI.
Độ trong được đo bằng đĩa Sechi 1 lần/ ngày vào lúc 14 giờ. Mức nước được đo bằng thước kẻ vào lúc 7 giờ hàng ngày.
Ao chứa nước mặn A4 A3 A2 A1 Ao nuôi tảo và chứa nước có độ mặn thấp
Ngoài ra độ mặn còn được đo bằng khúc xạ kế và nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế để so sánh đối chiếu với các số liệu thu được.
Hình 2.3: Máy đo YSI, Khúc xạ kế và nhiệt kế
Phương pháp pha độ mặn:
Thể tích nước mặn cần pha được tính theo công thức [5]:
) 2 1 ( ) 2 * 2 ( ) 1 * 1 ( V V S V S V S + + =
Trong đó: S: độ mặn trong ao sau khi cấp nước (ppt)
V1, S1: thể tích (m3), độ mặn (ppt) trong ao trước khi cấp nước V2, S2: thể tích (m3), độ mặn (ppt) của nước nguồn cấp
Xác định tỉ lệ nở và lượng trứng ấp.
Tỉ lệ nở của trứng bào xác (Cyst) bằng cách tiến hành 3 lô thí nghiệm, mỗi lô đều ấp 100 trứng và ấp trong cốc thủy tinh chứa 250mL nước có độ mặn là 28ppt, tỉ lệ nở là trung bình tỉ lệ nở của 3 lô.
Lượng trứng cần ấp (g) = số trứng/1g trứng x thể tích nước cần thả (m3) x tỉ lệ nở (%) x mật độ thả (con/L).
Phương pháp thu mẫu:
- Thời gian thu mẫu: 8 giờ sáng, 2 ngày/lần.
- Dụng cụ thu mẫu: ống nhựa Φ =49 mm, chiều dài ống 1m, cốc thủy tinh 500 mL có chia vạch, xô nhựa 12L, lưới gas 68 và lọ đựng mẫu.
- Vị trí thu mẫu:
Hình 2.4: Vị trí thu mẫu trong ao
- Cách thu mẫu: thu tại 9 điểm trong ao, nhúng ống thu mẫu xuống mặt nước ao (không cho ống chạm đáy), dùng tay giữ chặt đầu dưới ống không cho nước chảy ra ngoài, lượng nước thu được đưa vào xô, tiếp tục như thế đến điểm thứ 9. Sau đó trộn đều nước trong xô và lấy mẫu xác định tỉ lệ sống và sự tăng trưởng.
Xác định tỉ lệ sống:
Khuấy đều để Artemia phân bố đều trong xô sau đó lấy 1L nước trong xô xác định số lượng cá thể có trong 1L nước. Mỗi ao thí nghiệm tiến hành xác định 3 lần và tỉ lệ sống được lấy trung bình của 3 mẫu trên. Tỉ lệ sống xác định 2 ngày/lần và xác định đến ngày thứ 11 vì từ ngày thứ 12 trở đi trong quần thể đã xuất hiện thế hệ mới.
Xác định sự tăng trưởng của Artemia
+ + + + + + + + +
- Đo chiều dài ngẫu nhiên của 30 cá thể/lần thu mẫu và thu 2 ngày/lần để xác định chiều dài trung bình. Ấu trùng nhỏ hơn 4 ngày tuổi đo kích thước trên kính hiển vi bằng trắc vi thị kính.Từ 4 ngày tuổi trở đi đo kích thước bằng giấy kẻ ô mm.
- Kích thước Artemia đo bằng kính hiển vi được xác định theo công thức: γ A L= × 10 1 Trong đó: A : là số vạch đọc trên kính. γ : bội giác của vật kính. L :chiều dài thực của mẫu.
Xác định tốc độ tăng trưởng.
Dựa vào tăng trưởng chiều dài của Artemia ta có thể xác định tốc độ tăng trưởng theo ngày theo công thức:
1 2 1 2 t t L L DLG − − =
L1: chiều dài đo tại thời điểm t1 (mm) L2: chiều dài đo tại thời điểm t2 (mm)
Xác định gia tăng mật độ quần thể:
- Từ ngày thứ 15 trở đi tiến hành thu mẫu 10 ngày/lần. - Phương pháp thu mẫu giống như thu mẫu xác định mật độ.
- Phân chia các giai đoạn phát triển quần thể Artemia theo tài liệu của Sorgeloos, 1986.[4]
+ Nauplii: Chỉ có 3 đôi phần phụ.
+ Tiền trưởng thành: xuất hiện chân bơi đến trước giai đoạn sinh sản.
+ Trưởng thành: con cái bắt đầu xuất hiện túi ấp, con đực xuất hiện đôi càng to.
Phương pháp thu sinh khối
- Thu sinh khối lần đầu được tiến hành sau khi cấy giống 15 ngày và lần tiếp theo cứ 3 ngày/lần. Dùng lưới thu có kích
thước No=1 mm dùng để thu các cá thể trưởng thành, cân khối lượng tươi sau khi thu, sau đó bảo quản làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản. Chỉ cấy giống một lần và duy trì quần thể để thu sinh khối liên tục cho đến khi kết thúc thí nghiệm.
- Thu toàn bộ sinh khối kết thúc thí nghiệm bằng lưới thu có mắt lưới 2a=0,5 mm.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.
Các số liệu được xử lý qua phần mềm Microsoft Excel 2007 để tính trung bình, độ lệch chuẩn, tốc độ tăng trưởng và vẽ các đồ thị biểu diển.
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao và cấy giống
3.1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao 3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao
Trong nuôi trồng thủy sản cải tạo ao nuôi là một khâu quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cả vụ nuôi.
Đối với Artemia cải tạo ao tốt không những loại trừ địch hại, mầm bệnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho Artemia, thực vật phù du và nguồn vi sinh vật thuận lợi trong ao nuôi.
Ao nuôi thí nghiệm được cải tạo theo phương pháp cải tạo khô và được tiến hành theo các bước sau:
- Mở hết các tấm phai chắn cống ra để khi thuỷ triều xuống thì nước trong ao được rút cạn hết, do cao trình của ao cao hơn cao trình của kênh cấp và thoát nước thông với biển.
- Nạo vét đáy ao để dọn bùn đáy, lab-lab, rong… - Gia cố lại bờ ao, sữa chữa cống, lưới chắn…
- Bón vôi bột (CaCO3) với liều lượng 10kg/100m2.
- Sau khi phơi đáy ao từ 3-5 ngày tiến hành cấp nước mặn vào ao nuôi.
+ A.franciscana là loài rộng muối, chúng có thể sống được từ độ mặn vài phần ngàn đến nước mặn bão hòa (250ppt), ngay cả trong nước ngọt A.franciscana vẫn có thể hoạt động bình thường từ 1- 2 giờ. Vì thế, có thể nuôi A.franciscana trong nước biển bình thường (30 - 35ppt) nhưng do điều kiện môi trường này rất thuận lợi cho tôm cá tạp sinh sống, ngoài ra còn có sự phát triển của luân trùng, copepoda và nhiều loại tảo độc không tốt với
A.franciscana. Để hạn chế địch hại đối với A. franciscana ta phải nuôi ở độ mặn 70-100 ppt và phải giữ cho độ mặn dao động ổn định trong khoảng này.
+ Nước cấp được bơm trực tiếp từ khu vực trung cấp của ruộng muối có độ mặn 150ppt vào ao nuôi qua lưới lọc có mắt lưới 120µm để trứng, ấu trùng của động vật nổi và cá không lọt vào ao.
+ Sau khi cấp nước có độ mặn 150ppt vào ao nuôi để giảm độ mặn xuống 80ppt, dùng phương pháp đường chéo để pha độ mặn và bơm trực tiếp nước biển có độ mặn 30ppt vào ao qua lưới lọc có mắt lưới 120µm. Khi cấp nước 150ppt và nước 30ppt cần phải tính toán để mức nước đạt được 80ppt và mực nước trong ao cần đạt được từ 40cm trở lên để tạo môi trường phát triển tốt cho
Artemia. Đồng thời còn giúp Artemia tránh được các địch hại như chim, cò, hoặc cua …và hạn chế sự phát triển của lab-lab vì nếu lab-lab phát triển sẽ cạnh tranh với các tảo đơn bào là thức ăn của A.franciscana.
+ Kết quả pha độ mặn của 4 ao như sau:
Ao A1: 89 ppt; ao A2: 89 ppt; ao A3: 90 ppt và ao A4: 91ppt. Nhìn chung độ mặn trong ao sau khi pha đạt như yêu cầu của đề tài nên tiến hành gây tảo và thả nuôi.
3.1.1.2. Kỹ thuật gây nuôi tảo
Trong ao nuôi thủy sản tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn nên gây nuôi tảo đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của vụ nuôi. Đặc biệt
Artemia với dinh dưỡng bằng hình thức lọc không chọn lọc vì vậy tảo là loại thức ăn phù hợp nhất. Tuy nhiên không phải loại tảo nào cũng là thức ăn phù hợp với Artemia; chỉ những loại tảo có kích thước nhỏ hơn 50 µm mới thích hợp với Artemia.[4]
Thành phần loài, mật độ tảo không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng acid béo không no bậc cao của sinh khối [4]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hòa, (2005)
Artemia đạt kết quả cao nhất (về thành phần acid béo, tỉ lệ sống, sinh sản, sinh khối) khi nuôi bằng tảo Chaetoceros sp.[4]
Sau khi nước trong ao đã đạt yêu cầu (độ mặn 80-100 ppt, mực nước <40cm, không có địch hại như cá, copepoda, tảo độc…) thì tiến hành bón phân gây màu nước cho ao nuôi:
Phân gà: 40 kg/100m2, phân gà để nguyên trong bao và dùng cây châm lỗ nhỏ vừa phải (nếu lỗ nhỏ quá thì không đủ dinh dưỡng cho tảo; còn nếu quá lớn phân thoát ra ngoài nhiều lắng xuống đáy ao và sẽ làm bẩn ao nuôi). Phân gà không những là nguồn thức ăn tốt cho
Artemia, nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì màu nước trong ao.
Phân NPK: bón với liều lượng 10ppm.
Phân Urea: 20ppm.
Đối với phân NPK và Urea thì phải hòa tan hoàn toàn trước khi tạt xuống ao để tránh phân chưa kịp tan lắng xuống đáy gây độc cho
Artemia.
Nhằm tạo điều kiện cho các loài tảo có chất lượng tốt phát triển trong ao nuôi, khi bón phân gây màu nước tôi cấp bổ sung tảo thuần
thái thuộc Khoa NTTS Trường Đại học Nha Trang sau đó được nuôi sinh khối trong các xô nhựa 100L và cung cấp với liều lượng là 100L/ao nuôi.
Kết quả sau 3 ngày gây nuôi tảo theo quan sát như sau: ao A1 có màu nâu đậm, ao A2 có màu nâu nhạt, ao số A3 có màu xanh lục và ao A4 có màu xanh lá chuối non. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về màu nước của các ao trong điều kiện độ mặn, tảo bổ sung vào cùng mật độ. Sự khác biệt này có thể giải thích dựa vào nguồn dinh dưỡng sẵn có trong ao nuôi và sự chiếm ưu thế của các loại tảo trong nguồn nước cấp.
Màu nước thể hiện thành phần loài và mật độ tảo trong ao nuôi. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.,(2007) màu nước trong ao có liên quan đến các loại phiêu sinh vật hiện diện trong ao. Màu nâu do nhóm tảo khuê chiếm ưu thế, màu xanh do nhóm tảo lục chiếm ưu thế, màu đỏ trong ao là do hiện diện của
tảo Dunallila hoặc Halobacterium [5]. Vì vậy, ta có thể kết luận rằng trong ao nuôi có mật độ và thành phần tảo phù hợp để có thể tiến hành ấp trứng và thả nuôi.
Hình 3.2: Kết quả gây màu nước 3.1.2. Kỹ thuật ấp trứng và thả giống
Trước khi thả nuôi thí nghiệm với mật độ hợp lý biết trước thì chúng ta cần biết tỉ lệ nở của trứng bào xác (nguồn giống được chọn nuôi) theo điều kiện thực tế tại địa điểm nghiên cứu. Từ tỉ lệ nở này là căn cứ để xác định lượng trứng ấp cần thiết.
Kết quả xác định tỉ lệ nở thực tế của trứng A.franciscana dòng Vĩnh Châu đạt trung bình 90 ± 3,6(%) (bảng 3.1). Căn cứ vào tỉ lệ nở, số lượng trứng có trong một gam trứng, mật độ thả giống và lượng nước trong ao sẽ xác định lượng trứng bào xác cần ấp nở trong một đợt thả.
Bảng 3.1: Kết quả ấp nở thực tế của trứng A.franciscana
Lô thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 Trung bình
Tỉ lệ nở (%) 89 87 94 90 ± 3,6
b) Xác định lượng trứng cần ấp
Khi xác định được tỉ lệ nở thực tế của trứng bào xác, căn cứ vào lượng trứng có trong một gam trứng, diện tích ao, mực nước trung bình trong ao, mật độ thả giống từ đó xác định được lượng trứng cần ấp.
Trong thực tế thí nghiệm được bố trí ở 4 ao, diện tích 100m2/ao, mực nước nuôi trung bình 40cm, lượng trứng có trong 1 gam khoảng 350.000 trứng, mật độ thả thí nghiệm 100 con/L vậy lượng trứng cần ấp được tính:
Thể tích nước của các ao nuôi thí nghiệm:
100m2/ao x 0.4m x 4 ao =160 (m3) = 160,000 lít Số lượng Nauplii cần thả trong một đợt thí nghiệm:
160.000 lít x 100 Nauplii/ lít =16.000.000 Nauplii Số lượng trứng cần ấp là: 16.000.000 Nauplii x 100/90=17.777.778 trứng Khối lượng trứng cần ấp là: 17.777.778/350.000 =50,79 gam trứng bào xác c) Kỹ thuật ấp trứng
Nguồn giống: Trứng được ấp nở là A.francistana dòng Vĩnh Châu-Sóc Trăng tiền thân là dòng Artemia SFB (Mỹ) du nhập vào Việt Nam và đã thích nghi với điều kiện tự nhiên nước ta và trở thành dòng Artemia bản địa (Vĩnh Châu).
Nước ấp được lấy từ kênh dẫn nước có độ mặn 35ppt được lọc qua lước lọc 120 µm để loại bỏ hết trứng, ấu trùng động vật phù du và cá.
2 sục khí nhỏ
Bình ấp có thể tích 20L, đáy có dạng hình chóp.
Bóng đèn điện huỳnh quang 60cm
Tiến hành ấp:
Tiến hành pha độ mặn xuống còn 25-28ppt nhằm tăng hiệu suất nở của trứng.
Cho 20L nước vào bình ấp đã được lắp sục khí.
Gắn bóng đèn điện huỳnh quang cách bình 30cm.
Đo các điều kiện môi trường trước khi ấp :
- pH: 8,5
- Nhiệt độ: 31oC
- Độ mặn: 28ppt
- Cường độ chiếu sáng: 2000lux
Lượng trứng cần ấp:50,79g
Ngâm trứng trong nước ngọt 1 giờ.
Sau đó dùng vợt vớt trứng đưa vào bình ấp với mật độ từ 2-5g/L.
Thường xuyên theo dõi ánh sáng, điều chỉnh sục khí tránh hiện tượng lắng đáy, dính trứng lên thành bể.
Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thì trong khoảng 18-22 giờ hầu như toàn bộ trứng nở thì bắt đầu chuẩn bị thả giống.
3.1.3. Kỹ thuật thả giống
Thu nauplii: Sau 20-24 giờ quan sát thấy trứng nở gần như hoàn toàn, thì tắt
sục khí để cho vỏ trứng và trứng không nở nổi lên mặt nước, tiến hành siphon để thu ấu trùng nauplii. Phân đều lượng nauplii thành 4 lô bằng phương pháp thể tích và so màu, cần phải tiến hành các bước nhanh chóng vì để lâu dẫn đến nauplii có thể chết ngạt vì thiếu oxi.