Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường các ao nuôi
YTMT Sáng Ao A1 Chiều Sáng Ao A2 Chiều Sáng Ao A3 Chiều Sáng Ao A4 Chiều Độ mặn (ppt) Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/L) Mức nước (cm) 3,18 42,58 4,89 35,24 7,25 41,16 4,56 Độ trong (cm) 29 3,67 30 3,89 3 4,98 2 4,12 Ghi chú:
YTMT: yếu tố môi trường
Tử số: Khoảng dao động ( nhỏ nhất÷ lớn nhất) Mẩu số:Số trung bình ± độ lệch chuẩn
a) Nhiệt độ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng và buổi chiều trong các ao nuôi nằm trong khoảng dao động từ 26-40oC. Đầu vụ nuôi nhiệt độ khá cao, có lúc nhiệt độ tăng đến 40oC và Artemia có hiện tượng tập trung thành đàn bơi lờ đờ trên mặt nước ao, cơ thể có màu đỏ và có hiện tượng chết rải rác. Điều này đúng với mô tả của Nguyễn Văn Hoà (1994) “Khi nhiệt độ cao cùng với độ mặn cao đã làm giảm sự hoà tan của khí Oxy vào nước làm cho Artemia hô hấp khó khăn và chúng phải huy động sắc tố Hemoglobin (Hb)nên cơ thể có màu đỏ”. Biện pháp khắc phục là cấp nước và thường xuyên cào đáy để trộn đều các lớp giảm nhiệt độ trong ao nuôi. Vào tuần thứ 2 và thứ 3 nhiệt độ ao nuôi giảm là do trong thời gian này thường có mưa với lượng lớn.
Nhiệt độ nước vào buổi sáng ở 4 ao dao động từ 26-33oC. Tuy nhiên nhiệt độ nước trong 4 ao vào buổi chiều tương đối cao, dao động từ 33-40oC. Nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm là 33oC. Nhìn chung vào tuần đầu tiên nhiệt độ tăng cao sau đó giảm thấp ở tuần thứ 3 do trời mưa. Tuy nhiên từ tuần thứ 4 đến khi kết thúc thí nghiệm, nhiệt độ khá ổn định.
b) Độ mặn
Trong quá trình nuôi thí nghiệm, độ mặn ao nuôi trung bình dao động trong khoảng từ 70-100 ppt, độ mặn trung bình các ao nuôi đạt 87 ppt. Độ mặn các ao thí nghiệm có xu hướng giảm vào những ngày đầu đợt thí nghiệm vì trong thời gian này ao mất tảo nên phải thường xuyên cấp nước từ ao nuôi tảo. Sau đó từ ngày thứ 6 trở đi độ mặn ổn định nhưng ngày 14 đến 16 độ mặn giảm đột ngột; nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này trời mưa với lưu lượng lớn. Tuy nhiên, độ mặn trong ao vẫn ở điều kiện chấp nhận được là khoảng 70 ppt. Từ ngày 23 trở đi độ mặn được duy trì ở mức ổn định cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Vì điều kiện tự nhiên khu vực có lượng nắng lớn nên
độ mặn tăng nhanh. Theo ta biết Artemia thường chỉ hiện diện tự nhiên ở những nơi có độ mặn cao, là ngưỡng trên của những địch hại của chúng. Ở độ mặn quá cao trên 250ppt có thể gây chết cho Artemia do môi trường thiếu dinh dưỡng kéo dài. Độ mặn cao là dẫn xuất tốt cho nhiệt độ, vì vậy trong ao nuôi duy trì độ mặn tốt nhất từ 80-100ppt [5]. Vì vậy, để duy trì được độ mặn trong khoảng thích hợp phải thường xuyên cấp nước độ mặn thấp từ ao nuôi tảo vào ao nuôi mỗi khi độ mặn trong ao tăng cao (>90ppt). Cần chú ý trong quá trình cấp nước độ mặn thấp vào ao nuôi cần được lọc kỹ để tránh địch hại và nên cấp từ từ để tránh gây sốc cho Artemia.
c) pH
pH có sự khác biệt lớn giữa sáng và chiều. pH buổi chiều tăng cao hơn so buổi sáng do buổi chiều tảo phát triển mạnh sẽ làm quá trình tự phân hủy HCO3- tạo ra CO32- được giữ lại trong nước làm pH tăng cao. Kết quả cho thấy ở các ao buổi chiều pH trong khoảng từ 8,4-8,5 và buổi sáng từ 8,0-8,2. Nhìn chung pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của
A. franciscana.
d) DO
Kết quả nghiên cứu cho thấy, DO các ao trung bình vào buổi sáng thấp so với buổi chiều (DO trung bình các ao vào buổi sáng đạt 3,99 mg/L và buổi chiều đạt 6,01 mg/L). Nguyên nhân của sự khác nhau này là do nhiệt độ cao kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ nên tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng sụt giảm oxy về đêm và sáng sớm. Khi DO ao nuôi dưới 2mg/L tôi đã tăng cường bừa đáy vào buổi sáng sớm để hạn chế sự phân tầng của oxy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng oxy vào buổi chiều cao nhất đạt 7,98mg/L ở ao A4 và ao A3; đạt 6,89 mg/L ở ao A1 và 7,27 mg/L ở ao A2. Có thời điểm DO buổi chiều xuống 2,18mg/L và buổi sáng 1,68mg/L do trời mưa kéo dài gây mất tảo nên DO giảm thấp.
Kết quả cho thấy, trước khi thả giống mực nước trong ao đạt trung bình 40cm và mực nước trung bình trong cả đợt thí nghiệm mức nước trung bình trong các ao đạt 36,76 cm. Mức nước càng cao sẽ hạn chế nhiệt độ tăng cao, hạn chế sự phát triển của lab-lab (tảo đáy) và tăng không gian sống cho quần thể Artemia càng nhiều và sẽ cho năng suất sinh khối cao (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 1997).
Tuy vậy, muốn giữ lượng nước cao đòi hỏi công trình phải kiên cố nhất là bờ ao phải đủ cao và đất không có sự rò rỉ.
Trong quá trình nuôi, nước trong ao thường xuyên bị rò rỉ và bốc hơi làm mực nước trong ao giảm xuống nên tôi thường xuyên cấp nước vào để duy trì mức nước thích hợp. Bên cạnh cũng có khoảng thời gian trời mưa lớn nên mực nước trong ao nuôi tăng khá cao, tiến hành dùng bơm để bơm bớt lượng nước trên tầng mặt. Nhìn chung, trong suốt thời gian thí nghiệm thì mức nước trong ao được duy trì ở mức phù hợp nhất cho sự phát triển của
A.franciscana.
f) Độ trong
Các tác nhân như sự bừa trục, bón phân, cấp nước, gió, vật chất hữu cơ… thường đưa đến sự biến động độ trong trong ao nuôi, độ trong trung bình ở các ao nuôi thí nghiệm là 30 ± 4,17cm. Đối với ao nuôi Artemia thì độ trong không hẳn hoàn toàn được dùng để đánh giá lượng thức ăn tự nhiên (tảo) trong ao vì khi cấp nước tảo vào Artemia sẽ sử dụng hết các loại tảo có kích thước thích hợp. Tuy nhiên, độ trong phản ánh được hiện trạng của ao nuôi vì vậy nên duy trì độ trong trong khoảng 28-35 cm Là thích hợp nhất. Đối với các ao thí nghiệm, khi nước trong ao có độ trong từ 35 cm trở lên thường được khắc phục bằng cách tăng số lần bừa trục ở đáy ao để hạn chế sự phát triển của tảo đáy và tạo các chất mùn bã hữu cơ ở dạng lơ lửng là thức ăn
tốt cho Artemia đồng thời tăng lượng nước cấp để đảm bảo đủ thức ăn cho
Artemia.
Nhìn chung, trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm độ trong được duy trì ở mức ổn định nhất đây là điều kiện thuận lợi về điều kiện môi trường và dinh dưỡng cho A.franciscana.